Shopee của ai? Công ty của Shopee của nước nào 2022? | Azgad Agency
Shopee của ai? Là câu hỏi mà nhiều người dùng Shopee cho đến giờ vẫn hỏi bởi vì họ vẫn chưa biết Shopee của ai cả. Shopee hiện đang thuộc top đầu, một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam và cả Đông Nam Á. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra Shopee của ai cũng một ngày nhiều hơn. Hôm nay hãy cùng Azgad Agency giải đáp về vấn đề này nhé! Cùng đi vào chi tiết bài viết nào!
Shopee của ai?
Trước tiên khi đi vào chi tiết và biết Shopee của ai thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu về những vấn đề liên quan tới sàn thương mại điện tử Shopee trước đã nhé. Để cho bạn có thể có được cái nhìn tổng quan và rõ nhất về sàn thương mại điện tử Shopee. Cũng như là vấn đề thắc mắc rằng Shopee của ai?
Shopee là gì?
Shopee là một trang web về thương mại điện tử mua sắm online được thành lập và đi vào hoạt động vào năm 2015 tại Singapore.
Ban đầu thì Shopee chỉ theo đuổi mô hình kinh doanh C2C (Customer to Customer) mà thôi. Nhưng sau một thời gian hoạt động khá lâu thì Shopee quyết định lấn sân sang cả mô hình kinh doanh B2C (Business to Customer) nữa, giống như Lazada và Tiki vậy. Thế nên vào năm 2017, Shopee đã cho ra mắt Shopee Mall, một hình thức kinh doanh theo mô hình B2C của Shopee.
Shopee Mall cũng là một nơi để cho các thương hiệu, doanh nghiệp lớn, nhà bán hàng lớn tham gia kinh doanh bán những món sản phẩm chính hãng ở trên này, trên tại sàn thương mại điện tử Shopee.
Shopee có nghĩa là gì?
Từ Shop trong từ Shopee theo tiếng anh có nghĩa đó là mua sắm. Và ở đây thì họ chỉ thêm hai chữ e ở đằng sau thôi để nó có thể từ một từ được nhiều người sử dụng trở thành tên thương hiệu riêng là Shopee. Một cách đặt tên thương hiệu quen thuộc mà trong tên thương hiệu có chứa từ liên quan đến ngành nghề doanh nghiệp đang kinh doanh, vừa dễ nhớ vừa dễ gọi.
Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Shopee của ai ngay nào!
Shopee của ai? Ai sáng lập ra Shopee?
Shopee được ông Forrest Li thành lập, tại thành phố Singapore, ông được xếp trong top 50 người giàu nhất vào năm 2019 tại Singapore.
Thông tin thêm về ông Forrest Li, thì ông được sinh ra tại thành phố Thiên Tân của Trung Quốc. Bố mẹ của ông thì đều làm công chức, nuôi ông ăn học và ông vào được trường đại học Thượng Hải. Công việc đầu tiên sau khi ra trường của ông Forrest Li là làm nhân viên tuyển dụng cho Motorola tại thành phố Thượng Hải.
Nghe đến đây thì chắc nhiều người đã có đáp án cho câu hỏi Shopee của ai rồi chứ gì?
Tuy nhiên thì ông Forrest Li chỉ là người sáng lập ra Shopee thôi, thực chất thì bán hàng trên Shopee không là của riêng một ai cả. Hiện nay Shopee bị thuộc về SEA, mà SEA thì dưới quyền sở hữu của:
- Tencent – Là một tập đoàn công nghệ khổng lồ và lớn nhất ở Trung Quốc, sở hữu đến 39,7% cổ phần của SEA
- Nhà sáng lập Shopee Forrest Li sở hữu 35% giá trị cổ phần của công ty
- Giám đốc công nghệ của SEA đó là Gang Ye sở hữu 10% giá trị cổ phần của công ty
- Còn lại là những cổ đông nhỏ khác nữa.
Shopee của ai thực chất không thể xác định được nữa. Bởi vì hiện tại câu hỏi Shopee của ai nó khá mang tính cá nhân, mà hiện tại cổ đông Shopee chỉ toàn là những ông lớn mà thôi. Giải đáp cho bạn câu hỏi Shopee của ai xong, chúng ta cùng đi tới thông tin tiếp theo đó là công ty Shopee của nước nào?
