SKKN Xây dựng, tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn trong dạy và học Hóa học trường Trung học Phổ thông
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu “SKKN Xây dựng, tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn trong dạy và học Hóa học trường Trung học Phổ thông”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể thu oxi bằng phương pháp gì? Tại sao? - GV: Nêu PP điều chế O2 trong công nghiệp. GV: Trong tự nhiên oxi còn đươc sinh ra do quá trình quang hợp của cây xanh. Nó có ý nghĩa làm giảm CO2 trong không khí, chống ô nhiễm môi trường. Do đó, cần phải có ý thức trồng và bảo vệ cây xanh vì đó cũng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. Hoạt động 7:(5phút) củng cố và dặn dò GV: cho HS làm phiếu học tập số 3 HS: Thảo luận và hoàn thành phiếu học tập GV: dặn dò HS đọc trước bài ozon và tìm hiểu vai trò của ozon trong thực tiễn. IV. Ứng dụng - Oxi có vai trò quyết định đối với sự sống của con người. - Thuốc nổ nhiên liệu tên lửa. Hàn cắt kim loại. Y khoa. Công nghiệp hóa chất, luyện kim. V. Điều chế Trong PTN: 2KMnO4K2MnO4+MnO2+O2↑ 2KClO32KCl + 3O2↑ Trong công nghiệp: Từ không khí: chưng cất phân đoạn không khí lỏng. Từ nước: điện phân 2H2O đp 2H2 ↑ + O2↑ Phiếu học tâp số 1: Câu 1: Tính chất vật lí của oxi: + Trạng thái:........... + Màu sắc.......... + Mùi vị.............. + Tỉ khối.............. + Độ tan.............. + Nhiệt độ hóa lỏng....... Câu 2: Khi leo núi, tại sao càng leo lên cao càng thấy khó thở? Câu 3: a) Trong không khí, oxi chiếm bao nhiêu phần trăm? b) Trong thực tế, các quá trình tiêu thụ oxi (hô hấp của người và động vật, đốt cháy nhiên liệu) ngày càng tăng nhưng tại sao thành phần oxi trong không khí hầu như không thay đổi? Câu 4: Hiện tượng nào trong thực tế xác nhận oxi ít tan trong nước? Vì sao ao nuôi cá, tôm cần có hệ thống quạt hoặc phun nước? Phiếu học tâp số 2: Viết PTHH của các phản ứng sau và xác định vai trò của oxi trong các phản ứng đó: 1. Oxi tác dụng với các kim loại Na + O2 → ; Mg + O2 → ; Fe + O2 → ; Cu + O2 → 2. Oxi tác dụng với các phi kim P+O2→ ; C+ O2→ ; S + O2→ ; 3. Oxi tác dụng với các hợp chất CO+ O2 → C2H5OH + O2 → Phiếu học tâp số 3: Câu 1: Cấu hình electron của Oxi là: A. 1s12s22p4 B. 1s22s22p4 C. 1s12s22p6 D. 1s22s22p6 Câu 2: Hãy chọn đáp án đúng nhất A. Oxi tác dụng được với tất cả các kim loại. B. Oxi là chất có tính oxi hóa yếu. C. Trong mọi hợp chất, oxi chỉ có số oxi hóa -2. D. Những phản ứng hóa học mà oxi tham gia đều là phản ứng oxi hóa – khử trong đó oxi là chất oxi hóa. Câu 3: PTHH của phản ứng nào sau đây viết chưa đúng? Vì sao? a. 2H2 + O2 →2 H2O b.2Cl2 + O2 → 2Cl2O c. 4Al + 3O2 → 2Al2O3 d. 4Au + 3O2 → 2Au2O3 e. CH4 + O2 → CO2 + H2O f. S + O2 → SO2 A. a và f B. d và e C. b và d D.b, d và e Câu 4: Vì sao ban đêm không nên để nhiều cây, hoa trong nhà? KẾ HOẠCH BÀI DẠY SỐ 2: Luyện tập Oxi và Lưu huỳnh (phụ lục 3) 2.5. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn của học sinh thông qua sử dụng bài tập thực tiễn 2.5.1. Thiết kế bảng kiểm quan sát đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn của học sinh (dành cho giáo viên). Mục đích: Giúp GV quan sát có chủ đích các tiêu chí của NLvận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn thông qua các hoạt động học tập của HS. Từ đó đánh giá được kiến thức, kĩ năng và NL vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn của HS theo các tiêu