SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 6 làm tốt bài văn tả cảnh góp phần nâng cao chất lượng dạy – Học văn tả cảnh ở Trường TH &THCS Thiệu Minh
Bạn đang xem
20 trang mẫu
của tài liệu “SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 6 làm tốt bài văn tả cảnh góp phần nâng cao chất lượng dạy – Học văn tả cảnh ở Trường TH &THCS Thiệu Minh”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Cùng với các môn học khác trong nhà trường môn Ngữ văn có một vai trò quan trọng giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh. Nhà văn hào Nga Mácxim Gor-ki nói: “Học văn là học làm người” học sinh học tốt môn Ngữ văn sẽ có tác động tốt đến việc học các môn khác và ngược lại. Chương trình đã nêu rất rõ mục tiêu tổng quát của môn Ngữ văn: “ Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS, góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở. Môn Ngữ văn luôn luôn là phương tiện, là người bạn tốt trên đường đời của mỗi học sinh, giúp các em sống tốt hơn, đẹp hơn. Để đảm nhận được vai trò đó phân môn Tập làm văn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các tri thức cơ bản về các kiểu văn bản như: văn tự sự, văn bản miêu tả, nghị luận, thuyết minh, biểu cảm để học sinh có vốn kiến thức có phương tiện cần thiết để bộc lộ những tư tưởng tình cảm của bản thân, hình thành các kĩ năng nghe, nói ,đọc viết. Hai kiểu văn bản được chú trọng trong chương trình lớp 6 và đi sâu đó chính là tự sự và miêu tả. Rèn tốt hai kiểu văn này vừa giúp các em cảm nhận được thế giới quan vừa rèn luyên được năng lực viết văn. Là cơ sơ để học tốt các kiểu văn bản khác. Tuy nhiêu trong quá trình rèn luyện học sinh vẫn thấy khó nhất đó là văn miêu tả đặc biệt là văn tả cảnh và cho đến nay vẫn chưa có một cách thức, con đường để giúp học sinh thực hành. Học sinh còn loay hoay trong cách viết, trình bày thành bài văn. Qua thực tế nhiều năm giảng dạy lớp 6 phân môn Tập làm văn dạy văn tự sự thì các em hào hứng say mê, dễ viết nhưng đến văn miêu tả đặc biệt là văn tả cảnh thì năng lực của các em hạn chế. Tại sao học sinh làm tốt văn tả cảnh ít như vậy, trong khi Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của chúng ta, các em khi lên một tuổi đã biết nói, năm sáu tuổi đã biết đọc, đã biết viết Tiếng Việt. Chúng ta đã tự hào Tiếng Việt ta phong phú, giàu hình ảnh, đa dạng về nghĩa, có sức biểu cảm sâu sắc. Nhưng một thực tế làm người dạy học trăn trở vì học sinh làm tốt bài văn nói chung, tả cảnh nói riêng còn quá khiêm tốn. Khi chấm bài văn, tôi thấy đa số học sinh đã biến các bài văn miêu tả thành văn kể, liệt kê một cách khô khan, nghèo nàn về từ, diễn đạt rườm rà tối nghĩa. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy - học Tập làm văn nhất là văn tả cảnh cho học sinh lớp 6? Trên thực tế tôi đã đọc nhiều tài liệu, tham khảo nhiều đồng nghiệp nhưng không thấy có tài liệu nào, ý kiến nào bàn sâu vấn đề này. Sách giáo viên cũng chưa có những biện pháp cụ thể để hướng dẫn thực hiện quá trình dạy tả cảnh cho học sinh. Cũng đã có một số sáng kiến đề cập đến các biện pháp tuy nhiên khi ứng dụng vào thực tế còn rất nhiều những vướng mắc. Đây là tồn tại chung trong quá trình dạy- học các tiết tập làm văn tả cảnh. Tạo nên rất nhiều mâu thuẫn trong việc cung cấp lý thuyết và thực hành ở học sinh. Xuất phát từ những lí do đó tôi thực hiện sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 6 làm tốt bài văn tả cảnh góp phần nâng cao chất lượng dạy - học văn tả cảnh ở Trường TH &THCS Thiệu Minh” . 