Sắp xếp mâm ngũ quả ngày Tết cần đặc biệt tránh những điều này
Mâm ngũ quả là khái niệm để chỉ một mâm trái cây với khoảng năm loại hoa quả khác nhau thường được bày biện trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Mâm ngũ quả thường được chưng, bày trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách.
Mâm ngũ quả thường được trưng với 5 loại trái cây khác nhau và điều này cũng được nhắc đến trong kinh Vu Lan Bồn với hình ảnh tượng trưng trái cây 5 màu. Và đối với người Việt chúng ta, con số 5 tượng trưng cho mong muốn được ngũ phúc lâm môn: Phú: Giàu có, nhiều của cải; Quý: Phẩm chất sang trọng.
Mâm ngũ quả với số 5 tượng trưng cho Ngũ Phúc Lâm Môn
Còn trong Phật Giáo, 5 màu sắc của mâm ngũ quả tượng trưng cho “ngũ thiện căn” là tín căn (lòng tin), tấn căn (ý chí kiên trì), niệm căn (ghi nhớ), định căn (tâm không loạn), huệ căn (sáng suốt). Vì thế, các loại hoa quả được chưng trên mâm ngũ quả dịp Tết cũng mang những ý nghĩa nhất định như:
Quả bưởi, dưa hấu: Căng tròn, tươi mát, hứa hẹn năm mới đủ đầy, may mắn.
Trái hồng, quýt: Sắc đỏ cam rực rỡ, tượng trưng cho sự may mắn và thành đạt.
Trái lê: Ngọt ngào, ngụ ý cho việc gì cũng suôn sẻ, thuận lợi.
Trái lựu: Nhiều hạt với mong muốn con cháu nhiều, vui nhà vui cửa.
Trái đào: Thể hiện sự thăng tiến.
Mai: Ngụ ý con gái phải có chồng, hạnh phúc.
Trái táo (táo đỏ): Mang ý nghĩa phú quý.
Thanh long: Ngụ ý rồng mây gặp hội.
Quả trứng gà có hình trái đào tiên: Thể hiện lộc trời ban xuống.
Dừa: Có âm tương tự như là “vừa” trong tiếng miền Nam, có nghĩa không thiếu.
Sung: Thể hiện mong muốn sung túc trong mọi mặt như sức khỏe, công việc, tình yêu,…
Đu đủ: Mang đến sự đầy đủ, phồn thịnh.
Xoài: Có âm na ná như là “xài” nếu đọc theo kiểu miền Tây, cầu mong cả năm tiêu xài không thiếu thốn.
Mâm ngũ quả miền Bắc
Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc
Đối với người dân miền Bắc, một mâm ngũ quả đẹp, đúng chuẩn phải là một mâm ngũ quả có đầy đủ các loại trái cây như: chuối xanh, bưởi, phật thủ, sung, hồng, quất cảnh, ớt, dứa,… với màu sắc rực rỡ nhưng phải hài hòa, đảm bảo đúng theo Ngũ hành. Người miền Bắc thường bày mâm ngũ quả kiểu truyền thống là đặt nải chuối xanh ở dưới cùng để đỡ lấy toàn bộ các loại quả còn lại, chính giữa đặt bưởi, phật thử hoặc là mãng cầu, các loại quả khác nhau đào, hồng, quýt, táo thì đặt ở xung quanh, ở chỗ trống thì có thể xen kẽ ớt, quất.
Mâm ngũ quả miền Trung
Mâm ngũ quả của người miền Trung không câu nệ hình thức, có gì cúng nấy
Dải đất miền Trung thường gặp phải thiên tai, bão lũ, hạn hán quanh năm nên đất đai cũng không được màu mỡ, ít cây trái. Vì vậy, mâm ngũ quả của người miền Trung rất đơn giản, không câu nệ hình thức, có gì cúng nấy, miễn thành tâm là được.
Mâm ngũ quả miền Nam
Người miền Nam bày mâm ngũ quả theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài” ước mong năm mới đủ đầy, sung túc. Bên cạnh đó, người miền Nam không thờ cúng một số loại trái cây có cách phát âm mang ý nghĩa không tốt như chuối (Chúi nhủi, làm ăn không phất lên được), lê (lê lết, đổ bể, dễ thất bại), cam, quýt (Quýt làm cam chịu),… Cách trang trí mâm ngũ quả miền Nam thông dụng nhất là đặt đu đủ, dừa, xoài lên mâm trước do có hình dáng to và khá nặng để đỡ các loại trái khác rồi sau đó mới lần lượt bày những loại quả còn lại lên.
