Sau khi trẻ rụng rốn cần làm gì? Cách chăm sóc rốn sau khi rụng

1. Trẻ rụng rốn cần làm gì?

Thông thường, thời gian rụng rốn ở trẻ sơ sinh là từ 8 – 10 ngày sau khi sinh. Trong giai đoạn này, rốn của trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng nếu không được vệ sinh đúng cách.

Những việc mẹ cần làm sau khi trẻ sơ sinh rụng rốn bao gồm:

  • Quy trình vệ sinh rốn: Rửa tay sạch sẽ, thấm cồn 70 độ hoặc dung dịch nước muối sinh lý 0.9% vào bông gòn, lau ở rốn và vùng da quanh rốn bán kính 5cm. Lau kiểu lăn từ trong ra ngoài, thay bông gòn thường xuyên cho đến khi sạch.
  • Luôn giữ cho gốc rốn khô và sạch: Cho rốn tiếp xúc với không khí sẽ giúp rốn được khô thoáng và nhanh rụng hơn. Do đó, bố mẹ cần để rốn phơi thoải mái, không nên băng rốn lại để tránh nhiễm trùng khiến rốn lâu rụng.
  • Lưu ý khi tắm cho trẻ: Mẹ có thể tắm trẻ trong chậu nước, nhưng mẹ không nên ngâm con quá lâu. Sau khi tắm xong, mẹ dùng khăn mềm lau người cho trẻ và đảm bảo rốn của con được khô thoáng.
  • Lưu ý khi chọn quần áo: Mẹ ưu tiên chọn quần áo rộng, thoáng với chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt cho trẻ.
  • Lưu ý khi mặc tã cho con: Sau khi vệ sinh vùng kín cho con và thay tã mới. Cha mẹ lưu ý là gấp phần cạp của tã xuống thấp để tã không kẹp vào rốn của con.
  • Để rốn của trẻ khô và rụng tự nhiên: Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý cắt hoặc bứt rốn của trẻ, kể ca khi rốn gần như sắp rụng.

Chăm sóc rốn

2. Các vấn về sau khi rụng rốn ở trẻ sơ sinh

Trường hợp sau khi trẻ rụng rốn và không được chăm sóc kỹ, có thể sẽ dẫn đến nhiễm trùng hoặc một số vấn đề nghiêm trọng thường gặp như:

  • Chảy máu rốn (Umbilical cord Bleeding): Tình trạng chảy máu ở giữa cuống rốn hoặc chân rốn sau khi rụng, nếu bình thường và an toàn máu sẽ tự cầm và hết ngay sau đó. Nhưng nếu, máu vẫn chảy kéo dài trên 1 phút; và không cầm được; cha mẹ cần đưa trẻ đi đến bác sĩ ngay.
  • Rốn rụng muộn (Delayed separation of the umbilical cord): Theo quá trình rụng rốn tự nhiên, rốn ở trẻ sơ sinh sẽ rụng từ 8 – 10 ngày sau khi sinh; một số trường hợp muộn hơn là từ 2 -3 tuần. Nhưng nếu sau tuần thứ 3 mà rốn của trẻ vẫn chưa thể tự rụng mẹ cần đưa con đi khám để bác sĩ chẩn đoán và có cách điều trị.
  • Nhiễm trùng rốn (Umbilical Cord Infection):

    rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng có mùi hôi, bị chảy máu & mủ

    là dấu hiệu của nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh sau khi rụng.

  • U hạt rốn ở trẻ sơ sinh (Umbilical granuloma)

    sau khi rụng rốn là tình trạng phần chân rốn của trẻ còn sót lại sau khi rụng. Cha mẹ có thể nhận thấy một cục nhỏ màu đỏ, rỉ dịch ra ngoài.

  • Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh hay rốn trẻ sơ sinh bị lồi (Umbilical hernia) là tình trạng tại rốn của trẻ có một khối lồi ra có thể chứa ruột hoặc tạng khác trong ổ bụng do lớp cân cơ chỗ này còn lỏng lẻo.

Cũng giống như giai đoạn chưa rụng rốn, quá trình chăm sóc rốn sau khi rụng cần hết sức cẩn thận và khoa học. Theo đó, mẹ hãy thực hiện cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh sau khi rụng theo quá trình sau, nếu rốn con bị nhiễm trùng.