Sinh viên ngành Luật cần có những phẩm chất và kỹ năng cơ bản nào?
Yêu cầu thiết yếu đối với người hành nghề luật phải có phẩm chất và các kỹ năng cơ bản trong việc thực hiện nghề. Để tranh luận, tư vấn hoặc thuyết phục khách hàng cũng như khai thác thông tin chính xác thì phẩm chất và kỹ năng giao tiếp, nói trước công chúng tốt là điều rất cần thiết.
Công bằng, trung thực, khách quan
Đây là một phẩm chất quan trọng và cốt yếu của nghề luật sư. Là người hiểu pháp luật và mang đến sự khách quan, công bằng cho mọi người, người học luật phải dựa trên luật pháp, dựa trên chứng cứ, dựa trên sự thật để phán xét một cách khách quan; cũng như phải dựa vào thực tế để thi hành pháp luật.
Có tinh thần trách nhiệm cao
Nghề luật là một công việc đòi hỏi độ chính xác cao, và tuyệt đối không được để xảy ra sai sót vì sẽ để lại hậu quả lớn. Chính vì vậy trong quá trình làm việc, người hành nghề luật cần phải có tinh thần trách nhiệm cao.
Có khả năng phân tích, tổng hợp, tư duy nhạy bén trong công việc
Với số lượng công việc lớn, cũng như lượng hồ sơ, giấy tờ công việc nhiều đòi hỏi người hành nghề luật, luật sư cần phải tổng hợp và tư duy logic sự việc một cách khoa học. Đây là công việc đòi hỏi phải có sự nhạy bén, nhạy cảm trước mọi vấn đề, cũng như có kiến thức về các lĩnh vực đời sống. Có như vậy thì người hành nghề luật mới có thể hiểu và phân tích nhanh các vấn đề quan trọng, trọng tâm.
Nếu là một luật sư, việc của một luật sư chính là dựa vào các nguồn tài liệu thu thập được từ khách hàng kết hợp với tài liệu, các loại giấy tờ, điều luật và hiến pháp. Tất cả dùng để xem xét, phân tích, soạn thảo, quản lý và xử lý ra những bản hoàn chỉnh cho việc tranh luận, giúp đỡ cho thân chủ của mình. Do đó, một luật sư giỏi là phải có các kỹ năng đánh giá, lấy thông tin, nhìn nhận tổng quan để chọn lọc và phân tích ra những thông tin, tài liệu có giá trị nhất giúp cho việc tư vấn hoặc xử lý công việc theo mong muốn của khách hàng.
Có khả năng giao tiếp tốt, ăn nói lưu loát, diễn đạt mạch lạc, thuyết phục
Đây là nghề tạo sự tin tưởng, chính vì thế lời nói phải có tính thuyết phục cao, vì vậy đòi hỏi tư duy, kiến thức của mình phải thể hiện qua lời nói một cách lưu loát và mạch lạc nhất, có như vậy mới tạo được niềm tin cho người đối diện. Lời nó thể hiện được trình độ về công việc của mình.
Người hành nghề luật là không nói ngọng, không nói lắp, có kỹ năng giao tiếp bằng văn bản tốt và lắng nghe tốt. Kỹ năng giao tiếp có thể cải thiện được nếu bạn mạnh dạn tham gia các hoạt động, CLB, hội nhóm, tham gia phát biểu và đọc nhiều tài liệu, sách báo để tăng nguồn kiến thức, có nhiều ngôn từ để sử dụng trong biện luận…
Có lập trường vững vàng
Người học luật và hành nghề luật phải có lập trường vô cùng vững vàng trước những tác động bên ngoài. Chẳng hạn như những cám dỗ, mua chuộc, hay những thỏa thuận trái với pháp luật sẽ tác động tiêu cực bản thân mỗi người. Chính vì vậy đòi hỏi mỗi người phải luôn vững vàng về lập trường và không bị tác động tiêu cực bên ngoài.
Kỹ năng nắm bắt tâm lý
Bạn phải biết cách đọc vị đối phương để khai thác đầy đủ nhất các loại thông tin chính xác từ khách hàng, phải hiểu được các loại tính cách, đọc được biểu hiện, đánh giá các phản ứng của khách hàng hay bất kì ai tiếp xúc với họ. Đó chính là sự tinh tế giúp quá trình phân tích dữ liệu một cách hiệu quả nhất. Việc nắm bắt tâm lý, biểu hiện và hành vi có thể đạt được qua việc đọc sách kỹ năng nhiều, quan sát, những trải nghiệm cá nhân, kinh nghiệm làm việc, tham gia vào các khóa đào tạo chuyên sâu…
Đàm phán tốt và lắng nghe tốt
Kỹ năng cần có ở một người hành nghề luật nói chung và luật sư là người phải biết cách đàm phán với mọi đối tượng dù là khách hàng, thân chủ hay đối thủ của khách hàng. Điều này giúp làm giảm thiểu tối đa nhất có thể mức hình phạt của khách hàng trong trường hợp họ có tội. Việc biết lắng nghe kiên nhẫn là điều cần thiết không chỉ với luật sư. Nó giúp bạn nhận và thiết lập được nhiều thông tin cần thiết hơn thay vì tranh luận ngay lập tức. Việc lắng nghe còn giúp tăng sự tin tưởng ở khách hàng đối với luật sư.
Có khả năng thuyết phục
Là một người hành nghề luật thì phải luôn biết cách nói chuyện một cách thuyết phục mọi người. Sức mạnh của thuyết phục chính là giúp xoay chuyển cũng như thay đổi được định kiến có sẵn và thay đổi ý kiến của tòa án theo hướng có lợi cho khách hàng của mình. Và thuyết phục khách hàng tin tưởng bản thân người luật sư đang biện hộ cho mình.
Hiện nay trong tất cả các chương trình đào tạo của trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM ( HUFI), đặc biệt trong chương trình đào tạo Ngành Luật Kinh tế HUFI, sinh viên đều được trang bị kiến thức và kỹ năng toàn diện, làm việc trong môi trường năng động. Đối với sinh viên ngành Luật, những phẩm chất và kỹ năng của sinh viên luôn được phát huy. Từ năm thứ 2, sinh viên ngành Luật đã được đi thăm quan, thực tế tại các cơ sở thực hành nghề Luật. Trong thời đại 4.0, việc học luật không còn đơn thuần là học luật trên giảng đường mà học luật qua các dự án, các hoạt động thực tiễn trong giải quyết tố tụng, hòa giải, xét xử.
Sinh viên Luật kinh tế Hufi tham quan, kiến tập tại Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh Khoa Chính trị – Luật