SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh thcs nghiên cứu khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả
Bạn đang xem tài liệu “SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh thcs nghiên cứu khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GD&ĐT CẨM THỦY SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH THCS NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẠT HIỆU QUẢ Người thực hiện: Lê Đắc Nguyện Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Cẩm Vân Thuộc lĩnh vực: khác THANH HÓA, NĂM 2016 SởSỞMỤC LỤC Trang I . MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 1 3. Đối tượng nghiên cứu 1-2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 2-3 2. Thực trạng 3 3. Giải pháp 3 3.1. Trả lời được câu hỏi nghiên cứu khoa học gì 4 3.2. Xác định các bước nghiên cứu và quy trình nghiên cứu 5 khoa học 3.2.1. Các bước tiến hành nghiên cứu 5-8 a . Ý tưởng nghiên cứu b) Kế hoạch nghiên cứu c) Lập thời gian biểu nghiên cứu d) Thực hiện nghiên cứu e) Kiểm chứng bằng thực nghiệm f) Thực hiện làm thí nghiệm g) Phân tích, đành giá kết quả nghiên cứu 3.2.2. Quy trình nghiên cứu 8-10 a) Quy trình dự thực hiện án dự án khoa học b) Quy trình thực hiện dự án kỹ thuật 3. 3 Những việc giáo viên hướng dẫn cần làm 10 3. 4 Giáo viên hướng dẫn nên cung cấp thông tin về những 11 nội dung đánh giá của giám khảo 4. Hiệu quả của đề tài 12 III. Kết luận và kiến nghị 13 Tài liệu tham khảo 13 I . MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Khoa học là một nội dung học không thể thiếu trong bất cứ nền giáo dục của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Hiện nay, giáo dục khoa học được xem là một trong những chìa khóa đề phát triển đất nước. Để đạt được mục tiêu đó, mỗi quốc gia luôn phải tính tới những cách thức và phương pháp tiếp cận đưa khoa học vào trường học sao cho thật hiệu quả . Vì vậy từ năm học 2012-2013 Bộ Giáo dục và Đào tào chính thức triển khai và tổ chức Cuộc thi Khoa học- kỹ thuật dành cho học sinh trung học. Mục đích của cuộc thi nhằm khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, kỹ thuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống, phát triển năng lực học sinh; nâng cao chất lượng học tập trong các trường học. Qua đó, tạo cơ hội để học sinh giới thiệu kết quả nghiên cứu của mình tới cộng đồng, tới nhưng người nghiên cứu khoa học, những cơ quan, đơn vị chuyên môn để các em được giúp đỡ, đào tạo, rèn luyện, phát huy khả năng sáng tạo, ứng dụng vào thực tế cuộc sống. Những sáng tạo có chất lượng trong cuộc thi Sáng tạo Khoa học- kỹ thuật cấp quốc gia được đưa đi tham gia các cuộc thi cấp khu vực, cấp quốc tế. Đây là cơ hội lớn để quảng bá hình ảnh học sinh Việt Nam, giáo dục Việt Nam tới bạn bè quốc tế nhằm tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục 2. Mục đích nghiên cứu Trước một thực tế có nhiều dự án khoa học kĩ thuật có chất lượng nhưng chưa được đánh giá cao do giáo viên hướng dẫn và học sinh chưa biết cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu . Với những lí do trên, tôi chọn: “phương pháp hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học đạt kết quả cao trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật” như là một giải pháp giúp bạn bè đồng nghiệp có thêm kinh nghiệm trong công tác đào tạo và bồi dưỡng học sinh nghiên cứu khoa học đạt kết quả cao 3. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động hướng dẫn nghiên cứu khoa học dành cho học sinh nói chung và thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học nói riêng là một vấn đề khó, nhưng hoạt động này đã giúp các em làm quen với hoạt động nghiên cứu, trải nghiệm thực tiễn, kiểm chứng thực nghiệm, hình thành và rèn luyện kỹ năng và thao tác cơ bản. Để những hoạt động này đạt được kết quả thì không thể không nhắc đến yếu tố người thầy . Người thầy là người luôn đồng hành cùng với các em trong suốt thời gian nghiên cứu sáng tạo . Nhưng nếu người thầy không có kỹ năng về lĩnh vực mà các em nghiên cứu thì dự án đó cũng rất khó thành công theo sự mong đợi của các em Vì vậy đề tài ” Một kinh nghiện hướng dẫn học sinh THCS nghiên cứu khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật ” nhằm hỗ trợ giáo viên hướng dẫn nâng cao kiến thức, kỹ năng trong quá trình hướng dẫn học sinh nghiên cứu sáng tạo khoa học kỹ thuật 4. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp nghiên cứu lý luân : Đọc và nghiên cứu các tài liệu về khoa học kỹ thuật , tham khảo ý kiến của các chuyên viên , đồng nghiệp . b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn : - phương pháp quan sát tự nhiên - Phương pháp đàm thoại trò chuyện - Phương pháp điều tra bằng hai dạng câu hỏi * Câu hỏi mở: Sử dụng các câu hỏi không có đáp án trả lời sẵn * Câu hỏi đóng: Sử dụng câu hỏi có đáp án trả lời sẵn II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Nghiên cứu khoa học là một hoạt động bổ ích, thiết thực, phát huy được niềm đam mê sáng tạo của các em học sinh. Nhận thức được tầm quan trọng ấy, hoạt động này luôn được chú trọng và thúc đẩy ở một số trường trong những năm gần đây... Trên thực tế hoạt động nghiên cứu khoa học vẫn còn là một hoạt động khá mới mẻ với học sinh trung học. Hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển giáo dục trung học; góp phần đổi mới hình thức tổ chức hoạt động dạy học; đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực của học sinh; nâng cao chất lượng của bản thân giáo viên tham gia hướng dẫn; cũng như mục tiêu và giải pháp thực hiện mà Nghị quyết về Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo. Hoạt động hướng dẫn nghiên cứu khoa học dành cho học sinh nói chung và thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học nói riêng là một vấn khó, nhưng hoạt động này đã giúp các em làm quen với hoạt động nghiên cứu, trải nghiệm thực tiễn, kiểm chứng thực nghiệm, hình thành và rèn luyện kỹ năng và thao tác cơ bản. Việc nghiên cứu khoa học của học sinh THPT từ trước năm 2012 đã có nhưng mới dừng lại ở các ý tưởng sáng tạo, về cơ bản vẫn là trên lý thuyết. - Từ thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT, ngày 02 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế thi Sáng tạo Khoa học- kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông đến nay phong trào sáng tạo khoa học kỹ thuật của học sinh trung học đã giúp các em phát huy năng lực sáng tạo và phát huy niềm đam mê nghiên cứu khoa học. Qua phong trào, góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, phát triển năng lực học sinh, tạo điều kiện cho các em vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống. 2. Thực trạng Sau 3 năm tỉnh Thanh Hóa tổ chức cuộc thi khoa học kỹ thuật tôi nhận thấy rằng tỷ lệ học sinh tham gia những sân chơi sáng tạo, nghiên cứu khoa học kỹ thuật ở các trường phổ thông còn khiêm tốn Điều này cho thấy, kết quả đạt được vẫn chưa thể hiện hết tầm vóc, sự thông minh, sáng tạo của học sinh các bậc học , sự phát triển của phong trào nghiên cứu khoa học chưa đều khắp giữa các các vùng, miền, giữa các trường và chưa thật sự bền vững.Có nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau nên phong trào nghiên cứu khoa học của một số trường học còn hạn chế, bị động. Một phần do ảnh hưởng của thực trạng nền giáo dục hiện tại quá đặt năng việc học và thi cử, phần lớn các em tập trung việc học là chính, trong khi một số trường chưa thật quan tâm và xem công tác nghiên cứu khoa học là nền tảng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Chế độ chính sách chưa đủ sức thu hút giáo viên, học sinh tham gia nghiên cứu khoa học ; các trường chưa có chiến lược cho việc hình thành và phát triển phong trào nghiên cứu khoa học của học sinh. Bên cạnh đó, việc “nhóm lửa” - phát huy khả năng khám phá, tư duy độc lập, sáng tạo và nghiên cứu khoa học ở học sinh phổ thông còn nhiều hạn chế, rào cản. Số lượng, chất lượng các đề tài chưa phát huy tiềm năng