Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học an toàn điện

Bạn đang xem

20 trang mẫu

của tài liệu “Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học an toàn điện”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

n tại nhà. 
Vậy, để mọi người biết rõ hơn về vấn đề này thông qua học sinh, tôi muốn các em là những tuyên truyền viên tích cực, có hiểu biết về vấn đề này. Từ các em đến gia đình các em và cộng đồng xã hội.
Sau đây là kết quả khảo sát về ý thức sử dụng điện an toàn của học sinh khối 8, trường THCS Cẩm Tân trước khi áp dụng đề tài này: ( tháng 9/2011)
Khối
sĩ số
Mức độ hiểu biết về an toàn điện
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu-kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8
68
4
5,9
12
17,6
22
32,4
30
44,1
Vì các em chưa được học phần an toàn điện nên mức độ hiểu biết và nhận thức của các em khá mơ hồ về việc sử dụng điện an toàn. Tuy biết dòng điện ảnh hưởng đến sinh lí con người nhưng mức độ thế nào thì các em chưa rõ ràng và biện pháp xử lí tình huống khi gặp phải tai nạn điện là không biết cách xử lí và chưa có các biện pháp an toàn điện.
II.3. Giải pháp thực hiện:
* Qua các bài học giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn:
Do hiểu rõ tác hại của dòng điện với cơ thể người, nên vấn đề bồi dưỡng kiến thức an toàn điện cho người sử dụng điện nói chung và cho học sinh nói riêng, đồng thời tuyên truyền giáo dục rộng rãi cho tất cả mọi người chấp hành nghiêm chỉnh các quy trình, quy phạm về kỹ thuật an toàn điện và pháp lệnh bảo hộ lao động với những đối tượng học tập lao động có tiếp xúc với dụng cụ, thiết bị điện là hết sức cần thiết.
Các bài học dưới đây là những nội dung cơ bản trang bị cho các em những vấn đề mà tôi đã nêu ở trên. Bản thân đã áp dụng các phương pháp dạy học tích cực như: hoạt động nhóm, phương pháp trực quan, nêu vấn đề và các câu hỏi mở để học sinh hứng thú và khắc sâu hơn kiến thức đã học.
TIẾT: 28. Bài 33: AN TOÀN ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:	Dạy xong bài này, giáo viên cần làm cho học sinh:
1. Về kiến thức: Hiểu được những nguyên nhân gây ra tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể con người.
	2. Về kĩ năng: Biết được một số biện pháp an toàn điện trong sản xuất và trong đời sống để áp dụng vào trong cuộc sống hàng ngày.
	3. Về thái độ: Có ý thức nghiêm túc thực hiện an toàn điện khi sử dụng và sửa chữa điện.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: - Soạn giáo án đầy đủ và chi tiết, tham khảo một số tài liệu phục vụ cho giảng dạy.
- Tranh ảnh về các nguyên nhân gây ra tai nạn điện.
	- Tranh về một số biện pháp an toàn điện trong sử dụng và sửa chữa.
	- Găng tay, ủng cao su, thảm cách điện, kìm
 Học sinh: - Nghiên cứu bài
- Tìm hiểu các biện pháp an toàn điện trong thực tế địa phương
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
1. Ổn định: 1p
2. Kiểm tra bài cũ: 5p
Câu hỏi: ? Điện năng là gì? Em hãy nêu vai trò của điện năng trong sản xuất và trong đời sống.?
Đáp án: - Điện năng là năng lượng của dòng điện ( Hay là công của dòng điện) - Là nguồn động lực cho các máy.
	 - Nguồn năng lượng cho các máy và thiết bị.
 - Tạo điều kiện phát triển tự động hoá và nâng cao đời sống con người.