Những lưu ý khi bày mâm ngũ quả ngày Tết
Cách chọn trái cây bày mâm ngũ quả
Mỗi miền có một quan điểm riêng về bày mâm ngũ quả với các loại quả khác nhau, nhưng các loại quả có gai nhọn và nặng mùi như mít, sầu riêng… cần tránh đặt trên mâm ngũ quả, bởi theo quan niệm của người xưa, ban thờ là nơi thiêng liêng, khi sắp lễ cúng, gia chủ nên chọn những trái cây có mùi thơm nhẹ nhàng, thanh mát, quả mọng, mang sắc màu tươi sáng.
Đặc biệt, nhiều người thường có thói quen mua trái cây từ rất sớm để bày lên mâm ngũ quả. Trong khi đó mâm ngũ quả thường dâng lên bàn thờ vào đêm 30 tết và để trong vòng 3-4 ngày sau đó.
Vì vậy, không nên lựa chọn những quả đã chín đẹp vì để lâu sẽ bị héo và thối, chỉ nên lựa chọn những quả ương vừa chín tới.
Hình minh họa.
Không bày trái cây giả thay quả thật
Một điều đặc biệt cần nhớ là gia chủ tuyệt đối không thờ cúng trái cây giả. Theo các chuyên gia phong thủy, tuy hoa quả giả để được lâu, không lo thối hỏng nhưng việc bày hoa quả giả trên bàn thờ ngày Tết bị coi là không tôn trọng thần linh, gia tiên.
Tránh rửa quả sạch sẽ để bày mâm ngũ quả
Thói quen khi bày mâm ngũ quả nữa nhiều người dễ mắc đó là rửa quả cho sạch sẽ để bày mâm ngũ quả đẹp. Tuy nhiên, việc này lại khiến cho trái cây nhanh héo hoặc bị thối ở chỗ đọng nước. Do đó, chỉ cần dùng một chiếc khăn ẩm lau sạch sẽ là được.
Ví dụ: Chuối nên chọn nải xanh (để đủ cứng cáp, đỡ những quả khác và còn đảm bảo ý nghĩa màu sắc theo Ngũ Hành). Các loại quả xoài, mãng cầu, đu đủ, hồng… nên mua quả ương và không có vết dập về bày để không bị thối. Dưa hấu nên chọn loại quả xanh vỏ, đỏ lòng…
Theo thời gian, văn hóa đã thay đổi ít nhiều nhưng tập tục này vẫn còn giữ lại nhờ vào ý nghĩa nhân văn của nó. Tuy nhiên, bạn phải biết những lưu ý cần phải nhớ khi trưng mâm ngũ quả để tránh phạm phải điều cấm kỵ, rước họa vào nhà, từ đó ước nguyện mới được chứng giám.
Không bày các loại hoa, thực phẩm khác lên trên
Ngoài 5 loại quả thì mọi người thường bày thêm lên trên các loại hoa, quả khác để thêm phần bắt mắt và phong phú. Nhưng bạn cần lưu ý mâm ngũ quả chỉ nên bày các loại quả chứ không nên bày hoa hay những thứ khác để tránh làm mất đi ý nghĩa thực sự của mâm ngũ quả.
Trưng bày trái cây còn ướt là một sai lầm
Do quên hoặc vội vàng mà nhiều người sau khi rửa xong các loại quả thì liền bày lên mâm. Thực tế, đây là việc không tốt vì trái cây ướt sẽ làm cho đĩa đựng bị đọng nước, phần tiếp xúc giữa vỏ và đĩa sẽ làm cho trái cây dễ bị úng, mốc và hỏng. Do đó, sau khi rửa trái cây bạn nên đặt ở nơi thoáng gió cho ráo nước hẳn hoặc dùng khăn lau khô phần ngoài rồi mới bày lên mâm ngũ quả.
Không trưng mâm ngũ quả bằng các loại trái có gai hoặc có mùi hắc
Thông thường, một mâm ngũ quả sẽ có 5 loại trái tượng trưng cho Phúc – Lộc – Thọ – Khang – Ninh và không phải quả nào cũng sẽ phù hợp để đặt lên. Những loại quả phù hợp phải kể đến chuối, bưởi, xoài, đu đủ và tránh các loại quả có gai nhọn như chôm chôm, sầu riêng, mít hay không bày các loại quả có mùi hắc, vị cay, đắng như sầu riêng, ớt cay. Ngoài ra, các loại quả hệ rau như cà chua, thanh trà… mọc gần mặt đất ô uế hoặc quả dại cũng tuyệt đối không đặt lên mâm ngũ quả.
Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/sap-xep-mam-ngu-qua-ngay-tet-can-dac-biet-tranh-nhung-dieu-nay…Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/sap-xep-mam-ngu-qua-ngay-tet-can-dac-biet-tranh-nhung-dieu-nay-17222121911222156.htm