Review Phần mềm bán hàng Sapo là gì? Có tốt không?
Phần mềm bán hàng Sapo là một công cụ quản lý bán hàng phổ biến được nhiều người biết đến và áp dụng vào hoạt động kinh doanh. Vậy phần mềm bán hàng Sapo là gì? Có tốt không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp những thắc mắc trên đồng thời cung cấp đến bạn những thông tin về tính năng hỗ trợ và cách sử dụng phần mềm Sapo.
>>>> ĐỌC NGAY:
Nội Dung Chính
1. Phần mềm quản lý bán hàng Sapo là gì?
Sapo là một trong những phần mềm quản lý doanh nghiệp bán hàng uy tín tại Việt Nam. Thương hiệu Sapo được nhiều người biết đến và sử dụng vì có quy mô lớn cũng như sở hữu nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh. Với nhiều tính năng ưu việt, Sapo hiện là một phần mềm quản lý bán lẻ, giải pháp bán hàng online được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao.
>>>> XEM CHI TIẾT TẠI: Phần mềm Microsoft Teams là gì? Hướng dẫn sử dụng Microsoft Teams
2. 4 tính năng chính của ứng dụng Sapo bán hàng
NHẬN NGAY 30+ BIỂU MẪU NHÂN SỰ MIỄN PHÍ
Họ và tên *
Email *
Số điện thoại(Zalo) *
Công ty *
Quy mô *
Chức vụ *
2.1 Tự động đổi đơn vận chuyển
Sapo có thể kết nối với các đối tác vận chuyển như VNPost, Grabexpress, Giao hàng nhanh, Sapo Express… Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ có thể đẩy đơn cho các nhà vận chuyển dễ dàng. Ngoài ra, trạng thái của đơn hàng trên ứng dụng sẽ được cập nhật liên tục sau khi gửi đến các đơn vị vận chuyển. Việc này sẽ giúp bạn kiểm soát đơn hàng tốt hơn và tránh sai sót, thất lạc.
>>>> XEM CHI TIẾT: Ứng dụng Hangouts là gì? Tính năng của phần mềm Hangouts
2.2 So sánh chi phí vận chuyển
Sau khi xác nhận xong đơn hàng, tại bước chọn đơn vị vận chuyển, phần mềm bán hàng Sapo sẽ giúp bạn tính phí giao hàng của các đơn vị giao hàng tự động và đưa ra đề xuất về đơn vị vận chuyển có giá tốt nhất. Nhờ đó, bạn có thể so sánh giá vận chuyển giữa các đơn vị để chọn cho mình một đơn vị giao hàng phù hợp.
>>> XEM NGAY: 6 phần mềm quản lý KPI miễn phí hiệu quả cho doanh nghiệp
2.3 Quản lý kho hàng chính xác
Một tính năng rất hữu ích của Sapo là hỗ trợ quản lý kho hàng chính xác nhằm giúp doanh nghiệp biết được số lượng sản phẩm tồn kho. Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để đưa ra quyết định nhập thêm hoặc thanh lý bớt hàng hóa.
>>>> KHÔNG NÊN BỎ QUA: Phần mềm quản lý OKRs FASTDO – Phần mềm được nhiều doanh nghiệp tin dùng
2.4 Báo cáo doanh thu rõ ràng, chi tiết
Ứng dụng Sapo sở hữu 20 báo cáo về kho, bán hàng, tài chính… giúp doanh nghiệp kiểm soát số liệu kinh doanh, kết quả bán hàng chính xác theo từng ngày, tuần, tháng. Nhờ đó, bạn sẽ quản lý cửa hàng một cách hiệu quả hơn. Ngoài ra, chất lượng hoạt động bán hàng của doanh nghiệp sẽ được nâng cao, các báo cáo được chi tiết, rõ ràng hơn.