3. Bài mới. 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học. 1p
Gv : Em nào đã từng bị điện giật hoặc biết các vụ tai nạn điện ở địa phương ? HS trả lời và thông qua đó GV chốt lại : Chúng ta biết điện năng có vai trò rất quan trọng trong sx và đời sống nhưng điện năng củng gây ra rất nhiều tai nạn đáng tiếc gây thiệt hại về người và của cho con người. Vậy, những nguyên nhân nào gây tai nạn điện và chúng ta cần làm gì để phòng tránh những tai nạn đó ? 
GV nêu mục tiêu cần đạt của bài học. Giáo viên viết tên bài lên bảng.
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 2: Tìm hiểu vì sao xảy ra tai nạn điện: 20p
GV: Cho học sinh quan sát hình 33.1 a,b,c và thảo luận theo nhóm tìm hiểu các nguyên nhân gây tai nạn điện và điền vào chỗ trống cho thích hợp.
HS quan sát tranh vẽ và trả lời câu hỏi theo nhóm vào bảng phụ.
HS treo bảng phụ.
GV : Nhận xét và chốt kiến thức.
GV đặt câu hỏi.
- Tại sao ta phải có hành lang an toàn của lưới điện điện cao áp?
- Nếu vi phạm hành lang an toàn này thì sao?
HS quan sát H33.2 và bảng 33.1 trả lời.
GV treo bảng 33.1, y/c HS đọc cả lớp nghe.
GV nhận xét chốt kiến thức
- Ngoài các nguyên nhân trên, ta thường gặp nguyên nhân nào khác gây tai nạn điện cho người?
HS quan sát H33.3 trả lời.
GV yêu cầu HS nêu kết luận chung về những nguyên nhân gây ra tai nạn điện
I. VÌ SAO XẢY RA TAI NẠN ĐIỆN?
1. Do chạm trực tiếp vào vật mang điện:
- Chạm trực tiếp vào dây điện trần hoặc dây dẫn hở cách điện ( h33.1c).
- Sử dụng các đồ điện bị rò điện ra vỏ ( h33.1b).
 - Sửa chữa điện không ngắt nguồn điện ( h33.1a)
2. Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp.
Do phóng điện từ dây điện cao áp qua không khí đến người đứng gần đường dây điện.
3. Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất.
- Mưa bão to, dây điện đứt, không đến gần chỗ dây điện đứt chạm xuống đất
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các biện pháp an toàn điện. 13p
GV: Cho học sinh quan sát hình 33.4 a,b,c,d và trả lời vào vở bài tập theo nhóm.
HS: Các nhóm thảo luận, quan sát H33.4
GV đặt câu hỏi cho HS.
- Từ các nguyên nhân gây ra tai nạn điện nêu trên, chúng ta cần phải có những biện pháp nào để giảm và tránh được tai nạn điện?
- GV cho HS điền vào chỗ trống trong SGK.
HS trả lời câu hỏi của GV và điền từ thích hợp vào chỗ trống.
V nhận xét, KL.
GV yêu cầu HS nêu được các công việc phải làm khi sửa chữa điện.
GV đặt câu hỏi 
- Khi sửa chữa điện, ta cần thực hiện các nguyên tắc nào để tai nạn điện không xảy ra?
- Hãy nêu một vài dụng cụ bảo vệ an toàn điện mà em biết?
GV kết luận về các công việc và các dụng cụ được dùng trong sửa chữa điện
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP AN TOÀN ĐIỆN
1. Một số nguyên tắc an toàn điện khi sử dụng điện.
- Thực hiện tốt cách điện dây dẫn( h33.4a)
- Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện (h33.4c)
- Thực hiện tốt nối đất các thiết bị, đồ dùng điện ( h33.4b)
- Không vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp ( h33.4d).
2. Một số nguyên tắc an toàn trong khi sửa chữa điện
- Cắt nguồn điện
+ Rút phích cắm điện
+ Rút cầu chì
+ Cắt cầu dao
+ Sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện cho mỗi công việc trong khi sửa chữa để tránh bị điện giật và tai nạn khác
- Sử dụng vật lót cách điện
- Sử dụng các dụng cụ lao động cách điện
- Sử dụng các dụng cụ kiểm tra 
4. Tổng kết và củng cố. 4p
- GV: Yêu cầu một vài học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK. 
