SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn khoa học Lớp 5

Bạn đang xem

20 trang mẫu

của tài liệu “SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn khoa học Lớp 5”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

u có những phương pháp dạy học đặc thù, những phương 
pháp này sẽ phát huy tối đa tính tích cực tự giác của học sinh. Nhiệm vụ của 
giáo viên là cần biết lựa chọn các phương pháp phù hợp với từng nội dung bài 
học, với từng đối tượng học sinh để khơi gợi, phát huy khả năng của từng học 
sinh. 
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. 
Như chúng ta đã biết môn khoa học ở tiểu học là môn học đóng vai trò 
quan trọng trong việc giúp học sinh học tập môn Khoa học tự nhiên ở cấp trung 
học cơ sở và các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học ở cấp trung học phổ thông. Môn 
học chú trọng khơi dậy trí tò mò khoa học, bước đầu tạo cho học sinh cơ hội tìm 
hiểu, khám phá thế giới tự nhiên, tri thức khoa học....Tuy nhiên thực trạng hiện 
nay trong quá trình giảng dạy môn học này chưa thật sự được chú trọng. 
Về phía giáo viên: Trong một lớp học trình độ học sinh không đồng đều 
dẫn đến việc giảng dạy môn Toán và các phân môn của môn Tiếng Việt nhiều 
học sinh chưa thể nắm bắt kịp kiến thức nên giáo viên thường kéo dài thời gian 
của những tiết học này dẫn đến việc giảng dạy các môn như còn lại thường bị rút 
ngắn chưa đảm bảo đúng thời gian quy định. Vì thời gian bị rút ngắn nên việc 
giảng dạy đúng đúng quy trình chưa đảm bảo, giáo viên cũng chưa thật sự đầu 
tư nhiều thời gian vào việc nghiên cứu đổi mới các phương pháp cũng như làm 
đồ dùng học tập giảng dạy trong môn Khoa học nhằm kích thích trí tò mò khám 
phá của học sinh. 
Về phía phụ huynh và học sinh: Cả phụ huynh và học sinh vẫn có tư tưởng 
xem môn học này là môn học “ phụ ”, hoặc chỉ cần học thuộc lòng bài học, nội 
dung cần ghi nhớ trong mỗi bài là học sinh có thể làm bài thi học kì. Đối nhiều 
phụ huynh vẫn có suy nghĩ môn Khoa học chỉ là môn học nhận xét bằng định 
tính như môn Tự nhiên Xã hội ở các lớp 1, 2, 3. 
6 
Đối với học sinh Tiểu học cũng chưa có sân chơi nào trong lĩnh vực khoa 
học nên cũng chưa thu hút được sự quan tâm của học sinh và phụ huynh. 
Từ những thực trạng trên, qua nhiều năm giảng dạy ở khối lớp 5, bản thân 
tôi nhận thấy cần phải nâng cao chất lượng giảng dạy môn Khoa học trong 
trường Tiểu học. Đặc biệt là phải khơi gợi được trí tò mò khám phá tự nhiên, 
khám phá khoa học của học sinh. Giúp học sinh khám và và khắc sâu được kiến 
thức, vận dụng những kiến thức đã học nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống 
hàng ngày, có ý thức giũ gìn sức khỏe, môi trường xung quanh. Sử dụng tài 
nguyên thiên nhiên một cách hợp lí, có ý thức bảo vệ môi trường sống....... 
Trong quá trình giảng dạy, đúc rút kinh nghiệm của bản thân sau mỗi năm 
học và học hỏi từ bạn bè đồng nghiệp, từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ 
các nguồn tài liệu khác nhau...bản thân mạnh dạn đổi mới và vận dụng nhiều 
phương pháp khác nhau nhằm thu hút sự tập trung chú ý của học sinh, khơi gợi 
trí tò mò và đam mê khám phá kiến thức để học sinh tự rút ra được kiến thức sau 
mỗi bài học. Có như vậy học sinh mới là chủ thể của hoạt động, chủ thể của kiến 
thức. 
