Sách giáo khoa Hóa học 9 – Chương 4: Hiđrocacbon. nhiên liệu

Bạn đang xem

20 trang mẫu

của tài liệu “Sách giáo khoa Hóa học 9 – Chương 4: Hiđrocacbon. nhiên liệu”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Chương 4
Hiđrocacbon. nhiên liệu 
phần 1 : Mở đầu chương
Chương 4 có thời lượng 11 tiết gồm 8 tiết lí thuyết, 1 tiết luyện tập, 1 tiết thực hành và 1 tiết kiểm tra.
8 tiết lí thuyết được chia thành 8 bài học, trong đó bài benzen được dành một phần thời gian để luyện tập.
A. Mục tiêu của chương 
– Hiểu được định nghĩa, cách phân loại hợp chất hữu cơ.
– Biết được tính chất của các hợp chất hữu cơ không chỉ phụ thuộc vào thành phần phân tử mà còn phụ thuộc vào công thức cấu tạo phân tử của chúng. 
– Nắm được cấu tạo và tính chất của hiđrocacbon tiêu biểu trong các dãy 
đồng đẳng. 
– Biết được thành phần cơ bản của dầu mỏ, khí thiên nhiên và tầm quan trọng của chúng đối với nền kinh tế.
– Biết được một số loại nhiên liệu thông thường và nguyên tắc sử dụng nhiên liệu một cách hiệu quả.
B. Yêu cầu của chương
1. Về nội dung
– Phân biệt được chất hữu cơ với chất vô cơ, hiđrocacbon với dẫn xuất của hiđrocacbon.
– Vận dụng được thuyết cấu tạo hoá học để viết công thức cấu tạo của một số chất hữu cơ đơn giản.
– Nắm được công thức cấu tạo của metan, etilen, axetilen, benzen và các tính chất hoá học của chúng.
– Hiểu được mối quan hệ giữa thành phần và cấu tạo phân tử với tính chất của các chất. Cụ thể là các hiđrocacbon đều dễ cháy, phản ứng thế là phản ứng đặc trưng của các hiđrocacbon chỉ có liên kết đơn, phản ứng cộng là phản ứng đặc trưng của các hiđrocacbon có liên kết đôi và liên kết ba. HS cần biết phân tử benzen có cấu tạo đặc biệt, vì vậy benzen có liên kết đôi nhưng không làm mất màu dung dịch nước brom và tham gia phản ứng thế. 
– Biết cách viết PTHH của chất hữu cơ.
– Bước đầu vận dụng được những hiểu biết về hiđrocacbon, dầu mỏ, khí thiên nhiên, nhiên liệu vào thực tế sản xuất và bảo vệ môi trường.
2. Về phương pháp
Đây là chương đầu tiên HS làm quen với các chất hữu cơ nên thường gặp các khó khăn sau :
– Các hợp chất hữu cơ có công thức và thành phần phân tử khác nhiều so với các hợp chất vô cơ đã học.
– Hoá trị của các nguyên tố trong các công thức không tính theo các quy tắc về hoá trị đã được trang bị trước đó. Khác với hoá vô cơ, giữa hai nguyên tố cacbon và hiđro không chỉ tạo ra một vài hợp chất mà có rất nhiều hợp chất khác nhau, kể cả những chất có cùng công thức phân tử.
– Tính chất của các chất hữu cơ không chỉ phụ thuộc vào thành phần mà còn phụ thuộc vào cấu tạo phân tử. 
– Việc viết công thức cấu tạo, gọi tên các hợp chất hữu cơ có nhiều điểm khác với các chất vô cơ.
 Với các đặc điểm trên nên khi dạy, GV cần tạo điều kiện tối đa cho HS được luyện tập cách viết công thức cấu tạo. Cần đưa ra nhiều cách khác nhau để biểu thị công thức cấu tạo của một chất, sau đó phân tích chỗ đúng, sai hoặc sự trùng lặp giữa các công thức cấu tạo.
– Thông qua bài tập, viết công thức cấu tạo của các chất để phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, đồng thời gây hứng thú cho các em trong học tập. 
