SACOMBANK TUYỂN DỤNG – LIỆU BẠN CÓ GẶP TÌNH TRẠNG “XÔI HỎNG BỎNG KHÔNG

Việc dành thời gian để kiểm tra và khiến CV trở nên hoàn hảo đến với nhà tuyển dụng là điều không hề sai nhưng nếu như bạn hơi “sa đà quá” thì chính là đang lãng phí thời gian và không còn khoảng trống nào để làm những việc liên quan. Ví dụ điển hình có thể kể đến chính là phát triển, kết nối mạng lưới quan hệ hay đơn giản là tiếp cận đến thông tin tuyển dụng mà Sacombank đang đưa ra

Hãy cùng điểm qua 4 thói quen không tốt mà các nhà tuyển dụng tại Ngân hàng Sacombank khuyên bạn nên loại bỏ khỏi quy trình tìm kiếm vị trí làm việc ngay dưới bài viết này nhé! 

“Chằm chằm” vào vị trí ứng tuyển tại ngân hàng Sacombank tuyển dụng vì tự thấy mình phù hợp 100%

Có lẽ phải nhắc lại và mong các bạn nhớ rằng sự thật được chính các nhà tuyển dụng tại ngân hàng Sacombank từng đề cập chính là các bản mô tả công việc được họ đưa ra là điều mà họ cố gắng vẽ ra hình ảnh ứng viên trong mơ – những người mà họ biết rằng rất khó có thể tìm được. 

Tại mọi vị trí tuyển dụng tại Sacombank, các bậc quản lý vẫn mong muốn có thể từ bản mô tả công việc xây dựng nên hình mẫu nhân viên hoàn hảo về làm cấp dưới của mình để hai bên cùng phát triển. Họ chỉ mong tìm được ứng viên tiềm năng nhất cũng như sở hữu phẩm chất quan trọng hoặc là không hề thiếu hụt kỹ năng và mong muốn ai đó trong số ứng viên có thể vượt trên 90% các yêu cầu đã liệt kê trước đó. 

Đối với việc tuyển dụng “hàng loạt” và phải qua khá nhiều vòng phỏng vấn thì việc làm tại Sacombank sẽ gây khó khăn cho bạn nếu bạn không chừa cho bản thân một khoảng trống linh hoạt nào trong quá trình ứng tuyển. 

sacombank tuyển dụng

Chắc chắn bạn sẽ không thể tiếp cận được đến những vị trí công việc nếu như chưa đạt được điều kiện mà Sacombank đưa ra. Ví dụ như vị trí Lập trình viên tại Sacombank thì bạn cần phải có bằng cấp liên quan cũng như phải biết rõ cách viết những đoạn mã hoá máy tính. Hay những cấp bậc quản lý tại Sacombank có yêu cầu kinh nghiệm “thực chiến” từ 7-15 năm nhưng bạn lại chỉ là người “chân ướt chân ráo” hay mới có kinh nghiệm làm việc 2 năm. Những vị trí này sẽ khó có thể khiến Sacombank gửi lời mời nhận việc đến bạn nếu như trước đó không hề có một sự kết nối nào cả. Vì vậy, hãy tự biết lượng sức mình và không cần quá bận tâm đến ý tưởng ứng tuyển vào những vị trí có yêu cầu cao hơn đối với trình độ của bạn thân tại Ngân hàng Sacombank này nhé! 

Nhưng đối với các vị trí ứng tuyển khác tại Sacombank thì nếu sau khi xem xét kỹ lưỡng cũng như tự thấy bản thân đáp ứng được yêu cầu quan trọng được đề ra, cụ thể là khoảng 75% trở lên thì nên thử. 25% còn lại hãy để chính những kỹ năng chuyển đổi tốt của bản thân đánh gục nhà tuyển dụng tại Sacombank. Bởi đôi khi những kỹ năng mà bạn đang thiếu cũng không hẳn là yêu cầu ưu tiên mà các bậc quản lý tại Sacombank. 

Thậm chí, có vài nhà tuyển dụng Sacombank thừa nhận rằng đôi khi họ đánh giá cao thái độ cũng như sự đam mê của ứng viên hơn là những kỹ năng. Điều này đúng với các vị trí giao dịch viên – một trong những gương mặt khiến khách hàng đánh giá ngân hàng có tốt hay không! 

sacombank tuyển dụng

Dành quá nhiều thời gian và công sức vào các chi tiết nhỏ không cần thiết

Hiểu một cách đơn giản hơn chính là bạn đã phân bổ nguồn lực (nỗ lực, công sức, thời gian) không hợp lý. Thường thì những bạn có tính cầu toàn hay tập trung quá nhiều vào những chi tiết thì sẽ tự rơi vào bẫy thói quen của chính mình khi viết hồ sơ xin việc. Ví dụ điển hình chính là những quy tắc: ĐỪNG bao giờ mở đầu bằng cụm từ “Dear Madam or Sir (Kính gửi Bà hoặc Ông) … Phần lớn các nhà tuyển dụng không chỉ nói riêng tại ngân hàng Sacombank còn ngay cả đối với những doanh nghiệp khác, họ đều mong muốn ứng viên đặt cũng như gọi đúng tên của mình trong thư xin việc của ứng viên. Nhưng khoan, nếu cứ mải đi tìm một cái tên người nhận cụ thể điền vào thư xin việc là bạn đã tự đẩy bản thân “xuống hố sâu tuyệt vọng” đấy! 

