Rút hồ sơ xin việc có được không? Những lưu ý khi rút hồ sơ

Rút hồ sơ xin việc là một trong những công việc cuối cùng còn lại sau khi bạn quyết định chia tay nơi làm việc của mình để chuẩn bị bước sang một chặng hành trình mới. Vậy bạn có thực sự nắm được những nguyên tắc cơ bản khi rút hồ sơ xin việc hay không? Tìm hiểu kỹ thông tin này để đảm bảo việc rời đi khỏi một công ty suôn sẻ bạn nhé.

1. Rút hồ sơ xin việc có nghĩa là gì?

Rút hồ sơ xin việc có nghĩa là bạn đề cập với công ty nơi đang làm việc xin được rút lại hồ sơ xin việc gốc của mình đã nộp khi được tuyển dụng trở thành nhân viên chính thức tại đây.

Rút hồ sơ xin việc có nghĩa là gì Khái niệm rút hồ sơ xin việc làm

Vậy nhu cầu đó có được đáp ứng hay không? Pháp luật quy định như thế nào về trường hợp này? Tiếp tục khám phá những thông tin thú vị liên quan đến vấn đề rút lại hồ sơ xin việc ở nội dung phía bên dưới đây bạn nhé.

Bạn đọc tham khảo thêm: Điểm qua một số mẫu tạo CV online được nhiều người sử dụng nhất hiện nay

2. Câu trả lời hoàn hảo – Rút hồ sơ xin việc có được không?

“Xin” lại bộ hồ sơ đã nộp vào công ty sau khi bạn đã nộp đơn xin nghỉ việc, hoàn tất các thủ tục tại đây tưởng chừng như chỉ đơn giản là chuyện lấy lại 1 bộ giấy tờ thuộc về bản thân mình thế nhưng đã có không ít người lao động chia sẻ rằng họ gặp khó khăn trong những trường hợp đó, từ điều này khiến cho không ít người khác chưa rơi vào hoàn cảnh thực tế cần rút lại hồ sơ bao giờ cũng không khỏi hoang mang, lo lắng về nhu cầu xin lại hồ sơ xin việc sau khi muốn rời khỏi một doanh nghiệp nào đó.

Bởi vậy, để tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi rút lại hồ sơ xin việc có được không thì bạn nhất định phải có những hiểu biết sâu sắc xoay quanh bộ hồ sơ xin việc kèm theo những quy định dành cho nó. 

Rút hồ sơ xin việc làm liệu có được không? Muốn rút hồ sơ xin việc có được không?

2.1. Vì sao việc rút hồ sơ xin việc lại là vấn đề nan giải?

2.1.1. Hồ sơ xin việc có vai trò quan trọng

Câu trả lời đơn giản đó là bởi vì mẫu hồ sơ xin việc có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Ngay từ khâu tuyển dụng, nhà tuyển dụng đã rất coi trọng bộ hồ sơ xin việc và “gặp gỡ” với nó trước khi gặp mặt ứng viên. 

Mọi quyết định tuyển dụng phần lớn phụ thuộc vào bộ hồ sơ xin việc của bạn. Không những thế, sau khi được nhận vào làm nhân viên chính thức, người lao động còn cần phải nộp lại bộ hồ sơ gốc cho công ty với yêu cầu đầy đủ các giấy tờ trong đó. Giữ lại hồ sơ gốc của nhân viên phục vụ cho công ty quản lý tốt nguồn nhân lực của mình. 

Trên đây chính là những điều đã được quy định trong Luật Lao động, cả phía đơn vị tuyển dụng lẫn người lao động cũng đều cần phải chấp hành nghiêm túc. Tuy nhiên, việc trả lại hồ sơ xin việc có được bộ luật Lao động quy định hay không?

Rút hồ sơ có được hay không? Khi muốn rút hồ sơ liệu có được hay không?