Năm học 2019 – 2020 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5A với tổng số 
học sinh lớp là 32 trong đó có 17 học sinh nữ, 15 học sinh nam, 3 học sinh thuộc 
hộ nghèo. 
Đa số học sinh ngoan, biết vâng lời và lễ phép với thầy cô giáo. Các em 
được phụ huynh chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập khi đến lớp. Nhưng một thực 
tế khiến tôi trăn trở là hầu như cả phụ huynh và học sinh đang tập trung nhiều 
thời gian vào các môn Toán, Tiếng Việt và Anh văn. Việc học và chuẩn bị bài ở 
nhà những môn học này khá tốt. Trong giờ học các môn này học sinh cũng tích 
cực xây dựng bài, tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học 
sinh rất tốt. Nhưng với các môn học còn lại trong đó có môn khoa học học sinh 
lớp tôi chưa thật sự tích cực, việc tìm hiểu kiến thức chuẩn bị bài ở nhà chưa 
7 
đảm bảo. Các em thường máy móc rập khuôn đọc nội dung ghi nhớ chứ chưa 
trình bày diễn đạt được những kiến thức bằng vốn từ, vốn hiểu biết của mình. 
Từ thực trạng đó tôi nhận thấy mình cần phải thay đổi phương pháp, vận 
dụng các hình thức hoạt động linh hoạt để học sinh hứng thú hơn trong môn học 
này. Giúp các em thu nhận được kiến thức một cách tự nhiên và hiểu được bản 
chất của vấn đề, có thể trình bày bằng vốn hiểu biết của mình chứ không rập 
khuôn máy móc. 
Trước khi tiến hành vận dụng các biện pháp tôi đã quan sát tìm hiểu về 
mức độ hứng thú học tập của học sinh với môn khoa học thông qua bảng khảo 
sát sau: 
Nội dung khảo sát 
( Biểu hiện của học sinh) 
Thường 
xuyên 
Thỉnh 
thoảng 
Hiếm 
khi 
Học sinh vui vẻ hứng thú trong các tiết 
khoa học 
Học sinh nắm được bài học và trình bày 
được những hiểu biết của mình. 
Kĩ năng tương tác,phối hợp tốt giữa học 
sinh với học sinh và giữa học sinh với 
giáo viên. 
HS tự giác hoàn thành bài trước khi đến 
lớp. 
HS biết tìm kiếm thông tin để hoàn 
thành nhiệm vụ học tập. 
8 
Dựa vào những phiếu khảo sát tôi thu nhận được kết quả như sau: 
BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT 
Thời gian 
khảo sát 
Tổng số Học sinh hứng thú trong 
học tập trong môn Khoa 
học 
Học sinh ít hứng thú 
trong học tập trong môn 
Khoa học 
Đầu năm 32 Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 
10 31,25 22 68,75 
3. Nội dung và hình thức của giải pháp. 
a) Mục tiêu của giải pháp. 
Dựa vào đặc điểm, tâm sinh lí của học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh 
lớp 5 các em đang ở giai đoạn chuyển giao từ lứa tuổi nhi đồng lên lứa tuổi thiếu 
niên. Ở lứa tuổi này các con bước vào giai đoạn đầu của tuổi dậy thì, các con có 
những nhận thức mới về bản thân, gia đình, bạn bè và môi trường xung quanh. 
Các con bắt đầu nhận thức được cái tôi từ lứa tuổi này, các con dễ bị lôi cuốn 
bởi ấn tượng bên ngoài, dễ bị hấp dẫn bởi cái mới, cái lạ. 
