Robot là gì? Ứng dụng trong đời sống
Đánh giá cho post
Hưởng ứng làn sóng công nghệ 4.0 trên toàn thế giới, Robot đã và đang được ứng dụng trong hầu hết lĩnh vực đời sống, xã hội. Đặc biệt, Robot tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi của nền kinh tế. Nó chiếm tới 80% năng lực sản xuất chính và được đánh giá là công cụ lao động của tương lai. Vậy Robot là gì? Ứng dụng của người máy công nghiệp trong sản xuất cụ thể ra sao?
Robot là gì?
Có bao giờ bạn thắc mắc người máy công nghiệp là gì? Người máy công nghiệp là một trong những phát minh vĩ đại, thông minh của con người từ gần 1 thế kỷ qua. Cụ thể, nó là một cỗ máy đặc biệt được lập trình từ máy tính chủ. Nó có khả năng thực hiện một loạt hành động phức tạp một cách tự động, không cần tới sự giúp đỡ cơ học từ con người. Ngoài ra, nó được thiết kế nhằm xử lý những máy móc tự động thay con người. Đặc biệt là trong quy trình sản xuất nguy hiểm, trong giới hạn môi trường khắc nghiệt.
Robot thường được chế tạo dựa trên hình dáng con người. Tuy nhiên, ngoại hình của nó không được quan tâm quá nhiều. Thay vào đó, những chuyên gia chế tạo robot chú trọng vào chức năng bên trong nhiều hơn. Chức năng robot được đảm bảo sẽ nâng cao giá trị của nó trong xã hội. Song, bởi nó có khả năng thay thế lực lượng chức năng, đẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng.
Tiêu chuẩn của robot
Để được gọi là robot, loại máy móc phải đạt tiêu chuẩn như thế nào? Theo nghiên cứu của những kỹ sư chế tạo robot, robot đầu tiên trên thế giới có những đặc điểm sau:
-
Robot phải là loại máy móc do con người sáng tạo ra, không phải tự nhiên xuất hiện
-
Robot phải có khả năng nhận biết về môi trường xung quanh
-
Robot có thể tương tác với những vật thể xuất hiện trong môi trường, đặc biệt là trong tầm mắt
-
Từ môi trường và dựa trên trình tự được lập trình trước, robot phải có khả năng đưa ra các lựa chọn
-
Robot phải có khả năng điều khiển được bằng các lệnh
-
Robot đầu tiên trên thế giới đạt tiêu chuẩn có sự khéo léo trong vận động
Tóm lại, một robot đạt tiêu chuẩn phải là loại máy móc có đủ hoặc 1 vài những đặc điểm trên.
Các định nghĩa khác về rô-bốt
Trong tiếng anh robot là gì? Robot được phiên âm sang tiếng Việt là rô-bốt (hệ thống phục vụ di động). Hiện nay có rất nhiều cách định nghĩa về rô-bốt. Tuy nhiên không có một định nghĩa chuẩn nào có thể làm hài lòng tất cả mọi người. Theo một số tiêu chuẩn quốc tế, robot có những cách định nghĩa:
Theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 8373
Tiêu chuẩn quốc tế ISO 8373 năm 2012 có nêu rõ định nghĩa và công dụng của robot. Cụ thể, “Đó là một loại máy móc được điều khiển tự động, được lập trình sẵn, sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, có khả năng vận động theo nhiều hơn 3 trục, có thể cố định hoặc di động tùy theo những ứng dụng của nó trong công nghiệp tự động.”
Theo tiêu chuẩn RIA của Mỹ (Robot institute of America)
Khác với tiêu chuẩn ISO 8373, tiêu chuẩn RIA của Mỹ trình bày cụ thể về lợi ích của robot. Robot là một tay máy vạn năng. Nó có thể lặp lại các chương trình và được thiết kế để di chuyển vật liệu, chi tiết dụng cụ. Ngoài ra, nó cũng có thể di chuyển các thiết bị chuyên dùng thông qua chương trình chuyển động. Robot sẽ giúp hoàn thành nhiều nhiệm vụ.
Theo tiêu chuẩn AFNOR của Pháp
Theo tiêu chuẩn AFNOR, Robot là loại máy móc có cơ cấu chuyển động tự động để có thể lập trình và lặp lại chương trình do con người thiết lập. Nó có thể tổng hợp mọi chương trình đặt ra trên trục tọa độ. Ngoài ra, robot là máy móc tiên tiến có khả năng định vị, định hướng, di chuyển đối tượng vật chất. Nó được chương trình hóa nhằm thực hiện các nhiệm vụ công nghệ khác nhau.
Theo tiêu chuẩn OCT 25686-85 của Nga
Khác với những tiêu chuẩn trên, robot theo tiêu chuẩn TOCT của Nga là tay máy có một số bậc tự do hoạt động và thiết bị điều khiển theo chương trình. Trong quá trình sản xuất, robot có thể tái lập trình để hoàn thành chức năng của nó.
Ứng dụng của robot trong sản xuất công nghiệp
Trong nền Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng kỹ thuật robot vào sản xuất, kinh doanh có ý nghĩa vô vùng quan trọng. Công nghệ robot có thể giúp việc kinh doanh được phát triển hiệu quả hơn. Ngoài ra, nó có thể nâng cao năng suất dây chuyền, chất lượng và khả năng cạnh tranh sản phẩm. Đồng thời, công nghệ robot còn cải thiện điều kiện lao động và giúp công việc đạt hiệu quả. Một số công nghệ robot phổ biến hiện nay có thể kể đến như:
1. Robot Palletizing – Bốc xếp hàng hóa
Robot xếp hàng có tính ứng dụng cao trong sản xuất công nghiệp. Nó có thể xếp bao, thùng từ dây chuyền sản xuất lên pallet và ngược lại. Không những vậy, nó có thể xếp loại, phân loại thùng hàng.
