SKKN cấp huyện – GV: Trần Thị Cẩm Hồng

SKKN cấp huyện – GV: Trần Thị Cẩm Hồng

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

          Mã số:  ……………………………………………………………………………………………

          1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử lớp 4.

          2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Tiểu học.

          3. Mô tả bản chất của sáng kiến

          3.1 Tình trạng giải pháp đã biết

          Dân tộc Việt Nam có một nền văn hóa, một bề dày lịch sử lâu đời. Đó là những ngày đầu của vua Hùng dựng nước cho đến những năm tháng đấu tranh giữ nước và xây dựng Tổ quốc. Từng chặng đường, từng giai đoạn đã ghi lại niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam. Thế hệ trẻ hôm nay sẽ viết tiếp trang sử vàng của dân tộc bằng tài năng và trí tuệ của các em. Để thực hiện được điều đó, trước hết các em phải yêu thích và học tốt môn lịch sử nước nhà. 

          Ngay từ bậc tiểu học, ở lớp 4 các em được học sử qua một môn rõ rệt. Điều này cho ta thấy, việc dạy sử trong nhà trường là điều cần thiết và quan trọng. Vậy làm thế nào để các em yêu thích và học tốt môn sử đó là điều mà tất cả giáo viên cần quan tâm. Giáo viên phải nắm được lịch sử là những sự việc đã diễn ra, có thực, là tồn tại khách quan trong quá khứ. Do đó, không thể phán đoán, suy luận, tưởng tượng để nhận thức lịch sử. Nhận thức lịch sử phải thông qua những dấu tích của quá khứ. Do đó việc đầu tiên, tất yếu, ta phải tiến hành: cho học sinh tiếp nhận thông tin từ sử liệu bằng  nhiều hình thức khác nhau. Ở tiểu học, học sinh cần phải có biểu tượng về các sự kiện đã diễn ra, phải tạo ra được ở nhận thức của các em bằng những hình ảnh cụ thể, sinh động rõ nét về các nhân vật lịch sử và hoạt động của họ trong thời gian, không gian, trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Từ những nguyên nhân trên, để góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử lớp 4.

          a) Ưu điểm cùa giải pháp cũ

          Môn Lịch sử là một môn mới đối với học sinh lớp 4 trong chương trình Tiểu học. Học sinh rất thích học Lịch sử, các em thích được nghe kể về các nhân vật lịch sử, các cuộc khởi nghĩa, quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta;

          Được sự quan tâm của Ban giàm hiệu nhà trường, của ngành đã cung cấp đồ dùng dạy học phục vụ tốt cho công tác giảng dạy;

Phụ huynh luôn quan tâm đến việc học của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh tham quan di tích lịch sử khi nhà trường tổ chức.

          b) Hạn chế cùa giải pháp cũ

          Trước đây dạy học lịch sử là quá trình truyền thụ kiến thức từ thầy đến trò, học sinh tiếp thu một cách thụ động, một chiều;

          Trong một tiết học, học sinh chưa mạnh dạn đưa ra ý kiến, thầy giảng trò nghe, học sinh còn học thuộc lòng theo thầy, học sinh mau quên kiến thức.

          3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến

          a) Mục đích của giải pháp

           Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu nguyên nhân tại sao học sinh không yêu thích môn lịch sử, học sinh thường học trước quên sau hay nhầm lẫn các sự kiện lịch sử với nhau. Đồng thời, tìm ra phương pháp dạy sao cho học sinh dễ ghi nhớ các mốc thời gian, sự kiện và nhân vật. Cách tổ chức một số trò chơi làm phong phú tiết lịch sử nhằm góp phần nâng cao chất lượng môn lịch sử lớp 4 nói riêng và chất lượng học tập của học sinh trong nhà trường nói chung.