Dựa trên những đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học và đặc thù của 
môn học giáo viên lựa chọn những phương pháp, những hoạt động mà trong đó 
học sinh có cơ hội để trình bày hiểu biết ( theo diễn đạt của riêng mình) để giải 
quyết nhiệm vụ của bài học. Từ đó giải thích được sự vật, hiện tượng tự nhiên 
xung quanh. Tạo cơ hội cho học sinh liên hệ, vận dụng kiến thức, kỹ năng từ các 
lĩnh vực khác nhau trong các môn học khác vào để giải quyết vấn đề. 
Chú trọng tạo cơ hội cho học sinh học qua trải nghiệm, học qua tìm tòi 
khám phá thế giới xung quanh, qua quan sát thí nghiệm, thực hành, qua hợp tác, 
trao đổi với bạn. 
b) Nội dung và cách thực hiện biện pháp 
9 
Biện pháp 1: Tạo sự hứng thú cho học sinh bằng những trò chơi học 
tập. 
Không có một phương pháp giảng dạy nào là vạn năng, mỗi phương pháp 
đều có những mặt mạnh và mặt hạn chế. Sự khéo léo của mỗi giáo viên là biết 
khác thác tối đa những ưu điểm của các phương pháp đó và mạnh dạn ứng dụng 
những phương pháp mới, mạnh dạn đổi mới và sáng tạo đáp ứng, thích ứng với 
nhu cầu của từng đối tượng học sinh nhằm tạo nên những đổi mới, những tiến 
bộ vượt bậc trong giáo dục. Tuy nhiên cũng có những phương pháp thể rõ ưu thế 
của mình trong quá trình giảng dạy. Trong những phương pháp đó có phương 
pháp trò chơi học tập. Trò chơi học tập phù với học sinh tiểu học vì có tác dụng 
giúp học sinh khám phá được kiến thức vừa đáp ứng nhu cầu vui chơi của trẻ. 
Trò chơi học tập vừa giúp trẻ giải tỏa được những “căng thẳng” trong quá trình 
học tập vừa giúp trẻ được vận động để phục hồi sức khỏe. 
Trong quá trình giảng dạy tôi đã mạnh dạn đầu tư thời gian thiết kế các trò 
chơi học tập trong môn Toán và phân môn Luyện từ và câu nó đã đem lại những 
hiệu quả nhất định. Vì vậy tôi tiếp tục mạnh dạn thiết kế những trò chơi học tập 
trong môn Khoa học nhằm giúp học sinh hứng thú, khắc sâu kiến thức hơn 
trong mỗi tiết học. Thông qua trò chơi học tập học học sinh hình thành khám 
phá được tri thức và còn tạo cơ hội hội cho giao lưu, hợp tác với bạn trong tổ, 
nhóm. 
Khi lựa chọn thiết kế các trò chơi học tập giáo viên cần lưu ý tên trò chơi 
phải gây sự chú ý tò mò đối với học sinh. Luật chơi đơn giản, dễ thực hiện đảm 
bảo tất cả học sinh đều có thể tham gia. 
Giáo viên cần khéo tổ chức để học sinh cả lớp cùng được tham gia, các em 
không được chơi trực tiếp thì sẽ là những cổ động viên, là ban giám khảo.... Các 
học sinh dưới lớp ngoài việc cổ vũ tinh thần mà còn phải suy nghĩ để tìm đáp án 
những vấn đề mà các bạn trong đội đang thực hiện. 
10 
 Kết thúc mỗi trò chơi giáo viên cần có những nhận xét, đánh giá một cách 
toàn diện và kịp thời. Giáo viên cần đánh giá về cả kết quả lẫn tinh thần, ý thức, 
sự phối hợp của các thành viên trong nhóm. 
 Trò chơi học tập phải mang ý nghĩa giáo dục đạo đức và ý thức công dân 
cho học sinh. Giáo dục ý thức đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau tránh tư tưởng ích kỉ, hẹp 
hòi. 
Trò chơi học tập trong các giờ học được thiết kế theo cấu trúc sau: 
Mục đích: Để tổ chức bất kì trò chơi nào giáo viên cũng phải xác định rõ 
mực tiêu trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào. Giúp học sinh 
hình thành phát triển được năng lực gì. 