- GV nhắc lại phần trọng tâm của bài.
- Yêu cầu và gợi ý học sinh trả lời câu hỏi của bài học.
- GV nhận xét giờ học. 
 5. Hướng dẫn về nhà: 1p
	- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi SGK.
- Đọc và xem trước bài 34chuẩn bị dụng cụ, vật liệu. 
 --------------------------------------------------------------------------------
TIẾT 29 – BÀI 34. THỰC HÀNH: DỤNG CỤ BẢO VỆ AN TOÀN ĐIỆN
I. Mục tiêu cần đạt: Sau khi học xong, HS cần:
1. Kiến thức: Hiểu được công dụng, cấu tạo của một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
2. Kĩ năng: Sử dụng được một số dụng cụ bảo về an toàn điện
3. Thái độ: Có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng và sửa chữa điện.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên- Nội dung: Đọc trước nội dung bài 34 SGK, SGV
- Đồ dùng: 
Vật liệu và dụng cụ bảo vệ an toàn điện
Chuẩn bị đồ dụng điện: rò điện và không rò điện
2. Học sinh- Đọc nội dung bài 34 SGK.
- Chuẩn bị BCTH
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
	A. Kiểm tra sĩ số lớp.1p
	B. Kiểm tra bài cũ: 4p ? Nêu nguyên nhân xảy ra tai nạn điện?
	C. Bài giảng: 
Giới thiệu bài. 1p
GV: Điện năng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và sinh hoạt thì vấn đề an toàn khi vận hành và sử dụng điện càng trở nên cần thiết vì những sự cố tia nạn điện xảy ra rất nhanh và vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, chúng ta phải biết sử dụng các dụng cụ bảo về an toàn điện để tránh các tai nạn đáng tiếc xảy ra. Đó là nội dung bào học hôm nay: "Dụng cụ bảo vệ an toàn điện" 
- GV nêu mục tiêu bài học
Bài mới 
HĐ1. GV GIỚI THIỆU MỤC TIÊU VÀ TRÌNH TỰ THỰC HÀNH. 4p
Ghi bảng
HĐ của GV
HĐ của HS
I. Chuẩn bị.
SGK/Trang 121
II. Nội dung và trình tự thực hành.
- Tìm hiểu các dụng cụ bảo vệ an toàn điện
- Tìm hiểu bút thử điện
GV chia nhóm thực hành
GV nêu rõ mục tiêu cần đạt của bài thực hành
GV chỉ định nhóm phát triển và bổ xung
Các nhóm kiểm tra việc chuẩn bị thực hành của từng thành viên:
- Mẫu BCTH
- Dụng cụ thực hành
HĐ2. TÌM HIỂU CÁC DỤNG CỤ AN TOÀN ĐIỆN. 5p
Ghi bảng
HĐ của GV
HĐ của HS
Các dụng cụ an toàn điện
- Vật liệu cách điện: thuỷ tinh, nhựa êbônít, sứ, mêka...
- Ý nghĩa số liệu lĩ thuật: Cho biết điện áp an toàn khi sử dụng các dụng cụ đó
- Công dụng: Cách li dòng điện với người sử dụng
GV phân các nhóm về vị trí thực hành, bố trí dụng cụ và thiết bị theo nội dung từng nhóm
GV theo dõi các nhóm thực hành 
GV gợi ý HS trả lời và đi đến kết luận.
