Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học tích cực phân môn Luyện từ và câu Lớp 3 – Nguyễn Thị Thúy Hằng
Bạn đang xem tài liệu “Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học tích cực phân môn Luyện từ và câu Lớp 3 – Nguyễn Thị Thúy Hằng”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức tổng hợp từ nhiều phân môn. Phân môn Luyện từ và câu nhằm mở rộng, hệ thống hóa làm phong phú vốn từ của học sinh, cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về từ và câu, rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng những hiểu biết cơ bản về từ và câu, rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các kiểu câu để thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình, đồng thời có khả năng hiểu và sử dụng các kiểu câu của người khác nói ra trong hoàn cảnh giao tiếp nhất định. Vì vậy, Luyện từ và câu được coi là phân môn có tính tổng hợp, có liên quan mật thiết đến các môn học khác. Trên cơ sở nội dung, chương trình phân môn Luyện từ và câu có rất nhiều đổi mới, nên đòi hỏi tiết dạy Luyện từ và câu phải đạt được mục đích cụ thể hơn, rõ ràng hơn. Ngoài phương pháp của người giáo viên, học sinh có vốn kiến thức ngôn ngữ về đời sống thực tế. Chính vì vậy, việc dạy tốt phân môn Luyện từ và câu không chỉ là nguồn cung cấp kiến thức mà còn là phương tiện rèn kĩ năng nói, viết, cách thành văn cho học sinh. Nội dung chương trình phân môn Luyện từ và câu có vai trò quan trọng hàng đầu. Với tính chất thực hành toàn diện, tổng hợp và sáng tạo, môn Luyện từ và câu sẽ giúp các em hình thành, phát triển vốn ngôn ngữ của mình, biết sử dụng Tiếng Việt có văn hóa, sản sinh văn bản tư duy, giao tiếp và học tập, hình thành kỹ năng ứng xử trong các tình huống giao tiếp cụ thể của cuộc sống, làm cơ sở hình thành kỹ năng tiếp nhận và sản sinh văn bản lớp trên. Là một giáo viên, tôi luôn băn khoăn và trăn trở: Làm thế nào để giúp các em học tốt phân môn Luyện từ và câu? Bản thân tôi luôn cố gắng để tạo ra, tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học phân môn Luyện từ và câu cho học sinh. Đây cũng là lí do tôi chọn và đưa ra đề tài “ Một số biên pháp dạy – học tích cực phân môn Luyện từ và câu lớp 3”. II. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu đặc điểm chương trình Tiếng Việt 3. - Các biện pháp dạy học tích cực phân môn Luyện từ và câu lớp 3 III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 1. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh lớp Ba, cấp tiểu học. - Nội dung dạy học Luyện từ và câu lớp 3: sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, một số sách tham khảo về dạy Tiếng Việt lớp 3. - Các biện pháp đổi mới phương pháp dạy Luyện từ và câu lớp 3. 2. Phạm vi: Do điều kiện thời gian và năng lực cá nhân, tôi chỉ đi sâu tìm hiểu “ một số biện pháp dạy học tích cực phân môn Luyện từ và câu” trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 3 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận Ở lớp 3, phân môn Luyện từ và câu giúp học sinh mở rộng, hệ thống hóa vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ, câu và văn bản. Giúp học sinh có một số hiểu biết sơ giản về các phép tu từ so sánh và nhân hóa. Từ đó các em có thể vận dụng viết văn hay hơn. Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu. Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng,nói và viết thành câu; có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp và thích học Tiếng Việt. II. Thực trạng việc dạy học Luyện từ và câu lớp 3 a. Chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 3 Phân môn Luyện từ và câu lớp 3 có tổng số tiết 35 tiết/ năm: 18 tiết học kì I, 17 tiết học kì II học một số loại bài cơ bản sau: * Mở rộng, hệ thống hóa, tích cực hóa vốn từ: - Bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm. - Bài tập phân loại, hệ thống hóa vốn từ. - Bài tập về nghĩa của từ. - Bài tập sử dụng từ. * Làm quen với một số biện pháp tu từ: - Bài tập nhận biết, nhận diện biện pháp tu từ so sánh. - Bài tập vận dụng, sử dụng biện pháp tu từ so sánh vào việc dùng từ, đặt câu. - Bài tập nhận biết biện pháp tu từ nhân hóa. - Bài tập vận dụng biện pháp tu từ nhân hóa. * Bài tập về kiểu câu và các thành phần của câu: - Về kiểu câu: Ai( cái gì, con gì) – là gì? ; Ai( cái gì, con gì) – làm gì? Ai( cái gì, con gì) – thế nào? - Về thành phần câu, học sinh biết đặt câu cho các bộ phận câu trả lời câu hỏi: Ai( cái gì, con gì) – là gì? ; Ai( cái gì, con gì) – làm gì? Ai( cái gì, con gì) – thế nào? Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì sao? Để làm gì? Bằng gì? b. Thực trạng dạy học ở trường tiểu học - Thực trạng dạy Luyện từ và câu lớp 3 của giáo viên. Giáo viên được tập huấn nắm được nội dung, phương pháp dạy học, biết bám sát mục tiêu để lập kế hoạch bài dạy, truyền thụ một cách chính xác, đầy đủ các nội dung bài học cho học sinh. Về mặt phương pháp, giáo viên đã có sự kết hợp hài hòa, hợp lí các phương pháp dạy học để làm nổi bật trọng tâm của bài. Song hình thức tổ chức dạy học chưa phong phú và việc mở rộng kiến thức còn hạn chế. - Thực trạng học luyện từ và câu của học sinh lớp 3. Đến lớp 3, kỹ năng độc viết của học sinh tương đối vững chắc nên việc dạy các kiểu câu trần thuật đơn theo mẫu khá thuận lợi. Bên cạnh đó các em còn tồn tại một số hạn chế như khả năng phân tích, tự tìm hiểu, khám phá kiến thức mới chưa cao, vốn từ chưa phong phú, ít hứng thú khi học phân môn Luyện từ và câu nên không khí tiết học còn trầm. Học sinh tiếp thu bài còn thụ động, chưa phát huy được tính tích cực , chủ động sáng tạo cho mình. Từ đó dẫn tới các em còn hạn chế trong giao tiếp như: lúng túng, thiếu tự tin khi trình bày một điều gì đó, sử dụng từ chưa hợp lý khi bộc lộ tâm tư, tình cảm, ý nghĩa của bản thân. Một số học sinh còn ngại trò chuyện với thầy cô giáo trong thời gian ngoài giờ lên lớp cũng vì lí do vốn từ của các em còn nghèo nàn dẫn tới lúng túng, ngại giao tiếp. Kĩ năng dùng từ đặt câu và vận dụng viết đoạn văn của học sinh còn nhiều hạn chế, đến giờ học, các em rất ngại khi cô gọi đứng dậy trình bày bài học. Bên cạnh đó sự quan tâm, giúp đỡ của một số cha mẹ tới việc học tập của các em còn ít, vốn sống thực tế của các em có hạn. Chính vì vậy mà khi đến lớp các em cần sự giúp đỡ của thầy cô là chủ yếu nên người giáo viên cần kết hợp nhiều biện pháp nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức môn học và học tốt những môn học khác. Các em hứng thú học tập, thích học và phát huy vai trò tích cực chủ động của mình, tự mình có thể khám phá tìm ra những kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Đầu năm học, sau khi tiến hành kiểm tra khảo sát Luyện từ và câu, kết quả của lớp tôi như sau: Hoàn thành tốt Hoàn thành bài Chưa hoàn thành bài Số lượng 8 học sinh 32 học sinh 4 học sinh Phần trăm 18,2% 72,7% 9,1% III. Những biện pháp thực hiện 1. Nghiên cứu kĩ bài dạy và chuẩn bị đồ dùng