Sao đi phỏng vấn mãi mà vẫn trượt

Buồn quá, lên đây tâm sự với các mẹ một chút xem có nhận được lời khuyên hữu ích nào không.

Không hiểu sao mình đi phỏng vấn xin việc lần nào cũng trượt. Mình ra trường cũng được 10 năm rồi, cũng có nhiều kinh nghiệm. Vậy mà khi đi phỏng vấn đều không được nhận. Trong quá trình phỏng vấn các câu hỏi mình đều trả lời được, rất tự tin, và các công việc mình ứng tuyển nó cũng không khó quá đối với mình. So với các ứng viên xung quanh thì mình thấy vượt họ về trình độ và kinh nghiệm vì mình ra trường đã lâu và đã trải qua nhiều công việc rồi mà. Cuối cùng tất cả các công việc mình làm đều là do có người giới thiệu. Mà mình đến công ty nào làm thì công ty đấy lúc nào cũng làm ăn lẹt đẹt, ở trong tình trạng sắp phá sản mặc dù bề ngoài có vẻ hoành tráng. Mình thường nghĩ chắc tại mình số lận đận nên mói vậy, làm ảnh hưởng đến cả công ty của họ. Hiện nay mình cũng lại thất nghiệp, đã đi phỏng vấn vài nơi nhưng lại vẫn trượt trong khi mình thấy năng lực của mình không kém. Sau mỗi cuộc phỏng vấn mình đều cảm thấy là họ sẽ lựa chọn mình nhưng cuối cùng lại thất bại. Mình cứ băn khoăn mãi không hiểu mình mắc lỗi gì trong quá trình phỏng vấn mà lại thành ra như vậy. Chắc là cái mặt mình khó coi. Hy vọng các mẹ đưa ra lời khuyên bổ ích để mình có thể rút kinh nghiệm cho lần phỏng vấn sau nhé.

Không hiểu sao mình đi phỏng vấn xin việc lần nào cũng trượt. Mình ra trường cũng được 10 năm rồi, cũng có nhiều kinh nghiệm. Vậy mà khi đi phỏng vấn đều không được nhận. Trong quá trình phỏng vấn các câu hỏi mình đều trả lời được, rất tự tin, và các công việc mình ứng tuyển nó cũng không khó quá đối với mình. So với các ứng viên xung quanh thì mình thấy vượt họ về trình độ và kinh nghiệm vì mình ra trường đã lâu và đã trải qua nhiều công việc rồi mà. Cuối cùng tất cả các công việc mình làm đều là do có người giới thiệu. Mà mình đến công ty nào làm thì công ty đấy lúc nào cũng làm ăn lẹt đẹt, ở trong tình trạng sắp phá sản mặc dù bề ngoài có vẻ hoành tráng. Mình thường nghĩ chắc tại mình số lận đận nên mói vậy, làm ảnh hưởng đến cả công ty của họ. Hiện nay mình cũng lại thất nghiệp, đã đi phỏng vấn vài nơi nhưng lại vẫn trượt trong khi mình thấy năng lực của mình không kém. Sau mỗi cuộc phỏng vấn mình đều cảm thấy là họ sẽ lựa chọn mình nhưng cuối cùng lại thất bại. Mình cứ băn khoăn mãi không hiểu mình mắc lỗi gì trong quá trình phỏng vấn mà lại thành ra như vậy. Chắc là cái mặt mình khó coi. Hy vọng các mẹ đưa ra lời khuyên bổ ích để mình có thể rút kinh nghiệm cho lần phỏng vấn sau nhé.

Mình thấy có những người đi phỏng vấn ở đâu cũng được mặc dù trình độ của họ không cao.

Mình thấy có những người đi phỏng vấn ở đâu cũng được mặc dù trình độ của họ không cao.

Một số bình luận có thể bạn thích

Trình độ mình ko còi, nhưng cũng ko phải quá cao.

Mẹt mình ko quá xinh, dễ nhìn thôi, chân dài đến mờ ông.

Đi phỏng vấn, tự tin của mình khoảng 80%.

QUan trọng là, mình chả ngồi im đợi nhà tuyển dụng hỏi gì đáp nấy, mình hay đối đáp,hỏi lại, nói chung là vào phỏng vấn nhưng cứ như đi ngồi buôn dưa lê với mấy cậu/mợ tuyển dụng vậy. Tâm lý cực kì thoải mái, nói chuyện như quen biết lâu ngày rồi đó.

Nên từ hồi ra trường tới giờ (thậm chí chưa ra trường đã đi phỏng vấn và đi làm rùi nhưng coi như ko tính, chỉ tính từ hồi ra trường thôi), chuyển công ty 2 lần, mà đi phỏng vấn nhiều lần (để so sánh và có gì giống em trai bạn nói trên), đc gọi đi làm nhưng ko đi, vì 2 công ty mình đã từng làm, điều kiện quá tốt, nên ko buồn đổi việc. Chỉ đổi khi thấy có cơ hội rõ ràng mười mươi là tốt hơn, thăng tiến hơn.