          b) Nội dung của giải pháp

          Điểm mới trong kết quả nghiên cứu

          Cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học lịch sử. Chú ý phối hợp các hình thức học chung cả lớp, theo nhóm, học cá nhân, đối thoại thầy trò, chơi trò chơi đóng vai,….Các hình thức này, ngoài việc khắc sâu kiến thức cho học sinh, còn có tác dụng làm cho giờ lịch sử trở nên nhẹ nhàng, sinh động và hấp dẫn hơn. Quá trình đó được tiến hành dưới vai trò của giáo viên, sự hoạt động nhận thức tích cực của học sinh – phải lấy học sinh làm trung tâm. Cần phải khai thác tối đa những ưu điểm của các phương pháp dạy học để học sinh phát huy tính tích cực học tập một cách thông minh, sáng tạo.

          Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ

          Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ, sáng tạo, mạnh dạn trình bày ý kiến, biết lắng nghe ý kiến của bạn, chia sẻ, hợp tác tìm ra kiến thức; Học sinh nắm được  kiến thức lịch sử sâu sắc, bền vững, dễ nhớ, nhớ lâu.

          Các bước thực hiện giải pháp

          Có nhiều phương pháp, biện pháp, con đường tái tạo lịch sử dựng lại hình ảnh của quá khứ bằng nhiều cách như: Phương pháp tường thuật, miêu tả, kể chuyện, giáo viên kể câu chuyện lịch sử, tường thuật lại diễn biến các sự kiện lịch sử, miêu tả các sự vật, đối tượng,… đã tồn tại trong lịch sử. Do đó giáo viên tự trang bị cho mình thật nhiều kiến thức, bên cạnh nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, nắm vững các kiến thức, mục tiêu cơ bản cần truyền đạt, đảm bảo hệ thống kiến thức liên tục, có sự liên hệ liền mạch.

          Sử dụng phương pháp trực quan: tranh ảnh, bản đồ, …

          Tùy loại bài mà ta vận dụng phương pháp dạy học cho phù hợp      

Đầu tiên, Giúp học sinh nắm chắc 3 yếu tố lịch sử quan trọng: thời gian, sự kiện, nhân vật

 Trước tiên tôi giới thiệu cấu trúc cơ bản của một bài lịch sử lớp 4 để các em phần nào định hình được thế nào là bài lịch sử.
          Mỗi bài lịch sử bao giờ cũng liên quan đến ba yếu tố cơ bản là: Thời gian; Sự kiện; Nhân vật. Trong mỗi sự kiện lại có ba yếu tố: nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Vậy làm thế nào để các em có phương pháp tìm hiểu và ghi nhớ từng yếu tố một cách hiệu quả?

Về yếu tố thời gian: Khi bắt đầu giới thiệu nội dung chương trình môn lịch sử lớp 4. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trước nội dung cuốn sách để tìm hiểu xem môn lịch sử lớp 4 được học từ mốc thời gian nào? Hoặc cách nhanh nhất là hướng dẫn các em đọc phần mục lục cuối sách sẽ biết rõ mốc thời gian lịch sử mà mình sẽ được học.

VD: Nhìn vào mục lục ta dễ dàng xác định được mốc lịch sử được học 🙁 từ 700 năm trước Công Nguyên đến giữa thế kỉ XIX.)

 Đồng thời giáo viên cần giải thích kĩ các thuật ngữ chỉ thời gian như: Công Nguyên, trước Công Nguyên, sau Công Nguyên, đầu thế kỉ, giữa thế kỉ, cuối thế kỉ.

Vì thời gian được viết bằng những con số chính vì vậy các em rất hay quên và hay bị nhầm  nên khi dạy bài sau tôi thường nhắc lại mốc thời gian của bài trước hoặc liên hệ khoảng cách giữa sự kiện trước với sự kiện sau. Để các em dễ ghi nhớ, cứ sau vài bài tôi thường nhắc lại mốc thời gian bằng cách ghi lên bảng theo cột dọc thứ tự thời gian tiếp nối đồng thời ghi sự kiện tương ứng bên cạnh. Khi viết chữ số phải to rõ ràng (vì theo tôi sự ghi nhớ bằng mắt sẽ bền hơn sự ghi nhớ đơn thuần bằng tai).