HS nhận dụng cụ và trở về vị trí thực hành
HS làm việc theo nhóm theo yêu cầu sau:
- Quan sát, hiểu được yêu cầu, nội dung BCTH về tìm hiểu các dụng cụ bảo vệ an toàn điện
- Quan sát thảo luận -> điền kết quả vào BCTH
HĐ3. TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG BÚT THỬ ĐIỆN. 10p
Ghi bảng
HĐ của GV
HĐ của HS
Tìm hiểu bút thử điện
- Cấu tạo bút thử điện:
+ Đầu bút thử điện gắn liền với thân bút
+ Điện trở
+ Đèn báo
+ Lò xo
+ Nắp bút
+ Kẹp kim loại
- Nguyên lí làm việc: 
 SGK/Trang122
- Sử dụng bút thử điện:
GV yêu cầu HS quan sát mô tả cấu tạo bút thử điện
GV hướng dẫn quy trình tháo bút thử điện, cách để thứ tự từng bộ phận
GV khái quát cho HS biết: Đây là quy trình chung khi tháo lắp bất kỳ một thiết bị máy móc nào.
GV kiểm tra bút thử điện đã được lắp lại và sử dụng bút thử điện để làm mẫu
GV đưa ra một số quy tắc làm việc nhằm đảm bảo an toàn điện
GV để lẫn lộn đồ dùng điện bị rò điện và không rò điện
? Tại sao dòng điện qua bút thử điện lại không gây nguy hiểm cho người sử dụng 
HS quan sát cấu tạo bút thử điện
HS quan sát
HS nghe giảng
HS quan sát
HS lắp lại bút thử điện để sử dụng
HS nhắc lại nguyên lí và cách sử dụng bút thử điện
HS dùng bút thử điện để tìm ra đồ dùng điện bị rò điện
HS trả lời 
HĐ4 TỔ CHỨC CHO HS THỰC HÀNH. 15p
III.Thực hành
HS thực hành, kết quả ghi vào BCTH
GV phân các nhóm về vị trí thực hành, bố trí dụng cụ và thiết bị theo nội dung từng nhóm
GV theo dõi các nhóm thực hành 
HS nhận dụng cụ và trở về vị trí thực hành
HS thực hành theo nhóm kết qua ghi vào BCTH
D. Tổng kết bài. 4p
- GV cho học sinh ngừng làm việc, thu dọn vật liệu, dụng cụ, vệ sinh lớp học.
- GV hướng dẫn HS tự đánh giá bài TH dựa theo mục tiêu bài học.
- HS nộp BCTH.
- GV nhận xét:
+ Sự chuẩn bị của HS.
+ Thao tác
+ Tinh thần, thái độ học tập.
+ Kết quả
	E. Dặn dò. 1p
	HS chuẩn bị nội dung TH giờ sau.
TIẾT 30- BÀI 35: THỰC HÀNH CỨU NGƯỜI BỊ TAI NẠN ĐIỆN
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Sau khi học xong, HS cần:
1. Kiến thức: Hiểu được công dụng, cấu tạo của một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
2. Kĩ năng: Sử dụng được một số dụng cụ bảo về an toàn điện
3. Thái độ: Có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng và sửa chữa điện.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên- Nội dung: Đọc trước nội dung bài 35 SGK, SGV
- Đồ dùng: 
Vật liệu và dụng cụ bảo vệ an toàn điện
Chuẩn bị đồ dụng điện: 
2. Học sinh- Đọc nội dung bài 34 SGK.
- Chuẩn bị BCTH
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
	A. Kiểm tra sĩ số lớp. 1p
	B. Kiểm tra bài cũ: 4p ? Nêu cấu tạo, nguyên lí làm việc của bút thử điện?
	C. Bài giảng: 
* Hoạt động 1. Giới thiệu bài:
	Đối với bài thực hành này, hoạt động theo nhóm là rất phù hợp. Trong hoạt động nhóm, các em thảo luận đưa ra những cách sử lí các tìnhhuống cho phù hợp.
- Chia nhóm: Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 4 – 5 HS.
- Các nhóm kiểm tra việc chuẩn bị thực hành của từng thành viên: mẫu báo cáo thực hành và các công việc mà GV yêu cầu.