Đồ dùng để chơi: Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết phục vụ cho quá trình tổ 
chức trò chơi. 
Số người tham gia chơi: Xác định rõ số người tham gia chơi. 
Nêu luật chơi và cách chơi: Nêu rõ các bước thực hiện, các qui định cụ 
thể đối với người chơi, qui định thắng thua của trò chơi. Nêu cách chơi để người 
chơi nắm được và thực hiện tốt. 
Tùy vào từng bài học cụ thể, từng đối tượng học sinh giáo viên có sự sáng 
tạo trong quá trình vận dụng các trò chơi. Tùy vào nội dung, thời gian của bài 
học mà giáo viên qui định thời gian chơi. Nhưng thông thường trò chơi học tập 
được tiến hành theo các bước sau: 
+ Bước 1: Giới thiệu trò chơi 
 Giáo viên nêu tên của trò chơi học tập. 
 Hướng dẫn học sinh tham gia chơi, giáo viên có thể vừa diễn tả vừa 
mô phỏng hình thức chơi để học sinh nắm rõ. 
+ Bước 2: Chơi thử 
 Thông qua chơi thử để nhấn mạnh luật chơi. 
11 
+ Bước 3: Chơi thật 
+ Bước 4: Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có 
thể nêu thêm những tri thức thu nhận được thông qua trò chơi, những sai lầm 
cần tránh. 
+ Bước 5: Giáo viên cùng học sinh đánh giá kêt quả công bằng và khách 
quan có như vậy học sinh mới cảm thấy thoải mái và tự giác từ đó sẽ kích 
thích ý thức học tập tự giác của học sinh. Hình thức phạt đơn giản, nhẹ nhàng 
giáo viên có thể sử dụng những hình thức hóm hỉnh tạo sự sôi nổi, tiếng cười 
sảng khoáng cho cả đội thắng và đội thua. 
Một số trò chơi học tập trong môn Khoa học lớp 5. 
 Trò chơi: “Rung chuông vàng” 
* Mục tiêu: Củng cố lại những kiến thức học sinh đã học ở những bài trước 
nhằm tạo tâm lí hưng phấn trước khi vào bài học. Hoặc tổ chức cuối các bài học 
để củng cố kiến thức cho học sinh. Rèn cho học sinh sự nhanh nhẹn và tập trung 
chú ý. 
* Chuẩn bị: Ứng dụng CNTT soạn trên Powe Point. Học sinh chuẩn bị 
bảng con, bút viết bảng. 
* Thời gian: Khoảng từ 2 đến 3 phút. 
* Luật chơi – Cách chơi: Học sinh cả lớp cùng chơi lần lượt nghe, quan sát 
câu hỏi trên màn hình và ghi đáp án đúng vào bảng con. Những học sinh trả lời 
chưa chính xác thì không được tham gia ở những câu tiếp theo. Hết thời gian 
những học sinh còn lại là người thắng cuộc. 
 Ví dụ: Sau khi dạy bài Nhôm giáo viên soạn một số cấu hỏi trắc nghiệm 
giúp học sinh củng cố lại kiến thức của bài học như sau: 
 Câu 1: Nhôm có nguồn gốc từ đâu? 
 a) Từ quặng nhôm. b) Trong các thiên thạch. 
12 
 c) Từ dầu mỏ và than đá. d) Trong các núi đá vôi. 
 Câu 2: Nhôm và hợp kim của nhôm khôn được dùng để làm gì? 
 a) Trong sản xuất các dụng cụ làm bếp. 
 b) Làm khung cửa sổ và một số bộ phận của các phương tiện giao thông. 
 c) Làm đường ray. 
 d) Làm vỏ nhiều loại hộp. 