trí tuệ, sáng tạo của học sinh, một số học sinh chưa hứng thú với nghiên cứu khoa học , thậm chí một số ít em được hỏi vẫn còn chưa biết đến sân chơi khoa học bổ ích này tạo ra là cho mình (cho rằng sân chơi này là của đội học sinh giỏi và của giáo viên). Học sinh vẫn còn gặp khó khăn trong xác định ý tưởng, lựa chọn đề tài và thời gian giành cho nghiên cứu khoa học . Chính vì vậy, hàm lượng khoa học chưa cao, chưa đáp ứng với những vấn đề xã hội quan tâm. Ngoài ra, một số giáo viên còn hạn chế về kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học từ đó dẫn đến tâm lý ngại hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho học sinh, thiếu niềm tin vào công tác nghiên cứu khoa học của các em; Thiếu các cơ chế, chính sách tạo động lực và nguồn tài chính hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh; Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các trường chưa đáp ứng cho hoạt động nghiên cứu khoa học .Tâm lý một số phụ huynh không muốn cho con em mình tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học vì e sợ sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập nên thiếu sự ủng hộ và động viên khuyến khích. 3. Giải pháp Để nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học tại các trường phổ thông bằng việc tạo ra sân chơi khoa học từ Cuộc thi, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: - Đẩy mạnh công tác tuyền truyền: Tổ chức truyền thông rộng rãi về mục đích, ý nghĩa, nội dung, kế hoạch các cuộc thi, hội thi đến các đơn vị chức năng, ngành giáo dục đào tạo, cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và cộng đồng xã hội, từ đó nâng cao nhận thức cho các đơn vị, cá nhân, xã hội và chất lượng giáo dục, đào tạo; - Nâng cao năng lực nghiên cứu cho học sinh và giáo viên: Tổ chức các hoạt động hội thảo, tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh về phương pháp, kỹ năng nghiên cứu khoa học ; tạo điều kiện, khuyến khích để học sinh, giáo viên tham gia hội nghị, hội thảo khoa học và triển khai áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn; Tổ chức thực hiện, cơ chế chính sách: Tranh thủ mọi nguồn lực để hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và tổ chức các Cuộc thi cấp cơ sở. Cần có chế độ ưu tiên, khuyến khích đối với giáo viên, người hướng dẫn nghiên cứu khoa học , học sinh đoạt giải cấp cơ sở; người có nhiều đóng góp tích cực trong Cuộc thi, kịp thời khích lệ, động viên, khuyến khích những học sinh có thành tích cao trong các Cuộc thi khoa học và kỹ thuật, ý tưởng sáng tạo cấp tỉnh, cấp quốc gia, quốc tế; Từng bước đầu tư hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ dạy học và nghiên cứu, đồng thời cần có chiến lược và kế hoạch để xây dựng hoạt động học tập gắn kết với phong trào nghiên cứu khoa học của học sinh; Để thực hiện được những vấn đề trên thì mỗi giáo viên và học sinh phải thực hiện được các nội dung sau : 3.1. Trả lời được câu hỏi nghiên cứu khoa học gì Là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới, về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới này, tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp. Thí dụ: Quan niệm thực vật là vật thể không có cảm giác được thay thế bằng quan niệm thực vật có cảm nhận. Như vậy, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội. Phân biệt ra 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học. Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên. Quá trình nầy giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách quản lý thiên nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội. Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tế. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và con người. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học. Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học , các họat động nầy có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên. Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học (discipline) như: triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh học, 3.2. Xác định các bước nghiên cứu và quy trình nghiên cứu khoa học 3.2.1. Các bước tiến hành nghiên cứu a . Ý tưởng nghiên cứu * Tìm kiếm ý tưởng Hình thành ý tưởng, chọn lựa ý tưởng và sàng lọc ý tưởng: Ý tưởng nghiên cứu là yếu tố đầu tiên cần có để thực hiện một dự án nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Ý tưởng nghiên cứu càng độc đáo, càng sáng tạo thì dự án càng được đánh giá cao. Để thực hiện quy trình này, giáo viên và nhà trường cần tạo cơ hội tốt cho các em được bày tỏ và bộc lộ ý tưởng khoa học của bản thân. Chú ý định hướng các em lựa chọn những ý tưởng mang tính thực tiễn, tính thời sự và tính cấp thiết, đề tài phải vừa sức và thực sự có tính vấn đề. Đây là bước khó khăn nhất của việc lựa chọn một đề tài mà bạn muốn nghiên cứu hoặc tìm hiểu. Các ý tưởng xuất phát từ lĩnh vực mà bạn quan tâm. Một sở thích của bạn có thể dẫn đến một ý tưởng tốt . Sau khi các em lựa chọn ý tưởng, nhà trường kết hợp với giáo viên hướng dẫn tổ chức cho các em một buổi triển lãm để thuyết trình và bảo vệ ý tưởng, ý tưởng nào hay, hợp lý, thiết thực, sẽ được cân nhắc, lựa chọn, triển khai. Hoặc những ý tưởng mang tính vi mô, quá sức học trò, thầy cô sẽ giúp các em tự điều chỉnh, thu hẹp phạm vi để sát với tình hình thực tiễn. Khi lựa chọn ý tưởng nghiên cứu cần xem xét về tính mới, tính sáng tạo, đảm bảo khả thi trong khuôn khổ thời gian quy định của cuộc thi ,vừa sức với khả năng kiến thức của học sinh phổ thông dự án nghiên cứu có ý nghĩa cho cộng đồng; phạm vi nghiên cứu không quá rộng, quá tổng quát nhưng không quá hẹp Cần đối chiếu với các văn bản hướng dẫn, quy chế của cuộc thi để đảm bảo dự án nghiên cứu được lựa chọn nằm trong các lĩnh vực nghiên cứu được quy định và không thuộc loại bị cấm. * Lựa chọn ý tưởng Lựa chọn ý tưởng để lập dự án nghiên cứu. Đây là yếu tố quyết định thành công của dự án nghiên cứu. Khi xem xét các ý tưởng của học sinh cần có các giáo viên có chuyên môn tốt và có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học. Thực tế cho thấy việc lựa chọn ý tưởng nghiên cứu là một việc làm khó và người thực hiện việc lựa chọn ý tưởng nghiên cứu phải cần biết cách "gạn đục, khơi trong" và đôi khi là "đãi cát tìm vàng". Người lựa chọn ý tưởng cần có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực nghiên cứu, cần biết được những gì đã nghiên cứu, đã có hay nhu cầu hiện tại về khoa học, kĩ thuật để xác định tính mới, tính sáng tạo của một dự án nghiên cứu. Nhiều khi một ý tưởng mới nghe rất hay, rất thú vị và có thể là rất hữu ích nhưng nếu tiến hành triển khai thì không mang lại giá trị về mặt khoa học hay không có sự sáng tạo nào về kĩ thuật, công nghệ - dự án như vậy có thể chỉ đơn giản là dự án triển khai mà không phải là dự án nghiên cứu khoa học kỹ thuật, hoặc đó chỉ là yêu thích công nghệ đơn thuần mà không phải là sự khéo léo, sáng tạo. Cũng có thể những ý tưởng của các em nghe có thể mới lạ nhưng thực tế đã có những nghiên cứu hoặc tồn tại sản phẩm khoa học kỹ thuật tương tự hoặc tối ưu hơn. Ngược lại, một số ý tưởng thoạt nghe không gây ấn tượng nhiều, nhưng với kinh nghiệm, kiến thức của những nhà chuyên môn có kinh nghiệm thì tiềm ẩn trong đó là một dự án triển khai mang lại ý nghĩa khoa học hay sự cải tiến, sáng tạo về công nghệ, kĩ thuật. Khi lựa chọn ý tưởng nghiên cứu cần xem xét các vấn đề sau: về tính mới, tính sáng tạo về khoa học, kĩ thuật, công nghệ; đảm bảo khả thi trong khuôn khổ thời gian quy định của cuộc thi (tổng thời gian nghiên cứu không quá 12 tháng), vừa sức với khả năng kiến thức của học sinh phổ thông (chỉ những gì chính học sinh thực hiện mới được đánh giá trong cuộc thi), điều kiện cơ sở vật chất có thể đáp ứng được các thí nghiệm, thực nghiệm và trong khuôn khổ tài chính cho phép; dự án nghiên cứu có thực nghiệm, thí nghiệm hoặc điều tra thực tế (những dự án nghiên cứu lí thuyết không được khuyến khích