Sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non

SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non

Nội dung chính

Show

  • SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non
  • Skkn ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bậc học mầm non
  • SKKN: Một số giải pháp nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT cho giáo viên mầm non
  • SKKN: Một số thủ thuật ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy trường Mầm non Phùng Xá
  • Video liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.47 KB, 12 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG TRƯỜNG MẦM
NON”
I. Thực trang của đơn vị:
1. Ưu điểm:
– Phương pháp dạy học bằng CNTT trong giáo dục mầm non tạo ra một môi trường dạy
học tương tác cao, sống động, hứng thú và đạt hiệu quả cao của quá trình dạy học đa giác
quan cho trẻ.
– Nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phong phú. Trong
bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với những hiện tượng tự nhiên, xã hội mà trẻ khó có
thể tự bắt gặp trong thực tế.
– Giáo viên có thể chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên giáo dục qua mạng
thông tin truyền thông, Internet,…Nguồn tài nguyên vô cùng phong phú với hình ảnh, âm
thanh, văn bản, phim…sống động tự nhiên tác động tích cực đến sự phát triển trí tuệ của
trẻ mầm non cũng như ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách toàn diện ở trẻ.
– Tiết kiệm được thời gian cho giáo viên và chi phí cho trường.
– Trường đã trang bị một số phương tiện phục vụ đắc lực cho công tác ứng dụng CNTT
như: mạng internet, máy ảnh, tivi…
2. Khó khăn và thách thức:
– Kinh phí đầu tư các thiết bị CNTT nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy ứng dụng
CNTT trong trường mầm non là rất lớn. Hệ thống máy móc của trường vẫn còn hạn chế
về cả số lượng lẫn chất lượng. Đa số máy móc trong trường đều đã quá cũ và kém chất
lượng.
– Tuy máy tính điện tử mang lại nhiều tiện ích cho việc giảng dạy của giáo viên nhưng
công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế hoàn toàn cho các phương pháp trực
quan khác của người giáo viên. Đôi lúc vì là máy móc nên nó có thể gây ra một số tình
huống bất lợi cho tiến trình bài giảng như là mất điện, máy bị treo, bị virus…và mỗi khi
có sự cố như vậy người giáo viên khó có thể hoàn toàn chủ động điều khiển tiến trình bài
giảng theo như ý muốn.
– Kiến thức và kỹ năng về CNTT của giáo viên vẫn còn hạn chế. Có thể thấy sự đam mê

sáng tạo ứng dụng CNTT ở các giáo viên mầm non trẻ nhưng điều đó khó có thể thấy ở
những giáo viên mầm non đã có tuổi thậm chí còn là sự né tránh, làm cho xong.
– Việc ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học ở giáo dục mầm
non còn đang ở giai đoạn đầu nên vẫn còn được nghiên cứu, đánh giá và rút kinh nghiệm
vì vậy vẫn chưa phát huy được hiệu quả tối đa của nó.
– Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin còn lúng túng, chưa có sự
phân biệt rõ ràng với các tiết dạy không ứng dụng công nghệ thông tin.
– Việc kết nối và sử dụng khai thác tiện ích của công nghệ mạng máy tính và mạng
Internet chưa được thực hiện một cách triệt để và có chiều sâu.
III/ Mục đích, ý nghĩa:
Đất nước ViệtNamta đang hòa nhập và phát triển cùng với thế giới một nền kinh tế tri
thức và một xã hội thông tin đầy khó khăn và thách thức.
Hiện nay các trường mầm non có điều kiện đầu tư và trang bị Tivi, đầu Video, xây dựng
phòng đa năng với hệ thống máy tính và máy chiếu, nối mạng internet. Một số trường
còn trang bị thêm máy quay phim, chụp ảnh,…tạo điều kiện cho giáo viên mầm non có
thể ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Qua đó người giáo viên mầm non không những phát
huy được tối đa khả năng làm việc của mình mà còn vừa tiết kiệm được thời gian cho
người giáo viên mầm non, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao
được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy.
Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để tìm kiếm những hình ảnh, biểu
tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng CNTT giáo viên có thể sử
dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quay phim,
chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử. Chỉ cần vài cái “nhấp chuột” là hình ảnh
những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những
con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động
ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của học sinh vì được chủ động
hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng.
Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ,
vừa thực hiện được nguyên lý giáo dục của Vưgotxki “Dạy học lấy học sinh làm trung
tâm” một cách dễ dàng.

Có thể thấy ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non đã tạo ra một
biến đổi về chất trong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục mầm non, tạo ra một môi
trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và học sinh.
IV/ Những biện pháp nhằm giải quyết những khó khăn, hạn chế:
1. Phát huy tinh thần tự học tự rèn, nâng cao năng lực ứng dụng CNTT:
Trường Mầm non Bình Minh với đặc thù là trường MN chất lượng cao của huyện nhà.
Trường đã chủ động trang bị cho đội ngũ giáo viên những phương tiện cơ bản để ứng
dụng công nghệ thông tin, xây dựng giáo án điện tử và những ứng dụng của nó trong hoạt
động chăm sóc, giáo dục trẻ.
Nhà trường đã và đang có kế hoạch mời chuyên gia về ứng dụng công nghệ thông tin
trong giáo dục mầm non về để bồi dưỡng cho giáo viên của trường. Không những thế
trường còn vận động đội ngũ cán bộ giáo viên tham gia các lớp tin học để nâng cao hơn
nữa trình độ ứng dụng CNTT của bản thân. Do đó phần lớn giáo viên đã có thể tự mình
soạn thảo kế hoạch cũng như giáo án trên máy.
Nhưng như thế thôi thì vẫn chưa đủ, “Học, học nữa, học mãi”, ứng dụng CNTT không
chỉ dừng lại ở học trên thầy, sách vở. Đó chỉ là cái cơ bản và để phát huy còn cần sự tìm
tòi học hỏi, học ở bạn bè, tự học trên mạng internet – nguồn tài nguyên quý giá mà không
bao giờ bạn có thể khai thác hết, chỉ có như thế trình độ ứng dụng của bản thân mới ngày
một phát triển.
2. Xây dựng thư viện giáo án điện tử cho bản thân và cho mọi người:
Bản thân đã xây dựng một thư viện giáo án điện tử và các bài giảng có sử dụng công
nghệ thông tin để các giáo viên khác có thể sử dụng khi có tiết dạy. Vì việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em có những ưu việt lớn so
với cách giảng dạy truyền thống. Trẻ hào hứng, chủ động và sáng tạo trong giờ học, phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.

Giờ học “Làm quen văn học” bằng giáo án điện tử của lớp MG Lớn
Thông qua những giờ học, những hoạt động vui chơi, cùng với sự chỉ đạo của nhà
trường, bản thân đã áp dụng công nghệ thông tin và sử dụng các bài giảng điện tử, những
hình ảnh đẹp, hành vi đẹp, những kỹ năng sống được chuyển tới trẻ em một cách nhẹ

nhàng và sống động; góp phần hình thành ở các em nhận thức về cái đẹp, biết yêu cái
đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp trong cuộc sống và những kỹ năng sống cần thiết đối với
lứa tuổi mầm non. Không những thế, còn kích thích năng lực và lòng yêu nghề của đội
ngũ giáo viên Trường Mầm non Bình Minh không ngừng được trau dồi và phát triển góp
phần tích cực trong việc giáo dục cái đẹp, kỹ năng sống cho trẻ.
3. Không ngừng phát triển kỹ năng ứng dụng CNTT của trẻ:
Bên cạnh đó, từ nhiều năm nay, Nhà trường cũng đã triển khai cho trẻ ở khối các lớp mẫu
giáo làm quen với máy vi tính thông qua các phần mềm phát triển trí tuệ như Kidsmart,
Kispix, Quả táo mầu nhiệm, Happy Kids …nhằm hình thành cho trẻ thói quen và kỹ năng
sử dụng máy tính đơn giản cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tương tác giữa
trẻ và cô trong giờ học bằng giáo án điện tử.

Giờ học vui Kidsmart của các cháu 5 tuổi
Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin; chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em ở Trường Mầm
non Bình Minh ngày càng được nâng cao; góp phần quan trọng trong việc tạo ra giá trị
thương hiệu của nhà trường và thực sự là địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh vì trẻ em
ở đây được chăm sóc, giáo dục một cách khoa học, chuyên nghiệp, hiện đại, xuất phát từ
lòng đam mê nghề nghiệp của giáo viên với một mục tiêu duy nhất “Tất cả vì học sinh
thân yêu” và “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
4. Tập trung khai thác nguồn tài nguyên mọi lúc, mọi nơi:
Qua 3 năm ứng dụng và trải nghiệm ở trường Bình Minh, tôi có một số bài học kinh
nghiệm muốn chia sẻ như sau:
– Giáo viên mầm non cần mạnh dạn, tự tin, không ngại khó và không ngừng sáng tạo.
Hãy tự thiết kế cho mình những bài giảng điện tử qua đó giáo viên có thể tự mình tích luỹ
được rất nhiều kinh nghiệm quý báu nhờ quá trình tự học hỏi say mê, tự mày mò của
mình.
Ví dụ:
a. Làm quen với phần mềm Window Movie Maker:
Khi tôi tự mình học và nghiên cứu trên máy tính, tôi đã phát hiện ra một công cụ soạn
giáo án điện tử khá tiện ích với giáo viên mầm non đó là Phần mềm Window Movie

Maker. Phần mềm này có sẵn trong chương trình Window nhưng không phải ai cũng chú
ý tới nó. Các bạn chỉ cần nhấp chuột vào Start/ Program/Window Movie Maker, biểu
tượng là một cuộn phim. Phần mềm này cho phép các bạn làm giáo án như những đoạn
phim. Các bạn có thể đưa tranh ảnh, video, âm thanh, chữ viết vào bài giảng của mình và
làm hiệu ứng cho chúng thật sống động. Các bạn muốn tự ghi âm giọng kể truyện ngọt
ngào của mình để lồng vào đoạn phim? Thật đơn giản, các bạn chỉ cần kích vào biểu
tượng cái Micro và làm theo chỉ dẫn mà thôi. Không những thế các bạn còn có thể dễ
dàng in sao giáo án của mình ra đĩa VCD để dạy trên tivi mà không cần phải ra hiệu
Converter đâu. Các bạn hãy thử làm quen đi, các bạn sẽ thấy rất bất ngờ vì tính ứng dụng
đơn giản của Window Movie Maker.
b. Làm thế nào để in bài giảng điện tử từ Power Point sang đĩa VCD:
Bạn đã soạn xong một giáo án điện tử trên Power Point? Bạn muốn in chúng ra đĩa VCD
nhưng Power Point chỉ trình chiếu chứ không phải một đoạn phim, làm sao mà in ra đĩa
được? Tôi đã nghĩ ngay đến vấn đề là phải đổi đuôi. Nhưng khi tôi làm thử trên phần
mềm đổi đuôi thông thường thì không được. Câu hỏi này tôi đã trả lời được khi tôi gõ
một dòng chữ đơn giản vào Google là “converter Power Point to video”. Tôi đã được chỉ
dẫn tải phần mềm đổi đuôi từ file Power Point sang Video. Các bạn thấy đấy, nếu các bạn
thực sự say mê và nhiệt huyết với nghề, bạn sẽ có thể trả lời được bất kỳ câu hỏi nào bạn
muốn chỉ cần một cái “nhấp chuột”.
– Khi sử dụng các phần mềm giáo dục, bạn hãy chú ý, đừng nên quá lạm dụng vì nếu
không sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của bài giảng. Ví dụ như lựa chon phông chữ, màu
chữ, hiệu ứng hình ảnh…bạn nên chọn màu chữ và màu nền không qua tương phản, hiệu
ứng hình ảnh không quá rối nếu không học sinh của bạn sẽ nhức mắt và không thể chú ý
vào bài giảng được gây tác dụng ngược.
– Khi sắp xếp các Slide hãy sắp xếp đơn giản, hợp lý và luôn lưu ý đến mối liên kết giữa
chúng vì đôi khi một trục trặc nhỏ trong quá trình tiến hành bài giảng cũng có thể làm
cho bạn lúng túng, mất bình tĩnh. Quan trọng là bạn hãy tự tin.
– Các bạn hãy thường xuyên tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng kiến thức về CNTT.
Một số trang web hỗ trợ đắc lực cho giáo viên mầm non trong việc thiết kế các bài giảng
điện tử là giaovien.net, dayhocintel.org, mammon.edu.vn. Một số trang Web cho phép

bạn tìm kiếm nguồn tài nguyên khổng lồ để khai thác như Google.com.vn,
Download.com.vn…Bạn có thể tìm thấy vô số hình ảnh, video, âm thanh,…thậm chí cả
những phần mềm tin học hỗ trợ rất tuyệt vời cho việc thiết kế giáo án điện tử của bạn.
– Các nhà trường nên trang bị các thiết bị CNTT đồng bộ giữa máy tính, máy chiếu, bảng
tương tác hay các phần mềm và hướng dẫn chi tiết cho giáo viên cách sử dụng. Nhà
trường nên nối mạng internet, tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi và khai thác tài nguyên
trên internet.
– Các bài giảng bằng giáo án điện tử nên được các chuyên gia các nhà quản lí giáo dục
đưa ra các tiêu chí đánh giá chung để có cơ sở thẩm định, tạo ra thư viện các bài giảng
điện tử có chất lượng giúp giáo viên mầm non có cơ hội để học hỏi và tham khảo.
V/ Kết quả và những ảnh hưởng có sức lan toả:
1. Kết quả:
Sau khi nghiên cứu và ứng dụng CNTT trong dạy và học, tôi đã đạt được những kết quả
sau:
+ Những giáo án điện tử tôi sáng tạo được Ban giám hiệu đánh giá cao. Thư viện
giáo án điện tử của bản thân tôi đã có được hơn 41 giáo án khác nhau tạo nguồn cho bản
thân và đồng nghiệp sử dụng.
+ Môi trường tổ chức cho trẻ hoạt động được sự đồng tình ủng hộ của Ban giám
hiệu, đồng nghiệp, phụ huynh.
+ Đạt giải nhì hội thi “Giáo án điện tử” cấp Huyện. Có giáo án tham gia hội thi
“Giáo án điện tử” cấp Tỉnh.
+ Trẻ ngày càng hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động, các kỹ năng học
tập cần thiết được rèn luyện thường xuyên tạo nền tảng tốt cho trẻ, nhất là trẻ vào lớp 1.
+ Bản thân và đội ngũ giáo viên ngày càng ham muốn khám phá và sáng tạo nhiều
giáo án điện tử có chất lượng cao để vận dụng vào một số hoạt động của trẻ và trao đổi
học tập kinh nghiệm cùng đồng nghiệp.
2. Những ảnh hưởng có sức lan toả của sáng kiến:
– Việc ứng dụng CNTT trong dạy và học đã góp phần làm cho chất lượng chăm sóc
và giáo dục trẻ ngày một nâng cao, kiến thức về CNTT của cả cô và cháu trường MN
Bình Minh ngày một phát triển. Các thao tác với máy dễ dàng hơn, trẻ hứng thú hơn

trong các hoạt động nhất là các hoạt động có ứng dụng CNTT.
– Giáo viên ngày một hứng thú trong việc đưa bài giảng điện tử vào tiết dạy, kỹ
năng soạn và giảng dạy bằng máy ngày một cao, tiết kiệm thời gian cũng như công sức
trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học.
– Nhờ Ứng dụng CNTT mà công tác tuyên truyền đến các bậc phụ huynh cũng dễ
dàng hơn. Phụ huynh thích thú và rất bất ngờ khi thấy con mình được tiếp cận với công
nghệ hiện đại; nâng cao lòng tin đối với nhà trường.
– Các giáo án, bài giảng có ứng dụng CNTT của bản thân cũng như các giáo viên
trong trường khi đưa lên mạng Internet rất được ủng hộ và đó cũng là nguồn tư liệu cho
mọi người tham khảo.
VI/ Kết luận:
Đổi mới phương pháp dạy học trong ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói
riêng bằng ứng dụng CNTT là cả một quá trình lâu dài và đầy khó khăn thách thức. Nó
không chỉ đòi hỏi sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của nhà nước, ngành giáo dục đào
tạo và các trường mầm non mà còn đỏi hỏi sự say mê nhiệt huyết với nghề của đội ngũ
giáo viên mầm non. Để làm được điều này cần có sự chỉ đạo thống nhất và đoàn kết từ
nhà nước đến các ban ngành và các trường mầm non, góp phần làm đổi mới nội dung,
phương pháp, hình thức giáo dục và quản lý giáo dục mầm non. Bên cạnh đó, các cấp
ngành, trường học cần quan tâm đến cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên
mầm non để giúp họ có thể yên tâm phát huy năng lực, trau dồi lòng yêu nghề và thực
hiện tốt được yêu cầu của nhiệm vụ “Ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy
học.”./.