>>> TÌM HIỂU NGAY: 7 phần mềm quản lý công việc, giao việc & tiến độ hàng ngày hiệu quả cho cá nhân, doanh nghiệp
3. Phần mềm Sapo có tốt không?
Bạn quan tâm đến các bộ biểu mẫu OKRs bao gồm: quy trình áp dụng vào Doanh nghiệp, form check-in OKRs, timeline áp dụng OKRs,… Nhận bộ biểu mẫu OKRs miễn phí ngay bên dưới.
Nhận Biểu Mẫu OKRs
3.1 Bán hàng và thanh toán hóa đơn tiện lợi
Một trong những lợi ích tuyệt vời khi sử dụng ứng dụng Sapo POS là bạn sẽ được cung cấp đầy đủ công cụ hỗ trợ công việc xử lý đơn hàng từ bước chọn loại hàng, số lượng, tạo hoá đơn, lên giá, tính chiết khấu… Nhờ đó, bạn sẽ giảm được gánh nặng trong việc ghi chép thủ công các đơn hàng và tránh được tình trạng nhầm lẫn, sai sót.
>>> ĐỌC NGAY: 15 phần mềm quản lý nhân sự HRM tốt nhất hiện nay
3.2 Có thể quản lý cửa hàng ở bất cứ đâu
Một điểm tuyệt vời của phần mềm Sapo là sở hữu tính năng đồng bộ hóa liên tục mọi dữ liệu. Bằng tính năng này, dù ở bất kỳ đâu, bạn chỉ cần một chiếc điện thoại có kết nối mạng thì đều có thể theo dõi hoạt động kinh doanh, thống kê doanh thu của từng sản phẩm cũng như lịch sử giao dịch.
>>> TÌM HIỂU NGAY: TOP 6 phần mềm ERP quản lý doanh nghiệp miễn phí tại Việt Nam
3.3 Quét mã vạch nhanh chóng bằng camera trên điện thoại
Phần mềm Sapo POS được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao vì sở hữu công nghệ tiên tiến dùng camera điện thoại để quét mã vạch sản phẩm. Bằng cách này, tiến trình thanh toán, bán hàng của doanh nghiệp sẽ diễn ra một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng.
>>> ĐỌC NGAY: 10 phần mềm quản lý dự án miễn phí giúp kiểm soát tiến độ hiệu quả
3.4 Quản lý chi tiết số lượng hàng hóa, sản phẩm
Sapo có khả năng hỗ trợ doanh nghiệp tạo và quản lý chi tiết về trạng thái, mẫu mã và số lượng sản phẩm hiệu quả. Khi áp dụng Sapo vào công việc bán hàng, số lượng sản phẩm sẽ tự động cộng hoặc trừ trên hệ thống khi có phát sinh giao dịch. Bên cạnh đó, bạn còn nắm được sản phẩm nào còn hàng tồn kho hoặc sắp hết để có kế hoạch xử lý kịp thời.
>>> XEM NGAY: 13 phần mềm quản lý hồ sơ tài liệu miễn phí, tốt nhất
3.5 Kết nối với máy in hóa đơn dễ dàng
Một trong các tính năng của phần mềm bán hàng Sapo là khả năng kết nối bằng bluetooth với máy in hoá đơn. Nhờ tính năng này, doanh nghiệp dễ dàng thao tác chọn số lượng, bố cục và các thông tin trên mẫu in. Ngoài ra, bạn còn có thể xem trước hoá đơn ngay trên hệ thống ứng dụng.
>>> THAM KHẢO NGAY: 9 phần mềm chấm công trên điện thoại phổ biến nhất hiện nay
3.6 Cung cấp biểu đồ báo cáo hoạt động kinh doanh
Hệ thống quản lý bán hàng Sapo được tích hợp chức năng báo cáo dưới dạng biểu đồ trực quan số liệu kết quả kinh doanh. Nhờ đó, chủ doanh nghiệp sẽ có thể theo dõi doanh thu, lợi nhuận tức thì của cửa hàng một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, Sapo còn hỗ trợ so sánh các loại sản phẩm theo ngày/tuần/tháng để giúp bạn đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp hơn.