 Câu 3: Đặc điểm của nhôm là: 
a)Màu trắng bạc, có ánh kim, có thể kéo thành sợi và dát mỏng, không bị 
gỉ. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. 
b)Màu trắng xám, có ánh kim, có tính dẻo, dễ uốn, dễ kéo thành sợi, dễ rèn, 
dễ dập. 
c)Màu nâu đỏ, có ánh kim, bền dễ dát mỏng, dễ kéo thành sợi, dẫn điện, 
dẫn nhiệt tốt. 
Trò chơi: “Tiếp sức đồng đội” 
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học, trình bày hiểu biết của 
học sinh về vấn đề đưa ra. Giúp học sinh phát huy sự tự tin và tính chủ động. 
Rèn sự nhanh nhẹn, phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong đội. 
* Chuẩn bị: tùy vào bài giáo viên chuẩn bị thẻ từ hoặc chỉ cẩn bảng đã chia 
sẵn cho các đội và phấn viết. 
* Thời gian: Căn cứ vào nội dung bài học và đối tượng học sinh giáo viên 
quy định thời gian hợp lí. 
* Luật chơi – Cách chơi: 
Chơi theo đội, mỗi đội có thể từ 3 đến 5 học sinh, học sinh của hai đội xếp 
thành hai hàng dọc. Khi nghe hiệu lệnh bắt đầu học sinh đầu tiên sẽ tìm và gắn 
(hoặc ghi) vào bảng của đội mình một nội dung đúng theo yêu cầu thuộc chủ 
13 
điểm sau khi tìm và gắn ( hoặc ghi) xong sẽ trao phấn cho bạn thứ hai để bạn thứ 
hai tiếp tục. Các đội thực hiện đến khi nào hết nội dung hoặc hết giờ. Giáo viên 
cùng học sinh dưới lớp kiểm tra nhận xét đáp án đội nào có nhiều nội dung đúng 
và nhanh là đội thắng cuộc. 
Ví dụ khi dạy bài: Nam hay nữ giáo viên có thể sử dụng trò chơi này. 
Mục tiêu: thông qua trò chơi này học sinh phân biệt các đặc điểm về mặt 
sinh học và xã hội giữa nam và nữ. 
Chuẩn bị: Bảng lớp chia làm hai và kẻ sẵn như sau: 
Nam Cả nam và nữ Nữ 
Thẻ từ có sẵn nội dung như sách giáo khoa (trang 8) ví dụ: 
Thời gian: Đối với nội dung bài có sẵn như trên thì đội nào gắn xong 
trước và có nhiều đáp án đúng hơn là đội thắng cuộc. 
Để khắc sâu thêm kiến thức và tạo cơ hội cho học sinh trình bày giáo viên 
có thể đặt thêm những câu hỏi để học sinh có cơ hội trình bày những hiểu biết 
của mình về vấn đề mà các em thực hiện. Ví dụ: Vì sao em cho rằng nhiệm vụ 
chăm sóc con cái là trách nhiệm của cả nam và nữ? 
Hoặc trong bài Nhôm giáo viên cũng có thể sử dụng trò chơi này. 
Mục tiêu: Học sinh kể tên được một số dụng cụ, đồ dùng, máy móc được 
làm bằng nhôm. 
Dịu dàng Có râu Mạnh mẽ 
Kiên nhẫn Tự tin Giám đốc 
14 
Chuẩn bị: Bảng lớp cho ba đội chơi, phấn. 
Thời gian: Đối với nội dung bài này giáo viên quy định trong thời gian 2 
phút đội nào viết được nhiều đồ dùng và đúng là đội thắng cuộc. 
 Trò chơi này rất đơn giản không cần phải chuẩn bị cầu kì nhưng giáo viên 
có thể vận dụng ở rất nhiều bài và học sinh được vận động tạo tâm lí hưng phấn, 
không khí lớp sôi nổi. Nội dung trò chơi đơn giản phù hợp với tất cả các đối 
tượng học sinh đặc biệt là những học sinh còn hạn chế về học, khi các em được 
tham gia và hoàn thành nhiệm vụ sẽ tạo cho các em tự tin hơn. 