	- GV nêu rõ mục tiêu bài thực hành.
* Hoạt động 2. Thực hành tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện 
( Tình huống giả định)
	- Các nhóm thảo luận để chọn cách sử lí đùng nhất (an toàn cho người cứu và nhanh nhất) để tách nạn nhân ra khỏi nguòn điện trong 2 bài tập của SGK.
	- GV có thể đặt thêm tình huống khác cho HS thực hành hoặc các nhóm đặt tình huống cho nhau để luyệ tập thêm.
	- Có thể dùng phương pháp đóng vai: chỉ định 1 nhóm thảo luận và chỉ định 1 thành viên đóng vai người bị nạn, nhóm khác tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Việc chuẩn bị của nhóm 1 hoàn toàn bí mật với nhóm 2. GV và các nhóm khác quan sát và đánh giá.
	- GV có thể kết hợp đánh giá và cho điểm của các nhóm hoặc từng HS về kết quả và thái độ học tập theo những tiêu chí sau:
	+ Hành động nhanh và chính xác.
	+ Đảm bảo an toàn cho người cứu.
	+ Có ý thức học tập nghiêm túc.
	- GV kết luận phần thực hành tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
* Hoạt động 3. Thực hành sơ cứu nạn nhân.
	Trong phần này, GV nên chọn phương pháp sơ cứu phù hợp với giới tính của học sinh để các em thực hành được tự nhiên và thoải mái.
D. Tổng kết bài
- GV cho học sinh ngừng làm việc, thu dọn vật liệu, dụng cụ, vệ sinh lớp học.
- GV hướng dẫn HS tự đánh giá bài TH dựa theo mục tiêu bài học.
- HS nộp BCTH.
- GV nhận xét:
+ Sự chuẩn bị của HS.
+ Thao tác
+ Tinh thần, thái độ học tập.
+ Kết quả
	E. Dặn dò
	HS chuẩn bị nội dung ôn tập giờ sau.
II.4. Kết quả đạt được:
Sau khi áp dụng đề tài tôi đã thu được kết quả như sau:
Thời điểm
sĩ số
Mức độ hiểu biết về an toàn điện
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu-kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Tháng 9/2011 khi chưa áp dụng SKKN
68
4
5,9
12
17,6
22
32,4
30
44,1
Tháng 1/2012 khi đã áp dụng SKKN
68
12
17,6
20
29,4
32
47,1
4
5,9
PHẦN III: PHẦN KẾT LUẬN
III.1. Kết luận: 
Để đạt được kết quả GV phải thực hiện tốt chức năng của người hướng dẫn, tổ chức, điều khiển cho người học lĩnh hội chi thức mà loài người đã tích lũy được.
Cụ thể ở chương an toàn điện này phần chuẩn bị cho HS rất quan trọng, đó là :
*Chuẩn bị về kiến thức; 
+ Hiểu rõ vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.
+ Tại sao phải sử dụng an toàn điện năng.
+ Những mức độ nguy hiểm của dòng điện.
+ Các nguyên nhân xảy ra tai nạn điện.
+ Các cách phòng tránh tai nạn điện.
* Chuẩn bị về kỹ năng : 
+ Biết cứu người bị tai nạn điện
+ Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
+ Sơ cứu nạn nhân bị tai nạn điện 
* Thái độ: 
+ Luôn có ý thức sử dụng điện an toàn
 + Nghiêm túc tuyên truyền ý thức sử dụng điện an toàn.
 + Hứng thú với môn học từ đó tìm hiểu qua sách báo và ở địa phương các trường hợp tai nạn do điện gây ra đưa ra các tình huống và cách xử lý phù hợp nhất.
Khi tiến hành hoạt động dạy học GV phải thông qua kênh chữ, kênh hình trong SGK xây dựng hệ thống các câu hỏi , các yêu cầu hoạt động phải phù hợp với từng đối tượng HS, đúng mục tiêu bài học, chương học, luôn đi sâu vào trọng tâm và có liên hệ thực tế để giáo dục HS.