2.1.2. Pháp luật có quy định như thế nào về việc rút hồ sơ xin việc?

Theo quy định của luật pháp về Lao động việc làm, một nội dung liên quan tới việc trả lại những thứ thuộc về lao động sau khi nghỉ việc được nêu cụ thể như sau:

Phía doanh nghiệp có trách nhiệm trả lại cho người lao động sổ bảo hiểm xã hội kèm theo “các giấy tờ khác” đã giữ của họ. Với nội dung này, quy định không thực sự cụ thể nói về việc trả lại hồ sơ xin việc, không được phép giữ giấy tờ gốc của người lao động, nếu không thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính. Với điều này, có thể nhận diện được rằng những giấy tờ gốc trong hồ sơ xin việc cũng sẽ là một trong những yếu tố mà doanh nghiệp cần trả lại cho người lao động. Ngoài ra, các giấy tờ là bản sao thì có thể trả lại hoặc không.

Thêm vào đó, Nghị định số 145 ban hành năm 2020 có nêu rõ về việc trả lại hồ sơ cho người lao động trong trường hợp họ không trúng tuyển, không dự tuyến, không có quy định đối với trường hợp chấm dứt hợp đồng. 

Bên cạnh đó, các giấy tờ trong hồ sơ xin việc bao gồm: mẫu đơn xin việc làm, CV xin việc, giấy khám sức khoẻ xin việc, cùng với các văn bằng chứng chỉ trong sơ yếu lý lịch,… có thể được liệt vào nhóm tài liệu chung được lưu trữ có thời hạn bởi tổ chức theo quy định của luật pháp. Điều này hoàn toàn phù hợp với việc lao động không trúng tuyển thì sẽ không phải là nhân lực tại tổ chức nên sẽ được trả lại hồ sơ. Còn đối với những cá nhân đã và đang là nhân sự trong công ty thì việc có rút được hồ sơ xin việc hay không còn phụ thuộc vào nhiều trường hợp khác nhau.

Quy định về việc rút hồ sơ xin việc làm Quy định như thế nào về việc rút hồ sơ sau khi nghỉ việc?

Tuy nhiên, câu trả lời chung nhất cho vấn đề này vẫn là không có quy định bắt buộc nào về việc doanh nghiệp cần phải trả cho người lao động hồ sơ xin việc trong mọi hoàn cảnh mà tùy từng hoàn cảnh, doanh nghiệp có thể trả hoặc có thể không.

Tìm hiểu thêm: Bạn đã biết thư từ chối nhận việc bằng tiếng Anh được trình bày như thế nào chưa ?

2.2. Trường hợp nào có thể rút hồ sơ xin việc thuận lợi?

Như vậy, với những lý giải ở phía trên, chúng ta hoàn toàn có thể hiểu rằng hồ sơ xin việc có thể được rút lại hoặc doanh nghiệp/người sử dụng lao động cũng có thể không trả lại trong những trường hợp cụ thể. Vậy chắc hẳn lúc này, bên cạnh nội dung có thể xin lại hồ sơ xin việc lại được hay không thì câu hỏi khi nào bạn có thể xin lại hồ sơ xin việc mới là vấn đề đáng được quan tâm hơn cả. Ngay sau đây, vieclam123.vn sẽ có lời đáp chi tiết dành cho bạn.

Trường hợp thứ nhất, người lao động có thể rút lại hồ sơ xin việc khi họ không được nhận vào làm việc tại công ty sau quá trình ứng tuyển. Theo quy định từ Luật lao động thì đơn vị sử dụng lao động sẽ không được quyền giữ lại bất cứ yếu tố giấy tờ nào của người không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp mình. Vì vậy, khi không tiếp nhận ứng viên thì phía đơn vị sẽ phải trả lại hồ sơ cho ứng viên đó.

Khi nào rút hồ sơ được thuận lợi Khi nào nên rút hồ sơ sẽ được thuận lợi?