Ví dụ một số bài có thể tổ chức trò chơi này: 
Bài số Tiết 
PPCT 
Tên bài Trang 
Bài 22 22 Tre, mây, song 46 
Bài 24 24 Đồng và hợp kim của đồng 50 
Bài 29 29 Thủy tinh 60 
Bài 30 30 Cao su 62 
Bài 35 35 Sự chuyển thể của chất 72 
Trò chơi “Thêm lá cho cây” 
* Mục tiêu : Trò chơi giúp học sinh củng cố kiến thức của bài học. Nêu 
được những biện pháp phòng tránh xâm hại, những biện pháp vệ sinh tuổi dậy 
thì, phòng bệnh viêm gan A.... 
* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một bảng phụ vẽ sẵn mô hình cây và một số 
chiếc lá được cắt từ giấy. 
* Thời gian: từ 2 đến 3 phút 
15 
* Luật chơi- Cách chơi: Chơi theo nhóm, mỗi nhóm nhận một bảng phụ và 
số lá bằng nhau. Sau hiệu lệnh của giáo viên các thành viên trong nhóm viết các 
biện pháp phù hợp với nội dung bài học theo yêu cầu của giáo viên và chuyển 
cho bạn thư kí để gắn lá vào cây. Hết thời gian các nhóm đọc các biện pháp từ 
những chiếc lá của nhóm mình. Nhóm nào có nhiều biện pháp đúng chủ đề, 
đúng ngữ pháp nhiều hơn là nhóm thắng cuộc. 
 Trò chơi này có ưu điểm rất lớn là có thể thu hút tất cả học sinh trong lớp 
cùng chơi. Tạo điều kiện cho tất cả các em đưa ra được những biện pháp mà các 
em đã từng vận dụng trong cuộc sống hàng ngày vào để giải quyết nhiệm vụ học 
tâp nhưng sự chuẩn bị lại rất đơn giản. Để bớt thời gian chuẩn bị của giáo viên 
giáo viên có thể yêu cầu mỗi học sinh tự chuẩn bị lá, hoặc có thể thay lá bằng 
những hình đơn giản hơn. 
Ví dụ: Khi dạy Bài phòng bệnh sốt xuất huyết giáo viên vận dụng trò 
chơi này. 
 Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được những biện pháp phòng tránh sốt xuất 
huyết mà bản thân và gia đình em vận dụng thường ngày, hoặc những biện pháp 
mà học sinh biết được qua tìm hiểu thông tin. 
Chuẩn bị: Một bảng phụ có vẽ thân cây, một số lá phát cho các nhóm. 
Thời gian: Đối với nội dung bài này giáo viên quy định trong thời gian 2 
phút đội nào đưa ra được nhiều biện pháp và đúng là đội thắng cuộc. 
Một số bài giáo viên có thể áp dụng trò chơi này: 
Bài số Tiết 
PPCT 
Tên bài Trang 
Bài 8 8 Vệ sinh tuổi dậy thì 18 
Bài 12 12 Phòng bệnh sốt rét 26 
16 
Bài 13 13 Phòng bệnh sốt xuất huyết 28 
Bài 14 14 Phòng bệnh viêm não 30 
Bài 15 15 Phòng bệnh viêm gan A 32 
Bài 16 16 Phòng tránh HIV/AIDS 34 
Bài 18 18 Phòng tránh bị xâm hại 38 
Bài 19 19 Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ 40 
Trò chơi “Ghép chữ vào hình” 
* Mục tiêu: Củng cố cho học sinh kiến thức trong bài “Sự sinh sản của thực 
vật có hoa” về sự thụ phấn, thụ tinh của thực vật có hoa. Rèn cho các em thao 
tác nhanh nhẹn, phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong đội. 
17 
 * Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sơ đồ thụ phấn của hoa lưỡng tính và các 
thẻ từ có ghi sẵn chú thích. 