VD:   Năm 700 Trước Công Nguyên       (Nước Văn Lang ra đời).

Năm 218 Trước Công Nguyên     (Nước Âu Lạc tiếp nối nước Văn Lang ra  

đời)
          Năm 179 Trước Công Nguyên        (Quân Triệu Đà chiếm được Âu Lạc)
           Về sự kiện: Cũng giống như yếu tố thời gian tôi cũng hướng dẫn các em xem trước phần mục lục để xác định được các sự kiện lịch sử mà mình sẽ được học trong năm học lớp 4. Ở mỗi bài lịch sử bao giờ cũng có một mốc thời gian cụ thể kèm theo là một sự kiện lịch sử và thông thường kết thúc sự kiện ở bài trước sẽ mở đầu cho nguyên nhân của sự kiện ở bài sau.
          Chính vì vậy khi chuẩn bị bài ở nhà các em phải đọc lại bài trước để kết nối sự kiện từ bài trước sang bài sau, có như thế các em mới ghi nhớ sự kiện một cách hệ thống, liên tục. Về sự kiện tôi chỉ yêu cầu học sinh nhớ được những ý cơ bản nhất có như thế học sinh mới nhớ lâu và không bị nhầm lẫn.
          VD: Bài Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
Học sinh cần nhớ: Ngô Quyền mất. Đất nước rơi vào cảnh loạn lạc do các thế lực phong kiến gây nên trong hơn hai mươi năm: Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn, thống nhất lại đất nước (năm 968). Học sinh chỉ cần ghi nhớ chủ yếu ở phần bài học, em nào khá giỏi mở rộng thêm ở phần nội dung trong bài càng tốt.

Về nhân vật: Nhân vật trong lịch sử là yếu tố các em có thể dễ nhớ hơn cả trong ba yếu tố chính của một bài lịch sử. Tất nhiên đó chỉ là những nhân vật của những sự kiện nổi bật. VD: Hai Bà Trưng (Khởi nghĩa hai Bà Trưng – năm 40) hay Ngô Quyền (Chiến thắng Bạch Đằng năm 938). Tuy vậy còn rất nhiều nhân vật gắn với các sự kiện không đặc biệt nổi bật các em sẽ rất dễ nhầm lẫn nhân vật của sự kiện này với nhân vật của sự kiện kia. Chính vì thế khi tìm hiểu về nhân vật tôi nhấn mạnh một số đặc điểm chính nhất ở nhân vật đó, tìm ra yếu tố liên quan  mật thiết giữa nhân vật và sự kiện để học sinh dễ ghi nhớ.
VD : Nói đến Quang Trung các em nhớ ngay đến hình ảnh “Gò Đống Đa” đó chính là sự kiện Quang Trung đại phá Quân Thanh.
Hay : Đinh Bộ Lĩnh gắn với hình ảnh chú bé để tóc chỏm đào đánh trận cờ lau. Đó chính là nhân vật trong bài Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
Với những nhân vật có tên hiệu, tôi đặc biệt nhấn mạnh để các em khỏi nhầm một nhân vật thành 2 nhân vật. VD : Nguyễn Huệ lên ngôi lấy hiệu là Quang Trung.
Vậy Quang Trung và Nguyễn Huệ chỉ là một nhân vật.
          Ngoài ra tôi thường sưu tầm những câu chuyện phù hợp với nội dung mỗi bài lịch sử để kể ở cuối tiết học, vừa để thay đổi không khí học tập vừa khắc sâu kiến thức bài học. VD: Bài: Nước Văn Lang. Tôi kể chuyện: Bánh chưng bánh dầy. Bài: Nước Âu Lạc. Tôi kể chuyện:  Nỏ thần. Bài: Nhà Lý rời đô ra Thăng Long. Chuyện: Sự tích rồng bay lên.

