[Review Series] K-Drama: Signal (2016) (P5) – Vụ án Giết người hàng loạt tại Hongwon Dong

Như thường lệ lan man ngoài lề 1 chút. Nhờ hồi Goblin hay Tam Sinh Tam Thế, nhiều nhất cũng chỉ viết 5 bài phân tích là hết. Rồi sau đó cũng than vãn viết nhiều mệt quá, kỳ sau chỉ viết series 3 bài thôi nha.

Xong rồi giờ tự vả vào mặt như này. Phần 5 này chắc ko phải là bài cuối rồi. Mình còn nhiều thứ muốn viết quá mà T.T

Image

Rồi sao lại viết vụ này trước mà nhảy cóc qua Vụ Siêu Trộm thế? Vì mình cảm thấy vụ này thật sự rất đặc biệt. Ngoài vụ Nam Gyeounggi ra, đây là vụ giết người hàng loạt thứ 2 trong Signal, và nó cũng không có liên quan trực tiếp tới vụ án của Park Sun Woo, anh trai của Hae Young. Thông thường những tập như thế này gọi là filler-episode, tức là những vụ án “độn” ở giữa phim để “xã hơi” giữa mạch phim chính. Nhưng ngay cả là 1 vụ filler thì Vụ sát nhân liên hoàn ở Hongwon Dong vẫn được làm cực kỳ hấp dẫn và chỉnh chu, nếu ko nói rằng đây là vụ có tình tiết ép tim, hồi hộp nhất. Như mình đã nói từ các bài trước, các vụ án trong Signal đều dựa trên những cold cases, hoặc sự kiện có thật. May là các bài viết của fan nước ngoài về Signal khá nhiều và công phu nên mình đã tìm hiểu được các nguyên mẫu mà phim dựa vào như sau:

Tóm tắt vụ án có thật (Nguồn): Vụ Hongwon Dong dựa trên 1 vụ án treo xảy ra năm 2005-2006 tới nay chưa tìm được thủ phạm. Hung thủ được đặt tên là Sát nhân hàng loạt Sinjeong-dong hoặc Tên sát nhân kỳ lạ Mashimaro. Xác nạn nhân đầu tiên là 1 phụ nữ trẻ tầm 25 tuổi được tìm thấy ngày 7/6/2005 tại khu dân cư Sinjeong-dong trong tình trạng bị bọc trong bao gạo, bị siết cổ và có dấu hiệu bị cưỡng bức. Tuy nhiên cảnh sát không tìm thấy dấu vết ADN nào của hung thủ trên cơ thể nạn nhân. Theo báo cáo của người nhà, nạn nhân mất tích trước đó 1 ngày, bảo là ra hiệu thuốc (pharmacy – 1 dạng cửa hàng như Guardians, bán thuốc và hoá mỹ phẩm) để mua đồ rồi không quay về.

Kế đó, vào ngày 20/11/2005, nạn nhân thứ 2 được phát hiện trong tình trạng tương tự: bị siết cổ và bị bọc trong túi nilong, nằm gần Ga tàu điện Sinjeong. Tuy nhiên nạn nhân kỳ này hơn 40t và thì không có dấu hiệu bị xâm hại. Theo ghi nhận của Camera tại ga thì ngày hôm trước nạn nhân còn sống và đang đi thang máy ra khỏi Ga tàu. Tại thời điểm này dù không chắc chắn 2 vụ có liên quan, nhưng cảnh sát vẫn đặt ra nghi vấn đây có thể là 1 vụ sát nhân hàng loạt bởi cách thức giết người và phi tang xác chết có nhiều sự tương đồng.