1.2. Mục đích nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài này bản thân tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm dạy tiết tập làm văn tả cảnh nhằm mục đích giúp giáo viên có những phương pháp hiệu quả trong việc tổ chức giờ làm văn cho học sinh. Học sinh hứng thú học tiết tả cảnh. biết huy động kiến thức về nhiều mặt như hiểu biết cuộc sống, biết sử dụng các kĩ năng viết bài như kĩ năng định hướng giao tiếp (nhận diện đặc điểm bài văn, phân tích đề bài); xác định yêu cầu kĩ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp (quan sát đối tượng, xác định đối tượng, tìm ý, sắp xếp ý); Kĩ năng thực hiện hoạt động giao tiếp (chọn từ, tạo câu dựng đoạn liên kết đoạn thành bài văn); Kĩ năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Qua đó, giúp các em mở rộng vốn sống rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẫm mỹ, từ đó hình thành và phát triển nhân cách cho các em. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Sáng kiến tập trung nghiên cứu các nội dung sau: - Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt văn tả cảnh góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn tả cảnh ở Trường TH & THCS Thiệu Minh. - Đối tượng áp dụng đề tài: Học sinh lớp 6 Trường TH &THCS Thiệu Minh. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài bản thân tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết về văn tả cảnh. - Điều tra, vấn đáp khảo sát tình hình thực tế về viết văn tả cảnh ở học sinh. - Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, số liệu. - Phương pháp thực nghiệm. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận 2.1.1. Văn tả cảnh Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc người nghe hình dung những đặc điểm tình cảm nổi bật sự vật, con người, phong cảnh làm cho đối tượng hiển hiện trước mắt người đọc người nghe. Tả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm riêng của cảnh [1]. 2.1.2. Phương pháp tả cảnh. Phương pháp tả cảnh chính là biết chọn vị trí quan sát, lựa chọn đối tượng tả và biết sử dụng các kỹ năng dùng từ tạo câu, lập ý, lập dàn ý sử dụng các biện pháp nghệ thuật làm sinh động nổi bật đối tượng được tả [2]. Văn tả cảnh có thể xem là một văn bản nghệ thuật có sử dụng ngôn ngữ văn chương để miêu tả sự vật hiện tượng một cách cụ thể sinh động “Vẽ lại một bức tranh phong cảnh bằng lời.” Bất kể hiện tượng nào trong thực tế đời sống cũng có thể miêu tả được, tuy nhiên bằng những cảm xúc khác nhau của mỗi người, mỗi hiện tượng lại được miêu tả với cách thể hiện riêng qua việc quan sát, sử dụng từ ngữ và cách diễn đạt khác nhau. Văn không thể hay nếu học sinh chưa có hứng thú học văn, chưa có phương pháp làm bài, chưa có động lực học tốt. Để làm một bài văn hay đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng các kiến thức đã học và vốn sống để có tư liệu viết văn. Bài văn tả cảnh hay có giá trị không phải chỉ ở chỗ trình bày mạch lạc, đủ ý mà cái quan trọng hơn đó là sức truyền cảm, sự truyền cảm này có được là do tính chân thực, tính nhân bản, sự tinh tế cao hơn nữa là cái mới, cái riêng, là chất văn, hơi văn. Vì vậy để viết được bài văn hay, học sinh cần rèn luyện sao cho có được năng lực quan sát, nhận thấy được cái đặc trưng, cái riêng biệt của cảnh vật. Nói về vấn đề này nhà văn Phạm Hổ nhận xét “Miêu tả một cảnh mà ai cũng miêu tả giống ai thì không ai thích đọc. Vì vậy ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng. Nhìn một bầu trời đầy sao mà Huy-gô thấy như một cánh đồng lúa chín, ở đó người gặt đã bỏ quên lại một cái liềm con là vầng trăng non. Mai-a-cốp-xki thì lại thấy những ngôi sao kia như những giọt nước mắt của người da đen. Còn Ga-ga-rin thì những vì sao là những hạt giống mới mà loài người vừa gieo vào vũ trụ. Ba hình ảnh cánh đồng lúa chín, những giọt nước mắt, những hạt giống mới rất khác nhau nhưng đều đúng và đều hay và rất riêng, rất mới [3]. 