>>> XEM NGAY: Microsoft teams là gì? Doanh nghiệp có nên dùng Ms team để quản lý công việc không?
3.7 Cách thức thanh toán đa dạng
Để theo kịp xu hướng công nghệ hiện nay, phần mềm Sapo đã được tích hợp nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Các phương thức thanh toán được tích hợp trong phần mềm này là tiền mặt, thẻ tín dụng hay chuyển khoản, COD…
>>> XEM NGAY: [REVIEW] Asana là gì? Cách sử dụng phần mềm Asana quản lý công việc
4. Các giải pháp pháp mà phần mềm Sapo mang lại
Ngoài tính năng bán hàng, phần mềm Sapo còn mang lại nhiều chức năng hỗ trợ khác như:
- Sapo POS: Đây là phần mềm hỗ trợ quản lý cửa hàng trên cả 2 nền tảng online và offline. Khi sử dụng phần mềm này, bạn sẽ tính tiền và quản lý đơn hàng chính xác, nhanh chống hơn.
- Sapo Web: Phần mềm này cung cấp giải pháp thiết kế website bắt mắt, chuẩn SEO cho các doanh nghiệp.
- Sapo Go: Đây là giải pháp tăng trưởng, quản lý bán hàng dành cho doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh trên nền tảng sàn TMĐT, Facebook…
- Sapo FNB: Đây là phần mềm có khả năng hỗ trợ các doanh nghiệp, quán cafe, nhà hàng lên order, thanh toán, quản lý nguyên liệu, doanh thu…
- Sapo OMINI: Phần mềm này được đánh giá là giải pháp quản lý bán hàng đa kênh hiệu quả và tốt nhất hiện nay. Phần mềm này hỗ trợ bạn quản lý tập trung các cửa hàng từ TMĐT, website, Facebook… trên cùng một nền tảng.
>>>> ĐỪNG NÊN BỎ QUA BÀI VIẾT: Phần mềm Kiotviet là gì? Hướng dẫn đăng ký và sử dụng
5. Giá mua ứng dụng quản lý bán hàng Sapo
Hiện nay, phần mềm bán hàng Sapo có 3 gói cước với 3 mức giá khác nhau là START UP, POS, OMNICHANNEL. Chi phí cụ thể của từng gói dịch vụ là:
- Gói START UP phù hợp để áp dụng trong các cửa hàng nhỏ mới bắt đầu kinh doanh có chi phí là 160.000 đồng/tháng.
- Gói POS dành cho cửa hàng hoặc chuỗi cửa hàng có giá là 249.000 đồng/tháng.
- Gói OMNICHANNEL phù hợp cho các cửa hàng bán hàng đa kênh sử dụng có mức chi phí là 599.000 đồng/tháng.
>>> ĐỌC NGAY: 12 phần mềm Email Marketing miễn phí và có phí hiệu quả 2022
6. So sánh phần mềm Sapo và Kiotviet
6.1 Quy mô công ty
Sau hơn 10 năm ra đời và phát triển, phần mềm Sapo hiện sở hữu các sản phẩm là Sapo POS – Phần mềm quản lý bán hàng tại cửa hàng và Facebook, Sapo GO, Sapo Web, Sapo Omnichannel. Hiện nay, với hơn 500 nhân viên, Sapo đã phục vụ cho khoảng 67,000 khách hàng trên toàn quốc.
Kiotviet là ứng dụng được Công ty Cổ phần Phần mềm Citigo cho ra mắt vào năm 2013. Theo số liệu thống kê trên website của Kiotviet, phần mềm này hiện đang sở hữu 40.000 người dùng trên khắp cả nước.
