SKKN Hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức khi dạy học Các định luật Niu – Tơn theo hướng tích hợp giáo dục kỹ năng sống

Bạn đang xem tài liệu “SKKN Hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức khi dạy học Các định luật Niu – Tơn theo hướng tích hợp giáo dục kỹ năng sống”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

 1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Khi dạy học ở trên lớp, vì nhiều lí do khác nhau học sinh chưa thể tiếp thu ngay kiến thức được. Vì vậy nếu dạy học mà thiếu quá trình ôn tập, hệ thống hoá thì học sinh khó có thể ghi nhớ kiến thức một cách hệ thống và bền vững, điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của học sinh. Do đó, học sinh cần có phương tiện, phương pháp và thời gian để thường xuyên ôn tập và củng cố kiến thức cả trên lớp và đặc biệt là ở nhà nhằm làm cho kiến thức thu được đảm bảo tính hệ thống, vững chắc và sâu sắc. Hiện nay, quá trình ôn tập và củng cố còn chưa được quan tâm đúng mức về nội dung, phương pháp và cả thời gian thực hiện. Trong đó ở chương trình vật lí lớp 10 THPT, cả chương trình cơ bản và chương trình nâng cao đều không có tiết ôn tập. Việc ôn tập củng cố thường diễn ra ở các tiết bài tập, tiết tự chọn, vì vậy việc ôn tập củng cố chỉ xoay quanh giải các bài tập. Đồng thời ngay bản thân các tiết bài tập cũng ở tình trạng tương tự như vậy, không có hướng dẫn nội dung và có rất ít tài liệu đề cập cụ thể trực tiếp đến vấn đề ôn tập củng cố, hệ thống hoá kiến thức cho học sinh, trong khi đó học sinh đa phần chưa có ý thức, thái độ và phương tiện giúp cho việc ôn tập, hệ thống hoá kiến thức đạt hiệu quả 
cao. Chính vì vậy, hiệu quả và chất lượng của quá trình dạy học còn nhiều hạn chế.
Phần kiến thức các định luật Niu-Tơn là phần kiến thức đặc biệt quan trọng vì nội dung kiến thức của phần này liên quan hầu hết đến nội dung và phương pháp của cả chương trình vật lí THPT nói riêng và vật lí cổ điển nói chung. Việc hiểu và vận dụng đúng bản chất nội dung kiến thức về các định luật Niu-Tơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trong việc tiếp thu, học tập và vận dụng các kiến thức về sau.
Từ những cơ sở trên, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức khi dạy học Các định luật Niu-Tơn theo hướng tích hợp giáo dục kỹ năng sống” .
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu soạn thảo được kế hoạch và tài liệu hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức khi dạy học phần “Các định luật Niu-Tơn” thuộc chương: “Động lực học chất điểm” ở SGKVL lớp 10 THPT theo hướng tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Hoạt động hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức khi dạy học phần “Các định luật Niu-Tơn” thuộc chương: “Động lực học chất điểm” ở SGK lớp 10 THPT, trong đó chú trọng hoạt động vận dụng kiến thức định luật Niu-Tơn vào đời sống và tích hợp giáo dục kỹ năng sống.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu về ôn tập, hệ thống hoá kiến thức trong dạy học. Nghiên cứu nội dung chương trình vật lí lớp 10 THPT, đặc biệt phần các định luật Niu-Tơn.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thông qua thực tiễn dạy học nhiều năm, thực trạng dạy học của giáo viên và học sinh về ôn tập củng cố kiến thức trong quá trình dạy học phần các định luật Niu-Tơn vật lí 10 THPT thông qua dự giờ, kiểm tra giáo án, kiểm tra vở bài tập của học sinh, việc học ở nhà, trao đổi trực tiếp với các giáo viên.
- Thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê toán học để đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1 Khái niệm về ôn tập và hệ thống hóa kiến thức trong dạy học vật lí
“Ôn tập là một quá trình củng cố kiến thức làm cho kiến thức được vững chắc và lâu bền trong trí nhớ của học sinh, để học sinh có thể vận dụng chúng vào việc giải bài tập hoặc ứng dụng vào thực tế đời sống. Ôn tập còn là cơ sở để học sinh tiếp thu tốt những kiến thức mới. Trong những trường hợp kiến thức mới có liên quan hoặc là sự phát triển tiếp tục các kiến thức đã học thì sự ôn tập càng cần thiết”. [01] 
 “Hệ thống hoá kiến thức là quá trình sắp xếp các kiến thức đã nghiên cứu, đã lĩnh hội vào một hệ thống nhất. Nó được thực hiện trên cơ sở của hoạt động đưa những cái bộ phận vào cái toàn vẹn”. [02] “Hệ thống hoá nhằm vào việc so sánh, đối chiếu vào những kiến thức, kĩ năng đạt được, nghiên cứu những đặc điểm giống nhau và khác nhau, làm rõ những mối quan hệ giữa chúng. Nhờ đó người học đạt được không phải chỉ là những kiến thức, kĩ năng riêng lẻ mà là một hệ thống tri thức”. [03]
 Trong dạy học hệ thống hoá có nghĩa là tập trung chú ý vào vấn đề chủ yếu, nó cho phép xây dựng những cấu trúc kiến thức nào đảm bảo khả năng có thể ứng dụng những kiến thức đó một cách khá nhanh chóng. Đồng thời hệ thống hoá góp phần làm học sinh dễ nhớ, thấu đáo và triệt để những mối quan hệ phụ thuộc vào các quy luật. 
2.1.2. Tác dụng của ôn tập, hệ thống hóa kiến thức trong dạy học có:
Ôn tập giúp cho học sinh nắm được kiến thức một cách chắc chắn, hiểu được bản chất của hiện tượng, quá trình, định luật, đại lượng vật lí. 
Ôn tập giúp học sinh tìm ra được cách nhớ nhanh, nhớ dễ, giúp hình thành 
các kĩ năng giải bài tập.
Ôn tập đóng vài trò tích cực và tạo tiền đề, cơ sở cần thiết trong việc tiếp thu bài mới.
Hệ thống hoá giúp cho học sinh nắm được kiến thức một cách sâu rộng, nó 
giúp nêu lên được tất cả những khái niệm, những định luật, những quy tắc cơ bản của hệ thống kiến thức học sinh đã học trong mối quan hệ hữu cơ của chúng ., tìm ra được cách nhớ có hệ thống, nhớ dễ.
Hệ thống hoá đóng vài trò tích cực và tạo tiền đề, cơ sở cần thiết trong việc tiếp thu kiến thức vật lí về sau.
Tập trung chú ý học sinh vào vấn đề chủ yếu, cho phép xây dựng những cấu trúc kiến thức nào đảm bảo khả năng có thể ứng dụng những kiến thức đó một cách khá nhanh chóng.
2.1.3. Lập kế hoạch chung cho việc hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá trên lớp
 	Chuẩn bị cho việc hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức trên lớp giáo viên cần thực hiện các bước sau:
Thứ nhất: Xác định mục tiêu chính của việc ôn tập, hệ thống hoá kiến thức. 
Thứ hai: Xây dựng nội dung ôn tập, hệ thống hoá cụ thể. 
Thứ ba: Soạn thảo hệ thống câu hỏi phục vụ cho hoạt động hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức, soạn thảo hệ thống tài liệu hướng dẫn cho học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức.
2.1.4. Lập kế hoạch chung cho việc hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức ở nhà
- Xác định mục tiêu và nhiệm vụ ôn tập, hệ thống hoá kiến thức.
- Xác định loại kiến thức mà học sinh sẽ được ôn tập, hệ thống hoá. (đó là định luật vật lí, hay khái niệm, thuyết )
- Xác định trình độ, mặt bằng chung của học sinh sẽ được ôn tập, hệ thống hoá kiến thức. 
- Xác định nội dung ôn tập, hệ thống hoá và đi xây dựng tài liệu hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá.
2.1.5. Tổ chức hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức ở nhà
Phát tài liệu cho học sinh (vào những phút cuối giờ học, sau giờ học).
Tổ chức hướng dẫn học sinh cách sử dụng tài liệu.
Chỉ mục tiêu học sinh cần đạt khi ôn tập, hệ thống hoá kiến thức và cách thức hành động để đạt được mục tiêu đó.