Bán Hàng Đa Kênh
Công ty Shopee của nước nào?
Để xác định cụ thể rằng Shopee thực chất đến từ nước nào thì quả thực rất khó. Bởi vì hiện tại thì SEA, công ty mà thành lập ra Shopee được cho là đã thành lập Shopee ở Singapore. Tuy nhiên cổ đông lớn nhất SEA này lại là một công ty của Trung Quốc (Công ty mẹ là Tencent).
Sự ra đời của Shopee được cho là dấu ấn mạnh nhất của sự lấn sân sang lĩnh vực sàn thương mại điện tử của SEA. Trước đó với cái tên đó là Garena thì họ là một đơn vị chuyên điều phối các game nổi tiếng như là Liên minh huyền thoại, Liên quân Mobile, FiFA Online,…
Đến ngày hôm nay thì Shopee đã mở rộng phát triển và đã có mặt tại 7 nước là Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia.
Khác kha khá nhiều điểm so với Tiki hoặc Lazada, sàn thương mại điện tử Shopee ban đầu chủ yếu là tập trung vào việc phát triển trên ứng dụng di động mà thôi, Shopee ít chú trọng vào máy tính nhiều. Tuy nhiên thì đối với nền tảng web của họ cũng đã được cải thiện một cách vô cùng tuyệt vời.
Và thậm chí trên nền tảng web của Shopee còn nhận được một lượng truy cập vô cùng lớn, nhờ vào việc Shopee được nhận sự đầu tư vô cùng lớn để phát triển.
Sàn thương mại điện tử Shopee gia nhập thị trường Việt Nam khi nào?
Được thành lập vào năm 2015 những phải cho đến tháng 8 năm 2016 thì Shopee mới chính thức có mặt và đi vào hoạt động tại thị trường Việt Nam. Và hiện tại, CEO của Shopee tại chi nhánh Việt Nam đó là ông Pine Kyaw, là một người Singapore luôn.
Ông là một người cực kỳ tài năng, vui tính và trẻ tuổi, đã dẫn dắt Shopee ở thị trường Việt Nam có những bước tiến vượt bậc và vượt xa mong đợi rất nhiều lần. Và cho đến nay thì Shopee ở thị trường Việt Nam đang là đối trọng lớn nhất trong tất cả các chi nhánh của sàn thương mại điện tử Shopee.
Quy định của Shopee
Ở đâu, làm gì cũng vậy, đều phải có quy định được đề ra để có thể làm việc được theo khuôn khổ, không bị lệch nhịp gây rối loạn hoạt động và vận hành. Đối với sàn thương mại điện tử Shopee cũng vậy, họ cũng sẽ đưa ra những quy định chung để bạn có thể nắm bắt được, từ đó sử dụng nền tảng của họ một cách trơn tru và tiện lợi hơn nhiều.
Các định nghĩa chung áp dụng trên sàn thương mại điện tử Shopee
Nhà bán hàng
Có thể là thương nhân, tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Shopee để bao gồm có thể tạo lập shop hay gian hàng trên này, đăng tin giới thiệu về sản phẩm bạn đang bán và những khuyến mại của sản phẩm đó.
Người mua hàng
Có thể là thương nhân, tổ chức, cá nhân có nhu cầu về việc tìm hiểu thông tin đối với sản phẩm hay dịch vụ được rao bán trên sàn thương mại điện tử Shopee.
Người mua hàng khi muốn tham gia trên này thì phải bắt buộc đăng ký tài khoản người dùng Shopee để bắt đầu tham gia các hoạt động giao dịch mua và bán.
Thành viên của Shopee
Thành viên của Shopee được định nghĩa đó là bao gồm cả người mua hàng và nhà bán hàng.
Các thành viên tham gia giao dịch trên sàn thương mại điện tử Shopee là những thương nhân, tổ chức, cá nhân có nhu cầu về việc mua bán sản phẩm trên website thương mại điện tử Shopee.
Thành viên của Shopee khi muốn tham gia giao dịch trên sàn thương mại điện tử Shopee thì phải kê khai các thông tin cần thiết liên quan. Để từ đó bản quản lý sàn thương mại điện tử của Shopee có thể chính thức công nhận cho bạn được quyền sử dụng các dịch vụ tại sàn thương mại điện tử Shopee.