chí đã đề ra. Yêu cầu: Bảng kiểm quan sát phải rõ ràng, cụ thể, bám sát các tiêu chí của NL vận dụng kiến thức. Quy trình thiết kế: Bước 1: xác định đối tượng, thời điểm và mục tiêu quan sát. Bước 2: Xây dựng các tiêu chí quan sát và mức độ đánh giá cho mỗi tiêu chí. Hoàn thiện các tiêu chí và mức độ đánh giá phù hợp. Bảng kiểm quan sát dành cho giáo viên (Phụ lục 2) 2.5.2. Thiết kế phiếu tự đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn của học sinh (dành cho học sinh tự đánh giá). Mục đích: Dùng để hỏi HS về NL vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn. Yêu cầu: Phiếu hỏi phải gồm những câu hỏi rõ ràng, cụ thể, bám sát các tiêu chí đã đề ra. Quy trình thiết kế: Bước 1: Xác định đối tượng, mục tiêu, thời điểm hỏi. Bước 2: Xác định các tiêu chí và các mức độ đánh giá cho mỗi tiêu chí; thiết kế câu hỏi và phương án lựa chọn cho mỗi tiêu chí. Bước 3: Sắp xếp và hoàn thiện các câu hỏi. Mẫu phiếu hỏi dành cho HS (phụ lục 2) 2.5.3. Thiết kế bài kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn dùng trong dạy học. Ngoài các bảng kiểm quan sát, phiếu tự đánh giá sự phát triển NL vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn của GV và HS; tôi đã xây dựng một số bài kiểm tra (15 phút, 45 phút) có sử dụng các BT thực tiễn ở các dạng theo các mức độ nhận thức trong hệ thống BT thực tiễn đã xây dựng và tuyển chọn nhằm đánh giá kiến thức và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS. III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm Tôi tiến hành TNSP nhằm đánh giá tính phù hợp của hệ thống bài tập hóa học đã lựa chọn, xây dựng và tính hiệu quả, khả thi của những đề xuất về PP sử dụng BT thực tiễn trong dạy học nhằm phát triển NL vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn cho học sinh THPT. 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm Lựa chọn đối tượng, địa bàn và nội dung TNSP. Xây dựng kế hoạch giờ dạy TNSP. Thiết kế bộ công cụ đánh giá sự phát triển NL vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn của HS gồm: Các đề kiểm tra đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức (đề kiểm tra 45 phút, 15 phút), bảng kiểm quan sát đánh giá sự phát triển năng lực học sinh của GV và phiếu tự đánh giá của HS. Xây dựng phiếu thăm dò GV đánh giá tính phù hợp của hệ thống bài tập gắn với thực tiễn. Trao đổi với GV tiến hành thực nghiệm về mục đích, nội dung các bài dạy, lựa chọn các BT thực tiễn có thể tiến hành sử dụng trong các bài dạy mới, bài luyện tập, bài kiểm tra và PP đánh giá NL vận dụng kiến thức Hóa học của HS qua bộ công cụ đã thiết kế. Tiến hành thực nghiệm và kiểm tra đánh giá. Thu thập, xử lý các kết quả thực nghiệm, phân tích, nhận xét và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hệ thống BT thực tiễn trong DH Hóa học ở phổ thông. Sử dụng thống kê toán học để xử lí kết quả TNSP. Đánh giá tính tính phù hợp của hệ thống BT thực tiễn đã xây dựng. 3.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm 3.3.1. Nội dung thực nghiệm sư phạm Tổ chức thực nghiệm sư phạm 2 bài dạy: Bài 1: Oxi – Ozon (tiết 1) Bài 2: Luyện tập Oxi – Lưu huỳnh Kiểm tra đánh giá qua 2 bài kiểm tra (xem phụ lục 4) và bảng kiểm quan sát (đánh giá GV), phiếu hỏi (tự đánh giá của HS). Thăm dò ý kiến GV về tính phù hợp của hệ thống BT thực tiễn đã xây dựng. 3.3.