2. Robot Arc Welding – Hàn gia công cơ khí
Robot hàn gia công cơ khí có nghĩa là gì? Tùy theo mục đích sử dụng và phân loại, robot hàn gia công cơ khí giúp hàn vật dụng. Nó có thể hàn nhiều loại đầu với nhau: hàn tích, hàn dây, hàn điểm và hàn laze. Loại robot này được áp dụng nhiều vào các dây chuyền sản xuất tự động. Bởi nó đòi hỏi tính chuyên môn phức tạp trong lĩnh vực sản xuất.
3. Robot Pick and Place – Gắp và sắp xếp sản phẩm
Các robot gắp và sắp xếp sản phẩm dùng cho việc di chuyển sản phẩm. Nó có thể di chuyển từ vị trí cố định sang vị trí di động và ngược lại. Các robot này được sử dụng trong mọi giai đoạn trong quá trình sản xuất. Chẳng hạn, nó có thể cấp nhiên vật liệu đầu vào cho tới đóng gói sản phẩm đầu ra.
4. Robot Foundry and Forging – Đúc và rèn
Sau robot Pick và Place, sự phát triển của robot đã lên một tầm cao mới. Robot xuất hiện và được sử dụng trong ngành đúc. Cụ thể, robot đúc và rèn có nhiệm vụ rót kim loại vào khuôn, cắt mép khuôn. Nó còn có thể làm sạch vật đúc và phun cát, tăng bền vật đúc. Robot ngành đúc được nâng cấp bởi nó có thể hoạt động mà không gặp vấn đề ở nhiệt độ khắc nghiệt.
5. Robot Milling – Robot Phay:
Chúng tôi xin giới thiệu về robot phay. Đây là loại robot được dùng để gia công loại bỏ vật liệu thừa. Những vật liệu thừa trong ngành cơ khí, kim loại, điện máy, nội thất, xây dựng, ô tô… sau khi sử dụng robot phay, vật liệu sẽ được xử lý mịn và nhẵn.
6. Robot Waterjet Cutting – Cắt bằng tia nước
Robot cắt bằng tia nước là người máy công nghiệp có khả năng cắt nhiều loại vật liệu khác nhau. Lập trình robot công nghiệp này với tia nước không sinh nhiệt có thể cắt inox, sắt, thép tới nhựa, sứ, đá… Loại robot này được sử dụng trong các ngành công nghiệp xây dựng, cơ khí và hàng không.
7. Robot đánh bóng
Robot đánh bóng có tên gọi robot tiếng việt giống nhau. Đây là loại robot được dùng để hoàn thiện bề mặt các chi tiết, bộ phận của sản phẩm. Ngoài ra, nó có thể tạo nhám trước phun sơn, xi mạ cho bề mặt. Robot đánh bóng có độ phủ rộng rãi trong các ngành cơ khí, gia công, điện tử, nội thất…
8. Cánh tay robot công nghiệp
Với sản phẩm robot trong sản xuất, cánh tay robot được đánh giá là dòng robot phổ biến nhất. Nó có khả năng thay thế con người trong phần lớn công việc nguy hiểm, khó khăn. Cấu tạo của cánh tay robot công nghiệp sẽ gồm 4 đến 6 trục phục vụ xếp dỡ hàng. Cánh tay robot trong ngành công nghiệp thường có kích thước lớn và mạnh. Để đảm bảo an toàn trong khu vực robot hoạt động, các nhà máy thường lắp hàng rào bảo vệ. Điều này nhằm tránh xung đột và giảm khả năng tai nạn giao thông trong sản xuất.
9. Robot AGV – robot tự hành
Xe tự hành AGV chưa thực sự phổ biến trong ứng dụng robot ở Việt Nam. Tuy nhiên, dòng xe này đang gia nhập vào nước ta và sử dụng trong những kho hàng xuất nhập khẩu, logistic. Các robot AGV thường có dạng xe kéo, xe chui gầm… Nó là giải pháp thông minh giúp các nhà kho dễ dàng kiểm soát hàng hóa và nhân công tiết kiệm thời gian hơn.
10. Robot cộng tác
Đặc điểm của robot cộng tác là nó có thể hoạt động cùng người lao động và hỗ trợ nhân công trong mọi công đoạn. Những việc như lắp ráp, nâng đỡ hay dịch chuyển sản phẩm robot cộng tác đều hoàn thành. Đặc biệt nó còn có nhỏ gọn hơn, độ an toàn cao hơn cánh tay công nghiệp.
Kết luận
Nhìn chung, việc sử dụng robot và đa dạng hóa robot không hề xấu. Ngược lại người máy công nghiệp còn đem lại nhiều giá trị cho con người. Không những vậy, trong tương lai robot sẽ được thiết kế và lập trình đa dạng hóa hơn, hỗ trợ con người với mục đích cao hơn. Chúng tôi hy vọng với những thông tin tìm hiểu về robot, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về nó. Nếu thấy thông tin hữu ích và giá trị, hãy chia sẻ tới bạn bè và người thân về robot nhé.
Liên hệ với TITAN Vina theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Địa chỉ: Km12 – Đường Cầu Diễn, P.Phúc Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0975 263 289
Email: [email protected]
Website: https://titanvina.com.vn/