– Phát triển các khả năng quan sát, so sánh, nhận xét, phán đoán, giải thích của HS dựa trên cơ sở các thí nghiệm, các bài tập dự đoán tính chất của các chất từ công thức cấu tạo phân tử của chúng.
phần 2 : dạy các bài cụ thể 
Bài 34 (1 tiết)
Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
A. Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức
– HS hiểu thế nào là hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ.
– Nắm được cách phân loại các hợp chất hữu cơ.
2. Kĩ năng
– Phân biệt được các chất hữu cơ thông thường với các chất vô cơ.
B. Những thông tin bổ sung
– Thuật ngữ "chất hữu cơ" được dùng để chỉ các hợp chất có nguồn gốc từ cơ thể sống, nó xuất hiện vào thời kì đầu khi hoá hữu cơ chưa phát triển.
– Cần chú ý là giữa các chất vô cơ và các chất hữu cơ, giữa hoá học vô cơ và hoá học hữu cơ không có ranh giới rõ ràng, vì vậy không nên tuyệt đối hoá các định nghĩa này.
– Thức ăn không phải là một chất hữu cơ mà là một hỗn hợp nhiều chất hữu cơ và vô cơ.
– Việc phân loại chất hữu cơ thành hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon chỉ là một cách phân loại đơn giản, phù hợp với yêu cầu học tập của HS. Ngoài cách phân loại trên còn có nhiều cách phân loại khác phức tạp hơn như : Phân loại theo mạch cacbon (hợp chất mạch hở và hợp chất mạch vòng), theo nguồn gốc (hợp chất thiên nhiên và hợp chất tổng hợp)...
c. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
– Tranh màu về các loại thức ăn, hoa quả, đồ dùng quen thuộc hằng ngày.
– Hoá chất làm thí nghiệm : Bông (tự nhiên), nến, nước vôi trong.
– Dụng cụ : Cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, đũa thuỷ tinh. 
D. Tổ chức dạy học
I - Khái niệm về hợp chất hữu cơ
1. Hợp chất hữu cơ có ở đâu ? 
Để trả lời câu hỏi, GV có thể dùng tranh đã chuẩn bị sẵn để giới thiệu cho HS các loại thức ăn, hoa quả và đồ dùng quen thuộc có chứa hợp chất hữu cơ. Sau đó cho HS nhận xét về số lượng hợp chất hữu cơ và tầm quan trọng của nó đối với đời sống. 
2. Hợp chất hữu cơ là gì ?
GV làm thí nghiệm như SGK. Yêu cầu HS quan sát nước vôi trong trước khi tiến hành thí nghiệm và nhận xét các hiện tượng xảy ra.
Để thí nghiệm thành công cần lấy đủ bông, khi đốt cháy bông cần để cách miệng ống nghiệm một khoảng thích hợp để không tạo ra muội than. Nếu có điều kiện có thể làm tiếp thí nghiệm với nến. Từ kết quả thí nghiệm, gợi ý cho HS rút ra định nghĩa về các chất hữu cơ.
3. Các hợp chất hữu cơ được phân loại như thế nào ?
Nên viết công thức của một số hiđrocacbon và một số dẫn xuất của hiđrocacbon thành hai nhóm, sau đó cho HS nhận xét đặc điểm về thành phần phân tử của các chất trong mỗi nhóm. GV bổ sung nếu thấy cần thiết rồi nêu cơ sở phân loại các hợp chất hữu cơ theo thành phần phân tử. 
II - Khái niệm về hoá học hữu cơ
Có thể bắt đầu phần này như sau : Trong Hoá học có nhiều ngành khác nhau như Hoá Vô cơ, Hoá Hữu cơ, Hoá Lí, Hoá Phân tích... Mỗi chuyên ngành có một đối tượng và mục đích nghiên cứu khác nhau, từ đó nêu định nghĩa về Hoá Hữu cơ. Để nêu lên tầm quan trọng của Hoá Hữu cơ với đời sống, GV có thể cho HS nêu các ngành sản xuất hoá học thuộc về Hoá Hữu cơ như : Chế biến dầu mỏ, sản xuất nhựa, chất dẻo, sản xuất thuốc...
e. hướng dẫn giải bài tập trong sgk
1. Dữ kiện d.
2. Câu đúng c.
3. Thành phần phần trăm khối lượng C trong các chất xếp theo trật tự sau : 
CH4 > CH3Cl > CH2Cl2 > CHCl3.