Quy định thời gian và mức độ đạt yêu cầu của việc ôn tập, hệ thống hoá kiến thức cho học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Về tình hình dạy của giáo viên: Phương pháp dạy chủ yếu là thầy giảng trò nghe và ghi chép, giáo viên giảng dạy theo từng bài, đúng theo phân phối chương trình do nhà trường duyệt sau khi đã được tổ bộ môn phân phối lại dựa vào phân phối chương trình chuẩn của Bộ giáo dục ban hành cho phù hợp với điều kiện và tình hình chung của trường và địa phương. Trong mỗi tiết học giáo viên cố gắng trình bầy tất cả các kiến thức trong sách giáo khoa, giảng giải cho học sinh hiểu sau đó nhấn mạnh công thức, chỉ ra những phần cần ghi nhớ (học thuộc) theo hình thức thông báo, nhắc nhở. Tuy nhiên cũng có một số giáo viên trong một số giờ đã có sự phát huy được tính tích cực của học sinh bằng cách tổ chức hoạt động nhóm, cho học sinh thiết kế thí nghiệm, nêu các câu hỏi cho học sinh trả lời và việc này được thể hiện rõ nét nhất trong những tiết dự giờ theo giảng, sau khi dạy mỗi phần, mỗi bài giáo viên thường không dành thời gian để nhắc nhở việc ôn tập, củng cố kiến thức mà chủ yếu củng cố là điểm lại các mục trong của bài học đã dạy và giao cho học sinh bài tập về nhà trong sách giáo khoa, sách bài tập. Giáo viên chưa thấy đề cập đến việc hướng dẫn học sinh học thế nào để có hiệu quả, chưa có sự phân loại cho học sinh về kiến thức được học và phương pháp đề tiếp cận, cách thức học và ôn tập, hệ thống hoá về loại kiến thức đó. Các tài liệu giúp học sinh có thể tự mình hệ thống hoá lai các kiến thức theo mục tiêu và ý định của giáo viên là chưa có, hoặc có những chưa được thể 
hiện một cách tường minh, dẫn đến học sinh có thể nhớ bài học một cách máy móc, và theo kinh nghiệm của bản thân, nên kiến thức học sinh tiếp thu được không bền vững, chỉ sau một thời gian ngắn là quên, việc vận dụng kiến thức được học vào thực tế không linh hoạt, giáo viên cũng chưa có cơ hội để kiểm tra việc làm của học sinh để đánh giá quá trình học và làm việc ở nhà.
Về tình hình học của học sinh: Khi được hỏi về ôn tập và hệ thống hoá trong mỗi phần, bài học, chương thì đa phần học sinh đều hiểu ôn tập có nghĩa là về nhà học thuộc lí thuyết phần đó và làm các bài tập mà liên quan đến phần được học đó càng nhiều càng tốt. Còn hệ thống hoá kiến thức là nhớ lại toàn bộ lí thuyết theo thứ tự của bài theo tiến trình sách giáo khoa vật lý và xem từng mục đó nói về vấn đề gì.
Khi học sinh ôn tập thì đa số học sinh chỉ chú ý đến công thức dùng để vận dụng khi là bài tập mà chưa chú ý đến bản chất và hiện tượng vật lí, do vậy trong những bài tập đòi hỏi sự phân tích về bản chất hiện tượng thì học sinh thường hay lúng túng và mất phương hướng giải quyết, đặc biệt trong các bài tập định tính về giải thích các hiện tượng trong thực tế, trong tự nhiên hay các bài tập phải biện luận là học sinh lúng túng, không tự tin và chưa biết định hình phương pháp giải quyết vấn đề thế nào .
Một thực tế nữa là ý thức học tập của các em chưa cao, trong rất nhiều giờ học chỉ một số học sinh là chịu khó suy nghĩ và hứng thú với việc học còn đa số học sinh rất lười suy nghĩ, không có hứng thú với việc tìm hiểu kiến thức mới, rất nhiều học sinh chỉ quen vận dụng khiến thức vào tình huống quen thuộc, chỉ phải suy nghĩ tương tự như các thầy cô đã làm mẫu, ít có sáng tạo trong vận dụng kiến thức và đặc biệt ở họ luôn có một khoảng cách lớn giữa kiến thức lĩnh hội được và thực tế cuộc sống.