>>> ĐỌC NGAY: SAAS là gì? Thông tin chi tiết về Software As A Service
6.2 Giao diện sử dụng
Về mặt giao diện, Sapo POS có thiết kế hiện đại, menu dạng dọc và dễ thao tác. Tuy nhiên, menu của Sapo POS nhiều mục nhỏ hơn vì phần mềm này còn có tính năng quản lý đơn hàng trên Facebook. Vì vậy, bạn sẽ tốn một khoảng thời gian nhất định để có thể làm quen với giao diện của Sapo.
Còn với Kiotviet, giao diện của phần mềm này rất đơn giản nên người mới có thể dễ dàng thao tác. Thanh menu của phần mềm này là dạng ngang, hiển thị đầy đủ các thông tin cần thiết. Bên cạnh đó, Kiotviet và Sapo đều được tích hợp các phím tắt nhằm giúp bạn có thể thao tác nhanh chóng.
>>> ĐỌC NGAY: Trí tuệ cảm xúc – Yếu tố nâng tầm sự thành công
6.3 Tính năng bán hàng
Phần mềm Sapo có màn hình bán hàng tại quầy và màn hình nhắn tin trên Facebook. Hai kênh online và offline của phần mềm này đều các sự chuyên biệt về các tính năng, thông tin đơn hàng, khách hàng… Riêng đối với kênh bán hàng online trên Facebook sẽ có thêm mục quản lý đối tác vận chuyển.
Khác với Sapo, Kiotviet chỉ cung cấp cho doanh nghiệp một màn hình duy nhất cho cả hai kênh bán hàng offline và online. Tuy điều này sẽ giúp bạn chỉ cần làm quen với một màn hình nhưng lại gây khó khăn trong việc tách riêng báo cáo tình hình bán hàng và đo lường hiệu quả cho từng kênh.
>>> TÌM HIỂU THÊM: Slack là gì? Hướng dẫn sử dụng phần mềm Slack thành thạo
6.4 Chức năng quản lý kho hàng
Tùy theo mô hình kinh doanh, phần mềm Sapo sẽ quản lý chi tiết các thông tin về sản phẩm như thương hiệu, màu sắc, kích cỡ… Ngoài ra, phần mềm còn hỗ trợ bạn ghi chép vị trí hàng hóa trong kho hoặc cửa hàng để quá trình lấy hàng, đóng gói và vận chuyển đến khách diễn ra nhanh chóng.
Phần mềm Kiotviet vẫn tồn tại nhiều hạn chế trong tính năng quản lý kho hàng. Phần mềm chỉ có thể hỗ trợ doanh nghiệp kiểm tra số lượng hàng tồn kho hoặc lượng hàng được đặt trước và số liệu không được hiển thị trên giao diện đơn hàng.
6.5 Tích hợp website, vận chuyển
Bạn có thể dễ dàng nâng cấp ứng dụng Sapo thành Sapo Omnichannel để có thể tích hợp việc bán hàng trên các kênh thương mại điện tử như Shopee, Sendo… bên cạnh việc kinh doanh tại cửa hàng. Ngoài ra, bạn sẽ cũng không cần lo về vấn đề vận chuyển sản phẩm đến tay khách hàng vì các đơn hàng sẽ được tự động đẩy đến các đơn vị vận chuyển để giao vận.
Trái với Sapo, phần mềm Kiotviet hiện vẫn chưa được tích hợp tính năng vận chuyển tự động. Phần mềm này chỉ cho phép đồng bộ hóa một chiều nhưng lại thường xuyên xảy ra các lỗi như đơn hàng không đổ về Kiotviet.
6.6 Ứng dụng điện thoại
Cả Sapo và Kiotviet đều sử dụng 2 loại app riêng cho việc bán hàng và quản lý. Bằng việc phát triển ứng dụng trên nền tảng điện thoại, Sapo và Kiotviet đã đem đến cho người sử dụng một trải nghiệm vô cùng tiện ích.