          Khi dạy bài có nội dung về tình hình kinh tế- chính trị, văn hóa- xã hội

          Đối với dạng bài này, giáo viên phải biết sắp xếp kiến thức thành từng ý, gợi mở vấn đề rồi tổ chức, dẫn dắt cho học sinh tìm hiểu thông qua đàm thoại. Trong đó việc miêu tả, giải thích, phân tích của giáo viên là quan trọng:

Phải mô tả tình hình nước ta cuối thời kì hay sau thời kì đó như thế nào? (tình cảnh đất nước, quan lại, chính quyền, cuộc sống nhân dân);

          Trong tình hình đó, chính quyền (hay nhân dân, nhân vật lịch sử) đã làm gì và làm như thế nào?

          Kết quả việc làm đó ra sao?

          Ví dụ: Đối với bài 15 lịch sử 4: Nước ta cuối thời Trần, giáo viên phải giúp HS nắm được: Tình hình nước ta cuối thời Trần như thế nào? (Đất nước suy yếu, vua quan ăn chơi sa đọa, đời sống  nhân dân khổ cực, bị áp bức bóc lột, nhân dân và một số quan lại bất bình. Trong tình hình đó Hồ Qúy Ly đã làm gì? (Truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ, dời thành về Tây Đô, đổi tên nước là Đại Ngu…)

          Đối với dạng bài có nội dung về nhân vật lịch sử

          Phương pháp chủ đạo là kể chuyện, miêu tả, tường thuật, kết hợp với đàm thoại để khắc sâu hình ảnh nhân vật trong tâm trí học sinh . Qua đó giáo dục tình cảm, thái độ cho học sinh về lòng biết ơn, sự khâm phục, kính trọng đối với nhân vật lịch sử một cách tự nhiên, có hiệu quả.

          Ví dụ : Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân . Ta cần chú ý sau:

          – Sau khi Ngô Quyền mất, tình cảnh đất nước ta như thế nào? (mô tả cảnh đất nước chia cắt, loạn lạc)

          – Đinh Bộ Lĩnh là người như thế nào? Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh? (Giới thiệu, mô tả về nhân vật: quê ở Gia Viễn, Ninh Bình, là người cương nghị, mưu cao, có chí lớn, người chỉ huy quân sự có tài, được nhân dân yêu mến …)

          – Đinh Bộ Lĩnh có những công lao gì? (Thuật lại những hoạt động của Đinh Bộ Lĩnh: xây dựng lực lượng ở quê nhà, dẹp loạn 12 sứ quân…)

          Khi dạy bài có nội dung về các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, chiến dịch, phản công, tiến công

          Với dạng bài này, giáo viên phải cho học sinh nắm được những vấn đề cơ bản sau:

          Nguyên nhân hoặc hoàn cảnh dẫn đến cuộc khởi nghĩa, cuộc kháng chiến, chiến dịch;

          Diễn biến cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, chiến dịch;

          Kết quả, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, chiến dịch;

          Phương pháp chủ đạo của dạy bài này là giáo viên (hoặc học sinh) tiến hành miêu tả, tường thuật kết hợp với đồ dùng trực quan để làm sống dậy diễn biến của cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, chiến dịch …

          Dạy bài có nội dung về thành tựu văn hóa- khoa học kĩ thuật

          Ví dụ: Chùa thời Lý, Trường học thời hậu Lê, Kinh thành Huế…: Phải mô tả những đặc điểm nổi bật của công trình kiến trúc, mô tả được cách tổ chức giáo dục – thi cử, nêu được các thành tựu cơ bản về văn học, khoa học trong thời kì đó. Mỗi bài viết thường gắn liền với nhiều tranh ảnh về các công trình kiến trúc, hay thành tựu về văn hóa. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh quan sát từ mô tả nêu nhận xét. Như vậy, phương pháp trực quan đặc biệt có ý nghĩa đối với loại bài này.                                    