Nguyên nhân: Qua tìm hiểu và nghiên cứu, cùng với kinh nghiệm của bản thân, tôi thấy đề suất một số nguyên nhân sau dẫn đến thực trạng trên là:
Về phía giáo viên việc ôn tập hệ thống hoá kiến thức giáo viên còn coi nhẹ trong các khâu của quá trình dạy học, có thể giáo viên muốn dành nhiều thời gian hơn vào việc giảng bài mới. Việc chuẩn bị tài liệu cho học sinh ôn tập mất nhiều thời gian, nhiều công sức hơn trong việc thiết kế bài giảng, trong khi giáo viên còn phải chuẩn bị nhiều giáo án của nhiều khối, nhiều giáo viên còn lo làm thêm để đảm bảo cuộc sống nên ít có thời gian nhiều để đầu tư cho việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Bên cạnh đó việc đánh giờ dạy của giá giáo viên còn coi nặng nhẹ khác nhau trong các khâu của quá trình dạy học, thường xem giáo viên có thực hiện đúng các bước lên lớp hay không, trong giờ dạy giáo viên có tổ chức hoạt động nhóm không, có làm thí nghiệm không, học sinh có phát biểu không. Thường các giáo viên và cả người đánh giá quan niệm việc ôn tập, củng cố cuối giờ như một khâu cuối cùng để kết thúc bài học.
Về phía học sinh việc ôn tập, hệ thống hoá kiến thức còn phụ thuộc nhiều vào 
cách tổ chức, chuẩn bị của giáo viên trước khi dạy học, nếu giáo viên có các hình 
thức ôn tập, hệ thống hoá một cách hợp lí thì học sinh cũng sẽ hạn chế được tính thụ động khi học tập trên lớp và ở nhà, tạo được hứng thú trong học tập. 
Chính vì thế tôi nghiên cứu, vận dụng cơ sở lí luận về ôn tập củng cố, hệ thống hoá để biên soạn hệ thống tài liệu tổ chức hướng dẫn học sinh ôn tập hệ thống hoá kiến thức khi dạy học phần các định luật Niu-Tơn.
2.3. Đề xuất giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề đã nêu trên.
 2.3.1. Hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức bài định luật I Niu-Tơn trên lớp
 2.3.1.1. Bảng kế hoạch
Nội dung kiến thức cần ôn tập,
 hệ thống hoá.
Câu (bài) số
Dự kiến thời gian HS trả lời 
câu hỏi
Thời điểm sử 
dụng câu hỏi 
trong quá trính dạy học trên lớp
Mục đích sử dụng 
câu hỏi đưa ra trong quá trính dạy học trên lớp
1. Khái niệm về lực và cách biểu diễn lực.
1
1 phút
Kiểm tra bài cũ trước khi học bài mới
- Ôn tập lại nội dung kiến thức về lực, tạo tiền đề để học bài định luật I Niu-Tơn.
 2. Tổng hợp và phân tích các lực đồng quy, đồng phẳng.
2
1,5 phút
Kiểm tra bài cũ trước khi học bài mới.
- Ôn tập lại nội dung kiến thức về phép tổng hợp và phân tích lực, tạo tiền đề để học bài định luật I Niu-Tơn.
3. Hệ lực cân bằng
3
1,5 phút
Kiểm tra bài cũ trước khi học bài mới.
- Ôn tập lại nội dung kiến thức về hệ lực cân bằng, tạo tiền đề để học bài định luật I Niu-Tơn. (Vận dụng kiến thức về cặp lực cân bằng để nhìn nhận trạng thái cân bằng một số vật trong đời sống hàng ngày)
4. Định luật I Niu-Tơn.
4
1 phút
Sau khi đã phát biểu nội dung
định luật I Niu-Tơn
 - Để học sinh hiểu bản chất nội dung của định luật I Niu-Tơn và qua đó khắc sâu nội dung định luật.
5
1 phút
Sau khi đã phát biểu nội dung định luật I Niu-Tơn.
- Học sinh tự lực vận dụng nội dung định luật I Niu-Tơn qua việc vận dụng để hiểu bản chất nội dung định luật I Niu-Tơn. (giáo dục học sinh có ý thức trong việc bảo vệ và sử dụng chuyển động hành ngày của hs)
5. Khái niệm quán tính.
6
1,5 phút
Sau khi đã thể chế hoá kiến thức quán tính
 - Học sinh hiểu nội dung kiến thức về quán tính. (giáo dục kỹ năng sống cho học sinh)
7
1,5 phút
Củng cố cuối giờ học.