* Luật chơi- Cách chơi: Các nhóm nhận thẻ từ có ghi sẵn chú thích và sơ 
đồ thụ phấn của hoa lưỡng tính. HS thi đua gắn các chú thích vào hình cho phù 
hợp. Nhóm nào hoàn thành trước là nhóm thắng cuộc. 
Biện pháp 2: Sử dụng sơ đồ tư duy để giúp học sinh hình thành, củng 
cố kiến thức. 
Bản đồ tư duy hay còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy .... là hình thức 
ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của 
một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề....bằng cách kết hợp việc sử dụng hình 
ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết. 
Ưu điểm của bản đồ tư duy là giúp học sinh hứng thú trong học tập và kích 
thích khả năng sáng tạo của học sinh, phát huy tối đa khả năng ghi nhớ của bộ 
não. Rèn luyện cho học sinh cách xác định từ khóa và phát triển ý chính, ý phụ 
Hạt phấn Đầu nhụy Bao phấn Noãn 
Bầu nhụy Vòi nhụy Ống phấn 
18 
một cách logich. Việc kết hợp giữa vẽ, viết, đọc sẽ học sinh ghi nhớ nhanh hơn 
và bền hơn. Ngoài ra sơ đồ tư duy còn giúp học sinh nhìn thấy được bức tranh 
tổng thể và giúp học sinh phát triển nhận thức tư duy. 
Trong quá trình giảng dạy tôi thường dẫn dắt giới thiệu cho học sinh một số 
sơ đồ tư duy đơn giản để các em làm quen, hình thành cho các em biểu tượng về 
sơ đồ tư duy. Hướng dẫn học sinh “đọc hiểu” sơ đồ tư duy để giúp các em khi 
nhìn vào bất cứ một sơ đồ tư duy cũng có thể thuyết trình nội dung của bài học 
hay một nội dung nào đó được trình bày trong sơ đồ. 
Thông thường trong các tiết khoa học tôi tổ chức cho các em vẽ sơ đồ tư 
duy trên giấy. Có thể theo hình thức nhóm hoặc cá nhân tùy vào nội dung bài 
học. Để học sinh vẽ được sơ đồ tư duy giáo viên cần hướng dẫn các em chọn từ 
khóa, chủ đề, hướng dẫn các em nghĩ trước khi viết và viết một cách ngắn gọn 
thường là viết cụm từ không viết thành câu. Khi viết nên chừa chỗ trống để có 
thể bổ sung ý. Trong khi thể hiện các nhánh của sơ đồ tư duy các em biết sử 
dụng màu sắc để thể hiện các nhánh cho chính xác. 
Việc chuẩn bị đồ dùng để học sinh thiết kế sơ đồ tư duy rất đơn giản, học 
sinh chỉ cần giấy hoặc bìa bút màu, tẩy là có thực hiện được một bài học, một 
chủ đề. 
Ví dụ khi dạy bài Đồng và hợp kim của đồng sau khi khai thác nội dung 
bài học tôi đã tổ chức cho học sinh học tập thảo luận theo nhóm và sử dụng sơ 
đồ tư duy để trình bày những hiểu biết của mình. Sau khi hoàn thiện được sơ đồ 
tư duy trong nhóm các em có nhiệm vụ nhìn vào sơ đồ tư duy để thuyết trình nội 
dung bài học. Việc làm này giúp học sinh thêm một lần nữa khắc sâu kiến thức. 
Ngoài ra cũng góp phần rèn cho học sinh kĩ năng giao tiếp, kĩ năng trình bày 
trước đám đông. 
Sau một bài học, một chủ đề... giáo viên khơi gợi, hướng dẫn để học sinh 
có thể sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức bài học, chủ đề một cách cô 
19 
động, ngắn gọn nhưng đầy đủ. Sơ đồ tư duy cũng như một phương tiện giúp học