Có thể bạn quan tâm

  • Anh (chị) hãy vận dụng nguyên tắc tăng tiến vào thực tiễn tập luyện thể dục, thể thao? cho ví dụ?
  • Lịch học 2023-2024 sherbrooke
  • Luyện tập và vận dụng Lịch sử 6 trang 58
  • Unisa vinh danh Ngày khai mạc ứng dụng 2023
  • Vòng loại trực tiếp bóng đá đại học 2023 2024

Skkn ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bậc học mầm non

  • doc

  • 18

    trang

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH SƠN
TRƯỜNG MẦM NON VÀNH KHUYÊN
*************

Đề tài: ỨNG DỤNG CNTT TRONG GIẢNG DẠY
BẬC HỌC MẦM NON

Người thực hiện: Lê Thị Hải
Đơn vị công tác:Trường mầm non Vành Khuyên

Năm Học: 2011 – 2012
ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY
BẬC HỌC MẦM NON

* PHẦN I:
1. Đặt vấn đề:
Đất nước Việt Nam ta đang hoà nhập và phát triển cùng với thế giới
một nền kinh tế tri thức và một xã hội thông tin đầy khó khăn và thách thức.
Vì vậy việc đào tạo nguồn nhân lực về Công nghệ thông tin là rất quan
trọng. Chính vì thế bắt đầu từ năm 2008 đến nay bộ Giáo dục và đào tao đã
và đang triển khai cuộc vận động “ ứng dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy” ở tất cả các cấp trường từ đai học, cao đẳng cho đến THPT,
THCS, TH và cả bậc học mầm non.
Trẻ mầm non đang trong giai đoạn phát triển mạnh về cả thể chất, tinh
thần và trí tuệ. Lúc này trẻ rất tò mò, thích tìm tòi khám phá mọi thứ xung
quanh mình. Nhưng cũng chính thời điểm này trẻ lại còn non nớt chưa thể tự
mình tìm hiểu vấn đề mà cần có sự giúp đỡ, hướng dẫn của người lớn. Đặc
biệt hơn nữa trẻ rất thích xem phim hoạt hình, với những hình ảnh ngộ
nghĩnh, sống động, màu sắc sặc sỡ, các hình ảnh động của các nhận vật sẽ
tạo cho trẻ sự thích thú, trẻ sẽ tập trung chú ý nhiều hơn. Trên thực tế thì
hàng ngày trẻ ở trường, ở lớp tiếp cận với cô, với bạn chiếm thời gian đa số
từ 8 – 10 tiếng mỗi ngày, nên phần lớn trẻ chịu ảnh hưởng từ cô giáo, qua
các hoạt động như : hoạt động vui chơi, hoạt động học tập, giờ ăn, giờ
ngủ….. Chính vì vậy, là một cô giáo mầm non, bằng tất cả những gì mà tôi
đã được học về công nghệ thông tin tôi đã mạnh dạn đưa một số kiến thức,
kinh nghiệm và những hiểu biết ít ỏi của mình về việc soạn giảng giáo án
điện tử vào việc tổ chức các hoạt động cho trẻ ở lớp mình phụ trách ( lớp
mầm trường mầm non Vành Khuyện – Sơn Bình – Khánh Sơn – Khánh
Hoà) nhằm trao đổi kinh nghiệm với giáo viên trong trường nói riêng và
giáo viên trong ngành nói chung.
2. Sự cần thiết của ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục
mầm non:
– Hiện nay các trường mầm non có điều kiện đầu tư và trang bị Tivi,
đầu Video, xây dựng phòng đa năng với hệ thống máy tính và máy chiếu,
nối mạng internet. Một số trường còn trang bị thêm máy quay phim, chụp
ảnh,…tạo điều kiện cho giáo viên mầm non có thể ứng dụng CNTT vào
giảng dạy. Qua đó người giáo viên mầm non không những phát huy được tối
đa khả năng làm việc của mình mà còn trở thành một người giáo viên năng
động, sáng tạo và hiện đại, phù hợp với sự phát triển của người giáo viên
nhân dân trong thời đại CNTT.
-Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho
ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Công
nghệ thông tin phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của hàng loạt các phần

mềm giáo dục và có rất nhiều những phần mềm hữu ích cho người giáo viên
mầm non. Các phần mềm này rất tiện ích và trở thành một công cụ đắc lực
hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy trên máy tính, máy
chiếu, bảng tương tác cũng như trên các thiết bị hỗ trợ khác như Tivi, đầu
Video…vừa tiết kiệm được thời gian cho người giáo viên mầm non, vừa tiết
kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động,
hiệu quả của giờ dạy
-Có thể thấy ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm
non đã tạo ra một biến đổi về chất trong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo
dục mầm non, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa
giáo viên và học sinh.
* PHẦN II: Nội dung
I/ Giải quyết vấn đề:
1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
– Giai đoạn lứa tuổi mầm non trẻ phát triển mạnh mẽ về thể chất, trí
tuệ tinh thần, trẻ ham hiểu biết thích tìm tòi mọi thứ xung quanh. Dưới sự
hướng dẫn của cô giáo trẻ sẽ lĩnh hội kiến thức được chính xác, đầy đủ hơn.
Chính vì vậy mà hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ ngày càng phong
phú, hấp dẫn càng gây hứng thú thu hút trẻ, trẻ càng dể tiếp thu, dễ nhớ lâu
quên, nhẹ nhàng lĩnh hội kiến thức.
– Hơn thế nữa ngày nay ứng dụng tin học vào đời sống ngày càng rộng
rãi nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là việc rất cần thiết
và được khuyến khích rất nhiều.
2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề:
– Thực hiện sự chỉ đạo của Sở giáo dục – Đào tạo, phòng đào tạo
Khánh Sơn, trường mầm non Vành Khuyên tiếp tục thực hiện đổi mới hình
thức giáo dục cho trẻ mầm non giúp trẻ được phát triển toàn diện.
– Đẩy mạnh đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy để có nhiều hình
thức tổ chức cho trẻ hoạt động.
– Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi giáo viên luôn phải tìm tòi, sáng tạo, tự học
hỏi bồi dưỡng bản thân để luôn đổi mới hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động.
* Ưu điểm:
– Phương pháp dạy học bằng CNTT trong giáo dục mầm non tạo ra
một môi trường dạy học tương tác cao, sống động, hứng thú và đạt hiệu quả
cao của quá trình dạy học đa giác quan cho trẻ.
– Nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân
thực,sống động, phong phú. Trong bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với
những hiện tượng tự nhiên, xã hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế.

-Giáo viên mầm non có thể chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài
nguyên giáo dục qua mạng thông tin truyền thông, Internet,…Nguồn tài
nguyên vô cùng phong phú với hình ảnh, âm thanh, văn bản, phim…sống
động tự nhiên tác động tích cực đến sự phát triển trí tuệ của trẻ mầm non
cũng như ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách toàn diện ở trẻ.
– Tiết kiệm được thời gian cho giáo viên và chi phí cho trường mầm
non.
* Khó khăn và thách thức:
– Kinh phí đầu tư các thiết bị CNTT nhằm phục vụ cho công tác giảng
dạy ứng dụng CNTT trong các trường mầm non là rất lớn. Vì thế không phải
trường mầm non nào cũng đủ kinh phí để đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ
thông tin cho giáo viên mầm non.
-Tuy máy tính điện tử mang lại nhiều tiện ích cho việc giảng dạy của
giáo viên mầm non nhưng công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế
hoàn toàn cho các phương pháp trực quan khác của người giáo viên. Đôi lúc
vì là máy móc nên nó có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho quá trình
tiến trình bài giảng như là mất điện, máy bị treo, bị virus…và mỗi khi có sự
cố như vậy người giáo viên khó có thể hoàn toàn chủ động điều khiển tiến
trình bài giảng theo như ý muốn.
-Việc ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học
ở giáo dục mầm non còn đang ở giai đoạn đầu nên vẫn còn nhiều tồn tại hạn
chế vì vậy vẫn chưa phát huy được hiệu quả tối đa của nó.
-Việc kết nối và sử dụng khai thác tiện ích của công nghệ mạng máy
tính và mạng Internet chưa được các trường mầm non thực hiện một cách
triệt để và có chiều sâu.
3. Tính cấp thiết của vấn đề:
“ Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Mỗi trẻ em hôm nay là một chủ
nhân tương lai của đất nước. Để trẻ có nền móng vững chắc ngay từ nhỏ
buộc người giáo viên phải tích cực tìm tòi, học hỏi để luôn sáng tạo, đổi mới
cách tổ chức các hoạt động cho trẻ. Nhằm tạo cơ hội tốt nhất để trẻ được
tham gia vào các hoạt động, trẻ tiếp thu kiến thức một cách chủ động, giúp
trẻ phát triển toàn diện cả về thể lực và trí tuệ.
Trước đây để dạy 1 hoạt động kể truyện cho trẻ, cần sử dụng tranh
ảnh minh hoạ cho câu truyện đó, nhưng không phải giáo viên nào cũng có
năng khiếu vẽ, tô màu, vì vậy để chuẩn bị được một tiết dạy kể truyện là rất
vất vả. Mặc dù vẽ đẹp, hình ảnh đẹp nhưng cho trẻ quan sát tranh thì sự thu
hút và hấp dẫn cháu chưa được cao . Nhưng giờ đây nhờ có công nghệ thông

tin, chỉ cần lên mạng down những hình ảnh sống động, âm thanh thực hiện
ra trước mắt trẻ, làm trẻ hứng thú hơn, hiệu quả giảng dạy sẽ đạt cao hơn.
Với những hình thức cho trẻ hoạt động như: cho trẻ quan sát tranh vẽ,
cô hát cho trẻ nghe, trẻ bắt chước cô đã trở nên quá quen thuộc đối với trẻ
làm trẻ nhàm chán nên hiệu quả giờ học không cao. Cần phải có những điều
mới lạ để thu hút sự tập trung chú ý của trẻ. Trong khi đó công nghệ thông
tin lại đang phát triển rất nhanh mà những ứng dụng của nó rộng rãi và thiết
thực cho đời sống. Chính vì vậy mà sử dụng tin học vào tổ chức các hoạt
động cho trẻ mầm non sẽ tạo ra những điều mới lạ kích thích sự tò mò của
trẻ, trẻ sẽ tập trung chú ý, hiệu quả của tiết học sẽ rất tốt.
Ví dụ như đối với tiết dạy kể truyện:
* Trước đây: cô giáo phải chuẩn bị tranh vẽ tranh, tô màu, có những
cô giáo vẽ đẹp thì tốt nhưng cũng có những cô giáo vẽ không được đẹp cho
lắm thì rất vất vả cho các cô, khi cô kể truyện cho trẻ nghe thì phải ngồi lật
từng trang, vừa mất nhiều thời gian mà không gây hứng thú cho trẻ.

* Bây giờ nhờ áp dụng CNTT: chỉ cần “nhấp chuột” là những hình
ảnh sống động, âm thanh thực về câu truyện cứ lần lượt xuất hiện theo nội
dung câu chuyện,cô giáo cũng đỡ vất vả hơn, chỉ cần lên mạng tải những
hình ảnh, âm thanh về câu truyện, khi cô kể và kết hợp cho trẻ xem tranh
ảnh trên màn hình chiếu sẽ làm cháu hứng thú hơn, trẻ tiếp thu nhanh hơn,
hiểu nội dung câu truyện nhanh hơn.

4. Quá trình thực hiện, tổ chức hoạt động ứng dụng CNTT để đổi
mới phương pháp dạy học trong Trường mầm non Vành Khuyên:
-Thông qua những giờ học có áp dụng công nghệ thông tin và sử dụng
các bài giảng điện tử, những hình ảnh đẹp, hành vi đẹp, những kỹ năng sống
được chuyển tới trẻ em một cách nhẹ nhàng và sống động; góp phần hình
thành ở các em nhận thức về cái đẹp, biết yêu cái đẹp, mong muốn tạo ra cái
đẹp trong cuộc sống và những kỹ năng sống cần thiết đối với lứa tuổi mầm
non. Không những thế, năng lực và lòng yêu nghề của đội ngũ giáo viên
Trường Mầm non Vành Khuyên không ngừng được trau dồi và phát triển.
Góp phần tích cực trong việc giáo dục cái đẹp, kỹ năng sống cho trẻ em.
-Trẻ em hào hứng, chủ động và sáng tạo trong giờ học, phù hợp với
đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em
-Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin; chất lượng chăm sóc, giáo dục
trẻ em ở Trường Mầm non Vành Khuyên ngày càng được nâng cao; góp
phần quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, xuất phát từ lòng đam mê

nghề nghiệp của giáo viên với một mục tiêu duy nhất “Tất cả vì học sinh
thân yêu” và “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
II.Các biện Pháp đã tiến hành:
1. Làm quen với phần mềm Window Movie Maker:
Khi tôi tự mình học và nghiên cứu trên máy tính, tôi đã phát hiện ra
một công cụ soạn giáo án điện tử khá tiện ích với giáo viên mầm non đó là
Phần mềm Window Movie Maker. Phần mềm này có sẵn trong chương trình
Window nhưng không phải ai cũng chú ý tới nó. Các bạn chỉ cần nhấp chuột
vào Start/ Program/Window Movie Maker, biểu tượng là một cuộn phim.
Phần mềm này cho phép các bạn làm giáo án như những đoạn phim. Các
bạn có thể đưa tranh ảnh, video, âm thanh, chữ viết vào bài giảng của mình
và làm hiệu ứng cho chúng thật sống động. Các bạn muốn tự ghi âm giọng
kể truyện ngọt ngào của mình để lồng vào đoạn phim? Thật đơn giản, các
bạn chỉ cần kích vào biểu tượng cái Micro và làm theo chỉ dẫn mà thôi.
Không những thế các bạn còn có thể dễ dàng in sao giáo án của mình ra đĩa
VCD để dạy trên tivi mà không cần phải ra hiệu Converter đâu. Các bạn hãy
thử làm quen đi, các bạn sẽ thấy rất bất ngờ vì tính ứng dụng đơn giản của
Window
Movie Maker.

2. Sử dụng phần mềm powerpoint tổ chức cho trẻ khám phá môi
trường xung quanh.
Môi trường xung quanh đối với trẻ vô cùng rộng lớn, khó hiểu, trẻ lại
rất tò mò hiếu động, trẻ luôn đặt ra vô vàn câu hỏi: Nó là cái gì? Nó như thế
nào? Vì sao nó lại như vậy?… Do vậy việc tổ chức cho trẻ khám phá môi
trường xung quanh cần được linh hoạt, hệ thống, khoa học với những màu
sắc sặc sở, hình ảnh rõ nét, âm thanh “ thật” thì sẽ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức
một cách nhẹ nhàng, trẻ thoãi mãn được thắc mắc của mình. Trên thực tế có
nhiều giờ hoạt động làm quen với môi trường xung quanh, giáo viên không
thể có đủ điều kiện để cho trẻ được cầm nắm hay quan sát trực tiếp.
Ví dụ: Quan sát một số con vật sống trong rừng. Nếu chỉ quan sát
tranh thì tiết học sẽ trở nên đơn điệu, trẻ sẽ nhàm chán, hiệu quả của giờ học
sẽ có phần hạn chế. Nhưng nếu cô sử dụng phần mềm powerpoint cho trẻ
quan sát các con vật đang chuyển động, với những hình ảnh “thật” thì trẻ sẽ
rất thích thú, tập trung chú ý, giờ học sẽ đạt kết quả như mong muốn.
Mục đích: Giúp trẻ nắm được kiến thức: Trẻ biết tên gọi, các bộ phận,
đặc trưng nơi sinh sống, điều kiện sống của con vật.
Với những màu sắc đẹp mắt, hình ảnh rỏ nét gây hứng thú cho trẻ, trẻ
sẽ dễ nhớ lâu quên.
Trẻ biết tự chăm sóc, bảo vệ bản thân trước những con vật hung dữ,
biết yêu thương chăm sóc cây cối, vật nuôi.
Khi cho trẻ quan sát một số động vật sống trong rừng ( con voi, con
gấu, con khỉ)
Giúp trẻ biết tên gọi, đặc trưng, môi trường sống của các con vật sống
trong rừng. Trẻ biết nguồn thức ăn của chúng, tránh xa chúng, không đến
quá gần.
Chuẩn bị: Lên mạng vào trang “ động vật sống trong rừng” coppy
hình ảnh con voi, con gấu, con khỉ
Vào phần poerpoint chon slide show tạo trang trình diễn cho từng con
vật xuất hiện có gắn tên tương ứng với con vật đó.

3. Sử dụng phần mềm Painter hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình:
Hoạt động tạo hình với trẻ mầm non là rất cần thiết, nó giúp trẻ củng
cố được kiến thức của MTXQ phát huy trí tưởng tượng, kỷ năng quan sát, óc
thẫm mỹ. Dạy trẻ có kỷ năng vẽ, xé dán…
Một điều không thể thiếu trong các giờ tạo hình của trẻ là tranh( vật)
mẫu của cô. Với những bức tranh cô vẽ trêm giấy, tô màu sáp ( màu nước)
đã thành quen thuộc đối với trẻ, nó mờ nhạt không sặc sở như tranh vẽ trên
vi tính. Những bức tranh vẽ có hình ảnh rõ nét màu sắc hài hoà sẽ thu hút sự
chú ý của trẻ, trẻ sẽ nhớ lâu, kích thích trí tưởng tượng, óc sáng tạo cho trẻ.
Ví dụ: Hướng dẫn trẻ vẽ con gà trống
Mục đích: Trẻ vẽ được con gà trống, biết đặc điểm đặc trưng của con
gà trống. Biết chăm sóc bảo vệ con gà trống.
Chuẩn bị: Lên mạng vào trang “ động vật” coppy con gà trống
Cô vẽ đầu gà, mình gà, mỏ, chân, cánh, đuôi..
Cho xuất hiện lần lượt từng bộ phận của con gà: đầu gà, thân gà, chân
gà, mỏ gà, đuôi gà, cánh gà, mào gà…
Lồng nhạc “ con gà trống”

4. Tổ chức hoạt động âm nhạc:
Mục đích: Giáo dục âm nhạc cho trẻ nhằm cung cấp cho trẻ những
kiến thức ban dầu về âm nhạc, sự uyển chuyển, nhịp nhàng của âm nhạc,
dạy trẻ kỷ năng lắng tai nghe, hát đúng theo nhạc, vận động theo nhạc.
Trong khi đó có nhiều bài cô hát không chuẩn nhật là những bài cô hát cho
trẻ nghe.
Trẻ rất thích nghe hát và được hát theo.
Khi sử dụng những bài hát trên băng đĩa cho trẻ nghe trẻ rất thích thú, hào
hứng tham gia biểu diễn để thể hiện mình như là ca sĩ.