- Học sinh vận dụng kiến thức quán tính và thông qua việc vận dụng kiến thức này để khắc sâu bản chất về quán tính. (giáo dục kỹ năng sống cho học sinh)
2.3.1.2 . Nội dung ôn tập trên lớp - Phiếu học tập số 1
Câu 1: Định nghĩa về lực. Nêu cách biểu diễn véc tơ lực ?
Câu 2: Định nghĩa về phép tổng hợp và phép phân tích lực. Nêu quy tắc tổng hợp lực và phân tích lực ?
Câu 3: Thế nào là hệ lực cân bằng, nêu đặc điểm của hệ 2 lực cân bằng ? Vẽ hình minh hoạ, tìm hợp lực của 2 lực cân bằng trong ví dụ đó.
Câu 4: Hãy khoanh tròn vào phương án mà bạn cho là đúng nhất.
Định luật I Niu-Tơn xác nhận 
 Lực là nguyên nhân gây nên mọi chuyển động của các vật.
 Do quán tính mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng muốn dừng lại.
 Vật sẽ bảo toàn trạng thái chuyển động của mình nếu không có lực tác dụng lên vật hoặc các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau.
 Khi không còn lực tác dụng lên vật, các vật chuyển động chậm dần.
Câu 5: Hãy khoanh tròn vào phương án mà bạn cho là đúng nhất.
Một vật đang chuyển động thẳng đều với vận tốc v, bỗng nhiên các lực tác dụng lên vật mất đi, vật sẽ chuyển động thế nào ?
A.Vặt dừng ngay tức khắc. B. Vật chuyển động chậm dần đều rồi dừng lại.
C. Vật tiếp tục chuyển động thẳng đều với vận tốc không đổi v.
D. Vật sẽ đổi hướng chuyển động.
Câu 6: Nếu một học sinh đang đi mà chân vấp phải viên đá trên đường thì huyển động tiếp theo của người học sinh đó sẽ thế nào ? Giải thích vì sao lại có chuyển động đó ?
Câu 7: Sau khi đo nhiệt độ cơ thể người bằng ống cặp sốt (nhiệt kế). Ta thường thấy bác sĩ vẫy mạnh chiếc ống cặp sốt làm cho thuỷ ngân trong ống tụt xuống. 
Cách làm trên dựa trên cơ sở vật lí nào ? Hãy giải thích ?
2.3.1.3 . Hướng dẫn chi tiết học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức theo phiếu số 1 được trình bày ở phần phụ lục - đây là đáp án kiểm tra nhanh
Câu 1: “Lực là đại lượng véctơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác 
mà kết quả là gây gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng”.
 “Véc tơ lực được biểu diễn bằng một mũi tên có: gốc của mũi tên là điểm đặt của lực, phương và chiều của mũi tên là phương và chiều của lực, độ dài của mũi tên biểu thị độ lớn của lực (theo một tỉ xích nhất định) ”.
Câu 2: Phép tổng hợp lực là sự thay thế nhiều lực bằng một lực duy nhất có tác dụng tương đương với lực ban đầu tác dụng vào vật. còn “Phép phân tích lực là sự thay thế một lực bằng nhiều lực có tác dụng tương đối với vật”. 
 Phép phân tích lực và tổng hợp lực tuân theo quy tắc hình bình hành.
Câu 3: Hệ lực cân bằng là các lực mà nếu tác dụng vào một vật thì không gây gia tốc cho vật.
	Hệ hai lực cân bằng có cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn.
Câu 4: Đáp án C 
Câu 5: Đáp án được chọn C ”.
Câu 6: Vì khi chân bị vấp đá, chân người bị hòn đá giữ lại (tác dụng lực cản trở chuyển động của chân người) nên vận tốc lúc này của chân người lúc ngày giảm xuống (gần bằng không). Nhưng các bộ phận phía trên của cơ thể người học sinh đang chuyển động với vận tốc v mà không bị cản trở nên sẽ tiếp tục chuyển động tiếp để bảo toàn vận tốc của mình (quán tính). Lúc này người học sinh sẽ bị lao người về phía trước.