Cách một : Tính cụ thể % khối lượng của C trong từng chất rồi so sánh.
Cách hai : Phân tử các chất đều có một nguyên tử cacbon nhưng phân tử khối tăng dần.
4. %C = 40% ; %H = 6,67% ; %O = 53,33%.
5. Hiđrocacbon : C6H6 ; C4H10. 
Dẫn xuất của hiđrocacbon : C2H6O ; CH3NO2 ; C2H3O2Na.
Chất vô cơ : CaCO3 ; NaNO3 ; NaHCO3. 
Bài 35 (1 tiết)
Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ 
A. Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức
– Hiểu được trong các hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị, cacbon hoá trị IV, oxi hoá trị II, hiđro hoá trị I.
– Hiểu được mỗi chất hữu cơ có một công thức cấu tạo ứng với một trật tự liên kết xác định, các nguyên tử cacbon có khả năng liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon.
2. Kĩ năng
– Viết được công thức cấu tạo của một số chất đơn giản, phân biệt được các chất khác nhau qua công thức cấu tạo.
B. Những thông tin bổ sung
– Tên gọi của ba hiđrocacbon nêu trong phần (II), thí dụ về mạch cacbon lần lượt là : butan ; isobutan ; xiclobutan.
– Đimetyl ete là chất khí không màu, có mùi đặc trưng và ít tan trong nước, đimetyl ete là chất độc, nó có tác dụng làm tê liệt thần kinh.
– Cần chú ý là các nguyên tử trong phân tử các chất hữu cơ thường không nằm trong cùng một mặt phẳng mà phân bố trong không gian và thường không nằm trên một đường thẳng. Việc biểu diễn các phân tử trên giấy chỉ là quy ước, vì vậy có thể xoay phân tử hoặc viết công thức cấu tạo ở một số dạng khác nhau mà vẫn không làm thay đổi trật tự liên kết. 
c. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
– Quả cầu cacbon, hiđro, oxi có lỗ khoan sẵn (nếu trên quả cầu cacbon có những lỗ khoan để lắp mô hình phân tử etilen thì dán các lỗ đó lại).
– Các thanh nối tượng trưng cho hoá trị của các nguyên tố, ống nhựa để nối các nguyên tử lại với nhau. 
– Nếu có điều kiện thì chuẩn bị sẵn tranh vẽ công thức cấu tạo của rượu etylic và đimetyl ete.
D. Tổ chức dạy học
I - đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
1. Hoá trị và liên kết giữa các nguyên tử
 GV có thể yêu cầu HS tính hoá trị của cacbon, hiđro, oxi trong các hợp chất CO2, H2O, sau đó thông báo hoá trị của các nguyên tố trên trong các hợp chất hữu cơ, cách biểu diễn hoá trị và liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. Trong phần này, ngoài việc biểu diễn trên bảng, GV nên thực hiện trên mô hình và yêu cầu các HS làm theo. Thông qua việc lắp mô hình một số phân tử, yêu cầu HS rút ra kết luận về sự liên kết giữa các nguyên tử.
2. Mạch cacbon
Để xuất hiện tình huống, GV có thể cho HS tính hoá trị của cacbon trong các phân tử C2H6, C3H8. Trên cơ sở đó đặt câu hỏi : Có phải trong các hợp chất hữu cơ, nguyên tử cacbon có hoá trị khác IV ? Có thể xuất hiện tình huống HS trả lời đúng, khi đó GV sẽ yêu cầu HS giải thích. Cuối cùng GV nêu kết luận và giới thiệu ba loại mạch cacbon.
3. Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
Tuỳ theo khả năng của HS, GV có thể lựa chọn một trong hai phương án, đó là : 
Phương án 1 : Yêu cầu HS biểu diễn các liên kết trong phân tử C2H6O, sau đó nhận xét sự khác nhau về trật tự liên kết của hai chất, đó là nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về tính chất của chúng.
Phương án 2 : Viết công thức cấu tạo của hai chất và yêu cầu HS nhận xét về trật tự liên kết trong hai chất. Sau đó, GV giải thích sự khác nhau về trật tự liên kết là nguyên nhân gây nên sự khác nhau về tính chất của chúng. Khi nêu kết luận một cách khái quát có thể đưa thêm một thí dụ khác hoặc nhắc lại trường hợp của butan và isobutan đã nêu ở mục II, Bài 35 SGK.
