Rộn ràng điệu múa Lân truyền thống dịp Trung thu về

Trang Ngọc (Ảnh: Phúc Đạt)

  –  

Thứ bảy, 10/09/2022 08:00 (GMT+7)

Múa Lân là một môn nghệ thuật múa dân gian đường phố có từ xa xưa, thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu. Ba con thú trong hội múa Lân (Lân – Sư – Rồng) tượng trưng cho thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc, hanh thông… sau này được biểu diễn trong dịp tết và các lễ hội truyền thống, văn hóa tại Việt Nam.

Hội múa Lân dịp Tết Trung thu.Hội múa Lân dịp Tết Trung thu.Hội múa Lân dịp Tết Trung thu.

Đám múa Lân thường gồm một người đội chiếc đầu Lân to sặc sỡ, múa những điệu bộ của Lân theo nhịp trống. Đầu Lân trước kia được làm bằng giấy, sau này được thiết kế tỉ mỉ hơn với vải dệt, lông trang trí kim tuyến, đôi mắt có thể chớp động… Đuôi Lân dài làm bằng vải màu, do một người cầm phất phất theo nhịp múa Lân. Ngoài ra, đội múa Lân còn có người dùng trống thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, người cầm côn đi hộ vệ đầu Lân, và không thể thiếu ông Địa.

Đầu Lân được thiết kế tinh xảo, rực rỡ sắc màu.Đầu Lân được thiết kế tinh xảo, rực rỡ sắc màu.  

Bên cạnh phần đầu Lân được trang trí tỉ mỉ, tinh tế, người múa Lân còn có trang phục đồng bộ với màu đỏ – vàng là chủ đạo. Màu sắc trang phục sặc sỡ, không chỉ góp phần tạo nên không khí vui tươi, tràn đầy sức sống, mà còn mang ý nghĩa xóa đi ranh giới, khoảng cách của các thành viên trong đội, tạo thành một thể thống nhất, tạo nên sự cuốn hút cho màn trình diễn.

Trang phục trình diễn củaTrang phục trình diễn của người múa Lân cũng quan trọng và mang nhiều tầng ý nghĩa.Trang phục trình diễn của người múa Lân cũng quan trọng và mang nhiều tầng ý nghĩa.

Theo quan niệm phương Đông, màu đỏ của trang phục múa Lân là màu của may mắn và hạnh phúc, gắn liền với các sự kiện chúc tụng, hỷ sự… Còn màu vàng mang ý nghĩa vui vẻ, phấn khởi, tượng trưng cho sự tươi mới, lạc quan, giác ngộ, tưởng nhớ và tích cực.

Trong màn trình diễn múa Lân – Sư – Rồng không thể thiếu Ông Địa. Đó là một người bụng phệ mặc áo dài, tay cầm quạt giấy to phe phẩy, mang mặt nạ với chiếc đầu hói, lúc nào cũng cười toe toét đi theo đùa giỡn Lân và quan khách vây xem.

Hình ảnh ông Địa quen thuộc.Hình ảnh Ông Địa quen thuộc.

Ông Địa được cho là hiện thân của Đức Di Lặc, một vị Phật lúc nào cũng tươi vui hiền lành. Tương truyền Đức Di Lặc đã hóa thân thành người và chế ngự được một quái vật (con Lân) từ dưới biển lên bờ phá hoại. Người này gọi là ông Địa, lấy cỏ linh chi trên núi cho quái vật ăn và hàng phục được nó, biến nó thành con thú ăn thực vật.

  Chuyện Ông Địa trong múa Lân xuất phát từ truyền thuyết dân gian.

Không chỉ là một hoạt động văn hóa, thể thao góp phần duy trì, bảo tồn, phát triển bộ môn nghệ thuật Lân – Sư – Rồng truyền thống của Việt Nam, Ngày hội Lân Huế năm 2022 (diễn ra ngày 3,-4.9 vừa qua) cũng là món quà độc đáo mà ngành Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế dành tặng người dân địa phương và du khách thập phương ghé thăm xứ Huế. Tham dự lễ hội gồm có các đội chủ nhà Huế và 17 đội Lân chuyên nghiệp đến từ khắp mọi miền tổ quốc.

Lễ hội Lân Huế 2022.Lễ hội Lân Huế 2022.Lễ hội Lân Huế 2022.

Các tiết mục múa Lân không chỉ mang đến bầu không khí lễ hội vui vẻ mà còn đậm chất kịch tính bởi những bàn thi đấu tranh giải thưởng. Các nội dung thi đấu múa Lân phong phú, đa dạng, có tiết mục khó, đòi hỏi kỹ năng chuyên nghiệp, có tiết mục gây ấn tượng bởi nghệ thuật sắp đặt, trình diễn với nhiều hoạt cảnh, nội dung ý nghĩa.

Những màn trình diễn đẹp mắt với các đội lân rực rỡ sắc màu, câu chuyện ý nghĩa đã thành công thu hút hàng ngàn khán giả. Không chỉ người dân địa phương, rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế cũng háo hức chờ mong từng tiết mục, chăm chú theo dõi không rời mắt.

Những màn trình diễn khiến du khách không thể rời mắt.Những màn trình diễn khiến du khách không thể rời mắt.Những màn trình diễn khiến du khách không thể rời mắt.

Các tiết mục múa Lân, ngày hội Lân ở nhiều địa phương là hoạt động giúp gợi nhớ và tôn vinh những nét đẹp cổ truyền của cha ông, đem đến cho khán giả không gian mang đậm sắc màu truyền thống, hoài niệm giữa xã hội hiện đại, công nghiệp hóa.

Đặc biệt, trong dịp Tết Trung thu đang đến gần, lễ hội càng gợi nhớ tới một Trung thu truyền thống mộc mạc với hội rước đèn ông Sao, vui với chú Cuội, chị Hằng…, đặc biệt không thể thiếu tiếng trống vang rộn rã cùng với màn múa Lân – Sư – Rồng đầy màu sắc.

Múa Lân gắn liền với ngày Tết Trung thu truyền thống.Múa Lân gắn liền với ngày Tết Trung thu truyền thống.Múa Lân gắn liền với ngày Tết Trung thu truyền thống.Múa Lân gắn liền với ngày Tết Trung thu truyền thống.

Những tiết mục múa Lân đẹp mắt, vui nhộn, kết hợp trình diễn với cốt truyện cổ xưa, chắc hẳn sẽ là trải nghiệm khó quên trong lòng người Việt cũng như du khách khi thưởng thức qua dù chỉ một lần.