Bây giờ lại ngồi ở vị trí sếp tuyển dụng nhân viên, mình thấy là, ngoài năng lực làm việc ra, người ứng tuyển cần có bản lĩnh phỏng vấn nữa, em nào rụt rè quá mình cũng cho out, mà “nổ” quá mình cũng ko đánh giá cao. CHỉ đánh giá cao những bạn, biết khả năng bạn đó đến đâu, và biết công việc bạn đó ứng tuyển cần đến đâu, từ đó chủ động trao đổi với nhà tuyển dụng để đi đến tiếng nói chung, thuyết phục được nhà tuyển dụng ở khả năng làm việc, bãn lĩnh ứng đối với tình huống, tự tin vừa phải, thể hiện sự khiêm tốn và cầu thị, là mình cho vào vòng trong luôn, vì nói thật, kinh nghiệm ở đâu không biết, trình độ ở trường thế nào ko rõ, nhưng bao giờ về 1 đơn vị mới cũng đều phải đào tạo lại tuốt.

13 người cảm ơn

13 người cảm ơn

Mình đứng ở vị trí người tuyển dụng để nêu kinh nghiệm cho các bạn dự tuyển nhé. Qui trình tuyển dụng của một vị trí như sau:

1. Đưa yêu cầu cho phòng nhân sự đăng thông tin (bao gồm trình độ, kinh nghiệm, độ tuổi)2. Sau đó phòng nhân sự sẽ dùng một số kênh tìm người như: đăng báo, posting (trên trang kiemviec.com, vietnamwork, HR vv..), đăng trên trang web của công ty, đăng trên bảng tin công ty (để các nhân viên giới thiệu bạn bè)

3. Phòng nhân sự thu thập hồ sơ và short list: tìm CV phù hợp và gọi phỏng vấn lần 1, sau đó gửi hồ sơ cho trưởng phòng ban có nhu cầu người và gọi phỏng vấn lần 2, vòng cuối cùng là Giám đốc chức năng sẽ phỏng vấn.

4. Đạt qua 3 vòng sẽ đi làm thử 2 tháng (lương =80% lương thỏa thuận) và đạt thì ký hợp đồng chính thức

Ở trên là cho vị trí nhân viên cấp bình thường. Nhân viên cấp cao từ Trưởng phòng tới Giám Đốc thì sẽ nhờ các công ty Headhunt short list mình chỉ phỏng vấn 2 lần cuối.

Vì vậy trước tiên các bạn tìm việc ở các kênh như: người quen, bạn bè giới thiệu (Giáo sư hướng dẫn), web tìm việc và càng trang web nói trên, sau đó muốn lọt qua vòng sơ tuyển phải có CV phù hợp với vị trí tuyển, trình bày CV hợp lý và tìm hiểu về công ty mình chuẩn bị dự tuyển kỹ càng (qui mô, thứ bậc, ngành hàng….), ăn mặc gọn gàng, tác phong phỏng vấn nhanh nhẹn và ngoại hình ưa nhìn sẽ lọt qua vòng 1.

Sang vòng 2: bắt đầu hỏi về kinh nghiệm và chuyên môn, nên tự tin và thoải mái khi phỏng vấn, tránh thụ động hoặc hỏi những câu không đúng đề tài. Nên bày tỏ cho người tuyển dụng thấy năng lực của mình nhưng không quá phô trương.

Vòng 3: sẽ là vòng đánh giá về khả năng phát triển hơn nữa so với vị trí hiện tại, chủ yếu là làm bài test về kế hoạch phát triển hay market survey, các bạn cố gắng hoàn thành bài test đúng hạn, tìm hiểu kỹ đề tài trước khi nộp, tránh làm sơ sài hay báo cáo con số láo (vì GD sẽ biết ngay thông tin chính xác hay không, ngoài ta sẽ kiểm tra coi bạn giải quyết tình huống như thế nào.Bạn cố gắng tạo được cảm tình của Giám Đốc chức năng về năng lực của mình và nói về ước muốn tương lai. Tránh trả lời vòng vo về mức lương. Đa số qua vòng 2 thì sẽ đạt vòng 3 nếu bạn thực sự nghiêm túc thích công việc này.

Mình đã phỏng vấn rất nhiều bạn và không cho đạt vì những lý do: tự ti, trả lời vòng vo, không nhìn thẳng vào người phỏng vấn, lý do nghỉ công ty cũ không rõ ràng, nhảy việc quá nhiều, nói quá nhiều mà không đi thẳng vào vấn đề, kinh nghiệm giải quyết tình huống không tốt.

Các câu hỏi cho từng vị trí mình sẽ post sau.@};-

8 người cảm ơn

8 người cảm ơn

Mình có 1 số kinh nghiệm khi đi phỏng vấn, các bạn tham khảo nhé, xem có đúng không? 😉

1) Đứng ở vị trí của người tuyển dụng, họ cần gì ở người lao động:

+ Gắn bó với họ

+ Khiêm tốn, thật thà

+ Tự tin với những gì mình có

+ Chịu khó lắng nghe và học hỏi

+ Ngoài ra, với lĩnh vực là dịch vụ, họ đòi hỏi thêm óc quan sát của người lao động.