II - Công thức cấu tạo
GV nên yêu cầu HS nhắc lại ý nghĩa của công thức phân tử, sau đó viết công thức C2H6O lên bảng và hỏi HS đó là chất gì ? Từ đó rút ra nhận xét : Muốn biết tính chất của một chất hữu cơ cần phải biết rõ công thức cấu tạo. Sau đó GV nêu ý nghĩa của công thức cấu tạo.
E. hướng dẫn giải bài tập trong sgk
1. a) Nguyên tử cacbon thừa hoá trị, nguyên tử oxi thiếu hoá trị. Công thức đúng là CH3OH : 
 b) Nguyên tử cacbon thiếu hoá trị, nguyên tử clo thừa hoá trị. Công thức đúng là CH3 – CH2Cl : 
 c) Nguyên tử cacbon thừa hoá trị, nguyên tử hiđro thừa hoá trị. Công thức đúng là CH3 – CH3.
3. Công thức cấu tạo mạch vòng của C3H6 và C4H8 là : 
Công thức cấu tạo mạch vòng của C5H10 là :
Trong trường hợp này HS chỉ cần viết được một công thức là đạt yêu cầu. 
4. Các công thức a), c), d) đều là công thức cấu tạo của rượu etylic.
 Các công thức b), e) là công thức của đimetyl ete.
5. Vì A là chất hữu cơ nên trong A phải chứa nguyên tố cacbon. Khi đốt cháy A thu được H2O nên trong A phải có hiđro. Theo đề bài, A chứa hai nguyên tố nên công thức của A phải là CxHy.
PTHH phản ứng cháy của A :
4CxHy + O2 4xCO2 + 2yH2O
Khối lượng mol của A là 30 gam.
Vậy số mol của A đem đố ... ước xuống để đẩy dầu lên.
- Dầu nặng là các dầu điezen, mazut... Về lí thuyết, có thể crăckinh tất cả các loại dầu này để thu được xăng. Tuy nhiên trong thực tế, khi chế biến dầu mỏ người ta chỉ tiến hành crăckinh để lấy một tỉ lệ xăng thích hợp (khoảng 40% khối lượng dầu mỏ).
C. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
– Chuẩn bị mẫu dầu mỏ, tranh vẽ sơ đồ chưng cất dầu mỏ và ứng dụng của các sản phẩm thu được từ chế biến dầu mỏ.
D. Tổ chức dạy học
I - Dầu mỏ
1. Tính chất vật lí
Cho HS quan sát mẫu dầu mỏ, nêu nhận xét. GV bổ sung và nêu kết luận. 
2. Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ
GV có thể nêu câu hỏi dạng trắc nghiệm cho HS lựa chọn như : Các em hãy cho biết dầu mỏ có ở trên mặt đất, trong lòng đất, trong biển hay dưới đáy biển ?
Sau khi HS phát biểu, GV bổ sung và nêu kết luận sau đó nêu cấu tạo của mỏ dầu và cách khai thác dầu mỏ. 
3. Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ
Khi dạy phần này GV có thể gợi ý cho HS bằng cách nêu lên các vấn đề như : Tại sao phải chế biến dầu mỏ ? Dầu mỏ được chế biến như thế nào ? Những sản phẩm chính thu được khi chế biến dầu mỏ là những sản phẩm nào ?
Cho HS so sánh nhiệt độ sôi của một số sản phẩm thu được khi chưng cất dầu mỏ, thí dụ như xăng, dầu hoả, dầu mazut, nhựa đường. Nêu những ứng dụng của các sản phẩm chế biến dầu mỏ trong nền kinh tế.
Để làm rõ tầm quan trọng của phương pháp crăckinh, GV có thể nêu ra thông tin : lượng xăng thu được khi chưng cất dầu mỏ là rất ít, vì vậy người ta phải sử dụng phương pháp crăckinh dầu mỏ nhằm thu được lượng xăng lớn hơn.