Khi đăng ký là thành viên của Shopee thì thành viên phải hiểu rằng:
- Bạn là thành viên và bạn có thể tạo cho mình một tài khoản cá nhân để sử dụng các dịch vụ trên sàn thương mại điện tử Shopee
- Là thành viên thì có thể mua sản phẩm và dịch vụ theo với đúng mức giá đã công bố trên sàn thương mại điện tử Shopee
- Voucher chỉ có một hình thức phát hành mà thôi và đó là Voucher bằng mã Code
- Các Voucher mà thành viên nhận được sẽ chỉ có thể sử dụng ở một số giao dịch trên sàn thương mại điện tử Shopee nhất định
Và một khi đã là thành viên của Shopee rồi thì bạn cần phải tìm hiểu quy định của Shopee một cách rõ ràng, tìm hiểu về trách nhiệm pháp lý đối với luật pháp hiện hành của Việt Nam. Và phải cam kết bạn sẽ thực hiện đúng với những nội dung những gì được nêu trong quy định của Shopee.
Một số thông tin khác của Shopee
Shopee lấy lợi nhuận từ đâu mà ra?
Câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc khi tham gia mua bán trên sàn thương mại điện tử Shopee chỉ sau câu hỏi Shopee của ai mà thôi. Shopee lấy lợi nhuận từ đâu mà ra? Đó chính là từ chiết khấu, nói dễ hiểu Shopee là một cầu nối dành cho người bán hàng và người mua hàng.
Shopee sẽ là bên trung gian hỗ trợ hầu hết các phương tiện để người bán hàng và người mua hàng có thể trao đổi hàng hóa qua lại với nhau ở trên này. Và khi mà sự trao đổi hàng hóa này thành công thì Shopee sẽ trừ đi % chiết khấu trên mỗi đơn hàng thành công như vậy.
Và tất nhiên việc này cũng đã được Shopee nêu ra khi bạn mới bắt đầu tham gia sàn thương mại điện tử Shopee. Bạn cần phải đọc kỹ nếu không lại có nhiều người bảo rằng Shopee trừ chiết khấu mà không thông báo trước.
Cụ thể thì vào năm 2019 thì Shopee thu mức chiết khấu là 1 – 2% cho mỗi đơn hàng thành công. Shopee thu chiết khấu là 1% cho hình thức thanh toán khi nhận hàng và thanh toán bằng thẻ ATM nội địa. Shopee sẽ thu 2% khi đơn hàng đó được thanh toán với hình thức là trả góp bằng thẻ tín dụng hoặc trả bằng thẻ tín dụng.
Ưu điểm và nhược điểm của sàn thương mại điện tử Shopee
Ưu điểm của Shopee
- Có những chính sách bảo vệ người mua hàng một cách rõ ràng và minh bạch
- Các sản phẩm bán trên sàn thương mại điện tử Shopee thường có mức giá rất ưu đãi và có nhiều chương trình khuyến mại
- Giao hàng nhanh và phí vận chuyển lại vô cùng rẻ
- Có thể tham gia trao đổi việc mua hàng thông qua tính năng Chat, như đi chợ luôn vậy
- Có tính năng thanh toán bằng Shopee xu rất tiện dụng vô cùng
Nhược điểm của Shopee
- Nếu lỡ chẳng may xảy ra việc đổi hàng hóa thì bên mua phải chịu tiền ship
- Không cho đặt hộ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử Shopee
- Vì Shopee thêm tính năng Chat nên sẽ xảy ra tình trạng cãi nhau giữa người bán hàng và người mua hàng thường xuyên trên công cụ Chat này.
- Hàng hóa, sản phẩm trên này không được kiểm định rõ ràng và chặt chẽ, chưa thật sự đảm bảo về chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử Shopee
Vừa rồi Azgad Agency đã chia sẻ với bạn về vấn đề Shopee của ai? Và đã giải đáp cho bạn Shopee của ai luôn rồi. Cũng như là đã chia sẻ thêm về những vấn đề liên quan khác. Nếu bạn thấy bài viết này hay thì đừng ngần ngại mà chia sẻ nó cho những người khác cùng đọc với nhé. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!
Tác giả: Trần Hoài Nam