6.7 Tính ổn định của hệ thống và khả năng kết nối phần cứng
Cả hai phần mềm Sapo POS và Kiotviet đều có khả năng tích hợp với phần cứng như máy in mã vạch, hóa đơn hoặc ngăn kéo đựng tiền… Hai phần mềm này đều được đánh giá là có tính ổn định cao nhưng đôi khi cũng sẽ có những vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng. Điều quan trọng là đơn vị nào sẽ phản hồi và xử lý vấn đề cho khách hàng hiệu quả và nhanh chóng hơn.
6.8 Chi phí
Hiện nay, Sapo POS có 2 gói dịch vụ với mức giá khác nhau. Đối với gói Startup dành cho người mới kinh doanh, bạn sẽ tốn 119.000đ để sử dụng trong một tháng. Còn gói cho cửa hàng/ chuỗi cửa hàng và bán hàng online, bạn sẽ mất khoảng 229.000đ để sử dụng trong 1 tháng và đồng thời phải mua tối thiểu 1 năm.
Phần mềm Kiotviet cũng cung cấp 2 gói dịch vụ là cơ bản và nâng cao. Bạn muốn sử dụng gói cơ bản thì phải bỏ ra chi phí 90.000 đ/tháng và 220.000đ/tháng cho gói nâng cao. Ngoài ra, Kiotviet còn cho phép bạn dùng thử miễn phí phần mềm trong 10 ngày. Sau 10 ngày nếu muốn tiếp tục sử dụng thì bạn phải gia hạn thời hạn bằng hợp đồng chính thức.
6.9 Chăm sóc khách hàng
Cả hai phần mềm Kiotviet và Sapo đều có hệ thống tổng đài hỗ trợ chăm sóc khách hàng. Nếu gặp bất cứ vấn đề gì trong quá trình sử dụng, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến tổng tài của ứng dụng để được hỗ trợ tận tình. Đặc biệt, khách hàng khi điện đến tổng đài của Sapo sẽ không tốn bất kỳ chi phí nào.
>>>> KHÁM PHÁ NHIỀU HƠN TẠI:
Trên đây là những thông tin review về phần mềm bán hàng Sapo mà chúng tôi muốn cung cấp đến bạn. Bên cạnh đó, bài viết trên còn chia sẻ về thông tin so sánh Sapo và Kiotviet để bạn có thể lựa chọn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Đơn vị phát triển phần mềm FASTDO
- Địa chỉ:
- Văn phòng trụ sở Hà Nội: Tầng 6, số 11 Vương Thừa Vũ, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.
- Văn phòng chi nhánh Đà Nẵng: Tầng 2, toà QB, 23 Trường Thi 1, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
- Điện thoại: 0905 852 933
- Email: [email protected]
- Website: https://fastdo.vn/
Phần mềm quản lý bán hàng Sapo là gì?
Sapo là một trong những phần mềm quản lý doanh nghiệp bán hàng uy tín tại Việt Nam. Thương hiệu Sapo được nhiều người biết đến và sử dụng vì có quy mô lớn cũng như sở hữu nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh. Với nhiều tính năng ưu việt, Sapo hiện là một phần mềm quản lý bán lẻ, giải pháp bán hàng online được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao.
4 tính năng chính của ứng dụng Sapo bán hàng là gì?
Phần mềm Sapo có những tính năng chính sau: Tự động đổi đơn vận chuyển, so sánh chi phí vận chuyển, quản lý kho hàng chính xác, báo cáo doanh thu chi tiết
Những lợi ích khi sử dụng phần mềm Sapo là gì?
Phần mềm Sapo đem lại những lợi ích sau: Bán hàng và thanh toán hóa đơn tiện lợi; có thể quản lý cửa hàng ở bất cứ đâu; quét mã vạch nhanh chóng bằng camera trên điện thoại; quản lý chi tiết số lượng hàng hóa, sản phẩm; kết nối với máy in hóa đơn dễ dàng; cung cấp biểu đồ báo cáo hoạt động kinh doanh; cách thức thanh toán đa dạng.
4.4/5 – (153 bình chọn)