II - Khí thiên nhiên
HS đã được biết về khí thiên nhiên trong bài metan, vì vậy trong phần này GV có thể nêu vấn đề như sau : Ngoài dầu mỏ, khí thiên nhiên cũng là một nguồn hiđrocacbon quan trọng, em hãy cho biết khí thiên nhiên thường có ở đâu, trong khí quyển, trong không khí hay trong lòng đất v.v...
Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là gì ? Chúng có ứng dụng như thế nào trong thực tiễn ?
III - Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam
Học phần này nhằm mục đích giới thiệu cho HS biết về nguồn tài nguyên dầu khí của đất nước, nguồn nguyên liệu quan trọng của hoá học và nguồn nhiên liệu trọng yếu của nền kinh tế.
Khi học về phần này, GV nên có những câu hỏi như : Các em đã biết gì về dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam. Sau đó, HS phát biểu, GV kết luận về vị trí, trữ lượng, chất lượng và tình hình khai thác, triển vọng của công nghiệp dầu mỏ và hoá dầu ở Việt Nam.
Khi giảng về phần này nên có tranh về nền công nghiệp dầu khí ở Việt Nam thì bài giảng sẽ hấp dẫn hơn.
E. hướng dẫn giải bài tập trong sgk
1. Câu đúng : c và e.
2. a) Người ta chưng cất dầu mỏ để thu được xăng, dầu hoả và các sản phẩm khác.
 b) Để thu thêm được xăng, người ta tiến hành crăckinh dầu nặng.
 c) Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là metan.
 d) Khí mỏ dầu có thành phần gần như khí thiên nhiên.
3. Các cách làm đúng là b và c vì ngăn không cho xăng dầu tiếp xúc với không khí. Cách làm a sai : vì khi đó, dầu loang nhanh trên mặt nước gây cháy to hơn.
4. Phản ứng đốt cháy :
 	CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O	(1)
 	N2 và CO2 không cháy.
Khi được hấp thụ vào dung dịch, Ca(OH)2 có phản ứng sau : 
Ca(OH)2 + CO2 CaCO3¯ + H2O 	(2)
Thể tích CH4 là (V : 100 ) ´ 96 = 0,96V. 
Thể tích CO2 là (V : 100 ) ´ 2 = 0,02V.
Theo phản ứng (1) thể tích CO2 tạo ra là 0,96V.
Vậy thể tích CO2 thu được sau khi đốt là 0,96V + 0,02V = 0,98V.
Số mol CO2 thu được là (0,98V : 22,4).
Theo (2) số mol CaCO3 tạo ra bằng số mol CO2 bị hấp thụ.
đ 	= 4,9 : 100 = 0,049 (mol).
Ta có phương trình :
(0,98V : 22,4) = 0,049 đ V = (22,4 ´ 0,049) : 0,98 = 1,12 (lít).
Bài 41 (1 tiết)
Nhiên liệu
A. Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức
– Nắm được nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng.
– Nắm được cách phân loại nhiên liệu, đặc điểm và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng.
2. Kĩ năng
– Nắm được cách sử dụng hiệu quả nhiên liệu.
B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
– ảnh hoặc tranh vẽ về các loại nhiên liệu rắn, lỏng, khí.
– Biểu đồ hàm lượng cacbon trong than, năng suất toả nhiệt của các nhiên liệu.
c. Tổ chức dạy học
I - Nhiên liệu là gì ?
Sau khi nêu một số nhiên liệu sử dụng hằng ngày, GV cho HS nhận xét để rút ra đặc điểm chung của các loại nhiên liệu. Tiếp theo có thể nêu câu hỏi : Vậy khi dùng điện để thắp sáng, đun nấu thì điện có phải là một loại nhiên liệu không ? GV lưu ý HS điện là một dạng năng lượng có thể phát sáng và toả nhiệt nhưng nó không phải là một loại nhiên liệu.
II - Nhiên liệu được phân loại như thế nào ?
Sau khi nêu cơ sở phân loại nhiên liệu là dựa vào trạng thái, GV cho HS xếp loại một số nhiên liệu thông thường như than, gỗ, xăng, dầu hoả, khí thiên nhiên, khí than... Đối với mỗi loại nhiên liệu cần nêu lên những đặc điểm cơ bản như thành phần, lĩnh vực ứng dụng, năng suất toả nhiệt, tác động của việc sử dụng đến môi trường v.v...