Chuẩn bị: Lên mạng chọn những bài hát theo ý thích, tải nhạc, coppy
vào đĩa CD, USB…
Tiến hành:
Cô hát mẫu, giảng nội dung bài hát
Mở đĩa cho trẻ nghe, Cô giới thiệu tên bài hát, tác giả, mở đĩa cho trẻ
nghe
Kết quả:
Thu hút 100% trẻ tham gia tích cực giờ âm nhạc
97% trẻ hát thuộc những bài hát trong chương trình
95% trẻ vận động được theo nhạc
5. Tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với Toán:
Hoạt động làm quen với Toán cung cấp cho trẻ kỷ năng nhận biết so
sánh màu sắc, hình dạng, kích thước, tạo nhóm các sự vật hiện tượng.
Ví dụ: Đếm từ 1 đến 5 ( ở chủ đề phương tiện giao thông)
Mục đích:
Trẻ biết đếm từ 1-5 số lượng các đối tượng: ô tô, xe đạp, xe máy, tàu
lửa, thuyền buồm.
Nhận biết một số PTGT tên gọi, nơi hoạt động: đường bộ, đường sắt,
đường thuỷ.
Chuẩn bị: Coppy những hình ảnh ôtô, xe máy, thuyền, tàu thủy. Vào
slide show tạo trang trình diễn cho các PTGT xuất hiện theo ý muốn
+ Nhận biết chữ số: tạo hiệu ứng cho chữ số và các phương tiện giao
thông
+ Xuất hiện các phương tiện giao thông cho trẻ đếm
+ Xuất hiện chữ số…

III/ Kết quả thực hiện:
Với việc sử dụng phần mềm tin học kết hợp đồ dùng đồ chơi sẵn có,
tự tạo của lớp, tôi đã tổ chức cho trẻ những giờ hoạt động hấp dẫn, thu hút
sự tập trung chú ý của trẻ
100% trẻ tích cực tham gia hoạt động
96% trẻ đạt được mục đích, yêu cầu của tiết dạy
Tóm lại: Có rất nhiều hình thức để tạo ra các giờ hoạt động hấp dẫn
cho trẻ và việc sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cho trẻ mầm non
là rất bổ ích đem lại hiệu quả cao.
IV/ Bài học kinh nghiệm:
– Thực hiện chương trình đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ mầm
non được tiếp cận với công nghệ thông tin hiện nay là một vấn đề quan trọng
và cần thiết .Do đó các hoạt động cho trẻ tham gia cần mới lạ hấp dẫn lôi
cuốn trẻ. Chính vì vậy đòi hỏi tôi cần tích cực tìm tòi học hỏi thêm nhiều

hơn nữa để ứng dụng được nhiều phần mềm tin học khác vào trong công tác
chăm sóc và giáo dục trẻ.
– Khi sử dụng các phần mềm giáo dục, bạn hãy chú ý, đừng nên quá
lạm dụng vì nếu không sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của bài giảng. Ví dụ như
lựa chọn phông chữ, màu chữ, hiệu ứng hình ảnh…bạn nên chọn màu chữ và
màu nền không quá tương phản, hiệu ứng hình ảnh không quá rối nếu không
học sinh của bạn sẽ nhức mắt và không thể chú ý vào bài giảng được gây tác
dụng ngược.
– Khi sắp xếp các Slide hãy sắp xếp đơn giản, hợp lý và luôn lưu ý đến
mối liên kết giữa chúng vì đôi khi một trục trặc nhỏ trong quá trình tiến hành
bài giảng cũng có thể làm cho bạn lúng túng, mất bình tĩnh. Quan trọng là
bạn hãy tự tin.
– Các bạn hãy thường xuyên tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng kiến
thức về CNTT. Một số trang web hỗ trợ đắc lực cho giáo viên mầm non
trong việc thiết kế các bài giảng điện tử là www.giaoan.violet.vn;
www.bachkim.vn;
www.giaoviet.net;
www.dayhocintel.org,
www.mammon.edu.vn . Một số trang Web cho phép bạn tìm kiếm nguồn tài
nguyên khổng lồ để khai thác như www.Google.com.vn ,
www.download.com.vn …Bạn có thể tìm thấy vô số hình ảnh, video, âm
thanh,…thậm chí cả những phần mềm tin học hỗ trợ rất tuyệt vời cho việc
thiết kế giáo án điện tử của bạn.
-Các nhà trường nên trang bị các thiết bị CNTT đồng bộ giữa máy
tính, máy chiếu, bảng tương tác hay các phần mềm và hướng dẫn chi tiết cho
giáo viên cách sử dụng. Nhà trường nên nối mạng internet, tạo điều kiện cho
giáo viên học hỏi và khai thác tài nguyên trên internet.
-Các bài giảng bằng giáo án điện tử nên được các chuyên gia các nhà
quản lí giáo dục đưa ra các tiêu chí đánh giá chung để có cơ sở thẩm định,
tạo ra thư viện các bài giảng điện tử có chất lượng giúp giáo viên mầm non
có cơ hội để học hỏi và tham khảo.
* PHẦN III: Kiến nghị
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới và phát triển về công nghệ
thông tin ở tất cả các ngành,các nghề và công tác giáo dục cũng đang được
đặt lên hàng đầu để đào tạo ra những con người mới.Chính vì vậy tôi mong
được sự quan tâm của các cấp, các ngành, tạo điều kiện về cơ sở vật chất
kinh phí để nhà trường được mua sắm thêm những đồ dùng đồ chơi cần thiết
cho trẻ để trẻ được học trong môi trường tốt nhất.
Hiện nay tất cả các trường mầm non trên địa bàn huyện Khánh Sơn
đều đã thực hiện kinh phí tự chủ, trong đó có trường mầm non Vành Khuyên
nơi mà Tôi đang công tác hiện giờ thì máy chiếu chưa có, mỗi lần muốn lên

tiết dạy phải đi mượn ở UBND xã, rất khó khăn cho các cô giáo khi mà
muốn đưa CNTT vào công tác giảng dạy ở trường.
Tôi kính mong Phòng Giáo dục, sở GD tham mưu với lãnh đạo Tỉnh
cho nhà trường được tự mua sắm đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất cần
thiết như: máy chiếu, máy tính… để đưa CNTT trong giảng dạy phục vụ tốt
nhất cho thế hệ trẻ tương lai của đất nước.
Mong Ban Lãnh đạo Phòng giáo dục và nhà trường tạo điều kiện
nhiều hơn nữa như: Tổ chức các lớp chuyên đề sử dụng bằng giáo án điện tử
để giáo viên có cơ hội được học tập,trau đổi kinh nghiệm.Cho giáo viên đi
tham quan, dự giờ học tập các các tiết dạy mẫu của trường bạn trong Huyện,
Tỉnh.
*.LỜI KẾT:
Đổi mới phương pháp dạy học trong ngành giáo dục nói chung và
giáo dục mầm non nói riêng bằng ứng dụng CNTT là cả một quá trình
lâu dài và đầy khó khăn thách thức. Nó không chỉ đòi hỏi sự quan tâm
đầu tư về cơ sở vật chất của nhà nước, ngành giáo dục đào tạo và các
trường mầm non mà còn đỏi hỏi sự say mê nhiệt huyết với nghề của đội
ngũ giáo viên mầm non. Bên cạnh đó mong các cấp ngành, trường học
cần quan tâm đến cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên
mầm non để giúp họ có thể yên tâm phát huy năng lực, trau dồi lòng
yêu nghề và thực hiện tốt được yêu cầu , nhiệm vụ của việc “ứng dụng
CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học.” ở ngành giáo dục nói
chung và ngành học mầm non nói riêng trong xu thế hiện nay.

Xác nhận của nhà trường

Sơn Bình, ngày 23/03/2012
Người viết

Lê Thị Hải

MỤC LỤC
Phần I: Phần mở đầu
1. Đặt vấn đề
2. sự cần thiết của ứng dụng CNTT trong giảng dạy
Phần II: Nội dung
I/ Giải quyết vấn đề
1. Cơ sở lý luận
2. Cơ sở thực tiễn
3. Tính cấp thiết của vấn đề
4. Quá trình thực hiện, tổ chức hoạt động ứng dụng CNTT
II/ Các biện pháp đã tiến hành
1. Làm quen với phần mềm Window Movie Maker:
2. Sử dụng phần mềm powerpoint tổ chức cho trẻ khám phá
môi trường xung quanh.
3. Sử dụng phần mềm Painter hướng dẫn trẻ hoạt động tạo
hình:
4. Tổ chức hoạt động âm nhạc:
5. Tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với Toán
III/ Kết quả thực hiện
IV/ Bài học kinh nghiệm
Phần III: Kiến nghị và kết luận
* Kiến nghị
* Lời kết

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH SƠN
TRƯỜNG MẦM NON VÀNH KHUYÊN
*************

Đề tài: ỨNG DỤNG CNTT TRONG GIẢNG DẠY
BẬC HỌC MẦM NON

Người thực hiện: Lê Thị Hải
Đơn vị công tác:Trường mầm non Vành Khuyên

Năm Học: 2011 – 2012

CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÀI

CNTT: công nghệ thông tin
Mtxq: Môi trường xung quanh
Thpt: Trung học phổ thông
Thcs: Trung học cơ sở
Th: Tiểu học
GD: Giáo dục

Tải về bản full

SKKN: Một số giải pháp nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT cho giáo viên mầm non

Đối với ngành Giáo dục – Đào tạo đặc biệt là Giáo dục mầm non, CNTT là phương tiện hữu ích góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học. Việc ứng dụng CNTT trong chăm sóc giáo dục trẻ được xem là ưu tiên hàng đầu của ngành Giáo dục mầm non. » Xem thêm

Trong những năm qua ngành giáo dục mầm non đã triển khai việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động chăm sóc giáo dục và các hoạt động khác một cách tích cực về mọi mặt và đã gặt hái được nhiều thành quả đáng khích lệ. Vì vậy xin mời thầy cô tham khảo sáng kiến kinh nghiệm một số giải pháp nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT cho giáo viên mầm non.
» Thu gọn

Chủ đề:

  • Công nghệ thông tin ở mầm non
  • Nâng cao chất lượng giáo dục
  • Kinh nghiệm dạy mầm non
  • Sáng kiến kinh nghiệm mẫu giáo
  • Sáng kiến kinh nghiệm mầm non
  • Sáng kiếm kinh nghiệm