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 3.3.2.1. Chọn đối tượng thực nghiệm Lựa chọn địa bàn TNSP: 2 trường THPT trên địa bàn Thị xã thái hòa và Huyện Nghĩa đàn. Đối tượng TNSP: HS lớp 10 – chương trình cơ bản (chọn 6 lớp học sinh lớp 10 của hai trường THPT Đông Hiếu và TPHT 1/5. Các lớp HS tương đương nhau số lượng, về trình độ và khả năng học tập của HS. Giáo viên dạy: GV có trình độ chuyên môn tốt, có kinh nghiệm dạy học, nhiệt tình, hăng say. GV dạy đồng thời cả 2 lớp TN và ĐC. Tôi đã trao đổi với GV dạy về tưởng, mục tiêu, kế hoạch bài dạy lớp thực nghiệm. Đối tượng TN và GV thực hiện được trình bày ở bảng sau Bảng 3.1: Danh sách các lớp Thực nghiệm – Đối chứng Trường THPT TN ĐC GV thực hiện Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số THPT Đông Hiếu 10C7 42 10C8 42 Tác giả đề tài 10C9 42 10C6 42 TPHT 1/5 10A3 42 10A4 42 Lê Anh Tuấn 3.3.2.2. Tổ chức thực nghiệm sư phạm Đối với lớp ĐC: GV tiến hành bài dạy theo kế hoạch bài dạy được GV chuẩn bị. Đối với lớp TN: GV tiến hành bài dạy theo kế hoạch bài dạy đã đề xuất trong đề tài có kết hợp sử dụng hệ thống BT đã biên soạn và những biện pháp phát triển NL vận dụng kiến thức hóa học thông qua BT thực tiễn đã được đề xuất. Tôi đã tiến hành 2 bài dạy ở 2 chương và thực hiện 2 bài kiểm tra (1 bài 45 phút và 1 bài 15 phút) sau các bài dạy TNSP. Đánh giá NL vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn của HS qua bảng kiểm quan sát của GV và phiếu tự đánh giá của HS. Chấm bài kiểm tra và xử lí kết quả bằng PP thống kê toán học sử dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục. 3.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm Sau khi trao đổi và thống nhất nội dung bài dạy, chuẩn bị phương tiện DH, các GV tiến hành TNSP theo kế hoạch. 3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm 3.5.1. Kết quả bài kiểm tra Trước khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi lấy kết quả bài kiểm tra chương trước để chọn lớp TN, ĐC và là kết quả đầu vào của các lớp tham gia TNSP. Kết quả như sau: Bảng 3.2: Kết quả bài kiểm tra trước tác động của lớp TN và ĐC trường THPT Đông Hiếu và THPT 1/5 Trường THPT Đối tượng Số HS Số HS đạt điểm Xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 THPT Đông Hiếu TN 84 0 0 4 2 5 15 21 14 16 6 1 ĐC 84 0 0 4 3 4 14 27 17 9 6 0 TPHT 1/5 TN 42 0 0 0 1 2 5 9 12 7 4 2 ĐC 42 0 0 0 1 2 6 9 12 9 3 0 Kết quả trên cho thấy kết quả kiểm tra giữa nhóm TN với ĐC có xảy ra ngẫu nhiên. Hai cặp TN và ĐC ở 2 trường có trình độ tương đương. Sau khi đã thực hiện 3 bài dạy thực nghiệm ở lớp TN và ĐC, chúng tôi tiến hành 2 bài kiểm tra để đánh giá kết quả TN và để xác định hiệu quả, tính khả thi của phương án TN. Kết quả của bài kiểm tra được thống kê ở các bảng sau. Bảng 3.3: Kết quả bài kiểm tra tại hai trường TNSP Lớp Đối tượng Bài kiểm tra Số HS đạt điểm Xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 10C (42HS) TN 1 0 0 0 1 1 3 7 11 9 7 3 2 0 0 0 0 1 1 4 13 11 8 4 10C8(42HS) ĐC 1 0 0 1 1 2 6 11 11 7 3 0 2 0 0 0 1 1 8 12 10 6 3 1 10C9(42HS) TN 1 0 0 0 1 2 3 9 9 10 7 1 2 0 0 0 0 2 2 5 9 14 6 4 10C6(42HS) ĐC 1 0 0 0 1 2 5 15 12 4 2 1 2 0 0 0 1 1 5 14 13 5 3 0 10A3(42HS) TN 1 0 0 0 0 0 2 6 9 13 7 5 2 0 0 0 0 0 1 4 7 11 12 7 10A4(42HS) ĐC 1 0 0 0 0 1 3 11 12 10 4 1 2 0 0 0 0 1 3 8 13 10 5 2 3.5.2. Xử lí kết quả bài kiểm tra Từ bảng 3.3 ta có thể biểu diễn trình độ học sinh qua biểu đồ hình cột Hình 3.1: Biểu đồ phân loại kết quả học tập của HS (Bài KT số 1 – THPT Đông Hiếu) Hình 3.2: Biểu đồ phân loại