trong cuộc thi); dự án nghiên cứu có ý nghĩa cho cộng đồng; phạm vi nghiên cứu không quá rộng, quá tổng quát nhưng không quá hẹp b) Kế hoạch nghiên cứu Sau khi đã có ý tưởng nghiên cứu, giáo viên hướng dẫn học sinh lập kế hoạch triển khai dự án nghiên cứu khoa học. Hãy tìm hiểu qua tài liệu, sách báo, mạng internet về vấn đề mà bạn cần nghiên cứu .Hãy tìm những kết quả không mong đợi hoặc chưa được giải thích Trước tiên, cần làm rõ ràng ý tưởng nghiên cứu và xác định những mục tiêu chính, những nội dung chính của dự án nghiên cứu. Sau khi đã có ý tưởng rõ ràng về dự án nghiên cứu, việc tiếp theo là lập kế hoạch thực hiện bao gồm các phần việc chính, nhằm quản lí tốt quỹ thời gian cũng như kiểm soát được tiến độ thực hiện một cách khoa học. Những phần việc chính của dự án bao gồm: Tìm hiểu thực trạng, viết đề cương nghiên cứu, triển khai dự án, viết báo cáo, và trình bày/bảo vệ kết quả nghiên cứu. Khi lập kế hoạch cần tính toán khối lượng công việc, phân bổ khung thời gian cho mỗi phần việc, tính toán chi phí c) Lập thời gian biểu nghiên cứu Sau khi đã có ý tưởng rõ ràng về dự án nghiên cứu hảy thiết lập thời gian biểu để bạn quản lý một cách hiệu quả nhất. Khi lập kế hoạch cần tính toán khối lượng công việc, phân bổ khung thời gian cho mỗi phần việc, tính toán chi phí, dự kiến trang thiết bị thí nghiệm, cơ sở vật chất; Kế hoạch cần chi tiết và có phân công rõ ràng (đặc biệt là với dự án tập thể); Cần lưu ý đến các yếu tố khách quan có thể ảnh hưởng đến tiến độ nghiên cứu như đối tượng nghiên cứu, phương tiện nghiên cứu... Bạn cũng cần thời gian để viết hoàn thiện báo cáo, làm mô hình thực nghiệm và thuyết trình qua mô hình d) Thực hiện nghiên cứu Trải nghiệm thực tế, thu thập thông tin, kiểm chứng đề tài. Tiến hành trải nghiệm để có cái nhìn toàn diện, đầy đủ nhất về vấn đề nghiên cứu . Lập biểu đồ để phân tích rõ thực trạng, đề xuất các giải pháp cụ thể .Sưu tầm tranh ảnh, video, nhân chứng Sau khi tiến hành chế tạo sản phẩm, hoàn thiện dự án, giáo viên cần kiểm tra lại các yêu cầu kỹ thuật, an toàn sản phẩm trước khi vận hành chạy thử, sau khi đã đảm bảo các điều kiện an toàn, giao viên hướng dẫn học sinh vận hành thử nghiệm và so sánh với yêu cầu nghiên cứu, kiểm tra các thông số kỹ thuật và ghi chép vào nhật ký. Trong bước này nếu sản phẩm có các thông số không đáp ứng được các yêu cầu nghiên cứu cần tiếp tục điều chỉnh, tiếp tục tìm kiếm lỗi mới và thay đổitrước khi kết luận về bản thiết kế cuối cùng. e) Kiểm chứng bằng thực nghiệm Kiểm tra kết quả nghiên cứu bằng cách tổ chức lặp lại thực nghiệm hay dùng các phương pháp khác với phương pháp đã sử dụng ban đầu. Các phương pháp kiểm tra lẫn nhau giúp ta khẳng định tính chân thực của các kết luận. Thực nghiệm là chứng minh một giả thuyết, chứng minh một luận điểm khoa học cho nên tổ chức thực nghiệm phải tiến hành một cách thận trọng, nghiêm túc và nhiều khi thực nghiệm được tiến hành nhiều lần, dưới nhiều hình thức khác nhau để kết quả nghiên cứu đạt đến mức khách quan nhất. Hãy tính toán kỹ về mô hình thí nghiệm khi bạn đã có nghiên cứu khả thi bước này cần phải giải thích bạn sẽ thực hiện thí nghiệm như thế nào và độ chính xác ra sao, tất cả các thí nghiệm đều phải có sự kiểm soát có nghĩa là về thí nghiệm không thay đổi có chăng chỉ cần thay đổi thông số trong thí nghiệm. f) Thực hiện làm thí nghiệm Trong quá trình thí nghiệm bắt buộc phải ghi chép tất cả những thí nghiệm, số liệu cụ thể và hiện tượng quan sát vào một cuốn sổ tay ,(hay còn gọi là nhật kí thực nghiệm khoa học ). Trong quá trình chấm thi giám khảo họ rất thích sổ ghi chép, sử dụng các bảng dữ liệu hoặc biểu đồ để ghi lại các dữ liệu định lượng nhớ ghi cụ thể ngày tháng địa điểm . càng chi tiết càng tốt g) Phân tích, đành giá kết quả nghiên cứu Khi đã hoàn tất các thí nghiệm, kiểm tra và sắp xếp các kết quả. Sử dụng các biểu đồ thích hợp để minh họa dữ liệu của bạn. Xác định mẫu hình từ những biểu đồ và điều này đặt ra câu hỏi c