Sách Số Hóa Doanh Nghiệp: Từ Chiến Lược Đến Thực Thi
Tác giả: George Westerman, Didier Bonnet, Andrew McAfee
Nội Dung Chính
Doanh nghiệp Việt Nam chấp nhận thách thức SỐ HÓA hay trở nên “VÔ HÌNH”?
Theo số liệu điều tra từ Google, Việt Nam là quốc gia có số lượng người sử dụng kết nối Internet lớn thứ 5 trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, với khoảng 52 triệu người kết nối trực tuyến. Không chỉ giới trẻ, mà độ tuổi trẻ em, người trung niên cũng hào hứng với việc sử dụng các thiết bị công nghệ số, có kết nối Internet để thỏa mãn nhu cầu giải trí, mua sắm, liên lạc với bạn bè, người thân. Thế giới ảo nhưng những nhu cầu mua sắm của khách hàng là thật và nhu cầu này liên tục gia tăng.
Ở kỷ nguyên công nghệ 4.0, thế giới đang nhỏ lại còn doanh nghiệp nhỏ thì đang lớn lên. Công nghệ số không chỉ tạo nên nền tảng về sự bình đẳng cho doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ trong việc tiếp cận tri thức và tiếp cận khách hàng, mà còn tạo ra một thế hệ doanh nghieepj có vốn nhỏ nhưng trí tuệ lớn, một thế hệ kinh doanh mới.
Tuy nhiên, theo ông Kevin – Giám đốc phụ trách mảng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), dù thuộc nhóm các quốc gia có tốc độ phát triển công nghệ viễn thông và điện thoại di động cao nhất khu vực và thế giới, nhưng phần lớn các DNNVV Việt Nam vẫn chưa thể tạo ra và khách thác hết các trải nghiệm thương mại đi động. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn đang tự thỏa mãn với doanh số bán hàng qua các kênh truyền thống trực tiếp mà thờ ơ với việc triển khai thương mại điện tử.
Hãy nhìn vào bài học của nhiều gã khổng lồ trên thế giới quay lưng lại với SỐ HÓA, để rồi nhận về “trái đắng” thất bại, như Nokia, Kodak…, đó là những Blockbuster – ví dụ điển hình của các công ty không bắt kịp xu hướng công nghệ hiện đại.
Mặt khác, làn sóng công nghệ đã mang đến những đột phá mới. Đó là sự vươn mình của các doanh nghiệp tỷ đô mới – những doanh nghiệp đã ứng dụng thành công các công cụ công nghệ số để tạo ra lợi nhuận theo những cách “không tưởng”.
Bởi vậy, ngay lúc này bạn cần xác định cho doanh nghiệp của mình, sẽ chấp nhận số hóa hay trở nên “vô hình”, để cho đối thủ xưa nay vốn e dè sức mạnh của bạn thì nay hiên ngang vượt lên trước và mỉm cười trên chiến thắng.
Đâu là “Kim chỉ nam” dẫn lối cho doanh nghiệp thực thi SỐ HÓA?
Hiểu được nỗi niềm của người làm doanh nghiệp bởi những rào cản về kiến thức công nghệ, nguồn nhân lực, và ngân sách để thực thi số hóa khiến họ còn đắn đo không biết phải thực thi theo hướng nào? đo lường hiệu quả ra sao?… Tủ sách doanh nhân HBR BOOKS hân hạnh mang đến cho các bạn độc giả cuốn “Số hóa doanh nghiệp: Từ chiến lược đến thực thi” nằm trong Tủ sách Doanh nhân. Đây là tâm huyết của những chuyên gia hàng đầu thế giới: về phát triển tiềm năng công nghệ trong doanh nghiệp và ứng dụng kỹ thuật số vào vận hành, đến từ Viện Công nghệ Massachusetts, Đại học Harvard hay các tập đoàn tham mưu…
Tác giả George Westerman là tiến sĩ nghiên cứu Chương trình Kinh tế Số (Initiative on the Digital Economy) tại Viện Công nghệ Massachusetts. Ông tập trung nghiên cứu và giảng dạy về lãnh đạo công nghệ số và công tác đổi mới sáng tạo. George đã cống hiến vô số bài viết cho những tạp chí như Sloan Management Review, Organization Science và Wall Street Journal. Ông là đồng tác giả của hai cuốn sách nổi tiếng: “Sức mạnh thực sự của Công nghệ Thng tin: Cách những CIO xây dựng và trao đổi giá trị” (Th Real Business of IT: How CIOs Create and Communicate Value), được đánh giá là cuốn sách về Công nghệ Thông tin – Kinh doanh hay nhất năm 2009 bởi tạp chí CIO Insight và cuốn “Hiểm họa của công nghệ: Biến mối nguy hiểm trong kinh doanh thành lợi thế cạnh tranh” (IT Risk: Turning Business Theats into Competitive Advantage), một trong năm cuốn sách hay nhất năm 2007 do CIO Insight bình chọn.
Tác giả Didier Bonnet là Phó Chủ tịch cấp cao tại Tập đoàn tư vấn Capgemini. Ông đóng vai trò Trưởng ban Tham mưu Toàn cầu và lãnh đạo chương trình Số hóa tại Tập đoàn tư vấn Capgemini. Ông có hơn 25 năm kinh nghiệm trong việc phát triển chiến lược, toàn cầu hóa, kinh tế học về thị trường trực tuyếna, chuyển đổi mô hình kinh doanh tại những tập đoàn toàn cầu lớn. Ông đã xuất bản nhiều bài báo và chương sách, những tác phẩm này thường xuyên được trích dẫn bởi báo chí, trong đó có tờ Wall Street Journal, Forbes, Financial Times và Economist. Trước khi công tác tại Capgemini, ông là Phó Chủ tịch tại Công ty Tư vấn Gemini và là một chuyên gia cấp cao tại hãng tư vấn kinh tế Putnam, Hayes và Barlett.