Câu 7: Dựa vào khái niệm quán tính 
 2.3.2. Hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức bài “Định luật I Niu-Tơn” ở nhà
 2.3.2.1. Kế hoạch (Bảng kế hoạch)
Nội dung kiến thức cần ôn tập, hệ thống hoá.
Câu (bài) số
Dự kiến thời gian
Mục tiêu cần đạt được
1. Định luật I Niu-Tơn.
1
2 phút
- Học sinh nêu lại được nội dung và điều kiện áp dụng định luật I Niu-Tơn. (sử dụng sơ đồ tư duy)
3
3 phút
- Học sinh nêu lên được quan điểm về duy trì chuyển động của A-ri-xtôt, nói ra được quan điểm này sai trên cơ sở nội dung định luật I Niu-Tơn.
- Học sinh chỉ ra được lực không phải là nguyên nhân gây chuyển động của vật.
4
5 phút
 - Học sinh mô tả được chuyển động của vật và chỉ ra được lực gây ra chuyển động của vật ở trên máng 1 và 2.
- Áp dụng định luật I Niu-Tơn chỉ ra được các lực tác dụng lên vật không cân bằng lẫn nhau thì vật chuyển động không đều. Còn khi các lực tác dụng lên vật cân bằng lẫn nhau thì vật chuyển động thẳng đều.
5
2 phút
- Học sinh vận dụng kiến thức định luật I Niu-Tơn
 và biểu diễn trạng thái của các vật trên đồ thị.
6
2 phút
- Học sinh xác định được các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau qua hình vẽ từ đó vận dụng được định luật I Niu-Tơn để xác định được chuyển động của vật.
2. Khái niệm quán tính
2
2 phút
- Học sinh nhắc lại được khái niệm về quán tính. Học sinh giải thích được vì sao định luật I Niu-Tơn còn có tên gọi là định luật quán tính.
7
5 phút
- Dùng khái niệm quán tính để giải thích các hiện tượng xảy ra trong đời sống thực tế hàng ngày của các em.
- Qua việc giải thích nhớ và hiểu bản chất khái niệm quán tính và có ý thức trong việc phòng chống tại nạn giao thông đường bộ.(tích hợp kỹ năng sống cho học sinh)
8
5 phút
- Học sinh liên hệ khái niệm quán tính vào quy định của luật giao thông đường bộ, qua việc vận dụng kiến thức để hiểu bài học và có ý thức hơn trong việc chấp hành luật lệ giao thông. (tích hợp kỹ năng sống cho học sinh)
 2.3.2.2. Nội dung ôn tập ở nhà - Phiếu học tập số 2
Nội dung định luật : ................................. .................
Định luật I Niutơn
Điều kiện áp dụng định luật:..........................
.....................
......................................
Câu 1: Hãy hoàn thành nội dung kiến thức trong các ô sau: 
Câu 2: Quán tính là gì ? Vì sao định luật I Niu-Tơn còn được gọi là “Định luật quán tính” ?
Câu 3: A-ri-xtốt quan niệm về chuyển động thế nào ? Hãy dùng định luật 
1
2
1
2
I Niu-Tơn để đánh giá quan điểm này ?
Câu 4: Mô tả chuyển động của vật trên máng 1 và 2, giải thích tại sao vật chuyển động như vậy ? Nếu máng 2 được đặt nằm Ngang thì chuyển động của vật trên máng 2 sẽ thế nào ? Tại sao ?
 Chú ý: Coi ma sát giữa vật và máng không đáng kể.
Câu 5: Đồ thị nào trong hình dưới đây mô tả đúng nhất sự biến đổi quãng đường chuyển động của một vật chịu tác dụng của các lực cân bằng theo thời gian.
Fms
N
Fk
P
Câu 6: Một vật đang chuyển động thẳng với vận tốc v chịu tác dụng của hệ lực biểu diễn như hình vẽ , Em hãy cho biết chuyển động của vật trong trường hợp này có tuân theo định luật I Niu-Tơn không, vì sao ? 
Câu 7: Điều gì sẽ xảy ra với người lái xe máy chạy sau xe tải, cách xe tải một đoạn rất ngắn khi xe tải dừng lại đột ngột ?