Có thể sử dụng các loại biểu đồ đã vẽ sẵn để cho HS nhận xét, so sánh.
III - Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả ?
Trong thực tế nhiều HS đã biết (hoặc sử dụng) một số loại nhiên liệu. Tuy nhiên việc giải thích các vấn đề gặp phải trong thực tế có thể còn chưa có cơ sở khoa học, vì vậy GV cần nêu ra các tình huống trong thực tế và cho HS giải thích, sau đó nhận xét, bổ sung rồi nêu kết luận.
D. hướng dẫn Giải bài tập trong sgk
1. Câu a (đúng).
Câu b sai vì nhiên liệu không cháy hết.
Câu c sai vì khi đó phải tiêu tốn năng lượng để làm nóng không khí dư.
2. Chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất lỏng và chất rắn vì dễ tạo ra được hỗn hợp với không khí, khi đó diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí lớn hơn nhiều so với chất lỏng và chất rắn.
3. a) Tăng diện tích tiếp xúc giữa than và không khí.
 b) Tăng lượng oxi để quá trình cháy xảy ra dễ hơn.
 c) Giảm lượng oxi để hạn chế quá trình cháy.
4. Trường hợp (b) đèn bóng dài sẽ cháy sáng hơn và ít muội hơn vì lượng không khí được hút vào nhiều hơn.
Bài 42 (1 tiết)
Luyện tập chương 4
Hiđrocacbon. Nhiên liệu
A. Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức
– Củng cố các kiến thức đã học về hiđrocacbon.
– Hệ thống mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của các hiđrocacbon.
2. Kĩ năng
– Củng cố các phương pháp giải bài tập nhận biết, xác định công thức hợp chất hữu cơ.
B. tổ chức dạy học
GV kẻ bảng như SGK, sau đó yêu cầu HS lên bảng điền nội dung thích hợp vào các ô trống. GV nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh. 
Phần phản ứng minh hoạ : GV yêu cầu HS lên bảng viết các PTHH.
C. hướng dẫn Giải bài tập trong sgk
1. C3H8 có 1 công thức.
 C3H6 có 2 công thức : propilen CH2 = CH – CH3 ; 
C3H4 có thể HS viết 	CH3 – C º CH (propin) ; 
CH2 = C = CH2 (propađien).
hoặc 
Với và , chỉ yêu cầu HS viết được công thức của propilen và propin. Tuy nhiên nếu HS nào viết được tất cả các công thức, GV nên động viên khuyến khích.
2. Dẫn khí qua dung dịch brom, khí nào làm mất màu dung dịch brom là khí còn lại là 
3. Đáp số : C2H4.
4. a) Số mol CO2 là (8,8 : 44) = 0,2 (mol). Vậy khối lượng cacbon là 0,2 ´ 12 = 2,4 (gam).
Số mol H2O là (5,4 : 18) = 0,3 (mol). Vậy khối lượng hiđro là 0,3 ´ 2 = 0,6 (gam).
Vậy khối lượng của cacbon và hiđro trong A là (2,4 + 0,6) = 3 (gam), bằng khối lượng của A, như vậy trong A chỉ có hai nguyên tố C, H và có công thức CxHy. Ta có :
x : y = (mC : 12) : (mH : 1) = (2,4 : 12) : (0,6 : 1) = 1 : 3 
b) Công thức phân tử của A có dạng (CH3)n vì MA < 40 đ 15n < 40.
n = 1 vô lí.
n = 2 đ Công thức phân tử của A là C2H6.
c) A không làm mất màu dung dịch brom.
d) Phản ứng của C2H6 với clo : C2H6 + Cl2 C2H5Cl + HCl.
Bài 43 (1 tiết)
Thực hành : Tính chất của hiđrocacbon
A. Mục tiêu
1. Kiến thức : Củng cố kiến thức về hiđrocacbon.
2. Kĩ năng : Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng thực hành hoá học.
3. Thái độ : Giáo dục ý thức cẩn thận, tiết kiệm trong học tập, thực hành hoá học.
B. Nội dung
I - Tiến hành thí nghiệm
Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất
- ống nghiệm có nhánh ;
- ống nghiệm ;
- Nút cao su kèm ống nhỏ giọt ;
- Giá thí nghiệm, đèn cồn, chậu bằng thuỷ tinh (hoặc nhựa) ;
Hình 4.1
- Đất đèn ;
- Dung dịch brom ;
- Nước cất.
