Sách Phật giáo hay cho người mới bắt đầu – Thư Hiên Dịch Trường
Dưới đây là những cuốn sách Phật giáo hay cho người mới bắt đầu, ngoài những kiến thức cơ bản có trong đạo Phật, đó còn là những chỉ dẫn, kinh nghiệm hữu ích đến từ những bậc thầy theo đuổi tìm kiếm sự giác ngộ giúp bạn lĩnh hội sâu sắc triết lý tư tưởng trong Phật giáo.
1. Phật học phổ thông
Phật Học Phổ Thông là bộ sách giáo lý Phật học căn bản do Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa chủ trương biên soạn hoàn chỉnh, hệ thống hóa từ thấp đến cao… là kim chỉ nam trên bước đường nghiên cứu, tu học cho những người con Phật xuất gia và tại gia. Bằng phương pháp khoa học, diễn đạt lời văn bình dị, dễ hiểu thể hiện tính thiệu dụng, kết hợp cơ lý nhà Phật. Bộ sách hàm chứa cả giáo lý ngũ thừa, nhằm mở rộng thiện duyên cho các tầng lớp nhân sinh hữu duyên dễ cảm nhận, lĩnh hội… từng bước tiến tu đạt kết quả an vui trong Chánh pháp.
Phật học phổ thông ra đời gần 70 năm, đến nay vẫn là bộ sách Phật giáo làm hài lòng hầu hết người tham cứu học tập và vẫn chưa có bộ giáo khoa Phật học nào khả dĩ thay thế được. Điều đó, những tưởng đã là một lời giới thiệu huy hoàng cho công trình dày công của Hòa thượng Thích Thiện Hoa.
2. Thiện Ác Nghiệp Báo
Thiện Ác Nghiệp Báo luận còn có nhan đề là Chư kinh yếu luận gồm 20 quyển do sa môn Đạo Thế ở chùa Tây Minh biên tập vào niên hiệu Hiển Khánh đời Đường (656 – 660) được thâu nhập vào Đại Chính tạng quyển 54.
Đặc điểm của Chư kinh yếu tập là tính lý luận, là tính thuật tác. Về tính lý luận, trong sách này trích lục nguyên văn Kinh, Luật, Luận Phật giáo liên quan đến ý nghĩa, nội dung, yêu cầu, phương pháp tu hành của người tại gia và xuất gia. Lý luận được đề cập đến rất rộng rãi, có hàm nghĩa kính trọng Phật, Pháp, Tăng; quy tắc nhiễu tháp, nhập tự; phương pháp nhiếp niệm, kiềm chế dục vọng; công đức đốt hương, cúng Phật, thụ trai, phóng sinh; ba đường ác của nghiệp thân phạm thập ác; nghiệp nhân giàu sang, nghèo hèn; yếu chỉ của lục độ Đại thừa; bốn loài (noãn sinh, thai sinh, thấp sinh, hóa sinh) của hữu tình chúng sinh; nguyên lý và chủng loại của nghiệp báo; nhiếp ý của địa ngục, sinh hoạt thức ngủ ăn uống của người xuất gia.
3. Lắng nghe để thấu hiểu nhìn lại để yêu thương
Tác giả Tempu Nakamura là một nhà văn luôn đi tìm kiếm lý do, ý nghĩa cho sự tồn tại của con người từ trong “trạng thái của trái tim”. Ông cũng đã đi tới kết luận rằng cuộc đời chúng ta chịu “sự chi phối của trái tim”. Từ quan điểm này, cuốn sách “Lắng nghe để thấu hiểu, nhìn lại để yêu thương” nhấn mạnh tới câu nói của nhà văn và được biên soạn lại một cách dễ hiểu. Trong sách, tác giả thường sử dụng những từ ngữ nhẹ nhàng, hướng tới sự yêu thương và nung nấu những ý nghĩa về cuộc sống. Hãy luôn sống vui ngay khi bạn chỉ có một mình và khi quen với điều này, vầng hào quang sẽ bao quanh bạn. Bạn sẽ trở nên dễ chịu, đáng mến hơn và khiến mọi người muốn ở bên cạnh bạn. Nhà văn Tempu cho rằng sống một cách tự nhiên chính là vậy.
4. Đường xưa mây trắng
Đây là câu chuyện mà thầy Thích Nhất Hạnh kể chuyện về cuộc đời của Đức Phật qua đôi mắt của chú bé chăn trâu ở Svasti, sau này cũng xuất gia trở thành vị đệ tử của Phật. Tác phẩm là một thiên hùng ca bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với lối sống mẫu mực, mục đích cao cả và nhân cách vĩ đại của Đức Phật Thích Ca.