Hơn 6 tháng sau, một vụ bắt cóc xảy ra gần ga Sinjeong nhưng lần này, nạn nhân đã trốn thoát được. Theo lời nạn nhân kể lại, cô trên đường tới chỗ hẹn với bạn trai và khi vừa bước xuống Taxi ở ga Sinjeong, 1 người đàn ông dí dao bên sườn và đe doạ sẽ giết cô nếu không đi theo hắn. Cô bị dẫn xuống Ga và đi ngang vài người khách đi đường. Có người thấy nghi ngờ đã hỏi thăm nhưng hung thủ giả bộ say và nói là bạn trai cô gái, nhờ cô đưa về và trót lọt qua mắt được. Hắn bắt cô đến 1 ngôi nhà dưới hầm và ở đó có 1 người đàn ông khác. Kẻ bắt cô bắt cô đứng yên đó nhắm mắt lại và bỏ vào nhà tắm. Cô nhìn quanh thấy trong nhà toàn là dây thừng nằm đầy trên sàn. Quá sợ hãi, cô tận dụng cơ hội duy nhất và bỏ chạy khỏi đó. Cô chạy lên tầng trên của ngôi nhà và trốn sau tủ giày. Hai tên đàn ông gào thét đuổi theo và chạy ra khỏi nhà để tìm cô. Trong lúc núp, cô thấy hình của 1 chú gấu Mashimaro dán sau lưng tủ, trên mặt tủ còn có 1 chậu hoa. Sau khi 2 tên đàn ông đi khỏi nhà, cô vùng chạy ra cổng và chạy như điên tới khi đến được 1 ngôi trường tiểu học. Nạn nhân tuy không bị bịt mắt (như trong Signal) nhưng tiếc thay vì quá hoảng loạn cô đã không nhớ được địa điểm chính xác của ngôi nhà, cũng như diện mạo của 2 người đàn ông. Vụ án tới tận 2020 vẫn là án treo và dù luật về thời hạn tố tụng đã huỷ bỏ thì chưa chắc sẽ tìm được thủ phạm. Vì vụ này mà cảnh sát Hàn khi đó bị chỉ trích khá nhiều và gieo nhiều nỗi hoang mang cho cộng đồng.

Quay lại bộ phim, Signal đã thay đổi địa điểm và thời gian xảy ra án mạng của vụ Hongwon Dong sớm hơn khoảng 6,7 năm để có thể phù hợp với mạch thời gian của phim (vì thời điểm làm phim là 2015 nên tất cả các vụ án phải xảy ra trước năm 2001 để có thể hợp tiêu chí là “án treo quá hạn”). Đồng thời biên kịch đã “sáng tạo” cho thanh tra Cha Soo Huyn chính là nạn nhân thứ 3 trốn thoát được để tăng sự liên kết của vụ án tới 3 dv chính, cũng là tăng đất diễn cho Kim Hye Soo. Có thể nói nhờ thể hiện xuất sắc vai nạn nhân vụ án này mà cô đã nhận giải Beaksang Nữ dv chính đấy chứ.

signal_10_11Một Cha So Huyn lão luyện, cứng cỏi…

Một điều rất thú vị với Signal là cả 3 nv chính đều phải thể hiện nhân vật của mình qua các quãng thời gian khác nhau, từ lúc non trẻ tới khi trưởng thành. Park Hae Young thì phải thể hiện 1 chút phân đoạn lúc anh là Học sinh Cấp 3 trẻ trâu, Lee Jae Han là giai đoạn lúc anh còn là cảnh sát tò te mới vào nghề năm 89. Và đừng hiểu lầm, dù chỉ là 1 phân đoạn ngắn nhưng mình cho rằng cả 2 thể hiện vai của mình rất xuất sắc. Tuy nhiên, “vất vả” nhất chính là vai Cha Soo Huyn của KHS khi mà cô phải diễn 2 phiên bản khác nhau hoàn toàn của cùng 1 nhân vật. Cô gần như phải diễn xuyên suốt vai diễn của mình cả quá khứ lẫn hiện tại: ở giai đoạn đầu là 1 cô 0,5 ngây thơ, non nớt từ 1995-1997 (biệt danh cho mấy tân binh với gia nhập, ý nỏi chỉ mới là 1 nửa cảnh sát) tới khi là 1 Thanh tra Cha Soo Huyn “gừng già cay xé” của năm 2015 – 1 cách biệt 20 năm tuổi tác ko hề nhỏ.