Download

Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
    ĐỀ TÀI:
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
    ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
    CHO GIÁO VIÊN MẦM NON
    1
  2. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.
    1. Lý do chọn đề tài.
    Ngày nay với sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ nói chung
    của ngành tin học nói riêng, với những tính năng ưu việt, sự tiện dụng và ứng
    dụng rộng rãi, tin học ngày nay là một phần không thể thiếu được của nhiều
    ngành trong công cuộc xây dựng và phát triển xã hội. Hơn thế nữa nó còn đi sâu
    vào đời sống của con người. Tin học đã thâm nhập khá mạnh mẽ vào Việt Nam,
    nhiều lĩnh vực hoạt động từ lĩnh vực quản lý hành chính, quản lý kinh tế, tự
    động hóa công nghiệp …đến các lĩnh vực giáo dục và đào tạo đều có thay đổi
    đáng kể nhờ ứng dụng tin học. Máy tính là công cụ cần thiết đối với con người
    trong thời đại ngày nay. Mọi loại thông tin, số liệu âm thanh, hình ảnh có thể
    được đưa về dạng kỹ thuật số để bất kỳ máy tính nào cũng có thể lưu trữ, xử lý
    và chuyển tiếp cho nhiều người. Những công cụ và sự kết nối của thời đại kỹ
    thuật số cho phép chúng ta dễ dàng thu thập, chia sẻ thông tin và hành động trên
    cơ sở những thông tin này theo phương thức hoàn toàn mới, kéo theo hàng loạt
    sự thay đổi về các quan niệm, các tập tục, các thói quen truyền thống, và thậm
    chí cả cách nhìn các giá trị trong cuộc sống. Công nghệ thông tin là một trong
    các động lực quan trọng nhất của sự phát triển…ứng dụng và phát triển công
    nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và
    tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện
    đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh
    nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất
    lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng… CNTT đi vào
    cuộc sống sẽ lan toả đến mọi nơi, mọi lĩnh vực, máy tính sẽ có mặt ở khắp mọi
    nơi, việc kết nối mạng cũng trở nên dễ dàng và thuận tiện nhất cho tất cả mọi
    người dân. Vì vậy với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin hiện
    nay, quốc gia nào, dân tộc nào nhanh chóng nắm bắt và làm chủ được công nghệ
    thông tin thì sẽ khai thác được nhiều hơn, nhanh hơn lợi thế của mình. Và cũng
    chính từ đây nảy sinh một thách thức rất lớn đối với các nước đang phát triển
    như nước ta đó là làm thế nào để phát huy được thế mạnh của CNTT thúc đẩy sự
    phát triển của xã hội mà không mất đi văn hoá truyền thống quý báu của dân tộc
    trong đó có sự góp mặt của nền giáo dục.
    Đối với ngành Giáo dục – Đào tạo đặc biệt là Giáo dục mầm non, CNTT
    là phương tiện hữu ích góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng
    dạy học. Việc ứng dụng CNTT trong chăm sóc giáo dục trẻ được xem là ưu tiên
    hàng đầu của ngành Giáo dục mầm non. Trong những năm qua ngành giáo dục
    mầm non đã triển khai việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động chăm sóc giáo
    dục và các hoạt động khác một cách tích cực về mọi mặt và đã gặt hái được
    nhiều thành quả đáng khích lệ. Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành
    giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo
    nguồn nhân lực CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào chăm sóc giáo dục trẻ.
    Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo
    2
  3. dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Công nghệ thông tin
    phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của hàng loạt các phần mềm giáo dục và
    có rất nhiều những phần mềm hữu ích cho người giáo viên mầm non như Bộ
    Office, Flash, Photoshop, Converter, Kidspix, Kidsmart, Nutrikids, Happykids…
    Các phần mềm này rất tiện ích và trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc
    thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy trên máy tính, máy chiếu, bảng tương tác
    cũng như trên các thiết bị hỗ trợ khác như Tivi, đầu Video…vừa tiết kiệm được
    thời gian cho người giáo viên mầm non, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà
    trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hấp dẫn của giờ dạy. Nếu trước
    đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu
    tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng CNTT giáo viên có
    thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ
    động quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử. Chỉ cần đánh vào
    “google” những gì chúng ta cần là đã có cả một kho tư liệu cho chúng ta lựa
    chọn là những hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc,
    những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc, những bản nhạc
    hay dành cho trẻ hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động trong
    cuộc sống ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ vì
    được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng. Đây có thể
    coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ,
    vừa thực hiện được nguyên lý giáo dục của Vưgotxki ” Dạy học lấy học sinh
    làm trung tâm” một cách dễ dàng. Có thể thấy ứng dụng của công nghệ thông tin
    trong giáo dục mầm non đã tạo ra một biến đổi về chất trong hiệu quả giảng dạy
    của ngành giáo dục mầm non, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương
    tác cao giữa giáo viên và trẻ.
    Ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tức là
    cho trẻ được tiếp cận với môi trường đa phương tiện kết hợp hình ảnh, video,
    camera, âm thanh, chữ cái…được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn
    nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan. Kỹ thuật đồ họa
    cao có thể mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng thiên nhiên, các hình ảnh sống
    động mà theo phương pháp truyền thống thì khó mà thực hiện được như sự lớn
    lên của cây, quá trình hình thành mưa, hay quá trình nở của sâu…Đặc biệt sử
    dụng tin học vào tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non sẽ tạo ra những điều
    mới lạ kích thích sự tò mò, trí tưởng tượng của trẻ đáp ứng với yêu cầu“Đổi mới
    căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện
    đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
    nhập quốc tế”. Học tập cùng máy tính giúp trẻ sẽ dễ dàng học được các khái
    niệm và tăng cường sự phối hợp mắt và tay, nâng cao hiểu biết xã hội. Thông
    qua việc ứng dụng CNTT trẻ được học tập vui chơi theo hướng phát huy tính
    tích cực học tập của trẻ và làm phong phú hơn kỹ năng dạy học. Các trò chơi
    KidSmart của IBM có tính giáo dục cao, hấp dẫn, kích thích nhận thức của trẻ,
    tạo điều kiện phát triển các kỹ năng nhóm: giao tiếp, chia sẻ, tự giải quyết vấn
    3
  4. đề. Và các phần mềm khác như kidspix, happykids… góp phần không nhỏ trong
    sự phát triển của trẻ.
    Là một giáo viên mầm non đang giảng dạy ở Trường mầm non Tề Lỗ tôi
    nhận thấy được việc giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao
    trình độ chuyên môn và kiến thức tin học cho bản thân có tác dụng to lớn trong
    giáo dục để tổ chức các hoạt động nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện như: trí tuệ,
    đạo đức, thẩm mỹ, tình cảm kĩ năng xã hội… Mặt khác, ứng dụng công nghệ
    thông tin sẽ nâng cao chất lượng học tập của trẻ trẻ được học qua máy tính một
    cách tích cực, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học phù hợp với
    chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Nhưng trên thực tế việc ứng dụng
    CNTT ở trường mầm non Tề Lỗ nói riêng và các trường mầm non nói chung thì
    việc ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non mới chỉ là những bước đi đầu tiên
    còn nhiều hạn chế, Việc sử dụng CNTT hỗ trợ công tác giảng dạy còn nhiều vấn
    đề bất cập: Lạm dụng công nghệ, sử dụng công nghệ chưa thích hợp, không gắn
    với đặc thù của trẻ mầm non, dẫn đến phá vỡ các nguyên tắc dạy học tích cực
    giáo viên còn thụ động trong công tác tự bồi dưỡng, các bài giảng còn mang tính
    hình thức dập khuân chưa có tính sáng tạo, phương pháp tổ chức cho trẻ hoạt
    động còn cứng nhắc chưa linh hoạt, Giáo viên ngần ngại tiếp nhận và sử dụng
    thiết bị hiện đại, hạn chế về ngoại ngữ cũng là một trở ngại cho giáo viên tiếp
    cận với CNTT… cho nên việc ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non hiệu
    quả chưa cao. Từ những thực tế trên tôi quyết định chọn đề tài “ Một số giải
    pháp nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT cho giáo viên mầm non ”. Tôi hy
    vọng rằng với tâm huyết của mình sẽ góp phần nhỏ bé nâng cao được chất lượng
    ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên Trường mầm non Tề Lỗ nói riêng
    và giáo viên mầm non nói chung.
    2. Mục đích nghiên cứu.
    Trên cơ sở tìm hiểu lý luận, thực tiễn đề tài nhằm đánh giá thực trạng, tìm
    ra các giải pháp” Nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT cho giáo viên mầm
    non” .
    Trong quá trình nghiên cứu đề tài giúp tôi hiểu rõ hơn về ứng dụng CNTT
    vào tổ chức các hoạt động giáo dục, tích luỹ thêm kiến thức cho bản thân đồng
    thời chia sẻ kinh nghiệm của mình cho đồng nghiệp. Cũng như giúp trẻ tiếp cận
    với công nghệ thông tin một cách tích cực.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
    Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về việc ứng dụng CNTT trong tổ
    chức các hoạt động giáo dục.
    Tìm hiểu những khó khăn của giáo viên khi ứng dụng công nghệ thông tin
    vào tổ chức các hoạt động giáo dục.
    Đưa ra một số kinh nghiệm khi ứng dụng CNTT trong các hoạt động giáo
    dục trẻ.
    4
  5. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc ứng dụng CNTT và đẩy
    mạnh ứng dụng CNTT cho giáo viên mầm non.
    4. Đối tƣợng nghiên cứu.
    Đối tượng: Các phần mềm ứng dụng CNTT vào chương trình giáo dục
    mầm non.
    Thực hiện trên giáo viên trường mầm non Tề Lỗ – huyện Yên Lạc – tỉnh
    Vĩnh Phúc.
    5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
    Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã lựa chọn, sử dụng nhiều phương
    pháp như sau:
    Phương pháp nghiên cứu lý luận
    Đọc và sử dụng các tài liệu, sách báo, tạp chí giáo dục mầm non, mạng
    internet có liên quan đến đề tài.
    Phương pháp quan sát.
    Quan sát các hoạt động của cô và trẻ trong trường mầm non để nhận biết
    về khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên mầm non.
    Phương pháp đàm thoại:
    Đàm thoại với giáo viên và trẻ để tìm hiểu về công nghệ thông tin và việc
    ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non.
    Phương pháp kiểm tra khả năng tiếp thu bài của trẻ ở những giờ có sử
    dụng bài soạn giảng giáo án điện tử và những giờ sử dụng theo phương pháp
    soạn giảng truyền thống.
    Phương pháp tổng kết, đúc kết kinh nghiệm thông qua hoạt động của bản
    thân và đồng nghiệp.
    6. Giới hạn nghiên cứu.
    Đề tài tập trung chủ yếu vào nghiên cứu ứng dụng các phần mềm công
    nghệ thông tin của giáo viên, thực hiện việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động
    giáo dục trẻ ở trường mầm non Tề Lỗ – huyện Yên Lạc – tỉnh Vĩnh Phúc.
    7. Kế hoạch nghiên cứu đề tài.
    Mỗi tuần tôi dự giờ đồng nghiệp 2 lần để rút ra bài học cho bản thân đồng
    thời học tập những kinh nghiệm của đồng nghiệp đã làm được để áp dụng vào tổ
    chức các hoạt động giáo dục.
    Đồng thời tôi dành 8 h mỗi tuần để nghiên cứu qua các tài liệu sách báo
    có liên quan đến kiến thức tin học và tự bồi dưỡng qua mạng internet về cách sử
    dụng các phần mềm liên quan đến giáo dục đặc biệt là giáo dục mầm non từ đó
    lựa chọn và ứng dụng vào quá trình chăm sóc giáo dục trẻ sao cho phù hợp nhất.
    Từ điều kiện thực tế của nhà trường và bản thân nên đề tài bắt đầu thực
    hiện nghiên cứu từ tháng 08/2010 kết thúc đến tháng 08/2013.
    5
  6. PHẦN II. NỘI DUNG.
    A. Cơ sở lí luận của việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy của giáo viên .
    1. Khái niệm về công nghệ thông tin:
    Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ Thông tin được hiểu và định nghĩa
    trong nghị quyết Chính phủ 49/CP ngày 04/08/1993: “Công nghệ thông tin là
    tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện
    đại – chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử
    dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng
    trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”.
    Thuật ngữ “Công nghệ Thông tin” xuất hiện lần đầu vào năm 1958 trong
    bài viết xuất bản tại tạp chí Harvard Business Review. Hai tác giả của bài viết,
    Leavitt và Whisler đã bình luận: “Công nghệ mới chưa thiết lập một tên riêng.
    Chúng ta sẽ gọi là công nghệ thông tin (Information Technology – IT).”
    Các lĩnh vực chính của công nghệ thông tin bao gồm quá trình tiếp thu, xử
    lý, lưu trữ và phổ biến hóa âm thanh, phim ảnh, văn bản và thông tin số bởi
    các vi điện tử dựa trên sự kết hợp giữa máy tính và truyền thông. Một vài lĩnh
    vực hiện đại và nổi bật của công nghệ thông tin như: các tiêu chuẩn Web thế hệ
    tiếp theo, sinh tin, điện toán đám mây, hệ thống thông tin toàn cầu, tri thức quy
    mô lớn và nhiều lĩnh vực khác. Các nghiên cứu phát triển chủ yếu trong
    ngành khoa học máy tính.
    2. Ứng dụng CNTT đối với Giáo dục mầm non.
    Đất nước đang trong thời kì mở cửa để đưa các ứng dụng khoa học tiên
    tiến cũng như đưa ứng dụng CNTT vào trong giáo dục đặc biệt là giáo dục mầm
    non, thì các phương tiện như máy vi tính và những kỹ thuật liên quan đã đóng
    vai trò chủ yếu trong việc lưu trữ, truyền tải thông tin và tri thức đến con người
    hội nhập cùng cùng thế giới.
    Tiếp tục hưởng ứng Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của
    Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng
    dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012.
    Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 của Bộ trưởng Bộ
    Giáo dục và Đào tạo quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong
    các cơ sở giáo dục;
    Công văn số 4960/BGDĐT-CNTT ngày 27/07/2011 của Bộ Giáo dục và
    Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2011 – 2012. Trong
    đó có đề cập đến vấn đề: Mỗi cán bộ và giáo viên có ít nhất một địa chỉ e-mail
    của ngành, có tên dưới dạng @ tên-cơ-sở-giáo-dục.edu.vn, trong đó tên cơ sở
    giáo dục có thể là moet, tên sở, tên phòng.
    Công văn số 4987/BGDĐT-CNTT ngày 2/8/2012 của Bộ Giáo dục và
    Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2012 – 2013.
    Trong đó có nội dung nhƣ sau:
    6
  7. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong điều hành và quản lý giáo dục chỉ đạo
    ứng dụng CNTT trong học tập và giảng dạy theo hướng người học có thể học
    qua nhiều nguồn học liệu; hướng dẫn cho người học biết tự khai thác và ứng
    dụng CNTT vào quá trình học tập của bản thân, thay vì chỉ tập trung vào việc
    chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trong tiết giảng.
    Tiếp tục triển khai cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảng e-Learning” do Bộ