Một lời khuyên từ những “tiền bối’ đi trước tại Sacombank cũng như các nhà tuyển dụng, sẽ thật tốt nếu như bạn có thể tìm được tên nhưng cũng sẽ không có vấn đề gì lớn xảy ra nếu như bạn không đề cập được tên người quản lý cũng như người tuyển dụng cả. Không có gì quá khó khăn nếu bạn để chức danh người quản lý tại vị trí ứng tuyển tại Sacombank khi gửi hồ sơ ứng tuyển cả. Sau cái tên thì bạn cần phải “show” được các kỹ năng cũng như các từ khoá quan trọng khác, ví dụ phải kể đến như: bạn là ai, điều bạn có thể làm cho công ty là gì hay bạn giỏi kỹ năng gì… 

sacombank tuyển dụng

Hãy chắc chắn rằng bạn đã làm nổi bật được những kinh nghiệm liên quan mà bạn đang sở hữu thay vì “kiệt sức” để đi tìm một cái tên để bộ hồ sơ của chính mình trở thành “đầu voi đuôi chuột” và khiến các nhà tuyển dụng tại Sacombank cảm thấy “tệ”.

Bày tỏ sự quan tâm và nhiệt huyết dành cho công việc cũng như điều bạn có thể làm cho ngân hàng Sacombank chính là điều mà bạn cần dành thời gian nhiều hơn. Đặc biệt là những điều chứng minh được cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người phù hợp hơn cả so với hàng ngàn những ứng viên ngoài kia. Hãy nhớ rằng điều quan trọng hơn sự “nắn nót” của một lời chào “hoành tráng” cũng không quan trọng bằng việc đó đâu nhé! 

Dành nhiều thời gian cho việc kiểm tra lỗi đánh máy 

Tất nhiên việc phải kiểm tra cẩn thận phần ngữ pháp cũng như chính tả để gửi đi trong tập tài liệu đến với ngân hàng Sacombank là điều bạn cần để ý. Từ phần tên người nhận, công ty, vị trí ứng tuyển… là điều nhỏ nhưng cũng “gánh” phần quan trọng trong việc giành được tia chú ý từ nhà tuyển dụng, đặc biệt là đối với ngân hàng có tiếng và nằm top các ngân hàng được ưa chuộng như Sacombank. 

Tuy nhiên, bạn cũng không nên dành quá nhiều thời gian đến mức lẩm cẩm để soi cho bằng được một dấu hiệu sai lầm nào đó đâu nhé. Bởi không chỉ các nhà tuyển dụng tại Sacombank mà tại những doanh nghiệp khác đều chỉ dành khoảng 6 giây để lướt qua hồ sơ xin việc của bạn. Vâng, sự thật là như vậy! Trừ phi họ sở hữu cặp mắt “siêu tinh vi” hoặc là người mang xu hướng tìm kiếm lỗi còn nếu không họ cũng khó có thể bắt được những lỗi chính tả nhỏ nhặt mà bạn mắc phải. 

Con người thì không hoàn hảo nên các nhà tuyển dụng cũng hiểu là ứng viên tìm việc cũng vậy. Hầu hết chuyên viên lọc hồ sơ tại Sacombank đều hiểu được điều sai sót là chuyện bình thường và nó hoàn toàn có thể xảy ra. 

sacombank tuyển dụng

Đừng để nỗi sợ “sai chính tả” ngăn cản bạn gửi hồ sơ đến với ngân hàng Sacombank vì biết đâu bạn chính là người mà ngân hàng muốn tuyển dụng. Nếu bạn đã tự tin rà soát lại những tài liệu để gửi đi thì đừng ngần ngại và hãy tin rằng bạn trông rất ổn nhé! 

Điều đầu tiên mà Sacombank luôn muốn những nhân viên tương lại của mình làm ngay trong quá trình xin việc chính là hãy hiểu rõ thế mạnh cũng như phẩm chất của bản thân mình chứ đừng ngồi để đoán xem thể hiện như thế nào mới là tốt nhất. Sau đó, hãy tin rằng bản thân là một ứng viên tiềm năng cho vị trí mà ngân hàng cần với năng lực mạnh mẽ. 

Hành trình tìm việc thì luôn mệt mỏi cũng như mất thời gian nhưng đừng phí thời gian vào những điều không đâu. Sự cầu toàn quá mức cũng có thể trở thành rào cản khiến bạn không thể đứng tại vị trí mình mong muốn cũng như thành công trong tương lai. Chính vì vậy, hãy nhanh ứng tuyển vào ngân hàng Sacombank nếu như bạn đã gom đủ chí khí và hoàn thành hồ sơ tốt nhất nhé!

NHỮNG TIPS TUYỂN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG – BẠN ĐÃ BIẾT?

Nhà tuyển dụng Sacombank

Ngân hàng Sacombank tuyển dụng

VIỆC LÀM NGÂN HÀNG 

VIỆC LÀM KẾ TOÁN