2.1.3. Cách làm văn tả cảnh. Bài văn tả cảnh hay giàu cảm xúc, các em phải có được năng lực cảm thụ, để cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh vật khi quan sát, năng lực thu thập thông tin, tưởng tượng liên tưởng để nhân hóa, so sánh sự vật với những gì gần gũi thân thuộc và các năng lực biểu đạt bố cục, tạo lập phong cách viết văn độc đáo làm rung động tâm hồn người đọc.Văn tả cảnh thường có bố cục 3 phần: Mở bài (Giới thiệu cảnh được tả).Thân bài (Tập trung tả cảnh vật theo một thứ tự. Kết bài (Thường phát biểu cảm nghĩ về cảnh được tả)[1]. 2.1.4. Các bước làm văn tả cảnh Được rèn kĩ năng qua 4 bước: Tìm hiểu đề, tìm ý. Lập dàn bài. Viết bài. Đọc và sửa chữa. Phải nắm được mục tiêu, vai trò của từng bước để rèn luyện kĩ năng khác cho học sinh. Văn tả cảnh là một dạng văn khó đặc biệt với đối tượng là học sinh lớp 6 và đặc điểm của học sinh lớp 6 là ham chơi hơn ham học nhanh nhớ nhưng cũng chóng quên. Khi dạy giáo viên áp đặt hoặc bắt buộc học sinh làm theo mẫu, miêu tả theo lời văn mẫu của thầy cô các em sẽ nhàm chán, không thích học mà có thể chúng ta làm mất đi ở các em sự cảm nhận riêng, cảm xúc riêng, biến tất cả các bài văn của các em thành một loạt giống nhau rập khuôn, máy móc. Do vậy giáo viên cần tìm tòi, học hỏi để có phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, phù hợp với đặc điểm môn học giúp các em học tập tích cực sáng tạo và chủ động nhằm đạt kết quả tốt nhất. 2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Năm 2016-2017 được BGH nhà trường phân công dạy Ngữ văn lớp 6, trước khi áp dụng sáng kiến king nghiệm tôi đã tiến hành khảo sát việc làm văn tả cảnh của học sinh với đề bài: Em hãy tả cơn mưa rào đầu mùa hạ. Tôi đã thu được kết quả như sau: Lớp/ss Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 6/38 0 0 6 15.8 15 39.5 14 36.8 3 7.9 Qua kết quả khảo sát thể hiện ở bảng số liệu trên tôi không khỏi không trăn trở về khả năng làm văn tả cảnh ở các em. Hầu như các em chưa làm tốt bài văn tả cảnh, đa số các em đã biến bài văn tả cảnh thành bài văn kể, liệt kê các sự vật hiện tượng, nhớ đến đâu viết đến đó, học sinh chưa có kĩ năng làm văn dẫn đến chất lượng học tập thấp. Từ kết quả đó đã cho thấy một thực trạng về chất lượng các tiết học làm văn tả cảnh đó là: Việc dạy của giáo viên: Trong nhận thức của giáo viên cũng xem các tiết Tập làm văn đặc biệt dạy văn tả cảnh là dạy theo khô khan, khó dạy. Tâm lý như vậy nên đến dạy cũng chỉ dạy qua loa, chiếu lệ với những hoạt động tẻ nhạt. Không đầu tư các dạng bài tập phát huy năng lực viết cho học sinh Giáo viên chưa chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng làm văn cho học sinh nên còn lúng túng trong khâu soạn bài cũng như thực hiện các quy trình lên lớp. Giờ học thường không gây được ấn tượng, học sinh hầu như không hứng thú trong việc học. Việc học của học sinh: Chính cách dạy như thế của giáo viên dẫn đến cách học của học sinh cũng qua loa chiếu