Rủi Ro Tài Chính Là Gì? Các Rủi Ro Tài Chính Thường Gặp
Trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính thì điều mà các nhà đầu tư và nhà quản trị không thể tránh khỏi chính là rủi ro tài chính. Vậy rủi ro tài chính là gì và các tác động của chúng đến doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin về loại rủi ro này thông qua bài viết dưới đây.
Rủi ro tài chính là gì?
Rủi ro tài chính (tiếng Anh là Financial risk) là toàn bộ các rủi ro liên quan đến nguy cơ tổn thất tài chính của doanh nghiệp hay nhà đầu tư. Nói đơn giản hơn thì chúng là nguy cơ bị thua lỗ trong các giao dịch.
Các rủi ro tài chính có thể phát sinh từ các yếu tố bên ngoài bao gồm như sự biến động của thị trường hoặc phát sinh từ chính các quyết định tài chính bên trong làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và kiểm soát dòng tiền.
Một vài trường hợp rủi ro tài chính thường gặp
Để giúp bạn nhận diện cũng như biết được các loại rủi ro có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình hình tài chính doanh nghiệp thì bạn có thể tham khảo một số loại rủi ro được phân loại dựa vào tính chất rủi ro tài chính thường gặp dưới đây:
Rủi ro thị trường
Rủi ro thị trường là rủi ro được phát sinh do sự biến giá của các công cụ tài chính trong nền kinh tế cũng như của báo cáo tài chính từ các công ty làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị đầu tư. Rủi ro thị trường bao gồm:
-
Rủi ro định hướng chủ yếu là do sự biến động của giá cổ phiếu và lãi suất.
-
Rủi ro phi định hướng
Lãi suất tác động đến thị trường tài chính thông qua việc ảnh hưởng trực tiếp đến trái phiếu và ảnh hưởng gián tiếp đến cổ phiếu.
Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán các nghĩa vụ tín dụng của mình đối với các khách hàng. Xét trên phạm vi vĩ mô thì nếu một quốc gia bị rủi ro tín dụng, chắc chắn sự khủng hoảng kinh tế sẽ xảy ra. Rủi ro tín dụng thông thường là:
-
Rủi ro tín dụng bên trong doanh nghiệp
-
Rủi ro khi cấp tín dụng, tài trợ mua hàng nhưng khách hàng không có khả năng chi trả.
-
Rủi ro trong việc nhận tín dụng của những công ty không có khả năng thanh toán đúng hạn các khoản nợ phải trả.
Rủi ro thanh toán
Rủi ro thanh khoản chỉ về mức độ khó khăn trong việc chuyển đổi các tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp thành tiền mặt khi có nhu cầu thanh toán các khoản nợ đến hạn. Bao gồm thanh khoản tài sản và rủi ro thanh khoản nguồn vốn hoạt động.
Với những trường hợp bất khả kháng hay các yếu tố thay đổi tiêu cực từ môi trường vĩ mô có thể dẫn đến sự suy thoái hoặc tụt giảm doanh thu theo mùa khiến các công ty không đủ tiền mặt để trả các chi phí cơ bản để tiếp tục hoạt động .
Rủi ro lãi suất
Đây là rủi ro biến động bất lợi của lãi suất trên thị trường đối với giá trị của giấy tờ có giá, công cụ tài chính có lãi suất và các sản phẩm phái sinh lãi suất.
Rủi ro này thường gặp đối với các sản phẩm tiết kiệm và tiền gửi của ngân hàng các ngân hàng bởi họ nhận được số tiền cho vay thông qua giấy chứng nhận tài khoản tiền và gửi tiết kiệm.
Tác động rủi ro tài chính tới các doanh nghiệp
Khi các rủi ro tài chính này xảy ra thì thông thường sẽ có những tác động tiêu cực tới tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Thậm chí, có thể khiến doanh nghiệp ngừng hoạt động nếu không có biện pháp xử lý thích hợp cụ thể như:
- tính lợi nhuận của doanh nghiệp.
Ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cụ thể là đến doanh thu, chi phí từ đó ảnh hưởng khicủa doanh nghiệp.