dạy học trước khi lên lớp a. Nghiên cứu kĩ nội dung kiến thức bài dạy để giải quyết kịp thời các tình huống tiết dạy: Trên thực tế, trong một số tiết dạy, khi có tình huống ( câu hỏi mà học sinh đặt ra) làm giáo viên lúng túng khi giải thích, trả lời không rõ ràng vì khi đó giáo viên chưa dự kiến trước được. Như vậy điều thắc mắc của học sinh chưa được thỏa mãn khiến các em mất đi sự hứng thú đối với các bài học dẫn đến hiệu quả bài học không cao. Do vậy mỗi bài dạy, tôi không chỉ nghiên cứu các phương pháp, hình thức tổ chức mà còn nghiên cứu kĩ hơn kiến thức liên quan đến bài đó để có thể giải quyết thỏa đáng được những tình huống có thể xảy ra trong tiết dạy. Ví dụ: Khi dạy bài: Ôn tập về từ chỉ sự vật. So sánh ( tuần 1) Bài 1: Tìm các từ chỉ sự vật trong khổ thơ sau: Tay em đánh răng Răng trắng hoa nhài Tay em chải tóc Tóc ngời ánh mai. Khi làm bài, học sinh nói: từ “ tay “ và từ “ em” là hai sự vật, có em lại cho rằng : “ tay em” là một từ chỉ sự vật. Trước tình huống này tôi chấp nhận cả hai đáp án đều đúng. Đồng thời tôi giải thích cho các em hiểu : từ “ tay” và từ “ em” là hai sự vật song khi kết hợp với nhau tạo thành từ “ tay em” chỉ một sự vật, các em sẽ hiểu rõ hơn ở các lớp trên. Như vậy, nhờ nghiên cứu, tìm hiểu kĩ nội dung bài dạy, tôi luôn giải đáp được các thắc mắc của học sinh và giải quyết kịp thời các tình huống xảy ra trong tiết học. Đồng thời giúp các em thỏa mãn được nhu cầu tìm hiểu, say mê học tập hơn. b. Chuẩn bị và sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học: Với tâm lí lứa tuổi học sinh Tiểu học là tư duy cụ thể, khi tư duy các em cần có điểm tựa. Do đó vừa tư duy vừa được sử dụng các giác quan để xem xét, nhìn nhận sự việc, hiện tượng thì sẽ giúp các em chiếm lĩnh kiến thức một cách nhanh chóng, đầy đủ và hoàn thiện hơn cũng như góp phần tạo nên không khí nhẹ nhàng, vui tươi, hiệu quả cho tiết học. Thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng dạy học, tôi luôn chú ý chuẩn bị và sử dụng chúng sao cho phù hợp. Đồ dùng mà tôi thường xuyên sử dụng là bảng phụ, tranh ảnh, máy đa vật thể. Với các bài tập cần thảo luận nhóm, tôi cho các em làm vào bảng nhóm có viết sẵn yêu cầu. Các em có thể thực hiện trên bảng phụ sau đó trình bày, các bạn khác nhận xét, bổ sung. Làm như vậy cả giáo viên và học sinh đều không mất thời gian vì kết quả thực hiện của nhóm được tổng hợp ngay vào đó và các nhóm khác cùng giáo viên nhận xét, bổ sung ngay. Với những tranh ảnh khó sưu tầm, tôi thường dùng một giải pháp để trang bị cho mình hình ảnh để phục vụ bài dạy đó là truy cập trên mạng. Ví dụ: Khi dạy bài : Mở rộng vốn từ : Các dân tộc. Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh ( Tuần 15 ) Bài 1: Hãy kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết Sau khi học sinh kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta, để giúp các em hiểu rõ hơn về đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, tôi cho các em xem một số hình ảnh về y phục dân tộc, cuộc sống, sản xuất của các dân tộc thiểu số. Sau khi học sinh kể được tên một số dân tộc, giáo viên giới thiệu nước ta có 54 dân tộc anh em sống ở miền Bắc, miền Nam, miền Trung nước ta. Sau đó giáo viên đưa ra sơ đồ tư duy về các dân tộc trên đất nước ta để các em dễ ghi nhớ. Bài 2: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống: a. Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng. b. Những ngày lễ hội, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trung bên để múa hát. c. Để tránh thú dữ, nhiều dân tộc miền núi thường làm để ở. d. Truyện Hũ bạc của người cha là truyện cổ của các dân tộc.. ( nhà rông, nhà sàn, Chăm, ruộng bậc thang) Ở bài tập này, để giúp các con điền đúng từ vào chỗ chấm, tôi cho các em xem ảnh. Dựa vào tranh ảnh đó, các em có thể hiểu đúng các từ nhà rông, nhà sàn, ruộng bậc thang. Tôi cho học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Mỗi bức tranh vẽ gì? Yêu cầu học sinh nhìn vào tranh học sinh giải nghĩa từ: Con biết gì về nhà rông? Nhà sàn được làm như thế nào? Ruộng bậc thang là ruộng như thế nào ? Với việc chuẩn bị đầy đủ đồ và sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học, tôi nhận thấy học sinh luôn tập trung chú ý vào giờ học, những kiến thức mà tôi muốn truyền đạt đã được các em tiếp nhận rất thoải mái và say sưa. 2. Dạy tích hợp các môn vào phân môn Luyện từ và câu: a. Dạy Luyện từ và câu tích hợp môn Âm nhạc: Để không khí tiết học nhẹ nhàng, thoải mái và gây hứng thú học tập cho học sinh ngay từ đầu tiết học hoặc cuối tiết học giúp học sinh thư giãn, tôi thường lấy các bài hát để giới thiệu bài hoặc dùng bài hát để củng cố, mở rộng kiến thức bài học. Ví dụ: Khi dạy bài: So sánh ( Tuần 5) Phần củng cố bài, tôi cho các con nghe bài hát Mẹ và cô. Yêu cầu học sinh tìm trong bài hát những hình ảnh so sánh. - Học sinh nối tiếp nêu: “Lúc ở nhà, mẹ cũng là cô giáo/ Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền/ Cô và mẹ là hai cô giáo. ” Như vậy, qua nghe hát các em vừa được thay đổi không khí vừa được củng cố , khắc sâu và mở rộng kiến thức bài học. b. Dạy Luyện từ và câu tích hợp môn Tập đọc. Ví dụ: Bài Mở rộng vốn từ: Gia đình. Ôn tập câu: Ai là gì ? Bài 3 : Dựa theo nội dung các bài tập đọc đã học ở tuần 3,4. Hãy đặt câu hỏi theo mẫu Ai là gì ? để nói về : a) Bạn Tuấn trong truyện: “ Chiếc áo len”. b) Bạn nhỏ trong bài thơ : “ Quạt cho bà ngủ”. c) Bà mẹ trong truyện : “ Người mẹ”. d) Chú chim sẻ trong truyện : “ Chú chim sẻ và bông hoa bằng lăng”. Giáo viên gợi ý cho học sinh nhớ lại nội dung bài tập đọc: + Bạn Tuấn trong câu truyện: “ Chiếc áo len” là người như thế nào? Học sinh nối tiếp trả lời và đặt được câu: Bạn Tuấn trong truyện là người biết nhường nhịn em. / Bạn Tuấn trong câu chuyện là người con hiếu thảo. / Bạn Tuấn trong truyện là người anh tốt bụng. Tương tự đối với phần b,c, d. Như vậy, nhờ kiến thức đã học ở phân môn Tập đọc, học sinh vận dụng vào làm các bài tập Luyện từ và câu nhanh và chính xác. 3. Phát huy tính tích cực của học sinh trong phân môn Luyện từ và câu. Ví dụ: Khi dạy bài So sánh ( Tuần 8) Bài 1: Tìm các hình ảnh so sánh trong những khổ thơ sau: ( Cho thêm khổ thơ ) Sau khi học sinh xác định được yêu cầu của bài, tôi cho học sinh làm việc theo nhóm đôi ( 2’), dùng bút chì gạch chân dưới hình ảnh so sánh vào SGK, một nhóm làm bảng phụ. Chữa bài, nhận xét. Các câu hỏi phát huy tính tích cực của học sinh: + Vì sao con cho rằng đây là những hình ảnh so sánh? + Tìm các sự vật được so sánh với nhau trong mỗi trường hợp. + Bằng cách so sánh sức khỏe của cháu hơn sức khỏe của ông, ông muốn nói với cháu điều gì? + Vì sao tác giả lại so sánh ông với buổi trời chiều còn cháu là ngày rạng sáng? + Qua hình ảnh so sánh ở phần (a), ông muốn nói với cháu điều gì? + Hình ảnh so sánh ở phần (b), dựa vào đặc điểm nào mà tác giả so sánh trăng khuya với đèn + Đọc đoạn thơ ở phần (c), con