Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý Của Công Ty Sản Xuất Cao Su
Đánh giá post
Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý Của Công Ty Sản Xuất Cao Su là nội dung mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn sinh viên, học viên ngành quản trị kinh doanh đang muốn làm bài khóa luận tốt nghiệp, bài viết sẽ cho các bạn hiểu thêm về sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và chức năng, nhiệm vụ các bộ phận phòng ban của công ty sản xuất cao su. Bài viết dưới đây được chúng tôi soạn thảo từ các nguồn tư liệu uy tín và những bài khóa luận đạt điểm cao của các bạn học viên ưu tú những khóa trước. Tuy nhiên nếu các bạn vẫn chưa tìm được tài liệu thích hợp hay khó khăn trong quá trình làm bài thì hãy gọi ngay Zalo : 0934573149 để chúng tôi tư vấn và hỗ trợ dịch vụ viết khóa luận tốt nghiệp, báo cáo tốt nghiệp bạn nha.
1. Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý Của Công Ty Sản Xuất Cao Su
Hội đồng quản trị là bộ phận đứng đầu trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động kinh doanh của công ty với đơn vị cấp trên và với nhà nước. Ở từng bộ phận phòng ban có các trưởng phòng ban chịu trách nhiệm quản lý các cấp dưới, các nhân viên nhận mệnh lệnh và thi hành công việc theo sự chỉ dẫn và giám sát của cấp trên. Các phòng ban có phương thức quản lý phù hợp dưới sự giám sát của Tổng Giám đốc và Phó tổng Giám đốc nhằm đưa ra những phương án kinh doanh hiệu quả.
2.Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận phòng ban:
-
Hội đồng quản trị: Là cơ quan cao nhất có đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân doanh của công ty
-
Tổng giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quan trị, kế hoạch kinh doanh về các khoản đầu tư của công ty đã được Hội đồng quản trị thông qua, quyết định về các vấn đề không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị.
-
Phó tổng giám đốc:
+ Tham mưu và báo cáo cho Tổng giám đốc về kết quả quản lý, chỉ đạo, điều hành về việc đầu tư, cải tiến máy móc, thiết bị công nghệ và các hoạt động liên quan đến chất lượng nội bộ và cải tiến liên tục để hoàn thiện và phát triển.
+ Giải quyết những vấn đề liên quan về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm
+ Chỉ đạo và duy trì công tác đánh giá, giám sát thực hiện hệ thống quản trị chất lượng nội bộ và cải tiến liên tục để không ngững hoàn thiện.
– Văn phòng: Văn phòng là bộ máy điều hành tổng hợp của doanh nghiệp; là nơi thu thập, xử lý thông tin hỗ trợ cho họat động quản lý; là nơi chăm lo mọi lĩnh vực dịch vụ hậu cần đảm bảo các điều kiện vật chất cho họat động của mỗi phòng ban.
– Phòng Tổ chức- Lao động- Tiền lương: có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc công ty trong các lĩnh vực về công tác tổ chức bộ máy; công tác cán bộ; công tác lao động, tiền lương; công tác bảo hộ lao động; các chế độ chính sách khác liên quan đến người lao động; công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.
– Phòng Tài chính- Kế toán: Giúp việc và tham mưu cho Giám đốc Công ty trong công tác tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động kế toán của Công ty. Theo dõi, phân tích và phản ảnh tình hình biến động tài sản, nguồn vốn tại Công ty và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh tế cho Giám đốc trong công tác điều hành và hoạch định sản xuất kinh doanh. Thực hiện công tác hạch toán kế toán, thống kê theo Pháp lệnh kế toán và thống kê, Luật Kế toán và Điều lệ của Công ty. Quản lý tài sản, nguồn vốn và các nguồn lực kinh tế của Công ty theo quy định của Nhà nước. Xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư.
– Phòng Kế hoạch – Đầu tư: tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực: Xây dựng định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế của Tổng công ty, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn và ngắn hạn; Về các hợp đồng, liên kết, hợp tác đầu tư của Tổng công ty; Phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của toàn Tổng Công ty trong đó có các công ty con và đơn vị trực thuộc; Quản lý thương hiệu, xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước.
– Phòng Kĩ thuật: có nhiệm vụ thiết lập, vận hành và quản trị toàn hệ thống kỹ thuật của một doanh nghiệp. Tùy theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh cũng như quy mô cơ cấu doanh nghiệp mà hệ thống kỹ thuật bao gồm: máy móc, dây chuyền, trang thiết bị, hệ thống máy chủ và cơ sở dữ liệu, hệ thống phần mềm, thiết bị văn phòng (máy photocopy, máy in, máy scan), máy tính cá nhân,…
– Phòng Thanh tra – Bảo vệ – Quân sự: có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tổng công ty các lĩnh vực công tác thanh tra, bảo vệ, quân sự; phòng cháy chữa cháy; công tác tiếp công dân, phòng chống tham nhũng.
– Phòng Quản lý chất lượng: đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của doanh nghiệp.
Trên đây là Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý Của Công Ty Sản Xuất Cao Su, hy vọng bài viết trên sẽ giúp nhiều cho bài khóa luận tốt nghiệp của các bạn. Ngoài việc cung cấp cho các bạn những đề tài và nội dung có giá trị, chúng tôi còn hỗ trợ các bạn dịch vụ viết khóa luận, báo cáo tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, hãy liện hệ ngay với luanvantot.com để được tư vấn bạn nha.