    GDĐT và Quỹ Laurence S.Ting tổ chức, với khẩu hiệu chung “Trong mỗi học
    kỳ, mỗi giáo viên xây dựng ít nhất một bài giảng điện tử”.
    Tạo thư viện mở huy động giáo viên tham gia góp ý các bài trình chiếu,
    bài giảng E-learning.
    Tiếp tục phát huy khả năng khai thác các phần mềm kidsmart cho trẻ
    thông qua các ngôi nhà không gian và thời gian của Trudy, ngôi nhà khoa học
    của Sammy,ngôi nhà toán học của Mili, ngôi nhà sách Happykid, ngôi nhà
    những đồ vật biết nghĩ Thinking1; phần mềm kidspix, bút chì thông minh, bảng
    tương tác…
    Các hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học.
    Hiện nay, trên thế giới người ta phân biệt rõ ràng 2 hình thức ứng dụng
    CNTT trong dạy và học, đó là Computer Base Training, gọi tắt là CBT (dạy dựa
    vào máy tính) và e-learning (học dựa vào máy tính) trong đó:
    CBT là hình thức giáo viên sử dụng máy vi tính trên lớp, kèm theo các
    trang thiết bị như máy chiếu (hoặc màn hình cỡ lớn) và các thiết bị multimedia
    để hỗ trợ truyền tải kiến thức đến học sinh, kết hợp với phát huy những thế
    mạnh của các phần mềm máy tính như hình ảnh, âm thanh sinh động, các tư liệu
    phim, ảnh, sự tương tác người và máy.
    E-learning là hình thức học sinh sử dụng máy tính để tự học các bài
    giảng mà giáo viên đã soạn sẵn, hoặc xem các đoạn phim về các tiết dạy của
    giáo viên, hoặc có thể trao đổi trực tuyến với giáo viên thông mạng Internet.
    Điểm khác cơ bản của hình thức E-learning là lấy người học làm trung tâm,
    người học sẽ tự làm chủ quá trình học tập của mình, người dạy chỉ đóng vai trò
    hỗ trợ việc học tập cho người học.
    Như vậy, có thể thấy CBT và E-learning là hai hình thức ứng dụng CNTT
    vào dạy và học khác nhau về mặt bản chất:
    Một bên là hình thức hỗ trợ cho giáo viên, lấy người dạy làm trung tâm và
    cơ bản vẫn dựa trên mô hình lớp học cũ ( CBT )
    Một bên là hình thức học hoàn toàn mới, lấy người học làm trung tâm,
    trong khi người dạy chỉ là người hỗ trợ ( E-learning )
    Phƣơng pháp.
    Sử dụng các bài giảng điện tử trong giảng dạy.
    Nhà trường đã sử dụng tương đối phổ biến mô hình giảng dạy sử dụng bài
    giảng điện tử cùng với các trang thiết bị khác như máy tính, máy chiếu
    7
  8. (projector),… Bài giảng điện tử và các trang thiết bị này có thể coi là những công
    cụ dạy học đa năng vì nó có thể thay thế cho hầu hết các công cụ dạy học khác
    từ truyền thống (tranh vẽ, dối tay,dối dẹt, mô hình,…) đến hiện đại (cassette, ti
    vi, đầu video…). Hơn nữa, nếu các bài giảng điện tử được đầu tư xây dựng cẩn
    thận thì sẽ đem lại hiệu quả hơn hẳn, tạo được sự hấp dẫn và học sinh có thể tiếp
    thu bài giảng dễ dàng hơn.
    Sử dụng Internet trong việc tìm kiếm các thông tin trực tuyến:
    Internet là một thư viện không lồ, là nơi lưu chứa tri thức của toàn nhân loại với
    hàng tỷ tư liệu và các bài viết của mọi lĩnh vực và luôn được cập nhật từng ngày,
    từng giờ. Vấn đề quan trọng và bắt buộc đối với giáo viên là phải biết khai thác
    nguồn tài nguyên phong phú trên Internet để làm tốt việc ứng dụng CNTT trong
    dạy học.
    Trao đổi chuyên môn, chia sẻ tài nguyên trên các mạng xã hội. Đặc
    biệt, các giáo viên nếu biết tận dụng những chức năng của blog thì hoàn toàn có
    thể sử dụng blog để làm tốt hơn công việc giảng dạy của mình.
    B. Thực trạng nghiên cứu của việc ứng dụng“ Một số giải pháp nâng cao
    chất lượng ứng dụng CNTT cho giáo viên.
    . Khái quát đặc đi m tình hình trƣ ng mầm non Tề L .
    Trường mầm non Tề Lỗ nằm trên địa bàn xã Tề Lỗ, huyện Yên Lạc, tỉnh
    Vĩnh Phúc. Được đặt tại trung tâm xã, giao thông thuận tiện cho việc đi lại.
    Năm học 2013 – 2014 nhà trường có 19 lớp với tổng số 545 học sinh, 100 các
    cháu ăn bán trú tại trường. Toàn trường có 41 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Nhà
    trường có một khu trung tâm được xây dựng năm 2003 với tổng số 10 phòng
    học kiên cố, đang được xây dựng thêm 6 phòng học kiên cố dự tính sẽ hoàn
    thiện vào tháng 1/2014. Ngoài ra Trường mầm non Tề Lỗ được trang bị các thiết
    bị dạy học như mỗi phòng có một máy tính, máy in vận động phụ huynh mua
    mua ti vi và đầu đĩa, mỗi tổ có một máy chiếu, ngoài ra trường còn có, máy
    chiếu vật thể, bảng tương tác, nối mạng Internet cho tất cả các phòng học, mua
    các phần mềm như Kidsmart, Kidpix,Vui học chữ cái…. phục vụ cho việc ứng
    dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Tuy vậy, trang thiết bị dạy học của
    trường còn thiếu so với qui định số: 02/2010/TT- BGD&ĐT.
    Tề Lỗ là một xã nằm ở phía tây bắc huyện Yên Lạc có diện tích tự nhiên
    411,9 ha, dân số trên 9000 người/ 1900 hộ, được chia làm 5 thôn. Ngành nghề
    chủ yếu của người dân là nông nghiệp thu nhập kinh tế dựa trên đồng ruộng là
    chính. Ngoài ra còn một số hộ tiểu thương, buôn bán phế liệu sắt vụn.
    Trong những năm gần đây cùng với sự thay đổi của đất nước, dưới sự
    lãnh đạo của Đảng uỷ xã, HĐND, UBND cùng với sự nỗ lực của mỗi người dân
    nên đời sống kinh tế, văn hoá của nhân dân ngày càng ổn định. Phong trào giáo
    dục có nhiều tiến bộ khởi sắc. Mặt bằng dân trí tương đối ổn định và ngày càng
    phát triển.
    Từ điều kiện thực tế trường mầm non Tề Lỗ có những thuận lợi như.
    8
  9. Thuận lợi.
    Trong nhiều năm qua nhà trường luôn đi đầu trong các phong trào thi đua
    của ngành, các cuộc vận động nhà trường luôn đạt kết quả cao và nhiều năm đạt
    danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, được tặng huân chương lao động hạng ba.
    Bản thân tôi tiếp thu đầy đủ các chỉ thị, văn bản của các cấp, ngành về
    nhiệm vụ trọng tâm của từng năm học theo chỉ thị số: 03/CT-TW ngày
    14/05/2011. Từ đó tôi xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch phù hợp với
    điều kiện thực tế của địa phương, của trường, lớp phụ trách.
    Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của SGD& ĐT Vĩnh Phúc, PGD&
    ĐT huyện Yên Lạc, BGH Trường mầm non Tề Lỗ đã quan tâm giúp đỡ tôi rất
    nhiều trong quá trình nghiên cứu đề tài.
    Tôi đã từng tham gia lớp học CNTT do Tỉnh mở tại trung tâm Tin học nên
    có sẵn trong mình những hiểu biết về Powerpoint, Internet. Đồng thời tôi cũng là
    một giáo viên trẻ năng động và có kinh nghiệm trong giảng dạy nên nắm chắc
    các bước lên lớp và kĩ năng sư phạm cần thiết để tổ chức các hoạt động giáo dục
    có hiệu quả.
    Trong thời gian qua nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi đi tập huấn các
    lớp tin học về CNTT do phòng giáo dục tổ chức. Đồng thời tôi cũng không
    ngừng học tập, tìm hiểu về những phần mềm đồ họa khác để lấy thêm kiến thức
    cũng như sưu tầm hình ảnh đẹp phục vụ cho việc thiết kế bài giảng sinh động
    hấp dẫn.
    Bên cạnh đó, tôi cũng rất may mắn được sự đồng tình và giúp đỡ, động
    viên nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường và của bạn bè đồng nghiệp.
    Thời gian sống và làm việc trong môi trường giáo dục được gắn bó với
    đồng nghiệp, thương yêu học sinh, thực sự đã mang lại cho tôi cảm hứng và
    nhiệt huyết để nâng cao chất lượng giảng dạy trong từng hoạt động nói chung và
    những khám phá về tin học nói riêng.
    Khó khăn.
    Trình độ về CNTT của giáo viên còn hạn chế, thời gian đứng lớp cả ngày
    nên thời gian nghiên cứu còn hạn chế. Hơn nữa trình độ đào tạo không đáp ứng
    yêu cầu, nắm bắt phương pháp giảng dạy mới còn rất nhiều hạn chế. Trình độ
    nhận thức của một số giáo viên không đồng đều, khả năng ngoại ngữ của giáo
    viên không có.
    Một vài giáo viên năng lực chuyên môn nghiệp vụ chưa cao. Cách soạn
    giảng giáo án điện tử còn nhiều lúng túng chưa linh hoạt.
    Việc sử dụng thiết bị dạy học còn mang nặng tính hình thức, chưa thường
    xuyên, liên tục. Dấu dốt ngại hỏi, ngại phát biểu ý kiến.
    Thiết bị dạy hiện đại tuy đã có nhưng đã cũ, do đó chất lượng chưa cao
    nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng DCNTT của GV.
    9
  10. Đảng uỷ, chính quyền địa phương và nhân dân đã quan tâm tới giáo dục
    nhiều hơn, xong còn chưa cụ thể, hỗ trợ về vật chất và tinh thần đối với cán bộ
    giáo viên, nhân viên nhà trường chưa được nhiều. Phụ huynh học sinh bận buôn
    bán nên nhiều trẻ ở với Ông Bà vì vậy việc phối hợp và truyên truyền với phụ
    huynh chưa được thường xuyên.
    Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học chưa
    được nghiên cứu kỹ dẫn đến việc ứng dụng CNTT không đúng chỗ, không đúng
    lúc nhiều khi quá lạm dụng. Việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức CNTT chuyên
    sâu cho giáo viên chưa được nhiều, trường chưa có phòng máy tính riêng nên trẻ
    sử dụng máy tính chưa được nhiều.
    Nguyên nhân.
    Tất cả những tồn tại, hạn chế trên đây do các nguyên nhân khác nhau như:
    Về phía các cấp lãnh đạo mặc dù đã quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và
    hỗ trợ về tinh thần cho giáo viên như hưởng lương theo bằng cấp nhưng đôi khi
    vẫn còn lỏng lẻo trong việc quản lý và việc đánh giá chất lượng chưa khoa học.
    Về một số giáo viên còn tự ti, chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp. Một
    số giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, chưa
    nắm chắc kiến thức cơ bản của bậc học.
    2. Đặc đi m của trẻ
    Mỗi trẻ em tuổi mầm non là một chủ thể tích cực, sự phát triển của trẻ
    mang bản chất văn hoá – xã hội, có tính duy nhất, phụ thuộc nhiều vào tình
    huống và là kết quả của quá trình nội tâm hoá những gì chúng trải nghiệm, học
    được nhờ sự tương tác với người khác (cha mẹ, người thân trong gia đình, cô
    giáo, trẻ cùng lớp.
    Vậy ngay từ tuổi mầm non, trẻ cần phải được dạy như thế nào? Làm thế
    nào để lập được một “bản đồ” về sự phát triển nhận thức, kỹ năng sống của trẻ,
    đánh giá chính xác đâu là điểm mạnh, điểm yếu của trẻ? Và phải có những chiến
    lược nuôi dưỡng, bồi đắp như thế nào, để hỗ trợ kịp thời sự phát triển trí tuệ,
    nhân cách sớm giúp trẻ thành công.
    Trẻ em thích nghe những điều chưa biết, thích tìm hiểu khám phá những
    cái chưa thấy, những điều trẻ chưa được tiếp cận vì thế đưa ứng dụng CNTT vào
    trong chăm sóc giáo dục trẻ sẽ kích thích tối đa trí tưởng tượng phong phú và
    khả năng hoạt động của trẻ. Khi được tiếp cận với CNTT tuy nhiên lòng yêu
    thích của các cháu còn ở nhiều mức độ khác nhau. Bên cạnh đó việc trẻ hứng
    thú, ham thích say mê với công nghệ thông tin như thế nào còn phụ thuộc vào
    hoàn cảnh sống, điều kiện gia đình, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì thế
    ứng dụng công nghệ thông tin cũng là phương tiện phát triển trí tuệ, giáo dục
    đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, phát triển thể chất và có sự tác động mạnh đến sự tự
    tin của trẻ trong cuộc sống hàng ngày cũng như bước vào trường Tiểu học.
    10
  11. 3. Một số khảo sát thực tế của giáo viên trƣ ng mầm non Tề L – huyện
    Yên Lạc – tỉnh Vĩnh Phúc.
    Năm học: 20 0-2011 Năm học: 20 -2012
    Nội dung
    T K ĐYC T K ĐYC
    Công tác tự 5/27= 7/27= 15/27= 7/27= 11/27= 9/27=
    BDTX của GV 18% 26% 56% 26% 41% 33%
    Trình độ tin học 3/27= 5/27=1 19/27= 5/27=1 8/27=3 14/27=
    của GV. 11% 8% 70% 8% 0% 52%
    Chất lượng các bài
    giảng có ứng dụng 2/27= 6/27=2 19/27= 4/27=1 10/27= 13/27=
    CNTT của giáo 8% 2% 70% 5% 37% 48%
    viên
    C. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng ứng dụng CNTT cho giáo viên.
    1. Giải pháp : Công tác tự b i dƣ ng qua các buổi sinh hoạt chuyên môn
    của trƣ ng.
    Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và khả năng ứng dụng CNTT
    vào giảng dạy cho trẻ tôi nhận thấy rằng việc tự bồi dưỡng mang tính chiến lược
    lâu dài đây là công việc phải làm thường xuyên, liên tục, đáp ứng yêu cầu đổi
    mới của nhà trường nói chung và của ngành nói riêng. Mặt khác, công tác tự bồi
    dưỡng còn mang tính cấp bách giúp cho giáo viên thuận lợi khi làm việc với
    chương trình mới, có thái độ tích cực và thích ứng với những thay đổi nhanh đất
    nước.
    Nội dung tự b i dƣ ng
    Bồi dưỡng kiến thức tin học qua các buổi sinh hoạt chuyên môn.
    Bồi dưỡng qua các buổi chuyên đề trường tổ chức.
    Hình thức:
    Qua buổi sinh hoạt chuyên môn của các tổ đ/c Hiệu Phó chuyên môn hoặc
    tổ trưởng tổ chuyên môn đưa ra chủ đề để giáo viên cùng thảo luận đưa ra các ý
    kiến góp ý bổ xung cho chủ đề định bồi dưỡng có thể sinh hoạt theo tổ hặc sinh
    hoạt tập chung cả khối mẫu giáo.
    Ví dụ: Tổ trƣởng đƣa ra chủ đề là chèn nhạc vào powerpoint.
    Các đồng chí giáo viên từng người đưa ra các ý kiến hiểu biết của mình về
    trèn nhạc như:
    Lựa chọn bài hát phù hợp với chủ đề, độ tuổi, các bài hát mang tính giáo
    dục đối với trẻ.
    Các bài hát muốn trèn mà khi chúng ta muốn di chuyển đi máy tính khác
    không bị mất thì phải đổi đuôi từ mp3 sang Wav chọn phần mềm Total Video
    Converter để đổi đuôi nhạc mp3 sang đuôi Wav…
    11
  12. Hoặc khi trèn chúng ta phải liên kết đến địa chỉ trang web mà ta tải bài hát
    thì sẽ không bị mất. Tool -> options -> general -> linksouds withfilesize.
    Ví dụ: Chủ đề là Cắt chỉnh ảnh trên photosop 7.0
    Lần lượt giáo viên trong tổ chia sẻ kinh nghiệm làm ảnh của mình như
    cách cắt ảnh từ photosop: File -> open -> chọn ảnh -> muốn to chọn ctrl +( bé
    chọn ctrl -) -> ctrl+enter -> ctrl+alt+D -> ctrl+shift+S.
    Các máy tính chưa cài phần mềm photosop giáo viên lên mạng tải về và
    cài đặt cùng nhau thực hành để rút ra kinh nghiệm tích lũy cho bản thân.
    Giáo viên biết thì chia sẻ kinh nghiệm, giáo viên chưa biết sẽ học hỏi qua
    đồng nghiệp. Mỗi giáo viên có một quyển sổ tay tích lũy riêng các kiến
    thức về CNTT mà mình tự bồi dưỡng được qua đồng nghiệp.
    Qua các tiết chuyên đề của trường giáo viên đưa ra các nhận xét về tiết
    dạy cũng như khả năng ứng dụng công nghệ thông vào tổ chức các hoạt động đã
    phù hợp chưa, linh hoạt chưa, các hình ảnh âm thanh có đạt được mục tiêu của
    bài dạy hay không sau đó ghi nhận xét vào sổ bồi dưỡng chuyên môn của mình
    để làm tài liệu.
    Tự bồi dưỡng qua dự giờ đồng nghiệp để học tập kinh nghiệm và rút ra
    bài học cho bản thân.
    m l i vi c t i dư ng c a ản thân giáo vi n l u tố quan tr ng
    v qu t nh tr c ti p n chất lượng d v h c c a l p m nh phụ trách
    c ng như chất lượng c a nh trư ng c ng vi c t i dư ng n ng
    c ng tốt h n i dư ng ch th t s mang l i hi u quả cao hi n tr
    th nh nhu cầu, c s t ngu n, t giác c a m i giáo vi n
    2. Giải pháp 2: B i dƣ ng qua tài liệu, Internet.
    Đối với giáo viên mẫu giáo việc thực hành với màu vẽ hay các bức tranh
    có nhiều chi tiết thường làm cho cô ngại cho trẻ “ tiếp xúc” bởi lẽ trẻ có thể bị
    dây bẩn màu ra quần áo, bạn có thể vào “socnhi.com” để cho trẻ vẽ tranh từ đó
    trẻ nhận biết màu sắc, hình dạng, luyện nét vẽ… mà trẻ rất thích thú bởi các nội
    dung phong phú đa dạng và cho phép trẻ gửi bài thi của mình.
    12
  13. Điều ý nghĩa hơn là chính cha mẹ trẻ cũng có thể tham gia học tập cùng
    với con em mình ở nhà, rèn kĩ năng sử dụng máy tính mà không cần cô giáo