cảm nhận được điều gì đẹp đẽ ở người mẹ? 4. Dạy Luyện từ và câu lồng ghép trò chơi a. Vai trò của trò chơi học tập Tiếng Việt Trò chơi học tập Tiếng Việt làm thay đổi hình thức học tập làm không khí lớp học trở nên thoải mái, dễ chịu. Làm quá trình học tập trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn. Học sinh thấy vui, nhanh nhẹn, cởi mở và được củng cố, hệ thống hóa kiến thức. b. Các yêu cầu của trò chơi học tập Tiếng Việt - Các trò chơi phải thú vị, hấp dẫn để thu hút học sinh. - Các trò chơi không tốn nhiều thời gian, sức lực, không làm ảnh hưởng đến tiết học khác. - Các trò chơi phải gắn với mục đích học tập không đơn thuần là giải trí c. Cách xây dựng một trò chơi Phải có tính thi đua giữa các nhóm hoặc cá nhân với nhau. Có quy định về thưởng, phạt. Có cách chơi rõ ràng (bao gồm cả thời gian). Có cách tính điểm hợp lí. d. Cách tổ chức một trò chơi Giáo viên cần giới thiệu trò chơi, hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi, phổ biến luật chơi sau đó cho học sinh chơi thử ( nếu cần) rồi nhận xét. Cuối cùng công bố kết quả của trò chơi. Kết thúc: Giáo viên hỏi xem học sinh đã học được những gì qua trò chơi. e. Những trò chơi có thể sử dụng trong các tiết dạy Luyện từ và câu e.1. Trò chơi “ Ai nhanh ai đúng?” Trò chơi này có thể áp dụng trong nhiều bài dạy, đặc biệt là dạng bài Mở rộng vốn từ Cách chơi: Học sinh gắn chữ được in sẵn trên thẻ từ hoặc tự viết từ tìm được vào từng nhóm theo yêu cầu của bài tập. Luật chơi: Sử dụng linh hoạt theo từng bài. Có bài trò chơi được tổ chức dưới dạng tiếp sức hoặc mỗi đội cử một đại diện. Dù chơi dưới dạng nào thì đội gắn ( viết ) đúng và nhanh bao giờ cũng là đội thắng cuộc. Với cách hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập bằng trò chơi như vậy, số lượng từ tìm được rất nhiều mà không mất thời gian, lại gây hứng thú học tập cho học sinh. Ví dụ: Bài Mở rộng vốn từ: Từ địa phương – Dấu chấm hỏi, ( Tuần 13) Bài 3: Chọn và xếp các từ ngữ sau vào bảng phân loại: Ba / bố; mẹ / má; anh cả / anh hai; quả / trái; hoa / bông; dứa / thơm / . khóm; sắn / mì; ngan / vịt xiêm Từ dùng ở miền Bắc Từ dùng ở miền Nam .. .. Để hoàn thành bài tập này, tôi tổ chức cho học sin chơi trò chơi “ Ai nhanh ai đúng?”. Trước tiết dạy tôi chuẩn bị các phiếu từ ghi các từ ngữ đã cho của bài. Sau khi học sinh hiểu nghĩa của một số từ ngữ, tôi cho hoc sinh thảo luận theo nhóm 4 sau đó gọi 3 nhóm lên thi gắn các từ ngữ đó vào bảng. Trong thời gian 2 phút, nhóm nào xếp đúng và nhanh nhất thì nhóm đó thắng cuộc. Sau đó các em viết vào vở. e.2. Trò chơi “ Ô cửa bí mật” Trò chơi này tôi áp dụng để củng cố một số bài trong chương trình Luyện từ và câu lớp 3. Phổ biến luật chơi: Cả lớp tham gia chơi. Có 4 ô cửa bí mật, các em có quyền chọn ô cửa mình thích, khi mở cửa ra các em phải trả lời một câu hỏi theo yêu cầu. Nếu trả lời đúng sẽ được một phần quà. Nếu trả lời sai nhường quyền trả lời cho người khác. - Học sinh tham gia chơi. - Tổng kết tuyên dương. Ví dụ: Khi dạy bài: So sánh ( Tuần 5) Sau khi học bài xong, phần củng cố, tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi này để củng cố, mở rộng nội dung bài học. Trò chơi như sau: Giáo viên giới thiệu các ô cửa, mỗi ô cửa là một câu hỏi để củng cố và mở rộng kiến thức bài học. Ô cửa số 1: Hãy tìm các từ so sánh để thêm vào câu chưa có từ so sánh “ Tàu dừa như chiếc lược chải vào mây xanh”. Ô cửa số 2: Tìm những sự vật so sánh điền vào chỗ chấm: “ Ông mặt trời trông như..” Ô cửa số 3: Đặt câu có hình ảnh so sánh. Ô cửa số 4: ( Mở rộng) Cho đoạn thơ sau, tìm sự vật được so sánh với nhau: Đây con sông như dòng sữa mẹ Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây Và ăm ắp như lòng người mẹ Chớ tình thương trang trải đêm ngày. 5. Giáo dục học sinh kĩ năng sống, bảo vệ môi trường thông qua môn Luyện từ và câu. Việc giáo dục kĩ năng sống, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, học sinh thanh lịch cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ giờ học nào. Trong khi hình thành khái niệm, luyện tập hoặc củng cố bài. Ví dụ: Khi dạy bài: “ Mở rộng vốn từ: Cộng đồng – Ôn tập câu Ai làm gì? ( Tuần 8) Sau khi học sinh trao đổi và đi đến thống nhất với cách ứng xử ở phần a và c, tôi chốt lại kiến thức: Mọi người sống trong cộng đồng cần biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ, đùm bọc nhau. Đó là những phẩm chất rất quý báu của mỗi người sống trong cộng đồng. Đảng và Nhà nước ta luôn phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân để đánh thắng nhiều đế quốc hùng mạnh, để đầy lùi khó khăn do thiên tai gây ra. Và hiện nay, Nhà nước luôn khuyến khích mọi người sống trong cộng đồng luôn “ Mình vì mọi người và mọi người vì mình” Đến phần củng cố bài, giáo viên cho học sinh liên hệ: - Trong cuộc sống hàng ngày các con cần làm gì để thể hiện sự quan tâm đoàn kết, giúp đỡ mọi người xung quanh? Học sinh trả lời nối tiếp: con cần đoàn kết với các bạn trong lớp, trong trường, con cần giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn, ủng hộ những bạn học sinh miền núi, vùng sâu, vùng xa,. Giáo viên khen ngợi và khích lệ. Đó cũng chính là những điều chúng ta cần quan tâm trong cuộc sống hàng ngày. IV. Kết quả đạt được Qua thời gian nghiên cứu và thực nghiệm trong năm học qua, tôi thấy học sinh lớp tôi có những tiến bộ rõ rệt. Các con vui vẻ, hào hứng, hăng say trong học tập. Trong giao tiếp nói và viết vốn từ ngữ của học sinh ngày càng phong phú hơn. Các con đã tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp với bạn bè và người lớn tuổi. Đặc biệt các con biết vân dụng kiến thức được học trong phân môn Luyện từ và câu vào các giờ học kể chuyện, viết đoạn văn và làm văn chặt chẽ hơn, hay hơn. Và nhờ có kết quả trên, chất lượng học tập do lớp tôi phụ trách được nâng lên rõ rệt. Cụ thể như sau: Hoàn thành tốt Hoàn thành bài Chưa hoàn thành bài Đầu năm 8 học sinh - 18,2% 32 học sinh - 72,7% 4 học sinh - 9,1% Giữa kì I 14học sinh – 31,8% 30 học sinh – 68,2% 0 học sinh – 0 % Cuối kì I 22học sinh - 50% 22 học sinh - 50% 0 học sinh – 0 % Giữa kì II 25học sinh – 56,8% 19 học sinh – 43,2% 0 học sinh – 0 % PHẦN III: KẾT LUẬN Từ khi nghiên cứu và thử nghiệm đề tài này ở lớp 3, tôi thấy học sinh lớp tôi có chuyển biến rõ rệt trong việc sử dụng từ ngữ, dùng từ chính xác hơn khi nói và viết. Đặc biệt học sinh vận dụng viết đoạn văn ngắn chặt chẽ về hình thức và nội dung, có cảm xúc, giàu hình ảnh. Các em đã tự tin nhiều khi giao tiếp, khi đến trường; các em thích trò chuyện với bạn bè, thích gần gũi với thầy cô và đặc biệt thích được đứng trước lớp kể cho cô và các bạn nghe câu chuyện của mình trong tiết Kể chuyện; các em học phân môn Tập làm văn cũng tốt hơn. Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng vào việc giảng dạy để giúp học sinh học tích cực phân môn Luyện từ và câu lớp 3. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.