kết quả học tập của HS (Bài KT số 2 – THPT Đông Hiếu) Hình 3.3: Biểu đồ phân loại kết quả học tập của HS (Bài KT số 1 – THPT 1/5) Hình 3.4: Biểu đồ phân loại kết quả học tập của HS (Bài KT số 2 – THPT 1/5) 3.5.3. Kết quả đánh giá sự phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn của học sinh thông qua bảng kiểm quan sát Bảng 3.4. Kết quả đánh giá của GV về sự phát triển NLvận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn của HS lớp TN trường THPT Đông Hiếu. STT Tiêu chí đánh giá NLvận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn của HS Kết quả GV đánh giá HS đánh giá Trước tác động Sau tác động Trước tác động Sau tác động 1. Tìm hiểu và làm rõ vấn đề. 2,07 2,16 2,13 2,19 2. Hệ thống hóa và phân loại kiến thức; hiểu các đặc điểm, nội dung, thuộc tính của loại kiến thức và lựa chọn những kiến thức Hoá học tương ứng với mỗi hiện tượng, tình huống cụ thể xảy ra trong thực tiễn. 2,10 2,25 2,16 2,31 3. Định hướng một cách tổng hợp các kiến thức, kĩ năng Hóa học cần được vận dụng vào tình huống cụ thể trong thực tiễn. 2,13 2,31 2,10 2,28 4. Biết, hiểu về loại kiến thức, kĩ năng Hóa học được ứng dụng vào các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau trong thực tiễn. 1,95 2,22 2,13 2,25 5. Phát hiện, hiểu các nội dung kiến thức, kĩ năng Hóa học được ứng dụng trong cuộc sống và sản xuất 1,86 2,07 1,83 2,04 6. Biết vận dụng những kiến thức đã được học để giải thích các hiện tượng, vấn đề trong thực tiễn. 1,98 2,19 1,89 2,10 7. Phát hiện và tìm tòi mối liên hệ giữa những vấn đề trong thực tiễn với kiến Hóa các môn học khác đã được học. 1,77 1,95 1,77 1,92 8. Biết dụng những kiến thức hóa học các môn học khác để thích ứng dụng của Hóa học trong lĩnh khác nhau trong thực tiễn. 1,68 1, 92 1,83 1,95 9. Thu thập và xử lí thông tin liên quan đến các vấn đề cần giải quyết; biết đề xuất cách giải quyếtmới, ngắn gọn và hiệu quả hơn đối với một vấn đề khoa học. 1,83 2,10 1,77 2,04 10. Biết lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch với những nhiệm vụ cụ thể để đạt kết quả cao 1,89 2,07 1,86 2,01 11. Tính chủ động và sáng tạo trong việc lựa chọn PP, cách thức GQVĐ. 1,65 1,86 1,62 1,81 12. Sự hiểu biết và tham gia thảo luận các vấn đề Hóa học liên quan đến thực tiễn và bước đầu tham gia nghiên cứu khoa học để giải quyết các vấn đề đó (biết VDKT trong các tình huống tương tự và tình huống mới). 1,74 1,95 1,71 1,92 13. Tự đánh giá kết quả thực hiện. 2,70 2,85 2,70 2,82 Tổng Tổng điểm đạt được/39 25,35 26,79 25,5 27,67 Bảng 3.5. Kết quả đánh giá của GV về sự phát triển NLvận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn của HS lớp TN trường THPT 1/5. STT Tiêu chí đánh giá NLvận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn của HS Kết quả GV đánh giá HS đánh giá Trước tác động Sau tác động Trước tác động Sau tác động 1. Tìm hiểu và làm rõ vấn đề. 2,07 2,25 1,95 2,15 2. Hệ thống hóa và phân loại kiến thức; hiểu các đặc điểm, nội dung, thuộc tính của loại kiến thức và lựa chọn những kiến thức Hoá học tương ứng với mỗi hiện tượng, tình huống cụ thể xảy ra trong thực tiễn. 2,15 2,34 2,01 2,31 3. Định hướng một cách tổng hợp các kiến thức, kĩ năng Hóa học cần được vận dụng vào tình huống cụ thể trong thực tiễn. 2,10 2,28 2,07 2,25 4. Biết, hiểu về loại kiến thức, kĩ năng Hóa học được ứng dụng vào các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau trong thực tiễn. 2,16 2,28 2,07 2,28 