SINH HỌC LỚP 7: Ý TƯỞNG DẠY HỌC

Với những bài đặc điểm chung (của học kỳ I). Khi các con đã được học kỹ kiến thức các bài trước về những đại diện của lớp và ngành. Theo quan điểm của mình việc áp dụng trò chơi trong dạy các tiết như này vô cùng thú vị và gây hứng thú cho các con.

Mình xin phép lấy ví dụ bài: ” Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp”

Mở bài: Có thể lấy chính nội dung vào bài trong sách giáo khoa.

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của chân khớp.

Đưa 6 phiếu hoạt động, với mỗi phiếu có 1 đặc điểm của chân khớp và đều có những đại diện của ngành ( để khi tổng kết kiến thức không bị nhiễu và dễ ghi nhớ hệ thống thì các đại diện giáo viên đã bo viền hình ảnh theo màu)

_ Các nhóm nghiên cứu các đại diện, nếu đại diện nào có đặc điểm đó thì giữ nguyên, nếu không có thì sẽ gập hình ảnh đó ra phía sau ( dù dùng giấy A4, A3, in đen trắng hay màu cũng dễ làm).

_ Cách chữa:

  • Cách 1: Phiếu to gắn lên bảng các nhóm nhận xét và giáo viên chốt lần cuối bằng đáp án
  • Cách 2: Chuyển phiếu xoay vòng nhóm để phản biện ( rèn tư duy phản biện cho trẻ rất tốt)

_ Chốt kiến thức: với những đặc điểm mà tất cả đại diện đều có là đặc điểm chung của ngành, còn đặc điểm chỉ có một hoặc một vài đại diện có thì không phải đặc điểm chung.

Với 8 đại diện các thầy có có thể dạy liên hệ với số loài trong ngành giống với tỉ lệ ( Sâu bọ chiếm nhiều nhất)

Hoạt động 2: Sự đa dạng

Có thể hoàn thành hai bảng giống trong SGK hoặc chơi trò chơi BLOOM ( ảnh cuối) và cử một bạn thư ký lên ghi đáp án. Chơi xong cũng là lúc hai bảng được hoàn thành.

BLOOM ( dùng giấy nháp GV có thể tận dụng ghi câu hỏi bên trong rồi bọc lại thành một cái kẹo hay quả bóng, bật nhạc cho cả lớp hát khi nhạc dừng ở đâu thì bạn học sinh đó sẽ mở lớp bọc bên ngoài cùng ra và trả lời câu hỏi bên trong). Cách triển khai có nhạc hay hát trực tiếp, có quà hay không có quà hoàn toàn do đối tượng học sinh mà triển khai. Với mục đích tăng sự hứng thú

*Lưu ý: Phần 2 sẽ hay hơn nếu sử dụng phương pháp chuyên gia, tức là cho một học sinh lên dẫn chương trình nắm chắc kiến thức phần 2 và tổ chức cho các bạn chơi. Tranh thủ giáo viên đứng quan sát kỹ năng và thái độ học tập hợp tác của các con, từ đó thay đổi cho phù hợp.

Hoạt động 3: Vai trò của chân khớp

Cách 1: Phân nhóm tìm hiểu trước lên trình bày trước lớp

Cách 2: Cung cấp thêm thông tin tại quầy học tập học sinh có thời gian để hệ thống và trình bày trên bảng nhóm

Cách 3: chia 2 đội với hai quan điểm:

  • Tiêu diện hết các đại diện chân khớp quanh ta vì đa số có hại nhiều.
  • Cần có cách cư xử hợp lý trong từng trừng hợp và với từng loài cụ thể.

Cho các con thảo luận đưa ra dẫn chứng và chọn 1 bạn ra đấu trường 3 p như ” Trường teen”.

Cách 4: Cả cô và cả trò cùng hoàn thành sơ đồ tư duy ( có 4 dạng mà học sinh hứng thú nhất. Mình xin chia sẻ ở bai sau)

P/s: Đây là một minh họa cho bài Đa dạng, mình đưa ra để các thầy cô chúng mình cùng trao đổi. Với những tiết dạy trên lớp in giấy A4 và đen trắng thì khi dùng cho 4,5 lớp 7 cùng một tiết giấy vẫn có thể giữ lại để tái sử dụng được. Nếu dạy chuyên đề thì kênh nhìn mình nghĩ cần chú ý hơn chút. Phiếu mình làm bằng Powerpoint.