Tiến hành thí nghiệm
1. Thí nghiệm 1 : Điều chế axetilen.
Lắp một ống nghiệm có nhánh vào giá thí nghiệm (như hình 4.1), chuẩn bị nút cao su (vừa miệng ống nghiệm) có kèm ống nhỏ giọt.
Cho vào ống nghiệm có nhánh 1 - 2 mẩu đất đèn (bằng hạt ngô). Đậy miệng ống nghiệm có nhánh bằng nút cao su có ống nhỏ giọt. Nhỏ từng giọt nước từ ống nhỏ giọt vào ống nghiệm, nước chảy xuống tiếp xúc với đất đèn, khí axetilen được tạo thành. 
 Thu khí axetilen vào ống nghiệm
Cho đầy nước vào 1 ống nghiệm, úp ngược ống nghiệm vào chậu (hoặc cốc thuỷ tinh) đựng nước. Luồn đầu ống dẫn thuỷ tinh vào miệng ống nghiệm chứa nước. Axetilen đẩy nước trong ống nghiệm ra, khi ống nghiệm đầy khí lấy ống nghiệm ra, dùng nút cao su đậy miệng ống nghiệm lại.
Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét về khí axetilen.
2. Thí nghiệm 2 : Tính chất của axetilen
a) Tác dụng với dung dịch brom
Cho đầu thuỷ tinh của ống dẫn khí axetilen sục vào ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung dịch brom (hình 4.2). Quan sát hiện tượng xảy ra. 
Màu da cam của dung dịch brom nhạt dần do axetilen tác dụng với brom :
	C2H2 + Br2 C2H2Br2 ;	C2H2Br2 + Br2 C2H2Br4
	Hình 4.2 	Hình 4.3
b) Tác dụng với oxi (phản ứng cháy)
Châm lửa đốt cháy axetilen ở phần đầu ống dẫn khí thuỷ tinh vuốt nhọn (hình 4.3). Quan sát màu của ngọn lửa. 
Lưu ý : Trước khi đốt cháy axetilen, phải cho phản ứng giữa đất đèn và nước xảy ra khoảng vài giây để axetilen sinh ra đẩy hết phần không khí có trong ống nghiệm và tránh được hiện tượng nổ khi đốt.
3. Thí nghiệm 3 : Tính chất vật lí của benzen
Chuẩn bị dụng cụ hoá chất
- ống nghiệm ;
- Giá thí nghiệm ;
- Dung dịch brom loãng ;
- Benzen, nước cất.
Tiến hành thí nghiệm
Dùng ống nhỏ giọt cho khoảng 1 ml benzen vào ống nghiệm chứa 2 ml nước cất. Lắc kĩ, sau đó để yên trên giá thí nghiệm, quan sát chất lỏng trong ống nghiệm. Sau đó cho tiếp khoảng 2 ml dung dịch brom lỏng vào ống nghiệm, lắc kĩ, sau đó để yên trên giá ống nghiệm, quan sát chất lỏng trong ống nghiệm, rút ra nhận xét về tính chất vật lí của benzen.
- Benzen là chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước, không tan trong nước, nổi lên trong ống nghiệm.
- Cho dung dịch brom loãng vào, benzen hoà tan brom thành dung dịch màu vàng nâu nổi lên trên, chứng tỏ benzen dễ hoà tan brom.
Lưu ý :
- Benzen, brom đều là những chất độc, khi thí nghiệm phải hết sức cẩn thận.
- Có thể thay dung dịch brom bằng dung dịch iot, thí nghiệm cũng rõ và an toàn hơn.
Tạo ra dung dịch iot bằng cách cho vài tinh thể iot vào ống nghiệm chứa 2 - 3 ml nước cất, lắc kĩ được dung dịch có màu hồng tím. Benzen cũng dễ hoà tan iot tạo thành dung dịch có màu hồng tím nổi lên trên trong ống nghiệm.
II - Công việc cuối buổi thực hành
- Hướng dẫn HS thu hồi hoá chất, rửa dụng cụ thí nghiệm, thu dọn, vệ sinh phòng thí nghiệm.
- HS làm tường trình.