2) Vậy bạn đã đáp ứng được yêu cầu đó chưa?

+) Vị trí tuyển dụng có phù hợp với trình độ không: Nếu bạn học ĐH (dạng Top ten các trường ĐH của VN), Cao học mà xin vào làm công việc đơn giản như việc văn phòng, hành chính… thì không bao giờ người ta tuyển dụng bạn vì họ cho rằng, học cao như thế mà chọn việc đơn giản thì tức là không gắn bó. Vì vậy, học cao thì cứ tự tin đi thi nhé.

Thường thì có các câu hỏi dạng sau: Em học trường gì, ngành gì, tại sao xin vào đây.

+) Bạn có bị mất tinh thần khi họ chê bạn hay không? Thông thường, người đi pv đến đoạn này bị mắc 2 lỗi, 1 là quá tự tin (phản bác lại việc chê của người tuyển dụng, phản bác là hay tranh cãi, điểm này cực kỳ tối kỵ khi phỏng vấn), 2 là mất tinh thần, mất bình tĩnh và không làm chủ được cảm xúc. Vậy, ở khâu này, khi người ta chê, bạn chỉ cần chú ý lắng nghe, và nói rằng tôi sẽ nhìn nhận lại vấn đề. Đôi khi họ thử phản ứng của bạn thôi.

Ví dụ câu họ thường chê là: Trường đó đào tạo chẳng ra gì, ngành em học chả để làm gì, trình độ của em như thế này sao làm được công việc ở đây, em tự tin quá đấy, sao em mất tự tin thế, chắc em học cũng không giỏi…

+) Bạn thể hiện là người quá đơn giản, hoặc thiếu thực tế (cái này nhiều bạn sinh viên mắc phải) không? Ví dụ, bạn lộ ra là Cuộc sống đơn điệu, hoặc bạn chẳng có sở thích gì đặc biệt, hoặc đơn giản, họ chỉ hỏi bạn lập gia đình chưa, hoặc quan điểm của bạn về cuộc sống thế nào? Khi xung đột gia đình, ai là người dung hòa các mối quan hệ. Đừng nghĩ họ hỏi vu vơ, bạn không tỉnh táo là tự lộ ra đấy. Hic hic…

Họ thường hỏi: Em có sở thích gì không? Cuối tuần em thường làm gì? Em thích ăn nhất món gì? Em có biết làm món em thích không? Em có người yêu chưa? Em thích màu gì nhất hoặc thích diễn viên, ca sĩ, nhân vật lịch sử, chính trị gia… nào nhất. –> các câu hỏi này rất hay được hỏi trong lĩnh vực dịch vụ. 🙂

+) Bạn có tự tin với trình độ của mình không? Có tự tin nói được các kiến thức mà bạn đã được đào tạo không? Nếu lúng túng, hoặc nói không được, tức là khi đi học bạn chả để ý đến việc học. Không cần phải học giỏi, mà chỉ nói được mình học được cái gì thôi.

+) Bạn biết gì về công việc mình sẽ làm hay không? Hiểu về nó như thế nào? Cách tiếp cận với Công ty là bằng cách nào?

Đây chỉ là 1 vài kinh nghiệm của bản thân thôi nhé, không có lý thuyết nào ở đây cả. Mọi người tham khảo nhé! Những cái này dành cho các bạn sắp ra trường, còn với những người đã có kinh nghiệm lâu năm hoặc ứng tuyển vào các vị trí giám đốc, hay PGD thì chịu thoai. Những ai đã có kinh nghiệm pv những vị trí ấy rồi thì post câu hỏi lên cho mọi người cùng xem và thảo luận.

6 người cảm ơn

6 người cảm ơn

Mình cũng rơi vào tình trạng như bạn.

Mình suy nghĩ như thế này, có thể chúng ta đã “Quá tự tin” vào bản thân, có suy nghĩ rằng ta có kinh nghiệm, ta có trình độ, ta đã từng lăn lộn, lương ở công ty cũ ta rất cao…nên thiếu đi một tinh thần cầu thị, học hỏi và khiêm nhường. Đó là điều ko nhà tuyển dụng nào thích. Và đó là lý do nhiều bạn sinh viên mới ra trường, những bạn mới đi làm 1-2 năm thường dễ được chọn hơn. Vì đơn giản NTD nghĩ đây là đối tượng tiềm năng và dễ đào tạo hơn.

Vì thế mình rút kinh nghiệm, và khi NTD hỏi mình, muốn mức lương bao nhiêu.

Mình đã ko trả lời lương thực, cho dù lương thực của mình cao gấp đôi mức lương được offer, NTD lại hỏi mình, thế em có chấp nhận làm lương thấp hơn ko, mình nói là: với 1 môi trường mới thì mình sẽ vẫn là người học việc, dù kinh nghiệm nhiều thế nào, nên mình chấp nhận học hỏi để cố gắng. Và nhờ thái độ khiêm nhường đó, mình đã thành công.

4 người cảm ơn

4 người cảm ơn