    hướng dẫn tạo sự yêu thương gắn bó quan tâm với trẻ ở gia đình, trẻ được rèn
    luyện ở trường và củng cố kiến thức học ở nhà cùng cha mẹ.
    Chơi các trò chơi như: cửa hàng thời trang, săn số, dụng cụ nhà bếp, rắn
    ăn trái cây giống trò chơi “truy tìm hạt đậu”… giúp trẻ lĩnh hội kiến thức mà
    không bị coi là lạm dụng máy tính.
    Hay trẻ được ôn luyện kiến thức qua các trò chơi để củng cố kiến thức về
    tự nhiên, xã hội, giải trí…ở các mức độ dễ đến khó để trẻ chơi mà học học mà
    chơi theo đúng đặc điểm của trẻ mầm non.
    13
  14. Bồi dưỡng qua sách “ Ki n thức tin h c, t i li u chu n tin h c 1” để có
    kiến thức soạn thảo văn bản. Như cách chỉnh sửa một số lỗi trên word bạn chỉ
    cần nhập từ khóa “Cách khắc phục 32 lỗi cơ bản thường gặp trong soạn thảo văn
    bản MS Word”. Bạn đã có 32 cách sửa lỗi thường gặp trên word.
    Bồi dưỡng qua sách “ Giáo trình photosop 7.0, thủ thuật làm ảnh động
    trên photosop” để có kiến thức cắt, chỉnh sửa ảnh, làm ảnh động.
    Bồi dưỡng qua tài liệu của công ty Việt – Hàn sử dụng phần mềm kidpix
    làm đọan phim, tạo âm thanh, ảnh động, chỉnh sửa tranh…
    Bồi dưỡng qua mạng internet để biết cách cắt , ghép nhạc, video nhờ phần
    mềm iov soft mp3
    Bước 1: Các bạn nhấn chuột vào Add file, chọn bài nhạc cần cắt
    Bước 2: Nhấn Play để nghe, và đến khúc nào muốn chọn thì nhấn Pause,
    tiếp đến nhấn Begin (chọn đầu bản nhạc)
    Bước 3: Nhấn Play để nghe tiếp và đến khúc muốn cắt thì nhấn Pause,
    tiếp đến nhấn End (chọn cuối bản nhạc)
    Bước 4: Chọn Cut. Bản nhạc sẽ được xuất ra trong đường dẫn bạn chọn
    trong Output.
    Sau khi các bạn cắt được vài bài, nếu muốn ghép lại thì nhấn vào add file
    hoặc add folder, chọn số bài cần ghép —> nhấn Join —> vào thư mục xuất file
    để nghe lại.
    Các bạn hãy thường xuyên tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng kiến thức
    về CNTT. Một số trang web hỗ trợ đắc lực cho giáo viên mầm non trong việc
    thiết kế các bài giảng điện tử là: giaovien.net, dayhocintel.net, Violet.vn,
    tailieu.vn, songthan. info, website mamnon.com…
    Một số trang Web cho phép bạn tìm kiếm nguồn tài nguyên khổng lồ để
    khai thác như Google.com.vn, Download.com.vn…Bạn có thể tìm thấy vô số
    hình ảnh, video, âm thanh,…thậm chí cả những phần mềm tin học hỗ trợ rất
    tuyệt vời để thiết kế giáo án điện tử của bạn.
    3. Giải pháp 3: B i dƣ ng qua các phần mềm có sẵn trong máy tính.
    Trước những yêu cầu mới đối với người giáo viên, nội dung bồi dưỡng,
    rất phong phú, đa dạng. Nhiều kiến thức ở các lĩnh vực khác nhau trong đó có
    các phần mềm có sẵn trong máy tính như.
    Phần mềm Window Movie Maker giúp tôi làm các đoạn phim
    ngắn,video …
    Trong quá trình tự bồi dưỡng về kiến thức tin học tôi tự mình học và
    nghiên cứu trên máy tính, tôi đã phát hiện ra một công cụ soạn giáo án điện tử
    khá tiện ích với giáo viên mầm non đó là Phần mềm Window Movie Maker.
    Phần mềm này rất hữu ích giúp tôi làm video.
    14
  15. Bƣớc 1: Sau khi khởi động chương trình, bạn bấm vào liên kết “Import
    Picture” trên thanh menu bên trái để thêm hình ảnh và “Import audio or music”
    để thêm nhạc nền.
    Bƣớc 2: Lần lượt kéo thả các bức ảnh bạn đã import ở trên vào các khung
    hình vuông bên dưới theo thứ tự hình ảnh bạn muốn thể hiện trong đoạn phim
    của mình.
    Bƣớc 3: Kéo thả các tập tin âm thanh làm nhạc nền xuống khung bên
    dưới. Bạn sẽ thu được kết quả như sau: phía trên (Video) là danh sách các hình
    ảnh, bên dưới (Audio/music) là các bài hát.
    Bƣớc 4: Để thêm hiệu ứng, bạn chọn liên kết “View video transitions”
    trong mục “Edit video” ở bên trái. Bạn chọn một hiệu ứng trong danh sách bên
    cạnh và kéo thả vào giữa 2 bức ảnh ở phía dưới.
    Bƣớc 5: Để thêm lời chúc hoặc bình luận cho tấm ảnh, bạn chọn “Make
    titles or creadits” ở bên dưới mục “View video transitions”. Bạn có tiếp các lựa
    chọn như hình sau. Để chèn lời chúc ở đầu video, bạn chọn “Title at the
    beginning”. Nếu muốn thêm bình luận vào một bức ảnh, bạn chọn “Title on
    selected clip”. Nhập văn bản muốn hiển thị vào hộp thoại hiện ra và bấm
    “Done, add title to movie” để kết thúc. Sau khi kết thúc 5 bước trên, bạn bấm nút
    “Play” tại cửa sổ “Review” bên phải để xem trước tác phẩm của mình.
    Bƣớc 6: Bạn xuất bản đoạn video vừa hoàn thành ra định dạng “WMV”
    bằng cách chọn “Save to my Computer” ở trong mục “Finish Movie”.
    Bạn nhập tên và chọn nơi lưu trữ ở hộp thoại hiện ra, rồi bấm “Next”.
    Tiếp tục bấm “Next” và đợi chương trình lưu đoạn video của bạn vào máy tính.
    Sau khi kết thúc quá trình này, bạn bấm “Finish” để đóng hộp thoại lại.
    Bƣớc 7: Cuối cùng, bạn dùng bất kỳ phần mềm ghi đĩa nào sẵn có để
    chép đoạn video clip vừa hoàn thành ra đĩa. Bạn đừng quên ghi và dán nhãn đĩa
    cẩn thận trước khi đóng gói thành món quà để tặng đồng nghiệp tham khảo.
    15
  16. Sử dụng phần mềm Painter có sẵn trong máy tính hƣớng d n trẻ hoạt
    động tạo hình.
    Hoạt động tạo hình với trẻ mầm non là rất cần thiết, nó giúp trẻ củng cố
    được kiến thức của MTXQ phát huy trí tưởng tượng, kỹ năng quan sát, óc thẫm
    mỹ. Dạy trẻ có kỹ năng vẽ, xé dán…
    Một điều không thể thiếu trong các giờ tạo hình của trẻ là tranh (vật) mẫu
    của cô. Với những bức tranh cô vẽ trêm giấy, tô màu sáp (màu nước) đã thành
    quen thuộc đối với trẻ, nó mờ nhạt không sặc sở như tranh vẽ trên vi tính.
    Những bức tranh vẽ có hình ảnh rõ nét màu sắc hài hoà sẽ thu hút sự chú ý của
    trẻ, trẻ sẽ nhớ lâu, kích thích trí tưởng tượng, óc sáng tạo cho trẻ.
    Ví dụ: Hướng dẫn trẻ vẽ ô tô tải
    Mục đích: Trẻ vẽ được chiếc ô tô tải, biết được các bộ phận của xe, biết
    xe tải là một loại phương tiện giao thông đường bộ. Khi tham gia giao thông trẻ
    phải nghiêm chỉnh chấp hành.
    Chuẩn bị: Lên mạng vào trang google tìm hình ảnh xe tải -> coppy xe tải
    về máy. Sau đó cô cho trẻ xem hình ảnh chiếc xe được chụp hình lại sau đó cô
    sử dụng phần mềm painter để vẽ cho trẻ dễ quan sát sau đó sử dụng bút màu và
    giấy A0 để vẽ lại cho trẻ rõ.
    Cô vẽ đầu xe ô tô sau đó đến thùng xe, bánh xe…sau đó khi cho trẻ thực
    hiện cô có thể lồng âm nhạc vào cho trẻ nghe như bài ” Ba em là công nhân lái
    xe hay em tập lái ô tô” để trẻ hứng thú hơn.
    Sau đó cô cũng có thể rèn cho trẻ biết sử dụng “bút” trên phần mềm để vẽ
    những gì trẻ thích.
    4. Giải pháp 4: Tích cực nâng cao kĩ năng xây dựng giáo án điện tử đ tổ
    chức các hoạt động giáo dục.
    16
  17. * Nâng cao kĩ năng sử dụng phần mềm PowerPoint thiết kế bài giảng
    điện tử.
    Power Point là một phương tiện trình diễn sinh động bài giảng thông qua
    màu sắc của văn bản, sự phong phú của hình ảnh các dạng đồ thị, những đoạn
    âm thanh video, những đoạn ghi âm để minh hoạ cho bài giảng giúp trẻ hiểu sâu
    hơn vấn đề.
    Bài giảng sử dụng PowerPoint trình diễn là công cụ hữu hiệu để đặt vấn
    đề cho bài giảng phân tích những hiện tượng diễn tả bằng hình ảnh, đưa ra
    những câu hỏi tình huống cho bài giảng, những câu hỏi có kèm hình ảnh giúp trẻ
    dễ nắm bắt vấn đề, đưa thêm những thông tin mà giáo viên cần truyền đạt để
    củng cố kiến thức tổ chức các hình thức học tập mới lạ tạo sự tương tác cao giữa
    người học và người dạy.
    Để thiết kế một số Slide hỗ trợ cho bài giảng người giáo viên cần chú ý
    điểm sau.
    Lập kế hoạch xây dựng giáo án điện tử. Thiết kế giáo án điện tử, nội dung
    bài cần theo tiến trình bài giảng và đặc biệt chú ý tới phương pháp dạy học của
    từng hoạt động. Trong chương trình Giáo dục mầm non, hình thành kiến thức
    mới cho trẻ.
    Được phân loại tuỳ theo loại nội dung bài giảng: hình thành khái niệm, áp
    dụng phương pháp mô hình, phương pháp thực nghiệm. Xây dựng một bài giảng
    điện tử cần thực hiện theo trình tự các bước của phương pháp tổ chức các hoạt
    động.
    Kỹ năng cơ bản về kỹ thuật PowerPoint: Đó là các thao tác chèn, copy,
    xoá, sắp xếp, liên kết, đặt các hiệu ứng đơn giản trên các đối tượng do người
    thiết kế lựa chọn.
    Kỹ năng sử dụng các công cụ vẽ. Trong nhiều bài giảng, giáo viên cần
    đưa những hình ảnh minh họa cho bài giảng như tiết tạo hình vẽ các đường nét .
    cần có kỹ năng sử dụng các công cụ vẽ trong PowerPoint. Đó là các thao tác
    chọn kiểu vẽ, nét vẽ, màu vẽ, màu tô, kỹ thuật nhóm các đối tượng, sắp xếp, sao
    cho hình ảnh trực quan và hình thức đẹp hợp lý để trẻ dễ hiểu tránh dườm dà
    khó hiểu rối mắt.
    Kỹ năng khai thác các hiệu ứng điều khiển để mô tả: Trong đó, có kỹ
    năng sau rất cần thiết cho thiết kế bài giảng là thực hành các bài giảng theo các
    mức độ từ dễ đến khó. Mỗi bài giảng chỉ rèn luyện một số kỹ năng cơ bản. Phân
    loại các bài giảng tương ứng với các hiệu ứng cơ bản. Sắp xếp các bài giảng
    tổng hợp từ đơn giản đến phức tạp. Gắn với nội dung học tập với chương trình
    GDMN.
    Khó khăn khi thiết kế bài giảng điện tử bằng Microsoft office
    Powerpoint.
    Khi thiết kế bài giảng điện tử trên Microsoft office Powerpoint chúng ta
    thường gặp những khó khăn như trèn nhạc có đuôi mp3 khi trèn trực tiếp Insert –
    17
  18. >Movies and souds -> Movie from file khi chuyển bài giảng đi máy tính khác
    chúng ta sẽ bị mất các file nhạc đã trèn hay chúng ta không thể trèn một đoạn
    video trực tiếp vào bài giảng vì không mở được video vì chúng ta không đổi
    đuôi hoặc không cài phần mềm hỗ trợ video.
    Một số bài nhạc quá dài phần dạo nhạc khiến bài giảng bị kéo dài.
    Một số hình ảnh tải về khi ghép với cảnh không được hợp lí.
    Cách giải quyết.
    Khi gặp phải vấn đề này tôi đã suy nghĩ rất nhiều và qua tìm hiểu nghiên
    cứu trên mạng tôi đã tìm ra cách giải quyết như sau
    Để cài nhạc không bị mất tôi tải phần mềm Total Video Converter cài đặt
    vào máy -> tôi đổi đuôi nhạc sang đuôi wav để cài tôi vào side show chọn hiệu
    ứng cho đối tượng hay side mà mình định trèn nhạc sau đó vào offect options ->
    Sound -> tìm bài hát đã đổi đuôi wav và trèn -> ok là được nếu bạn làm theo
    cách này sẽ không bao giờ bị mất.
    Với cách này chúng ta cũng đổi đuôi video và chúng ta cài thêm phần
    mềm hỗ trợ xem video flash player video .
    Để cắt bớt phần nhạc dài chúng ta tải phần mềm iov soft mp3 cài đặt sau
    đó chúng ta cắt bỏ phần nhạc không theo ý muốn.
    Để ghép hình sao cho hợp lý tôi sử dụng phần cắt ảnh trên photosop để cắt
    ảnh theo ý tưởng của mình.
    * Lựa chọn đề tài ứng dụng công nghệ thông tin vào trong bài giảng.
    Không phải bất kỳ một đề tài nào cũng có thể ứng dụng công nghệ thông
    tin vào trong bài giảng. Tùy theo mục tiêu mà ta đề ra để phát triển cho trẻ mà ta
    có thể lựa chọn những phương tiện chuyển tải đến trẻ cho phù hợp với độ tuổi và
    đặc điểm riêng của từng trẻ.
    Một số giáo viên cho rằng việc đưa một vài hình ảnh trong hoạt động môi
    trường xung quanh hay hình ảnh trong một câu chuyện nào đó lên màn hình máy
    tính cho trẻ xem là đã ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Chính
    nhầm lẫn này khiến cho các cô lựa chọn nhiều đề tài không phù hợp và hoạt
    động không mang lại hiệu quả cho trẻ.
    Cách giải quyết.
    Trước tiên ta phải làm rõ rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
    trong bài giảng không đơn thuần chỉ là giáo án điện tử được thiết kế bởi chương
    trình PowerPoint mà đó còn bao gồm nhiều các phương tiện công nghệ thông tin
    khác như tivi, đầu đĩa, mạng internet…Vì thế việc lựa chọn đề tài và phương
    tiện ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng vô cùng phong phú đa
    dạ.
    Tuy nhiên lựa chọn đề tài ứng dụng được công nghệ thông tin vào trong
    bài giảng cũng phải theo một số những tiêu chí nhất định để tránh việc lựa chọn
    đề tài không phù hợp và họat động không mang lại hiệu quả, 6 tiêu chí mà tôi
    18
  19. đưa ra sau đây là những tiêu chí mà tôi đã rút kết được sau một quá trình thực
    hiện chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin vào trong bài giảng.
    Chọn đề tài mang mục đích cho trẻ nhận ra sự thay đổi của sự vật hiện
    tượng. Nhận biết các hiện tượng trong thiên nhiên.
    Chọn đề tài mà hoạt động chủ yếu là các bài tập trò chơi nhằm kích thích
    hứng thú và ôn luyện kiến thức cho trẻ.
    Chọn các đề tài cần có nhiều âm thanh đi kèm hình ảnh cho trẻ trực quan
    sinh động.
    Khi ta chọn các đề tài có hình ảnh, cần cung cấp cho trẻ các hình ảnh thật
    sống động.
    Hạn chế chọn các đề tài khó tìm tư liệu hình ảnh, phim nhạc.
    Không chọn các hoạt động mang tính chất minh họa hình ảnh mà không
    mang tính tích hợp các họat động khác.
    * Sử dụng phần mềm soạn giảng E-Learning.
    Presenter khác Powerpoint như thế nào?
    Powerpoint thuần tuý là để trình chiếu, cần phải có người dẫn chương
    trình và thuyết minh ( giáo viên, báo cáo viên).
    Adobe Presenter đã biến Powerpoint thành công cụ soạn bài E – Learning,
    có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, có thể ghi lại lời giảng, hình ảnh bạn
    giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash mà powerpoint không
    làm được, đưa bài giảng lên giảng trực tuyến làm bản quyền mà người khác
    không thể sửa của mình….
    Bƣớc 1: Soạn bài trình chiếu trên Powerpoint
    Bƣớc 2: Sử dụng các chức năng của Adobe Presenter hoàn thiện nội dung
    cho bài giảng.
    Bƣớc 3: Xuất bản, chuyển file Powerpoint sang dạng bài e-Learning
    19
  20. Khi sử dụng chúng ta có thể vào dao diện Adobe presenter sau đó vào các
    mục như Record Audio để ghi âm trực tiếp lời thoại, hay vào Capture video để
    ghi hình và lời thoại…rất hữu ích để thiết kế bài dạy đồng thời chúng ta cũng
    chỉnh sửa được những đoạn ghi âm, video mà chúng ta vừa trèn hay coppy và
    dán sang một side khác.
    Khi sử dụng phần mềm E – learning chúng ta có thể sử dụng các dạng câu
    hỏi đúng sai, câu hỏi ghép đôi rất hợp với các tiết làm quen chữ cái, toán đây là
    một điều rất mới.
    Đi m m i c a phần mềm n l cho phép ta ghi âm c ng như ng ộ
    âm thanh v l i n i tr c ti p, v i power point chúng ta h ng th trèn tr c
    ti p video v o các side nhưng v i E – Learning th l i l m ược chúng ta trèn
    video c u i swf v o tr c ti p power point m h ng ảnh hư ng d n tính
    thẩm mỹ, v nội dung ti n tr nh i h c
    * In bài giảng ra đĩa VCD, DVD:
    Khi đã làm được các bài giảng, sáng tạo ra các trò chơi tôi muốn mang đi
    để dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi mà không cần đến máy tính tôi đã nghĩ đến việc
    làm thế nào để in bài giảng điện tử từ Power Point sang đĩa VCD.
    Bạn đã soạn xong một giáo án điện tử trên Power Point? Bạn muốn in
    chúng ra đĩa VCD nhưng Power Point chỉ trình chiếu chứ không phải một đoạn
    phim, làm sao mà in ra đĩa được?
    Cách giải qu t
    Tôi đã nghĩ ngay đến vấn đề là phải đổi đuôi. Nhưng khi tôi làm thử trên
    phần mềm đổi đuôi thông thường thì không được. Câu hỏi này tôi đã trả lời
    được khi tôi gõ một dòng chữ đơn giản vào Google là “converter Power Point to
    video”. Tôi đã được chỉ dẫn tải phần mềm đổi đuôi từ file Power Point sang
    Video. Hoặc bạn sử dụng phần mềm Nero để sao bài giảng ra đĩa VCD
    20