Về HS, ngoài sự chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng, thái độ cho từng HS, nhóm HS cần được thảo luận, tự chuẩn bị các tình huống các cách xử lý tình hưống... Phát huy được tính tích cực trong học tập , tự tin, hứng thú, thích ứng nhanh với những yêu cầu học tập và kỹ năng hợp tác hoạt động nhóm của HS là một định hướng mà GD hiện đại rất quan tâm.
Bên cạnh việc thực hiện có hiệu quả nguyên tắc, phương pháp và cách tổ chức dạy học. GV cần phải tâm huyết với nghề, có đủ trình độ chuyên môn có năng lực sư phạm nắm được đặc điểm tâm sinh lý, khả năng nhận thức của từng HS để điều chỉnh, điều khiển, tổ chức quá trình dạy học đạt hiệu quả cao, tạo cho HS một hệ thống quan điểm với tự nhiên với xã hội, ý thức kỷ luật trong lao động, tinh thần làm chủ tập thể... tạo nên những phẩm chất tốt đẹp của người lao động mới.
III.2 Ý nghĩa: 
Điện năng là dạng năng lượng rất quan trọng,điện năng góp phần không nhỏ cho nền văn minh nhân loại, biết sử dụng điện năng và áp dụng an toàn điện có ý nghĩa vô cùng to lớn trong cộng đồng.
Thời đại ngày nay, với xu thế "Toàn cầu hóa, phát triển kinh tế tri thức, công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, hình thành nền văn minh trí tuệ" Giáo dục luôn đòi hỏi sự chấn hưng và hiện đại. Vì vậy việc hình thành và phát triển thói quen, kỹ năng, phương pháp tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, ứng dụng các kiến thức kỹ năng thu nhận vào những tình huống thực tế, và đặc biệt có ý nghĩa khi qua bài học người học có ý thức về tri thức, vận dụng được vào thực tế cuộc sống từ trên ghế nhà trường, qua đó góp phần tuyên truyền vận động trong cộng đồng ý thức sử dụng điện an toàn.
+Qua quá trình giảng dạy chuyên ngành KTCN và trực tiếp giảng dạy môn CN 8
Tôi mạnh dạn trình bày các ý kiến trên với các Thầy Cô giáo đồng nghiệp. 
III.3. Kiến nghị, đề xuất:
Nhà trường cầ tổ chức nhiều buổi ngoại khoá về chuyên đề an toàn điện.
Gia đình và xã hội cần nâng cao ý thức chấp hành an toàn điện trong cộng đồng.
Các cấp lãnh đạo cần đầu tư trang thiết bị có chất lượng phục vụ cho công tác giảng dạy.
Kính mong các thầy cô tham gia đóng ý kiến.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Cẩm Tân, ngày 10 tháng 4 năm 2012
 Người thực hiện
 Phạm Thị Thắm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
	1. SGV, SGK Công nghệ 8
	2.Chuẩn kiến thức bộ môn CN. 
	3. Giáo trình Kĩ thuật điện.
 4. Nghề điện dân dụng NXB Giáo dục 2000. 
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
Phần I: MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài.
II. Mục đích nghiên cứu.
III. Bản chất cần được làm rõ
IV. Đối tượng nghiện cứu
V. Phương pháp nghiên cứu
VI. Kế hoạch nghiên cứu
1
1
2
2
2
2
2
Phần II: NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lí luận
II.2. Thực trạng
II.3 Giải pháp thực hiện
II.4. Kết quả đạt được
3
3
5
6
14
Phần III- KẾT LUẬN
III.1.Kết kuận
III.2. Ý nghĩa
III.3.Ý kiến đề xuất, đề nghị.
15
15
16
16
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SKKN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG 
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................