Tác giả Andrew McAfee là lãnh đạo nhóm nghiên cứu và đồng sáng lập Chương trình Kinh tế số tại Viện Công nghệ Massachusetts. Ông cũng khởi xướng những cuộc họp mặt với các cán bộ giảng dạy tại Trường Kinh doanh Harvard và là một thành viên của Trung tâm Internet và Xã hội Berkman. Ông đã viết cho nhiều tạp chí và tuần san như Harvard Business Review và Sloan Management Review. Bên cạnh đó, ông là đồng tác giả với Erik Brynjolfsson trong cuốn sách “Cuộc đua với máy móc” (Race Against the Machine) và tác phẩm bán chạy của nhà xuất bản New York Times – “Thi đại máy móc thứ hai” (Th Second Machine Age), đồng thời là tác giả của cuốn “Doanh nghiệp 2.0” (Enterprise 2.0).
Hành trình trở thành một Bậc thầy Số hóa đã không còn nhiều thách thức, chông gai khi bạn sở hữu cuốn sách “Số hóa doanh nghiệp từ chiến lược đến thực thi” của ba tác giả nói trên. Thời điểm lý tưởng và điều kiện thuận lợi đã đến, hãy cũng HBR BOOKS đọc những chia sẻ hữu ích từ cuốn sách này.
Nội dung chính của cuốn sách:
- Trên cơ sở phân tích những bài học thành công và cả sự thất bại của một số doanh nghiệp điển hình trên thế giới trong vòng xoáy của số hóa, các tác giả đã đưa ra kết luận việc thực hiện, chuyển đổi số hóa là yêu cầu bắt buộc của doanh nghiệp nếu muốn không bị biến mất hoàn toàn trên thị trường. Và doanh nghiệp hoàn toàn có thể tạo nên đột phá về doanh thu, gây tiếng vang về thương hiệu nếu làm chủ số hóa.
Cuốn sách trở thành một động lực thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện số hóa nhanh hơn, hiệu quả hơn.
- Không chỉ là đòn bẩy cho doanh nghiệp tiến tới thực thi số hóa, mà cuốn sách còn làm rõ các khái niệm “Thế nào là số hóa doanh nghiệp?”, “Lợi ích của số hóa doanh nghiệp?”. Đây cũng là nội dung thu hút nhất của cuốn sách giúp doanh nghiệp hiểu tường tận các vấn đề của kỉ nguyên công nghệ 4.0 mà mình đang quan tâm. Doanh nghiệp nào không hiểu rõ khái niệm, thì sẽ chẳng thể thực thi hiệu quả, mục tiêu đề ra khi số hóa chỉ đạt được nửa vời.
- Tư vấn lộ trình thực thi số hóa doanh nghiệp, bắt đầu từ việc xây dựng trải nghiệm khách hàng trong kỷ nguyên số, đổi mới khâu vận hành, tái tổ chức mô hình kinh doanh… để xây dựng năng lực số hóa cho đến việc xây dựng năng lực của người lãnh đạo để sở hữu tầm nhìn chiến lược trong kỷ nguyên số, quản trị các hoạt động chuyển đổi số hóa và kết nối khối Công nghệ thông tin với khối Kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chỉ ra cách thức huy động mọi nguồn lực của doanh nghiệp cho công cuộc số hóa, quan trọng nhất vẫn là nguồn lực con người, các KPI đánh giá hiệu quả thực thi và cơ chế khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân xuất sắc.
Bạn nhận được gì sau khi đọc xong cuốn sách này?
- Tư duy nhạy bén với thời cuộc, bắt kịp xu thế số hóa để luôn đi đầu trong ngành nghề của mình, vượt xa đối thủ cạnh tranh.
- Tối ưu hóa quy trình vận hành doanh nghiệp, tiết kiệm thời gian quản lý và chi phí điều hành doanh nghiệp.
- Đưa sản phẩm của doanh nghiệp tiếp cận tới nhiều khách hàng qua nhiều kênh truyền thông, xây dựng và thực thi các chiến dịch Marketing và bán hàng mạnh mẽ.
- Nâng cao khả năng tương tác của doanh nghiệp với khách hàng, thông qua đó sẽ có sự điều chỉnh về sản phẩm, dịch vụ để nâng cao trải nghiệm khách hàng. Khách hàng của bạn sẽ thấy việc mua sắm thật tiện ích và trung thành với thương hiệu của bạn.
- Đặc biệt hơn, bạn có thể tự đánh giá lộ trình, hiệu quả của công tác chuyển đổi số cho doanh nghiệp thông qua những bảng đánh giá năng lực ở phần cuối của cuốn sách.
Cuốn sách “Số hóa doanh nghiệp: Từ chiến lược đến thực thi” thực sự hữu ích đối với các doanh nghiệp đang khao khát có 1 sự thay đổi mạnh mẽ, vươn lên dẫn đầu trong kỷ nguyên số. Bạn đọc của HBR Books có thể “đóng gói” những tri thức quý báu trong cuốn sách này này để áp dụng ngay kỹ thuật số vào bộ máy vận hành doanh nghiệp và quy trình Marketing bán hàng cho doanh nghiệp của mình.