lệ. Các em cũng chỉ thực hành theo khuôn mẫu có sẵn. Học sinh chưa phát huy được các kĩ năng làm văn như quan sát. Năng lực liên tưởng tượng chưa cao, vốn sống nghèo nàn. Khi học chưa có ý thức tích lũy cũng không biết tích lũy thông tin ở đâu. Khi dựng đoạn, học sinh không biết bắt đầu từ đâu kết thúc thế nào, viết các đoạn không đúng cấu trúc. Rất ít học sinh tìm đựơc những từ miêu tả đúng, hay, chính xác, dùng từ miêu tả không hợp lí, viết câu không diễn tả được cảm xúc. Nhiều học sinh chưa tìm được điểm nhấn cho bài viết, chưa biết cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả khiến đối tượng miêu tả không được nổi bật. Năng lực tưởng tượng, liên tưởng chưa cao, bài viết chủ yếu là bắt chước, thiếu hình ảnh sinh động, xa vào kể mà thiếu sự gợi cảm, gợi tả. Vì vậy, văn của các em thiếu cảm xúc riêng, thiếu sự chân thực. Bài làm văn đa số là rập khuôn theo trình tự giống nhau, thiếu vắng những bài văn phá cách cấu trúc, mang nét riêng độc đáo. Để khắc phục tình trạng trên, tôi mạnh dạn đổi mới, lựa chọn một số biện pháp giúp học sinh làm tốt văn miêu tả. 2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1. Biện pháp 1: Củng cố và khắc sâu lý thuyết về kiểu bài văn tả cảnh. Trọng tâm của chương trình học kỳ 2 lớp 6 là văn miêu tả trong đó tả cảnh được xem là khó nhất. Mặc dù các em đã được làm quen ở lớp 6 được nhưng thời gian sẽ làm các em nhanh chóng lãng quên nên muốn học sinh làm tốt trước hết phải cho học sinh nắm vững kiến thức lý thuyết về văn tả cảnh đặc biệt là phương pháp tả cảnh. Khắc sâu cho học sinh từ tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý và viết bài hoàn chỉnh Tìm hiểu đề chính là phải đọc kĩ đề bài, gạch chân những từ quan trọng. Sau đó xác định đối tượng miêu tả, phạm vi giới hạn. Xác định và phân biệt từ dạng đề dễ đến khó. Tìm ý: Tức là xác định các vị trí tả cảnh.Những nhận xét đánh giá khái quát về nội dung của cảnh đó. Sắp xếp theo một trình tự. Miêu tả chi tiết các cảnh nổi bật theo trình tự đó. Lập dàn bài: sẽ là phần dự kiến các ý trong phần mở bài (Nêu đối tượng), thân bài (Tả chi tiết theo trình tự) kết bài (Cảm xúc của em về cảnh được tả). 2.3.2. Biện pháp 2: Rèn các kỹ năng để làm tốt văn tả cảnh 2.3.2.1. Rèn kỹ năng quan sát. Quan sát cảnh vật là bước quyết định thành công của bài văn tả cảnh.Việc quan sát trực tiếp lại càng cần thiết hơn đối với học sinh đầu cấp như lớp 6 vì đặc điểm tư duy của các em là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Để quan sát có hiệu quả, người giáo viên cần giúp các em chọn ra một điểm nhìn, một góc nhìn hợp lý. Mặt khác, cách nhìn, cách tưởng tượng của trẻ thơ khác với người lớn và của mỗi em là khác nhau. Tuy nhiên trong quá trình dạy giáo viên nếu giáo viên chỉ nhắc nhở chung chung là muốn miêu tả tốt cần phải quan sát tốt và chỉ ra một số vị trí quan sát gắn với các đề cụ thể nên học sinh cũng có hiểu nhưng trừu tượng. Chính vì vậy thay vì cho học sinh quan sát trên sách vở, máy chiếu tôi luôn sắp xếp cho học sinh quan sát thực tế. Việc quan sát thực tế được tiến hành theo các bước sau: Bước 1 : Công tác chuẩn bị: Chuẩn bị mọi điều kiện cho việc tổ chức quan sát trực tiếp như cảnh sẽ được quan sát, dụng cụ hỗ trợ cho quan sát, hệ thống câu hỏi gợi ý cho học sinh quan sát, giấy bút để ghi chép những điều quan sát được. . Bước 2 : Tiến hành quan sát Cách làm mới của tôi là thay vì những câu hỏi thông thường tôi phân nhóm và cho học sinh thi tìm đặc