signal_10_8Và một Cha Soo Huyn mới vô nghề ngây thơ, mau nước mắt

Và đặc biệt với vụ án Hongwon Dong này, Soo Hyun còn vào vai nạn nhân trong 1 vụ bắt cóc vô cùng khủng khiếp. Trường đoạn từ lúc cô bị bắt cóc cho tới lúc chạy ra khỏi căn nhà của hung thủ và khi được tiền bối Jae Han tìm thấy ngất xỉu trong con hẻm, dù 99% thời gian luôn bị trùm đầu nhưng diễn xuất hình thể lẫn cảm xúc hoảng loạn, sợ hãi tột độ khi tỉnh dậy đều cực kỳ chân thật (coi cả đoạn đó mình cũng ép tim lắm, là mình thì đã ko có can đảm mà chạy rồi). Ngay cả khi trở thành 1 thanh tra lão luyện của 18 năm sau (vụ đó xảy ra năm 1997), Cha Soo Huyn vẫn còn bị sang chấn rất nặng nề. Dù chọn quên đi phần lớn ký ức kinh hoàng, cô vẫn bị hoảng sợ bởi tiếng nước nhỏ giọt lẫn hình ảnh chiếc túi bóng trùm đầu nạn nhân. Phải từng trải qua, hoặc từng nghiên cứu rất kỹ về các triệu chứng PTSD để có thể diễn tả chính xác được tâm trạng nv lúc đó. Việc này hiển nhiên ko quá khó với 1 dv kỳ cựu như KHS. Nhưng tin mình đi, nói thì lúc nào cũng dễ. Dù nắm dc chính xác triệu chứng, nhưng cũng phải từng trải thì mới có thể có biểu hiện chân thật được. Cho nên dù với Signal, nv và diễn viên mình yêu thích nhất là thanh tra Lee Jae Han của Jo Jin Woong (hay Cho Jin Woong) thì mình cũng công nhận, KHS rất xứng đáng với giải Nữ DV chính cho vai Cha Soo Huyn này.

Nhưng với mình, diễn xuất của KHS ko phải là điểm sáng duy nhất của vụ Hongwon Dong. Ngoài vai Cha Soo Huyn, mình còn đặc biệt ấn tượng với vai diễn tên sát nhân Kim Jin Woo, do Lee Sang Yeob thủ vai (trời ơi sát nhân gì mà mặt cưng xỉu up xỉu down). Vì không đơn thuần chỉ là 1 tên giết người, nv Kim Jin Woo còn ẩn chứa rất nhiều góc khuất trong xã hội và lòng người khiến ta phải suy ngẫm sau khi xem xong.

signal_10_7

Trong cả thảy 5 vụ án thì Kim Jin Woo có lẽ là tên sát nhân đáng thương và tội nghiệp nhất. Dù phạm tội ác ghê tởm là giết hại những phụ nữ vô tội, nhưng có lẽ do cách khắc hoạ của biên kịch và diễn xuất “gây mủi lòng” của Lee Sang Yeob làm mình ko cách này thấy căm ghét hắn nhiều như đối với hung thủ của các vụ án khác. Khác với tên giết người của vụ Hwaseong là 1 tên sociopath – thái nhân cách điển hình và máu lạnh, mình tin Kim Jin Woo là 1 trường hợp ngược lại. Hành vi giết chóc của hắn ko bắt nguồn từ việc vô cảm với cảm xúc của đồng loại mà là vì hắn quá nhạy cảm với nỗi buồn của tất cả mọi người.

Actor Lee Sang Yeob had a small role, but left a deep impression on me.Dù là vai phụ, nhưng Lee Sang Yeob đã thực sự gây ấn tượng sâu sắc qua đôi mắt u uất và có phần đáng sợ của mình

Qua những thước phim trong quá khứ, khán giả thấy được hắn có 1 tuổi thơ đau buồn: sống xa bố và bị chính mẹ của mình bạo hành từ lúc 7 tuổi. Kim Jin Woo thường xuyên bị mẹ hắn nhốt trong chiếc túi du lịch lớn với mục đích “trấn an”, cho ăn cơm khét và ăn mặc bẩn thỉu. Kim Jin Woo cô đơn ko có bạn bè hay người thân nào khác, sống cùng 1 bà mẹ tâm thần và có xu hướng hành xác bản thân lẫn con mình. Bà ta cũng thể hiện là người sự chiếm hữu cực mạnh khi đến con chó con mà Jin Woo bắt về để bầu bạn cũng bị bà ta bỏ vào túi bóng và siết tới chết.