Trường hợp thứ hai, người lao động đã thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quy định xin nghỉ việc theo hợp đồng lao động. Vì thế phía doanh nghiệp cũng cần thực hiện đầy đủ việc cần phải trả lại đầy đủ mọi thứ thuộc về người lao động, bao gồm lương, thưởng, sổ bảo hiểm,… và tất nhiên không thể thiếu các giấy tờ gốc trong bộ hồ sơ xin việc. Đồng nghĩa với điều đó người lao động sẽ dễ dàng rút hồ sơ xin việc gốc đầy đủ nhất.

Xem thêm: Bí quyết viết thư xin thôi việc sao cho đúng chuẩn, chuyên nghiệp

2.3. Biết khi nào việc rút hồ sơ xin việc khó khăn để tránh

Nếu như đã có điều kiện giúp cho việc rút hồ sơ trở nên dễ dàng hơn thì đương nhiên ở chiều hướng ngược lại, việc rút hồ sơ cũng sẽ gặp khó khăn hơn. Người lao động nên tìm hiểu kỹ thông tin này để tránh rắc rối trong quá trình rút hồ sơ nhé.

Như phân tích thì doanh nghiệp (người sử dụng lao động) có trách nhiệm phải trả lại các hồ sơ, giấy tờ gốc thuộc về người lao động khi nghỉ việc. Vì vậy, đối với hồ sơ xin việc mà nói, những loại giấy tờ nào là gốc hoàn toàn có thể được trả lại còn những giấy tờ bản sao thì phía doanh nghiệp có quyền trả lại hoặc không.

Tuy nhiên nếu đã được trả giấy tờ gốc thì những giấy tờ còn lại trong hồ sơ xin việc càng dễ dàng để được trả hết. Thế nhưng, trong thực tế, có nhiều doanh nghiệp vẫn không thực hiện điều đó. Vì sao vậy?

Thông thường, khi đơn vị sử dụng lao động không trả lại giấy tờ trong hồ sơ xin việc cho người lao động là bởi vì người lao động không thực hiện đúng quy định xin nghỉ việc, tự ý đơn phương chấm dứt hợp đồng. Ngoài ra, do quá trình trao đổi khi nhận việc, phía doanh nghiệp với người lao động đã có sự thỏa thuận không trả lại hồ sơ nếu nghỉ việc và được đồng ý, chấp thuận cả đôi bên dẫn đến ký kết hợp đồng thì doanh nghiệp hoàn toàn không cần trả lại hồ sơ cho người lao động.

Rút hồ sơ xin việc Rút hồ sơ xin việc nhanh chóng, dễ dàng như thế nào?

Dựa vào những trường hợp này, bạn sẽ dễ dàng chuẩn bị một tâm thế tự chủ khi đi xin việc. Đừng hứa hẹn hay đồng ý về việc không cần nhà tuyển dụng trả lại hồ sơ xin việc chỉ vì muốn có cơ hội việc làm, cũng đừng chấm dứt hợp đồng đơn phương để rồi coi như một hình thức “phạt” có căn cứ bởi công ty, họ sẽ không muốn trả lại hồ sơ xin việc cho bạn.

Như vậy, qua những chia sẻ ở trên, bạn hoàn toàn có được thông tin quan trọng để hiểu biết về quy định rút lại hồ sơ xin việc. Pháp luật luôn đưa ra các cơ sở thuyết phục để bảo vệ người lao động vì vậy bản thân bạn là một người lao động cũng phải tự biết bảo vệ chính mình. Nhu cầu rút hồ sơ xin việc là một nhu cầu chính đáng bạn hoàn toàn có thể được đáp ứng. Do đó đừng vi phạm vào bất cứ quy tắc nào về thỏa thuận giữa bạn với đơn vị sử dụng lao động để một vấn đề nhỏ như việc xin lại hồ sơ xin việc không phải là chuyện khó khăn.