SKKN: Một số thủ thuật ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy trường Mầm non Phùng Xá

Sáng kiến “Một số thủ thuật ứng dụng công nghệ thông tin vài trong giảng dạy trường Mầm non Phùng Xá” nhằm tìm ra những phương pháp, những biện pháp mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc thiết kế bài giảng điện tử, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học theo phương pháp đổi mới trong t… » Xem thêm

Sáng kiến “Một số thủ thuật ứng dụng công nghệ thông tin vài trong giảng dạy trường Mầm non Phùng Xá” nhằm tìm ra những phương pháp, những biện pháp mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc thiết kế bài giảng điện tử, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học theo phương pháp đổi mới trong trường mầm non. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
» Thu gọn

Chủ đề:

  • Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
  • Đổi mới phương pháp dạy học
  • Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục
  • Sáng kiến kinh nghiệm mầm non
  • Sáng kiến kinh nghiệm mẫu giáo
  • Sáng kiến kinh nghiệm

Download

Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN MỸ ĐỨC
    TRƯỜNG MẦM NON PHÙNG XÁ
    
    SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
    MỘT SỐ THỦ THUẬT ỨNG DỤNG
    CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
    VÀO TRONG GIẢNG DẠY TRƯỜNG
    MẦM NON PHÙNG XÁ
    Đề tài thuộc lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo
    Tên tác giả: Nguyễn Thị Hương Nhài
    Chức vụ: Giáo viên
    Nă m học: 2011 – 2012
  2. ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
    SƠ YẾU LÝ LỊCH
    Họ và tên: Nguyễn Thị Hương Nhài
    Ngày tháng năm sinh: 04- 5 – 1986
    Năm vào ngành: 2007
    Chức vụ, đơn vị công tác:
    Trường mầm non Phùng Xá- Mỹ Đức- Hà Nội
    Trình độ chuyên môn: Cao đẳng
    Trình độ đào tạo: Đại học
    – Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
    Bộ môn giảng dạy: Giáo dục mẫu giáo
  3. A. ĐẶT VẤN ĐỀ
    1. Lý do chọn đề tài:
    Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc vận dụng công nghệ vào
    các lĩnh vực trong đời sống không còn xa lạ nữa, và ngành giáo dục nói chung và
    giáo dục mầm non nói riêng cũng đã từng bước tiếp cận với công nghệ hiện đại.
    Hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thể hiện rõ nét
    nhất qua các “Giáo án điện tử”, bài giảng điện tử E-learning.
    Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học là một
    trong những giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy tính tích cực, hiệu quả và sáng tạo
    của cả giáo viên và học sinh.
    Hơn thế nữa, giáo án điện tử có thể dễ dàng trình chiếu các hình ảnh trực
    quan sinh động bổ trợ cho bài giảng, phát huy tính tích cực, sự ham mê và hứng
    thú của trẻ khi tham gia các hoạt động. Qua đó, giáo viên không chỉ mang đến cho
    trẻ những kiến thức cơ bản mà còn cung cấp cho trẻ những kiến thức phong phú,
    hình ảnh sống động, hoặc có cả những video clip minh họa cho bài giảng …Có thể
    thấy rằng, việc sử dụng giáo án điện tử là một bước đột phá trong việc cải tiến, đổi
    mới phương pháp dạy học và tránh lối học theo kiểu truyền thống với những bức
    tranh minh họa đơn điệu và đôi khi thiếu thẩm mỹ của giáo viên mầm non.
    Năm học 2011- 2012 là năm học tiếp tục “ Đổi mới công tác quản lý và nâng
    cao chất lượng giáo dục”. Bản thân tôi cũng như mọi đồng nghiệp luôn nỗ lực phấn
    đấu học tập, tìm kiếm các thông tin trên mạng internet để có những phương pháp,
    kĩ năng mới trong việc thiết kế bài giảng điện tử.Tuy nhiên, tôi nhận thấy việc thiết
    kế bài giảng điện tử đối với nhiều giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn. Giáo viên
    chưa thành thạo kĩ năng thiết kế bài giảng và việc sử dụng bài giảng điện tử vào
    trong giảng dạy chưa đem lại kết quả như mong muốn.
    Từ những nhận định trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số thủ thuật ứng
    dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm
    của mình nhằm tập hợp những kinh nghiệm mà cá nhân mình tích lũy được trong
    quá trình thực hiện chuyên đề “Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng
    dạy” để cùng chia sẻ với các đồng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của
    ngành giáo dục nói chung và của bậc học mầm non nói riêng.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    Đề tài: “ Một số thủ thuật ứng dụng công nghệ thông tin vài trong giảng dạy”
    nhằm tìm ra những phương pháp, những biện pháp mới nhằm nâng cao chất lượng,
    hiệu quả của việc thiết kế bài giảng điện tử, góp phần nâng cao chất lượng dạy và
    học theo phương pháp đổi mới trong trường mầm non.
    Đề tài cũng là cơ hội để bản thân tôi cũng như các giáo viên mầm non trong
    toàn ngành có cơ hội được chia sẻ, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau để có
    những cách thiết kế bài giảng điện tử sinh động, hấp dẫn đối với trẻ.
  4. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
    – Nghiên cứu tìm hiểu về một số thực trạng đối với giáo viên mầm non trong
    việc thiết kế giáo án điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy
    – Trao đổi, tìm ra những kĩ năng, những phương pháp mới trong việc thiết kế
    bài giảng điện tử đối với giáo viên mầm non.
    4. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo lớn( 5-6 tuổi)
    5. Ph¹m vi nghiªn cøu: Lớp mẫu giáo lớn A2- Trường mầm non Phùng Xá
    6. Kế hoạch nghiên cứu:
    – Xác định đề tài: Tháng 9 năm 2011
    – Xây dựng đề cương : Tháng 01 năm 2012
    – Tiến hành viết đề tài : Từ 01/ 3/ 2012 đến 29/4/2012
    B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
    I. Cơ sở lý luận của vấn đề:
    Giáo án điện tử và bài giảng điện tử:
    Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế
    hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá do giáo viên điều khiển thông
    qua môi trường multimedia do máy vi tính tạo ra.
    Cần lưu ý bài giảng điện tử không phải đơn thuần là các kiến thức giáo viên
    nói trong tiết dạy mà đó là toàn bộ hoạt động dạy và học – tất cả các tình huống sẽ
    xảy ra trong quá trình truyền đạt và tiếp thu kiến thức của trẻ. Bài giảng điện tử
    càng không phải là một công cụ để thay thế “bảng đen phấn trắng” mà nó phải
    đóng vai trò định hướng trong tất cả các hoạt động trên lớp.
    Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học
    của giáo viên trong hoạt động dạy, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã được
    multimedia hoá một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi
    cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài
    dạy được thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy học được tiến hành. Như vậy bài
    giảng điện tử là công cụ tương tác giữa người học và người dạy để thực hiện các
    mục tiêu của hoạt động dạy.
    Với bài giảng điện tử, giáo viên được giảm nhẹ việc thuyết giảng. Người học
    được thu hút, kích thích khám phá tri thức, có điều kiện quan sát vấn đề, người học
    chủ động lĩnh hội tri thức và nhờ vậy quá trình học tập trở nên hứng thú, sâu sắc hơn.
    Sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy, tức là các bài học được thiết kế, biên
    soạn và lưu trữ trên máy tính, sau đó nhờ thiết bị máy chiếu kết nối với máy tính để
    trình chiếu nội dung của bài học ra một màn hình lớn để trình chiếu cho trẻ xem.
    Với phương pháp dạy học này, thay việc giáo viên phải lật từng bức tranh, treo từng
    hình ảnh, giáo viên chỉ cần click chuột thì nội dung bài giảng đã xuất hiện. Việc sử
  5. dụng giáo án điện tử sẽ giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian trong việc
    chuyển đổi nội dung,hình ảnh, giúp giờ học được liên kết một cách nhẹ nhàng.
    Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy trong ngành mầm
    non hoàn toàn có ích và mang lại không ít những hiệu quả thiết thực trong việc
    phát triển tư duy, kĩ năng sống và nhiều mặt khác ở trẻ mầm non. Một giáo án tích
    hợp công nghệ thông tin (sử dụng máy chiếu, các chương trình hỗ trợ như power
    point, flash, …). có thể cho trẻ có cái nhìn trực quan, sinh động hơn về bài học.
    Ví dụ: Trẻ có thể xem hình vẽ, đoạn phim mô tả hiện tượng, hay có thể xem
    các website nói về chủ đề đang học…(điều này một giáo án thông thường không
    thể có).
    II.THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ĐƯA ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
    VÀO TRONG GIẢNG DẠY.
    1. Thuận lợi:
    – Bản thân tôi là một giáo viên được đào tạo chính quy và đã có 5 năm kinh
    nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy, tôi nắm bắt được những khả
    năng, nhu cầu, mong muốn của trẻ để có những cách thiết kế bài giảng hợp lý, phù
    hợp với yêu cầu của độ tuổi trong từng hoạt động.
    – Được nhà trường tạo điều kiện, tạo cơ hội cho tôi được đi tập huấn về tin học,
    về kĩ năng thiết kế bài giảng điện tử tại phòng giáo dục, tại các huyện khác và được
    đi kiến tập, dự giờ các hoạt động của các trường bạn trong toàn huyện cũng như
    một số trường trong Thành phố. Đây thực sự là những cơ hội để tôi được học hỏi,
    trao đổi, chia sẻ, rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho bản thân trong việc
    thiết kế bài giảng điện tử, đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy.
    – Nhà trường có dàn máy vi tính kết nối mạng internet, có máy chiếu, màn chiếu
    và bản thân tôi cũng có máy tính xách tay, usb 3G nên tôi có thể vào mạng để tìm
    kiếm thông tin, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm qua Email với bạn bè đồng nghiệp
    bất cứ lúc nào.
    – Đội ngũ giáo viên trường Mầm non Phùng Xá đa số là giáo viên trẻ tuổi nên
    việc tiếp cận với công nghệ thông tin rất nhạy bén.
    – Trẻ lớp tôi phụ trách là trẻ mẫu giáo lớn( 5-6 tuổi) nên trẻ nhận thức rất nhanh
    và khả năng tập trung , hứng thú của trẻ vào hoạt động rất dễ dàng tạo ra.
    2. Khó khăn:
    Nhiều giáo viên chưa biết cách thiết kế bài giảng hợp lý, chưa thành thạo kĩ
    năng, thao tác trên máy tính, trên các phần mềm hỗ trợ soạn giảng nên các bài giảng
    điện tử chưa thực sự sinh động, chưa thu hút trẻ và chưa đem lại hiệu quả cao.
    2.1. Về cách phối màu nền và màu chữ:
    Trong một số bản chiếu để bắt mắt hơn đôi khi giáo viên hay lạm dụng những
    hình ảnh quá sặc sỡ quá nhiều chi tiết vẽ cầu kỳ, hoặc phối màu nền và màu chữ
    không bảo đảm quy tắc tương phản nên khi chiếu lên rất khó quan sát nội dung.
    2.2.Về hiệu ứng:
  6. Trong các bài giảng, giáo viên còn hay lạm dụng các hiệu ứng, cho nhiều hiệu
    ứng trong một slide, hiệu ứng cho các chi tiết trong slide nhiều kiểu khác nhau hoặc
    chọn hiệu ứng không phù hợp sẽ làm trẻ cũng như người xem rối mắt, không tập
    trung vào bài giảng.
    Ví dụ: Cho chữ xuất hiện lẻ tẻ, rời rạc, chuyển động bay bướm, vòng vèo,
    chậm chạp – các dòng chữ chuyển động quá cầu kỳ hoặc rời rạc, lừ đừ hoặc đôi khi
    lại chuyển động, xoay quá nhanh. Màu sắc sặc sỡ, loè loẹt; âm thanh ồn ào khi
    chuyển slide sẽ khiến người học, người xem cảm thấy khó chịu, gây ra những bất
    lợi cho bài giảng.
    Hoặc trong hoạt động giáo dục âm nhạc, khi cho trẻ nghe hát những bài hát
    có giai điệu nhẹ nhàng, êm ái thì hiệu ứng cho các slide chứa hình ảnh minh họa lại
    chạy với tốc độ quá nhanh, quá nhiều kiểu hiệu ứng khiến người nghe không còn
    cảm nhận được giai điệu, nội dung của bài hát nữa.
    2.3. Không nên chèn ảnh động chỉ mang tính trang trí trong bản trình chiếu:
    Việc chèn các ảnh động hoặc sử dụng hiệu ứng cho một đoạn hay một dòng
    văn bản luôn chuyển động trong suốt thời gian trình chiếu sẽ gây nên sự phân tán
    cho trẻ bởi tính mới lạ của nó thay vì tập trung vào nội dung bài giảng trẻ sẽ tập
    trung vào hiệu ứng chuyển động của bức ảnh ,của các khung hình động trang trí
    hoặc của dòng chữ đó như vậy ta đã vô tình làm mất tập trung của trẻ vào hoạt
    động, dẫn đến giờ học không đạt được mục tiêu đã đề ra.
    2.4. Việc lựa chọn các hình ảnh minh họa, các tư liệu liên quan trong các hoạt động:
    Thực tế tôi cũng đã được đi dự nhiều tiết dạy của các giáo viên trong toàn
    huyện và một số tiết dạy của giáo viên trong trường, tham khảo các giáo án điện tử
    trên mạng, tôi nhận thấy: Những tư liệu giáo viên đưa vào trong bài giảng đôi khi
    còn quá đơn điệu, nhiều giáo viên chưa biết khai thác hết các thông tin trên mạng
    internet để có thể tìm kiếm, lựa chọn các tư liệu phong phú, phù hợp với bài giảng
    của mình.
    Ví dụ: Trong hoạt động khám phá tìm hiểu một số con vật sống trong rừng, hay
    những con vật sống dưới nước, con vật sống trong gia đình, hay tìm hiểu một số
    loại hoa…giáo viên thường hay sử dụng những hình ảnh đơn điệu( những bức ảnh,
    tranh) – trẻ không hứng thú, không được thấy sự vận động của các con vật đó như
    thế nào?Điều này dẫn đến giờ học không đạt hiệu quả cao.
    2.5. Về thiết kế trò chơi trên máy:
    Những trò chơi trong các hoạt động dạy học nhằm củng cố, ôn luyện lại nội
    dung kiến thức trong bài dạy, đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ.
    Những trò chơi này cần phải sinh động, hấp dẫn với trẻ, tạo sự thoải mái, thư giãn
    cho trẻ sau một khoảng thời gian dài tập trung trong tiết học, đảm bảo phù hợp với
    yêu cầu độ tuổi, với nhu cầu của trẻ trong từng lớp mà giáo viên lựa chọn thiết kế
    cho phù hợp. Tuy nhiên, để thiết kế trò chơi hấp dẫn trẻ, đòi hỏi giáo viên phải học
    hỏi, tìm tòi các thao tác, kĩ năng nâng cao. Tuy nhiên việc này đối với nhiều giáo
    viên vẫn là một vấn đề khó khăn.
  7. 2.6. Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:
    Không phải trường mầm non nào cũng có máy tính, máy chiếu và màn chiếu
    để phục vụ nhu cầu giảng dạy cho giáo viên và học sinh. Đây là một vấn đề khó
    khắc phục và cũng là vấn đề kìm hãm sự phát triển, đổi mới phương pháp dạy học
    của giáo viên. Đôi khi giáo viên có những ý tưởng hay nhưng không có điều kiện
    để biến ý tưởng đó thành hiện thực để có thể đưa vào trong tiết dạy của mình.
    2.7. Giáo viên chưa nắm được quy trình thiết kế bài giảng điện tử:
    Nhiều giáo viên chưa nắm bắt được yêu cầu của một giáo án điện tử, chưa nắm
    được quy trình của việc thiết kế bài giảng điện tử nên các bài giảng thường hay đơn
    điệu, thiếu thẩm mỹ và thiếu tính khoa học. Dẫn đến bài học không đạt hiệu quả cao
    như mong muốn.
    III. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
    1. Biện pháp 1: Lựa chọn phông nền và màu chữ phù hợp với nhau:
    Hầu hết các bài giảng đều được thiết kế trên phần mềm PowerPoint, phần
    mền này vốn đã có sẵn rất nhiều mẫu thiết kế với rất nhiều các hình nền bắt mắt và
    nó còn cho phép sử dụng tranh ảnh làm hình nền cho bản chiếu một cách khá đơn
    giản tuy nhiên cần phải cân nhắc giữa việc phối màu nền và màu chữ bảo đảm
    đúng quy tắc tương phản (contrast), chỉ nên sử dụng chữ màu đậm (đen, xanh đậm,
    đỏ đậm…) trên nền trắng hay nền màu sáng. Ngược lại, khi dùng màu nền đậm thì
    chỉ nên sử dụng chữ có màu trắng hay vàng. Nền nên sử dụng màu đơn sắc không
    nên sử dụng các bức tranh có quá nhiều màu thuộc các gam màu khác nhau hoặc
    có quá nhiều chi tiết vẽ cầu kì để làm nền dễ dẫn đến khó phối màu chữ phù hợp
    cho tất cả chi tiết bức tranh và gây ra phân tán cho đối tượng là trẻ mầm non, luôn
    thích thú với những cái mới lạ và rất dễ mất tập trung. Việc phối màu cần được
    kiểm thử trên máy chiếu vì khi chiếu lên màn chiếu, độ nét của hình ảnh ít nhiều sẽ
    bị giảm đi điều này cũng còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như: phòng học
    quá sáng không có rèm che, máy chiếu độ phân giải và cường độ sáng thấp. Trong
    trường hợp này chọn màu nền sáng trắng tự nhiên và màu chữ xanh đậm, đen, đỏ
    đậm sẽ đạt hiệu quả cao nhất.
    Ở các slide mở đầu, giới thiệu thì nên lựa chọn chữ nghệ thuật cho tiêu đề và
    màu chữ cũng phải phối hợp hài hòa để người xem thấy hấp dẫn, thích thú, có ấn
    tượng với bài giảng ngay lúc ban đầu.
    2. Biện pháp 2: Lựa chọn hiệu ứng phù hợp:
    Các hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, âm thanh, chuyển động được sử dụng có mức
    độ, hợp lý, không bị lạm dụng, không gây nhiễu loạn làm mất tập trung vào bài
    học. Các hiệu ứng và âm thanh xử lý phù hợp theo độ tuổi của học sinh, độ tuổi
    mầm non cần màu sắc sặc sỡ, âm thanh vui nhộn vì tuổi này cần sự hướng tập
    trung hơn là chú ý tư duy vì kiến thức còn ít và không có kiến thức tư duy. Việc
  8. lựa chọn hiệu ứng quá nhiều sẽ làm trẻ phân tán chú ý, mất tập trung dẫn đến kiến
    thức chính trong bài học bi ảnh hưởng bất lợi
    Ví dụ: Cho con chữ xuất hiện lẻ tẻ, rời rạc, chuyển động bay bướm, vòng vèo,
    chậm chạp – các dòng chữ chuyển động quá cầu kỳ hoặc rời rạc, lừ đừ. Màu sắc
    sặc sỡ, loè loẹt; âm thanh ồn ào, gây khó chịu cho người học và người theo dõi.
    Đối với hoạt động làm quen với toán, loại tiết đếm và nhận biết số lượng thì
    chúng ta nên cho các đối tượng xuất hiện và biến mất một cách từ từ, lựa chọn hiệu
    ứng khác nhau cho các đối tượng để gây hứng thú cho trẻ và để trẻ đếm, nhận biết
    số lượng một cách chính xác, trẻ không bị cuống, lúng túng để chạy theo hiệu ứng
    một cách chóng mặt.
    3. Biện pháp 3: Lựa chọn hình ảnh động hay tĩnh một cách hợp lý, phù hợp
    với nội dung bài dạy và ý tưởng của giáo viên:
    Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, trẻ luôn thích thú, say mê với những gì nổi bật
    hoặc chuyển động.
    Ví dụ: Cho trẻ quan sát vườn hoa mà có một chú bướm đang bay lượn thì trẻ sẽ
    chú ý quan sát chú bướm bay lượn như thế nào chứ không tập trung quan sát bông
    hoa đẹp thế nào? Màu sắc ra sao?…
    Vì vậy, trong khi thiết kế bài giảng điện tử, muốn thu hút sự chú ý của trẻ vào đối
    tượng nào thì chúng ta nên tìm cách để làm nổi bật đối tượng đó lên, bằng cách:
    – Tạo kích thước, màu sắc nổi bật, khác biệt với các đối tượng xung quanh:
    Ví dụ: Cho trẻ tham quan, quan sát vườn hoa mà cô giáo muốn trẻ tập trung vào
    bông hoa Hồng Nhung thì chúng ta sẽ đưa hình ảnh hoa Hồng Nhung đặt giữa
    những bông hoa màu vàng và màu trắng để làm nổi bật bông hoa Hồng Nhung
    màu đỏ lên. Như vậy sẽ thuận tiện cho giáo viên trong việc hướng trẻ tập trung vào
    đối tượng cần quan sát.
    – Tạo hiệu ứng động cho vật( đối tượng) cần quan sát:
    Ví dụ: Cho trẻ quan sát các phương tiện giao thông( các loại ô tô) trên màn
    chiếu, khi muốn trẻ quan sát chiếc ô tô tải, ta chọn hiệu ứng chuyển động cho chiếc
    ô tô tải và hỏi trẻ: Các con nhìn xem, chiếc ô tô đang từ từ chuyển bánh là ô tô
    gì?…Như vậy trẻ sẽ không bị nhầm giữa những chiếc ô tô đang đứng yên và chiếc
    ô tô đang chuyển động.
    Thực tế tôi nhận thấy, nhiều giáo viên thích lựa chọn những khung hình động,
    màu sắc lòe loẹt, nhấp nháy liên tục để tạo thẩm mỹ cho bài giảng của mình nhưng
    đôi khi những khung hình đó lại làm mất đi sự tập trung của trẻ vào nội dung bài
    dạy, dẫn đến giờ học đạt kết quả không cao. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này,
    đòi hỏi giáo viên phải nắm chắc nội dung, yêu cầu của bài dạy: cần cung cấp cho
    trẻ kiến thức gì? Và cần làm nổi bật chi tiết nào? Để có thể giúp trẻ nhận biết, lĩnh
    hội tri thức một cách đơn giản, dễ nhất.
  9. 4. Biện pháp 4: Tìm kiếm, khai thác thông tin, tư liệu trên mạng internet
    để đưa vào bài giảng:
    Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những
    hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng công
    nghệ thông tin, giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên
    giáo dục phong phú, chủ động quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện
    tử. Chỉ cần “nhấp chuột” là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa
    đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay
    ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động, ngay lập tức thu hút được sự chú ý
    và kích thích hứng thú của trẻ vì trẻ được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám
    phá nội dung của bài dạy.
    Một số trang web hỗ trợ đắc lực cho giáo viên mầm non trong việc thiết kế các
    bài giảng điện tử là giaovien.net, dayhocintel.org, mammon.edu.vn. Một số
    trang Web cho phép bạn tìm kiếm nguồn tài nguyên khổng lồ để khai thác như
    Google.com.vn, Download.com.vn…Bạn có thể tìm thấy vô số hình ảnh, video,
    âm thanh,…thậm chí cả những phần mềm tin học hỗ trợ rất tuyệt vời cho việc thiết
    kế giáo án điện tử của bạn.
    Tuy nhiên để vào được các trang web này, đương nhiên máy tính của bạn phải
    được nối mạng hoặc thông dụng, tiện lợi hơn, bạn có thể dung USB 3G để vào mạng
    bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi đâu.
    Trong thời đại tiến bộ khoa học như hiện nay, phần đa giáo viên nào cũng có
    điện thoại di động thậm chí máy ảnh, máy quay…Đây chính là những công cụ giúp
    chúng ta có thể sưu tập những tư liệu cho bài giảng bằng cách: ghi âm, quay các
    đoạn video…Để chèn được các File âm thanh hay video từ điện thoại vào các Slide