Đường xưa mây trắng là cuốn sách Phật giáo đã bán rất chạy ở Bắc Mĩ và dịch ra hơn 20 thứ tiếng trên thế giới gồm có cả Hindu. Tỷ phú Ấn Độ Bhupendra Kumar Modi sau khi đọc xong cuốn sách đã trả lời với phóng viên tạp chí Hollywood Reporter: ”tôi tìm đọc cuốn sách này từ 2 năm nay, nó đã thay đổi cuộc đời tôi vậy nên tôi phải chia sẻ hạnh phúc này cho cả thế giới”, sau đó thậm chí ông đã tài trợ 120 USD cho các nhà sản xuất dựng Đường Xưa Mây Trắng thành phim.
Cuốn sách này của thầy Thích Nhất Hạnh đã bán rất chạy ở các nước Bắc Mĩ và được dịch ra hơn 20 thứ tiếng trên thế giới trong đó có Hindu. Vì vậy tỉ phú Ấn Độ Bhupendra Kumar Modi sau khi đọc Đường Xưa Mây Trắng đã trả lời với phóng viên báo Hollywood Reporter: “tôi tìm được Đường Xưa Mây Trắng từ 2 năm nay, cuốn sách đã thay đổi cuộc đời tôi nên tôi phải chia sẻ hạnh phúc ấy cho cả thế giới” và ông tài trợ 120 triệu USD để các nhà sản xuất dựng cuốn sách thành phim.
5. Nhân gian hữu tình
Tác giả của cuốn sách này là Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm (1939-2009) xuất gia từ năm 13 tuổi. Ngài được coi là một trong bốn vị Hòa thượng có tầm ảnh hưởng lớn nhất tại Đài Loan thời hiện đại. Đây là một cuốn sách Phật giáo được rất nhiều đọc giả đón nhận và yêu thích. Cuốn sách tập hợp hơn 70 câu hỏi xoay quanh nhiều chủ đề như: mối quan hệ bình đẳng nam nữ, tình yêu, tình bạn và gia đình… được Hòa thượng giải đáp với góc nhìn của Phật giáo, vô cùng sâu sắc, trí tuệ nhưng cũng rất gần gũi. “Núi không dời được ta dời lối, người không chuyển được ta chuyển tâm”… Những lời giải đáp của Ngài giống như một phương thuốc hay để chữa lành tâm hồn, giúp chúng sinh chế ngự cảm xúc và đón nhận đời sống với một tâm thế rất nhẹ nhàng. Đọc Nhân gian hữu tình có thể giúp chúng ta bước ra khỏi sự trói buộc của những nghi hoặc và xao động trong thế gian.
6. Con đường giác ngộ trí huệ và đại bi
Cuốn sách được rút từ các bài giảng mà Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma đời thứ 14 đã thực hiện tại Mỹ và Canada trong khoảng những năm 1980. Thời gian này, Ngài đã đi đến nhiều nơi, từ các trường đại học, cao đẳng hay các trung tâm Phật giáo…để truyền đi những thông điệp về lòng từ bi và sự nhận thức về thế giới. Các bài giảng xoay quanh những giáo lý của Phật giáo và được trình bày theo một thứ tự rất rõ ràng giúp người đọc tiếp thu được những kiến thức cơ bản cần thiết trước khi vào sâu hơn những chủ đề phức tạp ở phía sau. Thông qua Con đường giác ngộ trí huệ và đại bi, Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma muốn gửi gắm hy vọng của mình vào công cuộc chuyển hóa cho từng cá nhân và xã hội, cũng như khả năng nhận thức tâm linh trong mỗi người.
7. Con đường đến tĩnh lặng
Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một cuốn sách Phật giáo hay thì đừng nên bỏ lỡ “Con đường đến tĩnh lặng”.
Những bài học của Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma đưa sẽ khiến bạn suy ngẫm và ngộ ra nhiều chân lý.
Cuộc đời mỗi người đều là một dòng chảy đầy biến cố, song nếu bạn để mình bị trôi theo những cảm xúc tiêu cực đến với sự đau khổ và tuyệt vọng thì cuộc đời sẽ chỉ còn một màu đen là điều không tránh khỏi. Ngược lại, hãy để tâm tĩnh lặng, an yên, trí tuệ sẽ thông suốt và bạn sẽ dần thoát ra khỏi những bế tắc trong cuộc sống.
8. Hoa trôi trên sóng nước
Đây cũng là một cuốn sách phật giáo hay kể về hành trình đi tìm “kiến tánh” và đạt đến giác ngộ của ni sư Satomi Myodo, bà là một trong những ni sư lỗi lạc nhất trong phái Thiền tông của Nhật Bản.