điểm của cảnh. Với câu hỏi đó sẽ kích thích được trí tưởng tượng của các em. Các em sẽ huy động được toàn bộ giác quan để tìm ra cái thần của cảnh và mỗi đặc điểm tìm được sẽ là dấu ấn vừa của cá nhân vừa của tập thể chứ không bị áp đặt. Bước 3: Cho học sinh báo cáo kết quả sau khi quan sát: Sau khi quan sát giáo viên cho học sinh báo cáo kết quả quan sát được. Ví dụ: Để chuẩn bị làm bài văn: “Cảnh khu vườn vào một buổi sáng mùa thu”: Sau khi làm tốt công tác chuẩn bị đó là dẫn học sinh đến vị trí quan sát. Tôi phân nhóm đưa câu hỏi: Các nhóm hãy tìm các đặc điểm nổi bật của khu vườn vào mùa thu. Kết quả thu được sẽ là: Nhóm khái quát được cảnh khu vườn tươi tốt, đầy hoa thơm trái ngọt, thanh bình, dân giã. Nhóm thu được: cảnh giàn thiên lý ngào ngạt dậy hương thơm buổi sớm, hình ảnh cây cau với những tàu lá già dang rộng, đọt lá non cao vút, vườn hoa đua sắc vàng thu cùng ong bướm. Nhóm lại cho kết quả: Hàng cây ăn quả thơm lựng chuối tiêu trứng quốc đốm vàng, Trái na mở mắt nhìn nắng thu, cây hồng trái chín như chấm son trên nền trời thu. Với biện pháp tổ chức cho học sinh quan sát trực tiếp cảnh sẽ tả như trên, tôi thấy học sinh rất hứng thú tham gia quá trình quan sát, thu thập được nhiều ý, có nhiều ý độc đáo riêng biệt đó là nguồn tư liệu quý trong học văn. Sau cho học sinh quan sát trực tiếp dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh làm văn tảnh cảnh thành công hơn nhiều, bài viết có nhiều hình ảnh chân thực và có cảm xúc. 2.3.2.2 Rèn kỹ năng tạo từ, đặt câu. Để làm bài văn tả cảnh hay, giàu hình ảnh giàu cảm xúc, học sinh phải có một vốn từ phong phú và quan trọng hơn là phải biết lựa chọn tinh tường, sao cho giữa một hệ thống các từ đồng nghĩa, gần nghĩa, chọn được từ ngữ đúng, hay, có sức gợi tả, gợi cảm, học sinh phải biết dùng những từ ngữ đó viết những câu văn miêu tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc thì sức gợi cảm của bài văn mới tốt. Nhưng thực tế, đại đa số học sinh khi làm bài văn tả cảnh còn nghèo nàn về vốn từ, không biết sử dụng các từ ngữ đặc sắc, không biết viết câu có hình ảnh, không biết cách dùng các kiểu câu phù hợp, còn đặt câu sai, không biết diễn đạt mạch lạc nên bài văn thường khô khan cảm xúc, diễn đạt lủng củng, không thoát ý. Vì vậy tôi đưa ra biện pháp này để giúp học sinh giàu hơn về vốn từ, đặt câu đúng và có sức gợi tả, gợi cảm. Bước 1: Làm cho học sinh hiểu nghĩa của từ, sức biểu cảm của các từ tượng thanh, tượng hình. Phân tích cho học sinh biết rõ muốn làm nổi bật hình ảnh của đối tượng miêu tả, cần chú ý nhiều đến hệ thống từ tượng hình (tả màu sắc, hình dáng, trạng thái...) muốn làm nổi bật không khí của cảnh thì chú ý tới hệ thống từ tượng thanh (mô phỏng âm thanh của tự nhiên)... Bước 2 : Đưa ra bài tập đa dạng để làm giàu vốn từ và cách sử dụng hợp lí cho học sinh. Giáo viên đưa ra các dạng bài tập như điền từ vào chỗ chấm, tìm từ lạc trong nhóm từ, tìm những từ ngữ gợi hình, gợi thanh, các bài tập giải nghĩa từ... Nhưng khi xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ cần lưu ý: các dạng bài tập đưa ra phải đảm bảo tính chính xác về cấu tạo ngữ pháp, tính nghệ thuật trong ngôn từ, phải phát huy được tính sáng tạo của học sinh, phải có nhiều hướng giải quyết khác nhau, tạo ra sự phong phú trong tư duy của học sinh và trong đáp án của bài. * Ví dụ: Bài tập bổ trợ rèn kĩ năng sử dụng và làm giàu vốn từ ngữ: Bài 1. Dạng bài tập tìm từ Tìm từ nghứ miêu tả sóng nước, tiếng