    đòi hỏi giáo viên phải biết ứng dụng một số phần mềm đổi đuôi như: Convert,
    Fomatfactory…
    Ví dụ: Tháng 12 năm 2011, sau một thời gian học tập, cùng nghiên cứu việc thiết kế
    bài giảng điện tử bằng chương trình PowerPoint, tổ chuyên môn khối Mẫu giáo lớn của
    trường chúng tôi, do tôi phụ trách đã thiết kế và thực hiện một tiết chuyên đề “Ứng
    dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy” với đề tài “Bé vui đón Xuân”. Ở đề tài
    này, ngoài việc thể hiện những hình ảnh về lễ Tết, các đoạn video download trên mạng
    và các đoạn video chúng tôi tự quay bằng điện thoại về Chợ Tết, không khí chuẩn bị
    đón tết, những đoạn video hoa nở rất hấp dẫn đối với trẻ để chèn vào các Slide cho trẻ
    xem và quan sát.Trẻ thực sự rất hứng thú khi được quan sát những hình ảnh sống
    động qua các đoạn video.
  10. Hình ảnh minh họa hoạt động khám phá với đề tài: “ Ngày hội hoa xuân”
    Trẻ được theo dõi các đoạn video về các loại hoa
    Khó khăn nhất là việc lựa chọn các hình ảnh thể hiện trong giáo án. Phần này
    hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của một giáo án điện
    tử. Chính thế mà việc sưu tầm cũng mất rất nhiều thời gian, vì các hình ảnh được
    lựa chọn phải là các hình ảnh có nền trắng hoặc là ảnh tách nền nhằm cho trẻ khi
    trực quan chỉ tập trung nhìn rõ hình ảnh và không bị phân tán bởi các chi tiết khác.
    5. Biện pháp 5:Một số phần mềm hỗ trợ giáo viên trong việc thiết kế giáo
    án điện tử:
    5.1. Phần mềm GIMP (Cắt sửa ảnh):
    Đôi khi chúng ta chỉ cần một chi tiết nhỏ trong bức tranh nhưng không biết làm
    thế nào để lấy được hình ảnh đó ra?
    Phần mềm Gimp( cắt, sửa ảnh) sẽ giúp bạn tháo gỡ vướng mắc này. Bạn chỉ
    cần Dowload phần mềm Gimp về máy, cài đặt và thao tác cắt hình ảnh trong bức
    tranh theo ý muốn của bạn. Sau khi đã cắt được hình, bạn sẽ Paste hình đó vào một
    phông nền phù hợp. Như vậy, bạn đã có một bức tranh như mong muốn. Nếu muốn
    con vật hay hình ảnh của bạn chuyển động được, bạn lại cắt rời các bộ phận( các
    chi tiết) ra và tạo hiệu ứng chuyển động cho từng chi tiết. Như vậy, bạn đã tạo
    được một hình động như mong muốn.
  11. Ví dụ: Từ hình ảnh em bé được chụp từ điện thoại:
    Bạn muốn chọn nền khác cho bức ảnh đẹp hơn thì bạn thực hiện các thao tác
    như sau:
    – Khởi động phần mềm GIMP 2.6. Khi đó trên màn hình sẽ xuất hiện hộp thoại.
    Bạn vào File để chọn ảnh cần cắt.
    – Chọn biểu tượng ( chiếc vòng) trong Toolbox để cắt hình theo mong muốn
    – Phải chuột vào hình vừa cắt, khởi động Powerpoint và phông nền mới để
    Paste hình vừa cắt vào.
  12. Như vậy, chúng ta đã đưa được hình ảnh em bé vào phông nền mình muốn.
    5.2. Phần mềm Boilsoft Video Splitter, Fomatfactory, Photostory( Cắt âm
    thanh, cắt video, đổi đuôi, tạo đoạn video…):
    Nếu như trước kia việc tìm bài hát cho phù hợp với chủ đề, với bài dạy các giáo
    viên phải vất vả đến các cửa hàng băng đĩa để tìm và phải mở bằng đầu đĩa thì hiện
    nay, với mạng internet chúng ta có thể Dowload bất cứ bài nhạc nào hoặc đoạn
    video mình cần và có thể chèn trực tiếp vào trong các Slide. Có một số đoạn video
    hoặc bài nhạc yêu cầu phải đổi đuôi mới có thể chèn vào Slide được, vì vậy, chúng
    ta phải làm thêm một thao tác đổi đuôi cho đoạn nhạc, đoạn video cho phù hợp.
    Chúng ta có thể tham khảo chương trình chuyên cắt nhạc Boilsoft Video Splitter
    tại website http://www.boilsoft.com hoặc phần mềm Fomatfactory. Phần mềm này
    có rất nhiều tính năng, bạn có thể sử dụng để đổi đuôi ảnh, đổi đuôi cho đoạn
    video…cắt âm thanh, cắt đoạn video…để có được những tư liệu như mong muốn.
    Từ các hình ảnh , chúng ta có thể tạo ra đoạn video nhờ có phần mềm
    Photostory. Chúng ta lựa chọn các hình ảnh cần chèn vào và chọn bài nhạc hoặc
    âm thanh mình cần để tạo đoạn video có cả hình ảnh , bài nhạc hoặc âm thanh. Để
    tạo được đoạn video với những hình ảnh bạn cần, trước tiên bạn Dowload phần
    mềm Photostory về máy, khởi động phần mềm, sau đó Import các ảnh cần tạo
    trong đoạn video, vào mục Selectmusic để chọn bài nhạc hoặc âm thanh cần chèn.
    Chọn ổ lưu đoạn video vừa tạo. Như vậy là chúng ta đã tạo được một đoạn phim
    mà mình cần.
  13. 5.3. Bộ cài E-learning chuẩn:
    Nếu như trước đây việc chèn các đoạn video vào Powerpoint gặp nhiều
    khó khăn, âm thanh ghi âm bằng điện thoại chèn vào slide mang lại âm thanh
    không rõ nét, không trung thực thì hiện may với bộ cài E-learning, các bạn
    thao tác và cài thành công về máy tính, trong thanh công cụ của Powerpoint
    sẽ xuất hiện mục AdobePresenter. Với bộ cài này, các bạn sẽ thuận tiện cho
    việc quay video, ghi âm trực tiếp bằng máy tính, cho chất lượng hình ảnh, âm
    thanh rõ nét hơn.
    Sau khi thu âm, để chèn được âm thanh vừa thu vào slide thì bạn phải
    sử dụng phần mềm FomatFactory để đổi đuôi.
    Hoặc chúng ta có thể tham khảo chương trình chuyển đổi đuôi cho file
    nhạc converter tại websize sau http://www.download.com
    Đây là thanh công cụ trên Powerpoint khi bạn đã cài thành công:
    – Bạn muốn ghi âm trực tiếp trên máy tính, kích chọn Record Audio
    – Bạn muốn quay video trực tiếp trên máy tính, kích chọn Capture Video
    – Bạn muốn cắt đoạn âm thanh, kích chọn Edit Audio
    – Bạn muốn cắt đoạn video kích chọn Edit Video
    – Bạn muốn chèn âm thanh vào slide, kích chọn Import Audio
    – Bạn muốn chèn đoạn video, kích chọn Import Video…
    Bộ cài này có rất nhiều tính năng, phù hợp và thuận tiện cho việc thiết kế bài
    giảng điện tử, đem lại hiệu quả cao cho bài giảng.
  14. 5.4. Phần mềm Window Movie Maker:
    Khi tôi tự mình học và nghiên cứu trên máy tính, tôi đã phát hiện ra một công
    cụ soạn giáo án điện tử khá tiện ích với giáo viên mầm non đó là Phần mềm
    Window Movie Maker. Phần mềm này có sẵn trong chương trình Window nhưng
    không phải ai cũng chú ý tới nó. Các bạn chỉ cần nhấp chuột vào Start/
    Program/Window Movie Maker, biểu tượng là một cuộn phim. Phần mềm này cho
    phép các bạn làm giáo án như những đoạn phim. Các bạn có thể đưa tranh ảnh,
    video, âm thanh, chữ viết vào bài giảng của mình và làm hiệu ứng cho chúng thật
    sống động. Các bạn muốn tự ghi âm giọng kể truyện ngọt ngào của mình để lồng
    vào đoạn phim? Thật đơn giản, các bạn chỉ cần kích vào biểu tượng cái Micro và
    làm theo chỉ dẫn mà thôi. Không những thế các bạn còn có thể dễ dàng in sao giáo
    án của mình ra đĩa VCD để dạy trên tivi mà không cần phải ra hiệu Converter đâu.
    Các bạn hãy thử làm quen đi, các bạn sẽ thấy rất bất ngờ vì tính ứng dụng đơn giản
    của Window Movie Maker.
    6.Biện pháp 6: Mỗi giáo viên phải đầu tư thời gian và công sức, ham học
    hỏi, tìm tòi, tham gia các buổi tập huấn, các lớp tập huấn để nâng cao trình
    độ, kĩ năng thiết kế bài giảng điện tử, phải nắm được quy trình thiết kế bài
    giảng điện tử:
    6.1. Giáo viên phải thực sự có ham mê, lòng nhiệt tình:
    Bản thân tôi cũng như một số giáo viên trong trường đã đầu tư mua máy tính
    xách tay, 3G để thuận tiện vào mạng tìm các thông tin, tư liệu cho bài giảng, trao
    đổi thông tin, kinh nghiệm lẫn nhau qua Email…
    Phòng giáo dục tổ chức các buổi tập huấn về thiết kế bài giảng E-learning tại Phòng
    giáo dục do các giảng viên chuyên nghiệp về giảng dạy.Bản thân tôi được nhà trường
    cử đại diện đi tập huấn kĩ năng công nghệ tại Thạch Thất trong dịp hè năm 2011. Đây
    là những buổi tập huấn vô cùng bổ ích đối với tôi và các đồng nghiệp.
    Vì thông qua buổi tập huấn, các giáo viên hướng dẫn đã giúp chúng tôi tháo gỡ
    được những vướng mắc khi thiết kế bài giảng, giúp chúng tôi có thêm kĩ năng mới
    để thiết kế bài giảng hay hơn, hấp dẫn hơn như: Chèn các đoạn video vào slide, các
    file Flash, Tạo đoạn video từ các hình ảnh và âm thanh…liên kết Hyperline, cách
    thiết kế trò chơi cho trẻ trên Powerpoint…
  15. Hình ảnh tập huấn Kĩ năng thiết kế bài giảng điện tử cho giáo viên mầm non tại Thạch Thất-
    Quốc Oai – tháng 7 năm 2011
    Nhưng nếu tập huấn xong mà chúng ta không thực hành, không áp dụng vào
    trong các hoạt động thì những kiến thức sẽ dần bị mai một. Vì vậy, bản thân tôi sau
    mỗi buổi tập huấn, biết thêm những thao tác, kĩ năng mới nào là tôi lại về, dở tài
    liệu tập huấn ra và làm thử. Sau nhiều lần thực hành, những kiến thức đó đã khắc
    sâu trong trí óc và khi thực hiện áp dụng vào bài giảng sẽ trở lên rất đơn giản và
    nhanh chóng, chúng ta không phải mất thời gian tìm lại tài liệu, không phải mất
    thời gian thao tác, thực hành lại nữa..
    Sau khi hoàn thành phần thiết kế bài giảng mới, tôi đã hướng dẫn giáo viên thực
    hiện hoạt động làm quen với thao tác trên bài giảng vừa thiết kế để tạo cơ hội học
    hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp, đồng thời nâng cao chất lượng chuyên
    môn của toàn trường ngày càng đi lên. Các giáo viên dự giờ thì nắm bắt, mở rộng
    thêm những thao tác, kĩ năng với bài giảng điện tử, còn bản thân tôi lại nhận được
    những lời góp ý, những ý kiến đánh giá, nhận xét khác nhau để xây dựng cho bài
    giảng. Và qua đó, tôi lại có thêm nhiều ý tưởng về cách thiết kế bài giảng điện tử
    của mình.
    Ví dụ: Sau buổi tập huấn tại Thạch Thất, biết thêm cách thiết kế trò chơi với
    Triger và tạo đoạn video có âm thanh từ các hình ảnh, file nhạc…Tôi đã về áp
    dụng ngay vào lớp mình bài giảng với nội dung: “ Trò chuyện về Bác Hồ”
  16. Trong nội dung này, tôi sưu tầm các đoạn video nói về tình cảm của Bác với
    thiếu nhi, các hình ảnh Bác với thiếu nhi Việt Nam và quốc tế…Sau đó tôi tạo
    thành đoạn video với những hình ảnh mình muốn, phù hợp với nội dung giảng dạy
    của mình, lựa chọn bài nhạc để chèn vào đoạn video thông qua phần mềm
    Photostory. Và tôi thực sự thấy tiết dạy đạt hiệu quả hơn hẳn: Trẻ thích thú với
    những đoạn video về Bác tràn đầy tình yêu thương, cùng với các bài hát khiến
    người xem ai cũng phải bồi hồi, xúc động.
    Hình ảnh hoạt động : “ trò chuyện về Bác Hồ”- Trẻ cảm nhận sâu sắc tình cảm của Bác
    dành cho thiếu nhi qua các đoạn video, các đồng nghiệp cùng trường ngồi dự hoạt động để học
    tập và cùng nhau trao đổi.
    Điều đặc biệt quan trọng để thiết kế bài giảng điện tử sinh động, hấp dẫn, phù
    hợp với trẻ thì người giáo viên phải thực sự có lòng yêu nghề, mến trẻ, có sự ham
    mê để tìm ra cái hay, cái mới lạ đưa vào bài giảng nhằm tạo hứng thú cho trẻ khi
    tham gia hoạt động và nội dung kiến thức sẽ được trẻ nắm bắt dễ dàng hơn. Để làm
    được điều đó, người thiết kế bài giảng phải hiểu được nội dung bài học là gì? Cần
    cung cấp những nội dung đó như thế nào để thu hút trẻ? Cần tìm những tư liệu nào
    phù hợp với nội dung kiến thức và hấp dẫn đối với trẻ?…Giáo viên phải nảy sinh ý
    tưởng trong đầu thì mới có thể thực hiện được việc thiết kế bài giảng điện tử theo
    quy trình sau:
  17. 6.2. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử:
    Bài giảng điện tử có thể được xây dựng theo quy trình gồm 6 bước sau:
    – Bước 1:Xác định mục tiêu bài học:
    Trong phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm, mục tiêu phải được chỉ rõ
    khi học xong bài, trẻ cần nắm được cái gì? Từ đó giáo viên cần cung cấp những tư
    liệu gì để phù hợp với mục tiêu của bài.
    – Bước 2: Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm:
    Cần bám sát vào chương trình giáo dục ở độ tuổi và các bước tiến hành trong
    hoạt động giáo dục. Đây là điều bắt buộc tất yếu vì giáo án là tài liệu giảng dạy và
    học tập chủ yếu; chương trình là pháp lệnh cần phải tuân theo.
    Tuy nhiên, để xác định được đúng kiến thức cơ bản mỗi hoạt động, mỗi loại tiết
    thì cần phải đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề
    cần giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản.
    Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của hoạt động dạy học có thể gắn với việc sắp
    xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức
    của hoạt động, từ đó rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của hoạt động.
    – Bước 3: Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức:
    Đây là bước quan trọng cho việc thiết kế bài giảng điện tử, là nét đặc trưng cơ
    bản của bài giảng điện tử để phân biệt với các loại bài giảng truyền thống, hoặc các
    loại bài giảng có sự hỗ trợ một phần của máy vi tính. Việc multimedia hoá kiến
    thức được thực hiện qua các bước:
    + Dữ liệu hoá thông tin kiến thức
    + Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, ảnh tĩnh, phim, âm thanh…
    + Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong hoạt
    động. Nguồn tư liệu này thường được lấy từ một phần mềm dạy học nào đó hoặc
    từ internet, … hoặc được xây dựng mới bằng ảnh quét, ảnh chụp, quay video, bằng
    các phần mềm chuyên dụng như: Fomatfactory, Bộ cài Adobepresenter…
    + Chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong hoạt động để đặt
    liên kết.
    + Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh. Khi
    sử dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần phải đảm bảo các yêu cầu về mặt
    nội dung, phương pháp, thẩm mỹ và ý đồ sư phạm.
    – Bước 4: Xây dựng thư viện tư liệu
    Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến hành
    sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý. Cây
    thư mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giữ được các
    liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng
    từ ổ đĩa nay sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác.
  18. – Bước 5:Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng
    tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể:
    Sau khi đã có các thư viện tư liệu, giáo viên cần lựa chọn ngôn ngữ hoặc các
    phầm mềm trình diễn thông dụng để tiến hành xây dựng giáo án điện tử.
    Trước hết cần chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt động nhận
    thức cụ thể. Dựa vào các hoạt động đó để định ra các slide (trong PowerPoint)
    hoặc các trang trong Frontpage. Sau đó xây dựng nội dung cho các trang (hoặc các
    slide). Tuỳ theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi trang/slide có thể là tranh
    ảnh, âm thanh, video clip…
    Hiện nay để xây dựng bài giảng điện tử ta có thể áp dụng các phần mềm căn
    bản sau:
    + Microsoft PowerPoint
    + Macromedia Flash
    + Frontpage
    + LectureMaker
    Trong phần mềm Powerpoint 2003 ta thường sử dụng các hiệu ứng sau:
    – Hiệu ứng chuyến trang Slide Transition
    – Hiệu ứng chạy chữ Slide Design – Animation Schemes
    – Hiệu ứng hoạt hình Custuom Animation
    Phần minh họa:
    Phần minh họa thiết kế trong bài giảng điện tử thể hiện tính trực quan sinh động
    của bài giảng. Nội dung minh họa thể hiện ở các loại sau:
    – Âm thanh: nhạc nền, nhạc cho từng phần, giọng thuyết trình, lời giới thiệu hay
    các âm thanh đặc biệt tạo điểm nhấn cho bài. Dữ liệu âm thanh này được đóng gói
    từ bên ngoài và đưa vào bài giảng để sử dụng
    – Hình ảnh: đó là những hình nền, hình minh họa, hình vẽ thể hiện nôi dung bài học
    – Phim: đây là những phim mô phỏng minh họa kết cấu, hoạt động của nội dung
    bài học. Phim này phải được điều khiển chủ động bởi người dạy
    Để giảm kích thước cũng như dung lượng bài giảng, dữ liệu minh họa này
    thường được đóng gói riêng, để sử dụng trong bài giảng ta phải xây dựng liên kết
    giữa các phần, các nội dung minh họa.
    Trong phần mềm PowerPoint 2003 ta thường sử dụng hiệu ứng Custuom
    Animation để điều khiển phim. Ta có thể đưa vào PowerPoint một file ảnh (Insert
    Pictures) một file âm thanh (Insert Sounds), một file phim .avi (Insert Movies) hoặc
    một file phim .swf (Control Toolbox/ Shocwave Flash Ofject)
  19. – Bước 6: Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện.
    Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra các sai xót
    để kịp thời thay đổi, sửa chữa.
    7. Biện pháp 7: Biện pháp khắc phục khi không có máy chiếu:
    Thực tế không phải trường nào cũng được đầu tư máy tính, máy chiếu nên việc
    trình chiếu các bài giảng điện tử đối với các trường mầm non cũng gặp nhiều khó
    khăn. Nhưng không phải cứ nhất thiết sử dụng máy chiếu mới là ứng dụng công
    nghệ thông tin vào trong giảng dạy.
    Trường mầm non Phùng Xá chúng tôi cũng chỉ có 1 máy tính xách tay và 1
    máy chiếu nên để các giáo viên có thể thực hiện các bài giảng điện tử được các
    giáo viên khắc phục bằng cách:
    – Vào đầu mỗi năm học, ở mỗi lớp đều làm tốt công tác xã hội hóa, vận động
    các doanh nghiệp, các cá nhân ủng hộ cho lớp để có kinh phí đầu tư mua sắm trang
    thiết bị dạy và học. Nhờ đó, ở trường tôi, 100% các lớp đều có ti vi, đầu đĩa, loa…
    – Trong các hoạt động, giáo viên có thể thiết kế bài giảng tại máy tính ở nhà
    hoặc máy tính ở trường, sau đó ghi đĩa để mở trực tiếp trên màn hình ti vi, trẻ vẫn
    có thể bao quát, quan sát được rõ ràng, âm thanh vẫn rõ nét và trẻ vẫn thực sự hứng
    thú khi tham gia hoạt động. Trẻ học mà lại có cảm giác như đang được xem phim
    hoạt hình trên ti vi. Và thực tế tôi nhận thấy, giờ học vẫn đạt hiệu quả rất cao.
    7.1.Nhưng làm thế nào để in bài giảng điện tử từ Power Point sang đĩa VCD?
    Bạn đã soạn xong một giáo án điện tử trên Power Point? Bạn muốn in chúng ra đĩa
    VCD nhưng Power Point chỉ trình chiếu chứ không phải một đoạn phim, làm sao mà
    in ra đĩa được? Tôi đã nghĩ ngay đến vấn đề là phải đổi đuôi. Nhưng khi tôi làm thử
    trên phần mềm đổi đuôi thông thường thì không được. Câu hỏi này tôi đã trả lời
    được khi tôi gõ một dòng chữ đơn giản vào Google là “converter Power Point to
    video”. Tôi đã được chỉ dẫn tải phần mềm đổi đuôi từ file Power Point sang Video.
    Các bạn thấy đấy, nếu các bạn thực sự say mê và nhiệt huyết với nghề, bạn sẽ có thể
    trả lời được bất kỳ câu hỏi nào bạn muốn chỉ cần một cái “nhấp chuột”.
    Cách làm này thực sự đã giúp nhiều giáo viên có cơ hội được thể hiện trình độ,
    năng lực của bản thân và cũng chính nhờ vậy, công tác chuyên môn trường mầm
    non Phùng Xá ngày càng sôi nổi, trình độ giáo viên ngày càng được nâng cao.
    7.2. Làm thế nào để giáo viên có thể tự ghi đĩa:
    Đổi đuôi cho bài giảng sang video rồi, nhưng làm thế nào để tự ghi đĩa mà
    không cần phải mang ra cửa hàng để thuê làm đĩa?
    Trước tiên máy tính của bạn cần đảm bảo điều kiện sau: Máy tính phải có ổ đĩa.
    Bạn vào internet Dowload phần mềm ghi đĩa PowerISO. Bạn khởi động phần
    mềm để cài về máy tính. Khi cần ghi đĩa,bạn cho đĩa trắng vào ổ đĩa, bạn chỉ cần
    nháy đúp chuột vào phần mềm PowerISO- kích chọn continue unregistered – Bạn
    chọn mục Add trong hộp thoại xuất hiện để Add File cần ghi đĩa của bạn – Kích
    chọn Add – Đặt tên cho đĩa của bạn, chẳng hạn “ Hoạt động giáo dục âm nhạc –
  20. MGL”- Sauk hi đã Add các file cần ghi đĩa, bạn kích chọn Burn trên hộp thoại và
    đợi trong giây lát. Khi nào đĩa tự động bật ra khỏi ổ là bạn đã thực hiện thành công.
    8. Biện pháp 8: Cách thiết kế trò chơi trong tiết dạy cho trẻ một cách hợp lý:
    Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động vui chơi, trẻ
    được học mà chơi, chơi mà học. Chính vì vậy, trong các hoạt động giáo dục của trẻ
    lứa tuổi mầm non cũng luôn đòi hỏi phải có trò chơi khi chuyển hoạt động và cuối
    mỗi hoạt động.
    Với các hoạt động sử dụng bài giảng điện tử, trẻ thường hay bị ngồi quan sát
    quá lâu trên màn hình. Điều này sẽ dễ khiến trẻ bị mệt mỏi, chán nản, đôi khi
    không tập trung vào hoạt động mà trẻ cứ nhìn lên màn chiếu một cách vô thức.
    Để khắc phục tình trạng này, giáo viên cần biết cách thay đổi không khí cho trẻ
    sau mỗi lần chuyển nội dung kiến thức.
    Ví dụ: Ở trẻ lớp mẫu giáo lớn A2 do tôi chủ nhiệm, trong các hoạt động: Khám
    phá một số phương tiện giao thông. Sau khi cho trẻ quan sát xong một loại phương
    tiện giao thông, tôi cho trẻ làm vận động minh họa hoặc bắt chước tiếng kêu của
    phương tiện giao thông đó:
    Máy bay: Cho trẻ dang hai tay ra nghiêng sang phải, sang trái, miệng làm tiếng
    kêu ù..ù…ù..Máy bay chuẩn bị hạ cánh: Trẻ bay chậm hơn và ngồi dần xuống.
    Ô tô: Trẻ giơ hai tay giả làm vô lăng lái xe và miệng làm tiếng kêu
    pim..pim..pim..Có thể kết hợp với các hiệu lệnh: Đèn đỏ- trẻ cho xe dừng lại, đèn
    xanh- trẻ lại tiếp tục lái xe…
    Hoặc cho trẻ hát và vận động bài: “ Anh phi công ơi” sau khi quan sát, tìm hiểu
    về phương tiện giao thông đường hàng không. Như vậy, chúng ta vừa có thể tạo ra
    không khí vui nhộn trong hoạt động, vừa tạo cho trẻ sự thích thú tham gia vào hoạt
    động, vừa kết hợp được giáo dục kĩ năng sống cho trẻ…
    Ở cuối mối hoạt động trong bài giảng điện tử, chúng ta thường hay thiết kế một
    trò chơi trên máy cho trẻ. Để thiết kế được trò chơi phù hợp với độ tuổi, phù hợp
    với khả năng của trẻ và thực sự tạo thích thú cho trẻ đòi hỏi giáo viên phải thành
    thạo một số thao tác thiết kế trong Triger( tạo liên kết giữa các slide) và một số
    thao tác thiết kế trò chơi trong Flash.