signal_10_12

Có lẽ việc chứng kiến 1 con vật vô tội chết thảm khốc như vậy đã để lại bóng ma tâm lý lớn trong lòng hắn cho tới khi trưởng thành. Dù phim ko show ra nhưng khán giả có thể hiểu là bà mẹ vì muốn độc chiếm con trai là của riêng, đã ngăn cấm Kim Woo Jin giao du với bạn bè tới khi bà ta chết đi năm Jin Woo 17 tuổi. Vì thế cả quãng thời gian trưởng thành, Woo Jin không biết cách tương tác với thế giới bên ngoài và bị cô lập tinh thần hoàn toàn, ko hiểu thế nào là tình thân, tình bạn, hay tình yêu. Mình tin rằng, việc hắn ta bắt cóc những phụ nữ u sầu là 1 thể hiện của việc nội tâm anh ta khao khát được gần gũi với con người thế nào. Hắn lại ko biết cách để “làm quen” nào khác ngoài bắt cóc họ, như cách mà anh bắt con chó nhỏ lúc còn bé. Và việc giết chết nạn nhân bằng cách làm ngạt thở sau đó cũng là vì hắn ta nghĩ rằng đó là cách để giải thoát cho họ khỏi cuộc sống buồn khổ. Với Kim Jin Woo, đó là 1 hành động có “ý tốt” và cũng là hành vi biểu đạt ý tốt duy nhất mà hắn học được từ bà mẹ bệnh hoạn của mình. Thật kinh khủng mà cũng thật xót xa.

Signal_11_3

Vụ Hongwon Dong vì thế mà cũng được “sửa lại” để có kết cục tốt đẹp hơn. Thay vì bỏ ngang vụ án, dưới sự cổ vũ của Hae Young, Lee Jae Han cuối cùng cũng đã bắt được Kim Jin Woo ngay sau đó và giúp ngăn chặn tất cả 9 vụ án xảy ra trong tương lai. Và đây cũng là vụ án được sửa kết cục mà không gây ra hậu quả đáng tiếc nào khác. Kim Jin Woo bị bắt vào trại tâm thần với án tù chung thân, vĩnh viễn ko thể gây hại cho xã hội. Các nạn nhân của hắn bao gồm cô gái Yoo Seung-Yeon mà hắn “phải lòng” cũng được sống tiếp mà ko hề hay biết mình lẽ ra đã có 1 kết cục bi thảm. Đến cuối cùng Hae Young chọn ko nói ra danh tính của Jin Woo vì sợ sẽ khiến nhiều người vô tội khác chết thay như vụ Hwaseong và Siêu Trộm. Nhưng có lẽ chính nhờ ko nói ra mà anh đã không thật sự “can thiệp” vào quá khứ để tạo ra xáo trộn nào. Nhưng người duy nhất bị anh thay đổi số phận lại chính là Lee Jae Han và Cha Soo Huyn. Nhờ câu nói “Đừng bỏ cuộc” của anh mà thanh tra Lee đã có động lực theo đuổi vụ án tới cùng và cứu được Soo Hyun khỏi ám ảnh tâm lý suốt 18 năm.

Rốt cuộc thì điều duy nhất Hae Young mong muốn trong vụ án này là cứu được tất cả các nạn nhân bao gồm Kim Jin Woo. Có lẽ trong Jin Woo, Hae Young đã thấy phần nào hình ảnh của mình: 1 tuổi thơ đầy ký ức đau buồn và ám ảnh, đối mặt với rất nhiều sự nhẫn tâm và vô tình của con người. Nhưng anh may mắn hơn là trong những thời khắc đen tối vẫn còn người thân quan tạm và nhận dc lòng tốt của con người, còn Jin Woo thì không có được những điều đó nên đã hoàn toàn lạc lối. Và sự thật là trong xả hội, có những tên giết người là độc ác thiên bẩm, nhưng càng có nhiều tên tội phạm lại chính là sản phẩm của 1 xã hội thờ ơ và vô tình như Kim Jin Woo vậy. Cho nên thay vì có thái độ khinh ghét phỉ nhổ như tên Cục trưởng Kim Bum Soo, chúng ta càng phải ý thức hơn trong việc đối xử tử tế với những người xung quanh. Vì biết đâu, khi có thêm 1 con người hạnh phúc, xã hội sẽ bớt đi 1 tên giết người.

Chia sẻ:

Thích bài này:

Thích

Đang tải…