          Đối với dạng bài ôn tập, tổng kết

          Để dạy tốt bài này giáo viên phải thu hút tất cả học sinh vào công việc, phát huy cao nhất tính tích cực của học sinh trong việc trao đổi những câu hỏi mà giáo viên đặt ra, thực hiện các công việc  như vẽ sơ đồ, lập bảng niên biểu, thống kê, tìm các dẫn chứng… Đây là yêu cầu quan trọng để phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn. Ở dạng bài này giáo viên vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp (phân tích, tổng hợp, khái quát hóa) kết hợp với vấn đáp, tìm tòi, tổ chức làm việc theo nhóm.

           Kết hợp sử dụng: Trò chơi học tập trong dạy học lịch sử
           Để tạo không khí hứng thú trong học tập tôi áp dụng một số trò chơi khi dạy môn lịch sử. VD: Trò chơi chiếc nón kì diệu…
          – Chuẩn bị : Mô hình đồ dùng dạy học “Trò chơi chiếc nón kì diệu ”
Tôi sử dụng cho các bài ôn tập và tổng kết cuối năm.
           VD : Bài 29: Tổng kết Chương trình lịch sử lớp 4 chia làm 8 giai đoạn . Tôi soạn sẵn 8 câu hỏi ứng với 8 số từ 1 đến 8 trên bàn quay. Nội dung mỗi câu hỏi về 1 giai đoạn như: Em hãy trình bày tóm tắt những sự kiện tiêu biểu của giai đoạn lịch sử : Buổi đầu dựng nước và giữ nước (khoảng năm 700 trước Công Nguyên đến năm 179)

           – Cách thực hiện trò chơi: Sau khi học phần thứ nhất của tiết tổng kết chương trình lịch sử lớp 4 để củng cố nội dung bài tôi cho chơi trò chơi:Mỗi nhóm gồm 4 học sinh. Trước tiên lên quay chiếc nón kỳ diệu để chọn câu hỏi. Sau đó thảo luận nhóm tại chỗ: thời gian 1 phút rồi cử đại diện trả lời. Sau khi trả lời xong các nhóm khác nhận xét bổ xung, giáo viên nhận xét đánh giá bắng điểm số ghi lên bảng. Sau mỗi nhóm trả lời giáo viên rút ô chữ của câu hỏi đó ra (để tránh trả lời trùng lặp 1 câu hỏi). Nhóm quay tiếp theo sẽ chọn số tính bên trái kim. Cứ như vậy trò chơi tiếp diễn đến hết. Tổng kết lại nhóm nào ghi được điểm số cao hơn nhóm đó thắng cuộc và được cả lớp khen ngợi. Trò chơi này có thể sử dụng trong nhiều bài lịch sử nhưng hay nhất là các bài ôn tập.

          Ngoài ra, để dạy tốt môn lịch sử ta cần khai thác một số nội dung sau:

          Khai thác môi trường học tập:

          – Môi trường học tập của các em đối với môn lịch sử quả thật là rộng lớn, nơi các em ở, vui chơi học tập: một cái tên trường, một di vật, một địa danh lịch sử cũng đủ làm gợi trí tò mò của các em. Chính vì vậy các em cần có thói quen quan sát cuộc sống xung quanh mình vì đây là nguồn tư liệu quý giá không chỉ đối với môn lịch sử nói riêng, mà của tất cả các môn học khác. Như vậy, giáo viên sẽ là người giúp các em hình thành thói quen đó thông qua việc giao nhiệm vụ cụ thể, phù hợp qua từng tiết dạy, chủ điểm tháng tuần.

          Ví dụ: Tìm hiểu di tích lịch sử ở địa phương em ở: Vì sao con đường này lại có tên là Trần Quốc Toản? Em biết gì về ông Trần Quốc Toản

          Lớp học:

          – Xây dựng lớp học thân thiện là điều kiện cần thiết và trong đó chúng ta không thể bỏ qua mảng lịch sử. Những bài văn, hình ảnh, một câu chuyện nhân vật lịch sử do chính các em sưu tầm, viết ra sẽ góp phần làm cho tâm hồn các em phong phú và có tác động đến tất cả các bạn bè xung quanh.

