Sách hay về thực dưỡng, thực phẩm và dinh dưỡng
Hãy luôn dành một cánh cửa mở cho những điều mới mẻ mà bạn chưa từng biết đến !
Bạn có nghĩ, rằng chúng ta không thể nào chữa trị cho một người bệnh luôn tin tưởng rằng mình đang khỏe mạnh hay không ? 😀 [Henri Amiel ]
Càng hiểu biết nhiều hơn, chúng ta càng tĩnh lặng, bởi cái “biết” của mình quả thật chỉ như hạt cát giữa lòng đại dương. Càng lớn tuổi, chúng ta lại càng “dám” về làm một đứa trẻ, có thể nhảy múa như thể chẳng có ai nhìn, có thể hát như thể không ai nghe thấy, có thể làm mọi việc như thể mình không cần tiền, có thể yêu như thể chưa từng bị tổn thương..
Và cuộc sống bỗng hóa một thiên đường … “
Hãy luôn dành một cánh cửa mở cho những điều mới mẻ mà bạn chưa từng biết đến ! Dưới đây là vài cuốn sách trong tủ sách khuyến học nhà Ehi food khuyên đọc 😛
1. CUỘC CÁCH MẠNG MỘT CỌNG RƠM – Masanobu Fukuoka
Mình ước mình đã đọc cuốn sách này từ 30 năm về trước, hix, thì mình đã không sống một cuộc đời với chồng chất những trách nhiệm, những lý tưởng, những mục tiêu, những đêm dài đằng đẵng trằn trọc, những thao thức băn khoăn đến nhăn trán và bạc đầu …về nỗi sợ làm nghề nông.
______
Cuốn sách này nói về hạnh phúc, điều ta tưởng đã hiểu, mà có khi hóa ra nhầm.
Nếu bạn từng “giác ngộ” rằng: mọi thứ trên thế giới này rốt cuộc đều quay về hư vô, thì bạn cũng sẽ hiểu cách làm nông nghiệp của Fukuoka với kiểu: “chẳng-làm-gì-cả”.Ông đưa ra nguyên tắc “4 Không” trong nông nghiệp:
– Không cày xới đất
– Không dùng phân hóa học /phân ủ
– Không làm cỏ hay dùng thuốc diệt cỏ
– Không phụ thuộc vào hóa chất
Cái gọi là Khoa học – chỉ có tác dụng làm rõ rằng tri thức của loài người mới nhỏ bé làm sao! Fukuoka nói như Đức Phật đã giảng giải, là: chúng ta nghĩ vấn đề nằm ở bên ngoài, nhưng thực chất vấn đề lại xuất phát từ bên trong chúng ta. Con người làm khổ bản thân mình, can thiệp vào thiên nhiên và tất cả những điều đó chỉ gieo mầm mống cho những sự khổ đau kế tiếp.
Con người cần phải hiểu rằng thật ra họ chẳng hiểu gì về tự nhiên, rằng hạnh phúc đến từ bản năng trong sạch của ta, đến từ hiện tại, từ những điều rất giản dị xung quanh mà tự nhiên ban phát như những vật phẩm dành cho chúng ta.
Fukuoka viết: “Thế giới này đã từng giản đơn”.
2. THỰC DƯỠNG FOR DUMMIES của Verne Varona
Cuốn sách này giới thiệu một cách thực hành thực dưỡng mới mẻ, nhấn mạnh vào cách tiếp cận tổng hòa cơ thể, trí tuệ và tinh thần. Thay vì dựa vào các truyền thống châu Á, cuốn sách giới thiệu một quan điểm đa văn hóa và vạch ra một cách chi tiết những nguyên tắc ít được biết đến của thực dưỡng, cùng với những ví dụ thực tế về cách áp dụng vào cuộc sống hằng ngày. Ngoài ra, một số mẫu dùng để bắt đầu thay đổi chế độ ăn sẽ giúp bạn đọc được linh hoạt hơn trong việc lựa chọn một cách tiếp cận phù hợp với mình, rồi dần tùy chỉnh khi đã trải nghiệm những thay đổi tích cực về sức khỏe của bản thân.
Sau cùng, sống một cuộc sống thực dưỡng đòi hỏi chúng ta phải trau dồi mọi lĩnh vực ảnh hưởng đến sức khỏe, tự do và hạnh phúc của mình; từ chế độ ăn uống, thể chất và tinh thần, đến trí tuệ, sức sáng tạo và tâm linh. Mục đích của lối sống thực dưỡng là chuyển hóa từ phàm tục thành tráng lệ và khám phá ra rằng chúng ta luôn có quyền lựa chọn để sống một cuộc sống thực sự tuyệt vời.
3. BÍ MẬT DINH DƯỠNG CHO SỨC KHỎE TOÀN DIỆN (THE CHINA STUDY) – T. Colin Campbell & Thomas M Campbell II
“Bí mật dinh dưỡng cho sức khoẻ toàn diện” không chỉ là một cuốn sách đơn thuần mà nó còn là một công trình nghiên cứu khoa học lớn nhất, kéo dài trong suốt 20 năm về mối liên hệ giữa dinh dưỡng và bệnh tật của con người từng được thực hiện trên thế giới của hai tác giả đồng thời là hai cha con, tiến sĩ T. Colin Campbell và bác sĩ Thomas M Campbell II.
Cuốn sách đã và đang được đón nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại, “Bí mật dinh dưỡng cho sức khoẻ toàn diện” đã được dịch ra hơn 50 thứ tiếng với trên 2 triệu bản in được bán ra.
Hiểu biết về các phương pháp dinh dưỡng sẽ giúp mọi người chia tay các bệnh mãn tính và nâng cao sức khỏe, có được cuộc sống hạnh phúc hơn.