- hoạt động tài chính của doanh nghiệp vì khi rủi ro tài chính cao dẫn đến chi phí huy động vốn nhiều khiến chi phí kinh doanh tăng lên do biến động lãi suất vay cao, tỷ giá biến động theo hướng tiêu cực, làm biến động biến phí trong doanh nghiệp,…
Ảnh hưởng đến chi phícủa doanh nghiệp vì khi rủi ro tài chính cao dẫn đến chi phí huy động vốn nhiều khiến chi phí kinh doanh tăng lên do biến động lãi suất vay cao, tỷ giá biến động theo hướng tiêu cực, làm biến độngtrong doanh nghiệp,…
-
Ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp vì nếu một doanh nghiệp có mức độ vay nợ cao thì khách hàng có thể không sẵn lòng sử dụng dịch vụ hoặc sản phẩm do họ mang lại.
-
Ảnh hưởng đến dòng tiền và khả năng thanh toán cụ thể là khiến nguồn tiền để chi trả lãi vay tăng và nhu cầu trả nợ gốc các khoản vay cũ tăng gây mất cân đối dòng tiền trong ngắn hạn và ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
-
Ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh vì rủi ro ảnh hưởng đến dòng tiền và sự biến động trong chi phí, từ đó tác động tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
-
Ảnh hưởng đến tới tốc độ tăng trưởng vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lực nội sinh của doanh nghiệp khiến khả năng tiếp cận các nguồn vốn ngoại sinh trở nên khó khăn làm cho tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp cũng chịu tác động.
Nội dung rủi ro tài chính trong doanh nghiệp
Nội dung quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp bao gồm các nội dung cụ thể như sau:
-
Nhận diện rủi ro: Đề cập đến toàn bộ quá trình tìm kiếm, nhận biết nguyên nhân và nguồn gây ra rủi ro tới các mục tiêu của doanh nghiệp với các phương pháp được sử dụng bao gồm:
-
Thiết lập bảng kê, phiếu khảo sát
-
Tham khảo ý kiến chuyên gia
-
Phân tích các báo cáo rủi ro tài chính
-
Đo lường rủi ro bằng phương pháp định tính và phương pháp định lượng thông qua việc xếp hạng, ước lượng xác suất xảy ra của rủi ro hoặc sử dụng các mô hình toán để lượng hóa các rủi ro đó.
-
Đánh giá rủi ro thông qua công thức sau để lập bảng phân hạng giá trị rủi ro từ cao xuống thấp nhằm lựa chọn các rủi ro cần ưu tiên đối phó.
Giá trị rủi ro = Mức độ tác động * Khả năng xuất hiện rủi ro * Khung thời gian.
-
Xử lý rủi ro thông qua một trong các cách dưới đây như:
-
-
Chấp nhận rủi ro
-
Tránh né rủi ro
-
Giảm nhẹ rủi ro
-
Chuyển giao rủi ro
-
Làm thế nào để ngăn chặn rủi ro tài chính ở doanh nghiệp?
Để giải quyết được các rủi ro tài chính thì chính bản thân doanh nghiệp cần phải hiểu về những rủi ro mà mình có khả năng hoặc đang gặp phải để chuẩn bị các giải pháp phù hợp và kịp thời như:
-
Sử dụng các phương pháp phân tích rủi ro cho các khoản đầu tư dài hạn hay đầu tư vào thị trường chứng khoán.
-
Tận dụng những công cụ phát sinh trên thị trường như các hợp đồng tương lai, sử dụng hay quyền chọn bán.
-
Nắm bắt kịp thời các thông tin về xu hướng thị trường, các chính sách và quy định mới của pháp luật liên quan.
-
Kiểm soát dòng tiền một cách chặt chẽ thông qua các phần mềm quản lý tài chính.
-
Nên lập quỹ dự phòng và mua bảo hiểm cũng như hạn chế khoản vay.
Trên đây là toàn bộ các thông tin chi tiết và tổng quan liên quan đến rủi ro tài chính nhằm hỗ trợ bạn trả lời cho câu hỏi rủi ro tài chính là gì một cách hiệu qủa và chính xác nhất. Hy vọng với những thông tin này có thể giúp ích cho bạn trong việc hiểu và cập nhật thêm kiến thức mới cho mình nhé.