          Ví dụ: Làm sổ tay lịch sử, mỗi tháng, mỗi chủ điểm là một nhân vật lịch sử gắn với phong trào của đội

          Trường học:

          – Việc tổ chức các hoạt động tham quan, dã ngoại, các buổi lễ kỉ niệm thông qua nhiều hình thức như: hội thi, trò chơi, làm bảng tin, tranh vẽ,…có chọn lọc sẽ giúp các em khắc họa được những nét tiêu biểu về một số sự kiện, nhân vật lịch sử một cách tự nhiên và nhẹ nhàng.

          Ví dụ: Tổ chức cho học sinh tham quan các di tích lịch sử, tổ chức triển lãm các thông tin hình ảnh do chính học sinh sưu tầm (kết hợp với đội)

          Gia đình:

          – Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng tác động đến việc hình thành nhân cách cho các em. Nét đẹp truyền thống của gia đình Việt Nam vẫn giữ được đó là nhiều thế hệ được sống chung một nhà: ông, bà, cha, mẹ, con, cháu,…cho nên đây cũng là một môi trường học tập gần gũi với các em, những câu chuyện lịch sử sống động từ kinh nghiệm và vốn sống hiểu biết của người thân luôn được các em lắng nghe bằng cả sự háo hức và tin tưởng

          Ví dụ: Học sinh về trò chuyện với ông hỏi: Chị Võ Thị Sáu quê ở đâu? Chi hi sinh lúc ấy bao nhiêu tuổi?

Tổng kết kiến thức lịch sử cuối năm

Theo tôi với đặc trưng của môn lịch sử quan trọng nhất là phần ôn tập tổng kết cuối năm. Nếu giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập tổng kết tốt thì học sinh sẽ ghi nhớ rất lâu. Khi dạy bài ôn tâp tổng kết ngoài những hoạt động theo tài liệu hướng dẫn bao giờ tôi cũng yêu cầu học sinh tổng hợp kiến thức bằng cách lập bảng thống kê. Tôi thường lập 3 bảng như sau:

Bảng 1: Bảng tổng hợp 8 giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX.

Giai đoạn 1

Buổi đầu dựng nước và giữ nước
(khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN)

Giai đoạn 2

Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập
(từ năm 179 TCN đến năm 938)

Giai đoạn 3

Buổi đầu độc lập (từ năm 938 đến năm 1009)

Giai đoạn 4

Nước Đại Viêt thời Lý (từ năm 1009 đến năm 1226)

Giai đoạn 5

Nước Đại Viêt thời Trần (từ năm 1226 đến năm 1400)

Giai đoạn 6

Nước Đại Viêt buổi đầu thời Hậu Lê (thế kỉ XV)

Giai đoạn 7

Nước Đại Viêt thế kỉ XVI-XVIII

Giai đoạn 8

Buổi đầu thời Nguyễn (Từ năm 1802 đến năm 1858)

        Với bảng này phiếu học tập của tôi chỉ ghi 8 giai đoạn, học sinh sẽ thảo luận tự điền tên và thời gian của từng giai đoạn vào phiếu.
        Bảng 2: Bảng thống kê tên các triều đại, tên nước, tên kinh đô

Năm

Triều đại

Tên nước

Kinh đô

939
  968
  981
1010
1226
1400
1428

Nhà Ngô
Nhà Đinh
Nhà Tiền Lê
Nhà Lý
Nhà Trần
Nhà Hồ
Nhà Hậu Lê

Âu Lạc
Đại Cồ Việt
Đại Cồ Việt
Đại Việt
Đại Việt
Đại Ngu
Đại Việt

Cổ Loa
Cổ Loa
Hoa Lư
Thăng Long
Thăng Long
Tây Đô (ThanhHoá)
Thăng Long

         Với bài này tôi chỉ ghi tên các triều đại yêu cầu học sinh thảo luận hoàn thành các cột còn lại.

          Bảng 3: Bảng thống kê các sự kiện, nhân vật tiêu biểu trong lịch sử Viêt Nam từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX.