4. BỘ SÁCH NHÂN TỐ ENZYME
– Hiromi Shinya
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống, cũng như phá bỏ các quan niệm hết sức sai lầm, “Nhân tố Enzyme” là một cuốn sách cực kỳ hay hy vọng sẽ tới được tay bạn.
“Người có sức khỏe tốt là người có dạ dày đẹp, ngược lại, người có sức khỏe kém là người có dạ dày không đẹp.”
Vài điều cần nhớ:
– Tỷ lệ cân đối giữa thực phẩm thực vật và thực phẩm động vật là 85-90% so với 10-15%.
– Xét tổng bữa ăn, ngũ cốc (bao gồm cả các loại hạt, đỗ) chiếm 50%, rau, củ, quả chiếm 35 -40%, thực phẩm động vật chiếm 10-15%.
– Với các loại ngũ cốc chiếm 50% bữa ăn, chọn các loại ngũ cốc không chế biến tinh.
– Về thực phẩm động vật, cố gắng ăn các loại động vật có thân nhiệt thấp hơn thân nhiệt người.
– Tất cả các loại thực phẩm đều chọn loại tươi mới, chưa qua tinh chế.
– Hạn chế tối đa sữa và các sản phẩm từ sữa.
– Hạn chế dùng bơ thực vật và đồ chiên, rán.
– Ăn ít một, nhai kỹ
5.
Phòng và trị bệnh theo phương pháp thực dưỡng Ohsawa – Anh Minh Ngô Thành Nhân
Cuốn sách gối đầu giường cho bất cứ ai biết đến Thực dưỡng.
6. ĂN GÌ CHO KHÔNG ĐỘC HẠI
của
Pha Lê
” Tôi không có ý định thay đổi gì ai. Quá nhiều người đang muốn làm chuyện này rồi. Cuốn sách chỉ đưa ra hướng dẫn, giúp người muốn tìm hiểu về sức khỏe và môi trường có một cái nhìn khác. Tức tôi có thể đưa ra hướng cho người đọc yên tâm đi, nhưng đầu tiên họ phải muốn đi cái đã.” (Pha Lê)
Cuốn sách là câu chuyện thú vị và bổ ích về thực dưỡng, ăn chay, thực phẩm hữu cơ… nhìn từ góc độ khoa học và thực tiễn đời sống, môi trường…
7.
Nghệ thuật nấu ăn vui khoẻ – Lima Diệu Hạnh
😀
Hãy đọc cuốn này để trổ tài nấu ăn vui khỏe nhé
8. Axit và kiềm – Cẩm nang thực dưỡng
của Herman Aihara
Là cuốn sách nên đọc cho tất cả mọi ng thời nay, vì chắc chắn chúng ta đang mắc phải ít nhất vài vấn đề trong cách ăn uống của mình. Cuốn sách giúp tôi vạch ra 1 số thói quen mới, 1 số món ăn, trà mới để có sức khoẻ tốt hơn.
Kết luận, để phòng ngừa và ngăn chặn bệnh, sách khuyến nghị như sau:
1. Ngừng ăn đường và ăn thịt động vật, hoa quả, sữa và các chế phẩm từ sữa.
2. Tránh ăn nhiều đậu quả (mỗi tháng chỉ nên ăn hai đến ba lần thôi); chỉ nên ăn đậu đỏ
3. Tuyệt đối không ăn các thức ăn tinh chế và có hoá chất.
4. Các bữa ăn nên bao gồm 50-60% gạo lứt, 25-35% là rau và rong biển.
5. Mỗi ngày ăn một hoặc hai cốc súp miso Thực dưỡng
6. Uống các thứ giải khát tạo kiềm, Dương như trà Mu, trà gạo lứt, cà-phê Ohsawa, trà Bancha.
7. Chỉ dùng các gia vị thực sự thiên nhiên, như Miso, muối vừng, Tekka, mơ muối,…
8. Nấu ăn, cần chọn thức ăn theo mùa, thời tiết và phù hợp với tình hình sức khoẻ của bản thân.
9. Tập thở sâu, hát, nhưng không tập nặng, như chạy.
10. Nếu to béo thì mỗi ngày nên tắm xông hơi, nữ thì ngâm mông lá cải. Nếu gầy thì tắm hơi cách ngày. Tắm khô tốt hơn tắm ướt.
11. Nên tắm nước lạnh (nếu chưa quen thì kết thúc bằng nước lạnh) để tăng kiềm trong máu và trong dịch cơ thể.
12. Đun nấu bằng bếp gas tốt hơn bếp điện.
9. Ung thư- Sự thật, hư cấu, gian lận và những phương pháp chữa lành không độc hại – Ty Bollinger
Tin tốt lành là cuốn sách này, sẽ đem lại sự thật. Nó sẽ cho bạn biết về các liệu pháp điều trị ung thư thay thế thực sự hiệu quả.
Cuốn sách được tái bản bốn lần trong vòng hai năm. Nhiều bạn đọc cho rằng đấy là cuốn sách bổ ích, cho họ hy vọng, khích lệ họ rằng ung thư không phải là một bản án tử hình.
10. PHÒNG VÀ TRỊ TIỂU ĐƯỜNG THEO PHƯƠNG PHÁP OSHAWA – Aveline Kushi
10. TINH TÚY OHSAWA – Ohsawa
12. Chơi giữa vô thường – Ohsawa
13.
SỔ TAY DƯỠNG SINH OHSAWA- Tuệ Hải
14.
HỎI ĐÁP VỀ THỰC DƯỠNG – Bs. Lê Minh Hùng