mưa. - Sóng nước: cuồn cuộn, nhấp nhô, lăn tăn, rì rầm, rì rào, lô nhô, ì oạp... - Tiếng mưa: lẹt đẹt, rào rào, đồm độp, lùng bùng, ồ ồ.... Sau khi học sinh hoàn thành bài, giáo viên thực hiện hoạt động định hướng cách sử dụng các từ vừa tìm được: Các từ tìm được như vậy nhưng không phải lúc nào cũng điền vậy phải lựa chọn sao cho hợp lí. Ví dụ : Tả sóng biển lúc biển động thì phải dùng từ cuồn cuộn; tả tiếng sóng biển vỗ vào bờ đá thì phải dùng từ ì oạp; tả tiếng sóng biển vọng lại trong đêm mà nghe từ xa thì phải dùng từ rì rầm...hay tiếng mưa rào cũng có sự phân biệt rõ: mưa giáo đầu thì lẹt đẹt; mưa trên mái tôn thì rào rào; mưa đập vào phên nứa thì đồm độp; mưa đập vào tàu lá chuối thì lùng bùng; mưa từ mái tranh giọt đổ xuống sân thì ồ ồ.... Cách định hướng sử dụng từ giáo viên có thể gợi ý: Chẳng hạn: Để miêu tả ánh đèn in bóng xuống mặt nước em chọn từ tả độ sáng nào? (loang loáng, lung linh); hay: Khi tả ánh trăng, ánh nắng lồng trong lá em sẽ dùng từ nào? (lung linh, lấp lánh; hoặc: “Lập lòe” là từ để miêu tả ánh sáng của sự vật nào? (đèn, đom đóm) Bài 2. Dạng bài tập thay từ Thay những từ in nghiêng trong các câu sau bằng các từ ngữ gợi tả hơn: a.Mặt trời chiếu những tia nắng vàng xuống mặt đất. b.Tiếng sấm sét vang cùng tia chớp sáng ngang bầu trời khiến mọi người giật mình, sợ hãi. Với dạng bài tập này giáo viên gợi ý để học sinh tìm từ láy hay những từ để nhân hóa sự vật càng tốt. Ví dụ: Có thể thay như sau: a. Mặt trời ném những tia nắng chói chang xuống mặt đất. b. Tiếng sấm sét đùng đùng cùng tia chớp loang loáng, rạch ngang bầu trời khiến mọi người giật mình, sợ hãi. Bước 3: Hướng dẫn học sinh biết viết câu văn đúng ngữ pháp, có hình ảnh, có sức biếu cảm, sử dụng câu dài, câu ngắn phù hợp. Trong khi làm văn, học sinh còn đặt câu chưa đúng, câu không có hình ảnh, không có sức gợi tả, gợi cảm, dùng câu dài câu ngắn chưa phù hợp. Vì vậy giáo viên giúp học sinh viết câu văn đúng ngữ pháp nghĩa là bản thân em phải xác định được đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ của câu đó, đâu là các vế trong câu ghép. Phải biết sử dụng câu dài, câu ngắn để miêu tả cho phù hợp. * Vậy khi nào dùng câu dài? - Đó là khi miêu tả thiên nhiên êm đềm, yên ả: Ví dụ: “Trên những bãi đất phù sa nụ hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um, đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung hung vàng: Các vườn nhãn, vườn vãi đang trổ hoa và hai bên con sông nước êm đềm trong vắt, không một tấc đất nào hở.” (Nguyễn Đình Thi, “Vỡ Bờ”).[3] - Khi miêu tả những hành động diễn ra nhẹ nhàng hoặc nối tiếp nhau: Ví dụ: “Mùa thu, gió thổi mây về phía cửa sông, mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền lại đen sẫm lại, trong khi phía trên này lên mãi gần Kim Long mặt sông sáng màu ngọc lan in những vệt mây hồng rực rỡ của bầu trời buổi chiều.” ( Hoàng Phủ Ngọc Tường)[3] - Khi diễn tả cảm xúc con người đang dâng trào trước cảnh vật: Ví dụ: “ Những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một đám mây mỏng lướt qua thôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo, sương sớm khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc tự bao giờ”.[3] * Khi nào dùng kiểu câu ngắn? - Đó là khi cần miêu tả những hoạt động diễn ra nhanh ngọn, liên tục, hoặc những tình huống bất ngờ: Ví dụ: “Mưa đến rồi, lẹt đẹt, lẹt đẹt, mưa giáo đầu. Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa: mưa thực rồi. Nước xiên xuốn