Thời gian

Sự kiện lịch sử tiêu biểu

Nhân vậy chính

700 năm TCN
Năm 40
Năm 938
Năm 981
Năm 1010
Năm 1075-1077
Năm 1226
Năm 1400
Năm 1428
Đầu thế kỉ XVI
Năm 1786
Năm 1789
Năm 1802-1858

Nước Văn Lang ra đời
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Chiến thắng Bạch Đằng
Khởi nghĩa chống quân Tống lần thứ nhất
Nhà Lý rời đô ra Thăng Long
Kháng chiến chống quân Tống lần thứ 2
Nhà Trần thành lập
Nhà Hồ lật đổ nhà Trần
Chiến thắng Chi Lăng mở đầu thời Hậu Lê
Trịnh – Nguyễn phân tranh
Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long
Quang Trung đại phá quân Thanh
Nhà Nguyễn thành lập

Vua Hùng
Hai Bà Trưng
Ngô Quyền
Lê Hoàn
Lý Thái Tổ
Lý Thường Kiệt
Trần Cảnh
Hồ Quý Ly
Lê Lợi
Trịnh Kiểm
Nguyễn Huệ
Quang Trung
Nguyễn Ánh-Vua chúa nhà Nguyễn

          Với bảng này tôi cho sẵn mốc thời gian, học sinh phải hoàn thành hai cột còn lại. Vì bảng dài nên tôi phát phiếu học tập cho học sinh về nhà tự làm trước, đến lớp thảo luận nhóm thống nhất lại kết quả. Cuối cùng giáo viên nêu đáp án.
          Theo tôi học sinh nhớ được ba bảng tổng kết này là đã nắm chắc kiến thức môn lịch sử lớp 4. Sau đó tôi cho học sinh giữ lại cả 3 bảng để làm tài liệu ôn tập cũng như tư liệu phục vụ môn lịch sử sau này.

          3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp

          Sáng kiến được vận dụng cho học sinh ở bậc Tiểu học, cụ thể là áp dụng cho học sinh lớp 4 ở trường tôi đang công tác bước đầu đem lại hiệu quả đáng kể. Các giải pháp này có thể áp dụng cho học sinh lớp 4 ở các trường trong huyện nếu giáo viên dạy chịu khó nghiên cứu thực hiện thì tôi tin rằng sẽ mang lại hiệu quả cao.

          3.4. Hiệu quả, lợi ích thu

          Sáng kiến được vận dụng cho học sinh ở bậc Tiểu học, cụ thể là áp dụng cho học sinh lớp 4. Từ lớp học đầu tiên của bậc Tiểu  học, là nền tảng giúp cho các em học tốt môn Lịch sử ở các bậc học tiếp theo. Từ khi áp dụng đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn lịch sử lớp 4” tôi thấy học sinh hào hứng hơn trong tiết học, nắm chắc kiến thức hơn, sự nhầm lẫn kiến thức rất ít. Các em luôn có sự mạnh dạn đưa ra ý kiến, câu hỏi thắc mắc, nắm được nôi dung  bài, thời gian và diễn biến của các cuộc khởi nghĩa. Cụ thể kết quả kiểm tra cuối năm so sánh đối chứng trước và sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm như sau:

Trước và sau khi thực hiện đề tài

SS

Điểm 9, 10

Điểm 7, 8

Điểm 5, 6

Điểm dưới 5

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Năm học 2015-2016

23

18

78,3

4

17,4

1

4,3

 

 

Năm học 2016-2017

25

22

88,0

3

12,0

 

 

 

 

Với kết quả trên tôi thật sự rất mừng vì học sinh của tôi có sự tiến bộ nhiều sau khi áp dụng giải pháp. Điều này càng chứng tỏ là tôi đã đi đúng hướng và kết quả đó là một động lực giúp tôi không ngừng tìm tòi nghiên cứu để phục vụ cho công tác giảng dạy đạt hiệu quả hơn.

 

             3.5 Tài liệu kèm theo: Không có./.