Câu chuyện đặc biệt ở chỗ, trước khi tu tập theo Phật giáo, Satomi Myodo đã là một vị thầy của Thần Đạo (một tôn giáo phổ biến tại Nhật Bản), được nhiều người nể trọng. Hơn 40 tuổi, dù đã tập được nhiều công phu nhưng trong sâu thâm tâm Satomi Myodo vẫn luôn phải chịu nỗi khổ đau dằn vặt của bản ngã, thứ mà cho dù bà nghĩ đã tiêu diệt được, nhưng thực ra “nó vẫn tiềm ẩn dưới hình thức tinh tế không ngờ”. Sau này, bằng lòng dũng cảm và niềm khát khao tìm kiếm sự giác ngộ, Satomi Myodo quyết định xuất gia, trở thành một người “sơ tâm” chưa biết gì và bắt đầu tu tập theo con đường của Đức Phật. Trải qua một hành trình dài đầy gian khổ, mãi đến sau này khi bà dần cảm nhận được “kiến tánh”, bà cho rằng: “nó không còn là những hình ảnh lạ mắt, những âm thanh, sắc màu mà lần này tất cả chỉ còn là một sự an lạc thầm kín, nhẹ nhàng không thể diễn tả”.
“Hoa trôi trên sóng nước” chắc chắn không chỉ là một câu chuyện đầy xúc động về hành trình tu tập của Satomi Myodo mà còn là những trải nghiệm, những chia sẻ sâu sắc và hữu ích với những ai cũng đang khao khát theo đuổi đến với sự chánh pháp.
9. Sự thực về giác ngộ
Hầu hết những gì chúng ta đã từng nghe nói về thức tỉnh đều tựa như những lời rao bán về món hàng giác ngộ… Nó được bọc trong những câu chuyện phép màu và được gắn với những quyền năng thần bí, khiến cho nhiều người trong chúng ta đã tin rằng “Khi đạt tới thức tỉnh tâm tôi sẽ trở về bên Thượng Đế, tôi sẽ bước chân vào trạng thái của những hân hoan vĩnh cửu.” Dĩ nhiên, đó là một hiểu lầm vô cùng sâu sắc về sự tỉnh thức.
Bình yên Nguyên thủy đã truyền cảm hứng cho tất cả những ai tìm kiếm sự tự do và bình yên, bằng thứ ngôn ngữ trong sáng, giản dị đến kinh ngạc. Adyashanti đã điềm đạm giải tỏa mọi thắc mắc về những đề thuộc bản chất siêu hình nhất: bản chất của sự giác ngộ, cuộc sống sau khi thức tỉnh, về tiền kiếp, cái chết, năng lượng và con đường đi đến chốn giác ngộ ngay trong cuộc đời này… Đó là tiếng nói chân thành về sự thật vĩnh cửu, nhẹ nhõm nhưng lại đủ sức mạnh để phá hủy tận gốc rễ thế giới của bạn, để mở ra một thế giới mới bạn chưa từng biết đến, nơi bạn nhận ra mình thực sự là ai.
Bởi vì như Adyashanti nói: “Bạn vốn là siêu thoát – bạn vốn đã hiện diện và thức tỉnh, ở đây và bây giờ. Tôi chỉ đơn giản giúp bạn nhận ra điều đó.”
10. Mỗi ngày trọn một niềm vui
Cuốn sách này chứa đựng 90 nguyên tắc được viết bởi một nhà sư trụ trì người Nhật, với mục đích nhắm đến là giúp mọi người có một suy nghĩ tích cực và hướng đến một cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn. Các nguyên tắc rất ngắn gọn và dễ hiểu để áp dụng. Cứ đọc qua mỗi trang, nội tâm của ta lại trở nên dễ chịu hơn một chút và dần dần sẽ nhẹ nhõm đi rất nhiều. “Chúng ta, những người được ban tặng cho sự sống trong thế gian này, nhất định đều có một vai trò nào đó. Nhưng sống có nghĩa là khơi dậy sức sống trong sinh mệnh được ban tặng ấy. Hãy sống một đời sống vui vẻ, sống hạnh phúc hơn và sống hết mình với sinh mệnh của bản thân”.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc hết bài viết, Thư Hiên Dịch Trường chúc bạn có thể tìm được cho mình những cuốn sách phù hợp. Ngoài ra, Thư Hiên Dịch Trường cũng còn là một thư viện, sở hữu hơn 5,000 tựa sách tiếng Việt, 3,600 tựa sách tiếng Anh và hơn 1,000 tựa sách ngôn ngữ khác, đa dạng thể loại từ triết học, văn học, tôn giáo cho đến ngôn ngữ… Chúng mình rất vui được đón tiếp bạn!
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: Tháp S6, The Sun Avenue, 28 Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0938336918
Email: [email protected]
Youtube: Thư Hiên Dịch Trường
Facebook: Thư Hiên Dịch Trường