5. Phát hiện, hiểu các nội dung kiến thức, kĩ năng Hóa học được ứng dụng trong cuộc sống và sản xuất 1,92 2,10 1,95 2,13 6. Biết vận dụng những kiến thức đã được học để giải thích các hiện tượng, vấn đề trong thực tiễn. 1,89 2,04 1,86 2,01 7. Phát hiện và tìm tòi mối liên hệ giữa những vấn đề trong thực tiễn với kiến Hóa các môn học khác đã được học. 1,83 2,04 1,86 2,07 8. Biết dụng những kiến thức hóa học các môn học khác để thích ứng dụng của Hóa học trong lĩnh khác nhau trong thực tiễn. 1,74 2,01 1,71 1,98 9. Thu thập và xử lí thông tin liên quan đến các vấn đề cần giải quyết; biết đề xuất cách giải quyếtmới, ngắn gọn và hiệu quả hơn đối với một vấn đề khoa học. 1,83 2,01 1,80 1,95 10. Biết lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch với những nhiệm vụ cụ thể để đạt kết quả cao 1,89 2,16 1,86 2,13 11. Tính chủ động và sáng tạo trong việc lựa chọn PP, cách thức GQVĐ. 1,71 1,98 1,71 1,95 12. Sự hiểu biết và tham gia thảo luận các vấn đề Hóa học liên quan đến thực tiễn và bước đầu tham gia nghiên cứu khoa học để giải quyết các vấn đề đó (biết VDKT trong các tình huống tương tự và tình huống mới). 1,95 2,16 1,89 2,10 13. Tự đánh giá kết quả thực hiện. 2,76 2,94 2,70 2,85 Tổng Tổng điểm đạt được/39 26,0 28,59 25,44 28,16 3.6.4. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm Qua quan sát các giờ dạy TNSP và trao đổi với GV dạy TN, GV dự giờ tôi nhận thấy: Khi sử dụng BT thực tiễn phối hợp với các PP và kĩ thuật DH tích cực ở các lớp TN, bản thân GV trực tiếp đứng lớp và HS ở các lớp TN đều rất hào hứng, các hoạt động học tập đều diễn ra sôi nổi. HS chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập như: Hệ thống hóa kiến thức của bài học bằng sơ đồ tư duy, phát hiện các hiện tượng thực tiễn có liên qua đến nội dung bài học; vận dụng kiến thức Hóa học để giải thích các hiện tượng tự nhiên và đề xuất cách GQVĐ thực tiễnTừ đó hình thành cho HS khả năng dự đoán và giải thích các hiện tượng Hóa học một cách khoa học; tích cực, chủ động hơn trong quá trình tiếp thu tri thức; tăng thêm hiểu biết về thế giới tự nhiên và niềm tin, hứng thú với môn học. Thông qua trao đổi với các GV dạy bộ môn Hóa học tại hai trường tiến hành TN về hệ thống BT thực tiễn đã tyển chọn và xây dựng, về PP sử dụng BT thực tiễn trong dạy học, tôi thu được những ý kiến đánh giá sau: Hệ thống BT thực tiễn đã tuyển chọn và xây dựng phù hợp với mục tiêu dạy học và chuẩn kiến thức kĩ năng của các bài dạy, đảm bảo được các nguyên tắc đề ra. Hệ thống BT thực tiễn có nội dung đa dạng, phong phú gắn với nhiều tình huống, vấn đề thực tiễn nên có tác dụng rõ rệt trong việc phát triển NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS. Các đề xuất sử dụng BTthực tiễn trong DH Hóa học đưa ra là hợp lí và có tính khả thi, đạt hiệu quả cao góp phần nâng cao chất lượng HS ở các lớp TN. PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Những kết quả đã đạt được Sau một thời gian tiến hành thực hiện đề tài, tôi đã thực hiện được mục đích, nhiệm vụ của đề tài, cụ thể đã đạt được một số kết quả sau đây: Tổng quan một cách có hệ thống các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài như: Xu hướng đổi mới PPDH Hóa học theo định hướng phát triển NL cho HS THPT, NL và các vấn đề về NL vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn vào thực tiễn của HS, các biểu hiện của NL vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn và cách kiểm tra đánh giá; khái niệm, phân loại và vai trò của BT thực tiễn. Điều tra, đánh giá thực trạng việc sử dụng BT thực tiễn nhằm phát triển NL vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn cho HS trong DH Hóa học ở một số trường THPT trên địa bàn Thị xã Thái hòa và Huyện Nghĩa đàn. Tuyển chọn, xây dựng hệ thống gồm 96 bài (52 bài TNTL, 44 bài TNKQ) thực tiễn. Đề xuất biện pháp sử dụng hệ thống BT thực tiễn trong DH Hóa học để hình thành, rèn luyện NL vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn nhằm phát huy đựợc tính tích cực, chủ động, sáng tạo; tạo hứng thú say mê học tập, tìm tòi, nghiên cứu khoa học cho HS THPT góp phần thực hiện đổi mới phương pháp DH Hóa học trong trường THPT. Thiết kế bộ công cụ đánh giá NL vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn của HS gồm: bảng kiểm quan sát dành cho GV, phiếu tự đánh giá dành cho HS (thông qua việc xác định tiêu chí, mức độ biểu hiện của NL vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn). Trao đổi, lấy ý kiến của GV và một số HS tham gia các lớp TN để khẳng định tính khả thi, hiệu quả và tính ứng dụng của đề tài. 2.Những đề xuất, kiến nghị. Qua quá trình nghiên cứu đề tài và tiến hành thực nghiệm, khi SKKN hoàn thành tôi nghĩ đến những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính thực thi của đề tài, chúng tôi có một số đề nghị sau: Khuyến khích GV tự mình xây dựng hệ thống BT thực tiễn có chất lượng tốt, để kích thích khả năng tư duy và hứng thú học tập cho HS, giúp HS biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống và sản xuất. Tăng cường số lượng và chất lượng BT thực tiễn vào các SGK, sách tham khảo,...cũng như trong các bài kiểm tra, đánh giá, Từng bước thay đổi nội dung và hình thức kiểm tra đánh giá môn Hóa học ở trường THPT như: Ngoài đánh giá về kiến thức, kĩ năng còn đánh giá về NL Trên đây là những công việc mà tôi đã làm để hoàn thành đề tài. tôi hi vọng đề tài này có thể đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng DH môn Hóa học ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay; góp phần vào việc đổi mới PPDH theo định hướng phát triển NL người học. Tôi xin chân thành mong đợi và trân trọng những lời nhận xét, góp ý, chỉ dẫn của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Giáo dục và đào tạo (2009), Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học lớp 10 chương trình chuẩn, NXB Giáo dục, Hà Nội. Bộ Giáo dục và đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, NXB Giáo dục, Hà Nội. Bộ Giáo dục và đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông, chương trình tổng thể 2018. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học ở trường phổ thông và đại học, một số vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục, Hà Nội Đặng Thị Oanh (Chủ biên), Trần Trung Ninh, Đỗ Công Mỹ (2006), Câu hỏi lý thuyết và bài tập thực tiễn trung học phổ thông, Tập 1, Nhà xuất bản giáo dục. Đặng Thị Oanh, Phạm Văn Hoan, Trần Trung Ninh (2006), Bài tập trắc nghiệm hóa học 10, NXB Giáo dục. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lý luận dạy học Hóa học, tập 1, NXB giáo dục. Nguyễn Xuân Trường (2006), 385 câu hỏi và đáp về hóa học với đời sống, NXB giáo dục. Nguyễn Xuân Trường, Lê Trọng Tín, Lê Xuân Trọng, Nguyễn Phú Tuấn (2006), Sách giáo viên Hóa học 10, NXB giáo dục. Nguyễn Xuân Trường (2009), Những điều kì thú của hóa học, NXB giáo dục Việt Nam.