Review Kinh Nghiệm Đi ĐỀN BÀ CHÚA KHO Bắc Ninh 2023
Bắc Ninh Kinh Bắc xưa nay vốn nổi tiếng là xứ đền chùa tâm linh. Trong đó phải kể đến ngôi đền đặc biệt mang tên Bà Chúa Kho, nơi Cầu Tài, Cầu Lộc, Cầu Bình An. Người lữ khách phương xa tìm tới đền còn có mong muốn vay vốn âm của Bà Chúa Kho để nhận được lộc dương trong làm ăn buôn bán được thuận buồm xuôi gió, tiền bạc được suôn sẻ, dồi dào. Không phải ngẫu nhiên mà ngôi đền này lại nổi tiếng về “vay vốn”, cũng bởi sự cổ kính và linh thiêng nơi cửa đền cùng những ứng nghiệm khi sắp lễ cầu xin.
Hôm nay hãy cùng Dulich.Pro.Vn về Bắc Ninh ghé thăm ngôi đền cổ này, review kinh nghiệm du lịch, chuẩn bị cho chuyến đi mùa xuân năm nay nhé!
Giới thiệu về Đền Bà Chúa Kho ở đâu ?
Đền Bà Chúa Kho được xây dựng từ rất sớm nằm trên lưng chừng núi Kho ở làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, Bắc Ninh. Xung quanh ngôi đền còn rải rác các mảnh vỡ, đầu ngói mũi hài, gạch ngói cũ của được cho là có từ thời Lê. Trải qua các cuộc chiến tranh tàn phá và đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống Pháp phần lớn ngôi đền đã bị phá hủy. Mãi cho đến khoảng năm 1980, ngôi đền mới được xây dựng và trùng tu lại để bảo trì tục thờ Bà Chúa Kho truyền thống.
Những truyền thuyết và câu chuyện về Bà Chúa Kho thì có rất nhiều như theo người dân trong vùng kể lại thì bà là người con gái xinh đẹp xuất thân trong một gia đình nghèo tại làng Quả Cảm. Về sau bà kết hôn với Vua Lý trở thành hoàng hậu và có công lớn trong việc chiêu dân lập làng, giúp dân khai khẩn đất nông nghiệp ở Đàng Ngoài. Ngoài ra bà cũng là người đã giúp nhà vua giữ gìn kho lương trong suốt nhiều năm dài. Khi mất đi, để tưởng nhớ công ơn của Bà Chúa Kho, nhân dân đã lập đền thờ để ghi lại công đức của bà.
Đền Bà Chúa Kho địa chỉ, số điện thoại, giờ mở cửa Cập Nhật
Ban quản lý Đền Bà Chúa Kho số điện thoại: (0222)3.814.681 – Hotline dịch vụ tour du lịch đi Đền Bà Chúa Kho Online Giá Rẻ 24/7: 0981.851.651.
Địa chỉ Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh: Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành Phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam.
Đền Bà Chúa Kho giờ mở cửa đón du khách tham quan, chiêm bái, làm lễ từ 06:30 – 18:00. Lịch hoạt động đền vào tất cả các ngày, gồm cả ngày nghỉ lễ, tết trong tuần từ thứ 2 đến Chủ Nhật.
Giá vé Đền Bà Chúa Kho vào cửa, tham quan bao nhiêu tiền ?
Hiện tại chùa đền Bà Chúa Kho không thu vé tham quan, vào cổng. Nếu muốn dâng lễ lên ban thờ bạn có thể chuẩn bị lễ từ nhà nếu ở gần hoặc hỏi mua tại các gian hàng trên đường vào đền. Khi đi xe đến bạn gửi xe tại bãi, ở đây có người trông giữ xe cẩn thận nên bạn cũng mua vé xe khoảng 10.000đ/lần gửi, giá vé có thể thay đổi tùy vào thời điểm trong năm.
Du lịch Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh 1 ngày chi phí tour bao nhiêu ?
Review kinh nghiệm du lịch đền Bà Chúa Kho tại Dulich.Pro.Vn, nhận thấy xu hướng hiện nay du khách thường đi du xuân, du lịch, chiêm bái tại đền Bà Chúa Kho có lựa chọn chi phí như sau:
Du lịch đền Bà Chúa Kho 1 ngày 450.000 đ/khách. Chi phí du lịch là đi cùng một số các địa điểm thuận đường ở Bắc Ninh như: Làng Diềm, Chùa Phật Tích, Chùa Dâu, Đền Đô, Chùa Trăm Gian…với các dịch vụ đã bao gồm như: xe ô tô đưa đón lịch trình Hà Nội – Đền Bà Chúa Kho – Bắc Ninh khứ hồi, ăn 01 bữa trưa suất 150k/khách, vé tham quan thắng cảnh, bảo hiểm du lịch, hướng dẫn viên theo tour đền Bà Chúa Kho, nước uống 1 chai/khách phục vụ trên xe.
Chi phí đi đền Bà Chúa Kho cao hay thấp còn tùy vào số lượng người dự kiến đi tour, giá tiền suất ăn trưa và địa điểm đi cùng,…Chi phí du lịch được Dulich.Pro.Vn review có thể giao động đôi chút. Nhưng là đủ chi phí để du khách có thể lựa chọn đăng ký tour trọn gói đi Đền Bà Chúa Kho theo yêu cầu tại 0963.851.651 hay đi du lịch đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh tự túc nhé!
Tour du lịch đi Đền Bà Chúa Kho vào thời gian nào phù hợp ?
Hàng năm cứ nhằm ngày 12 tháng Giêng Âm lịch người dân trong vùng lại long trọng tổ chức lễ hội đền Bà Chúa Kho. Nhằm tưởng nhớ ngày giỗ Bà Chúa Kho, người dân Cổ Mễ và du khách thập phương cùng dâng hương, sắm lễ và tiến lễ lên các ban thờ trong Đền từ Tiền Tế, Tứ Phủ Công Đồng, Đệ Nhị Cung đên Đệ Nhất Cung), cuối cùng là cúng Phật ở chùa làng và cúng Thánh Tam Giang ở đình.
Chỉ dẫn phương tiện di chuyển, đường đi đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh
Đền Bà Chúa Kho cách Hà Nội khoảng 33km về hướng Đông Bắc và cách trung tâm thành phố Bắc Ninh tầm 4km, du khách có thể lựa chọn đi xe máy, ô tô, xe buýt, thuê xe du lịch… Tùy thuộc vào điểm xuất phát mà Dulich.Pro.Vn đề xuất cho bạn 2 cung đường thuận tiện.
Đường đi xuất phát từ thành phố Bắc Ninh: Từ trung tâm thành phố bạn đi theo tỉnh lộ 295B rồi rẽ trái theo đường Cổ Mễ là tới khu Đền Bà Chúa Kho.
Đường đi xuất phát từ Hà Nội: Trung tâm thành phố -> cầu Thanh Trì rồi -> điểm thu phí QL1B -> đi khoảng 25km đến TP Bắc Ninh -> rẽ vào cầu vượt có biển chỉ dẫn đi Cầu Hồ -> đèn xanh đèn đỏ Ngã tư Cổng Ô -> rẽ phải lại hướng đi Lạng Sơn -> đi 3,5 km thấy biển “Đền Bà Chúa Kho”.
Review trải nghiệm, chiêm bái, tham quan đền Bà Chúa Kho có gì ?
Khám phá kiến trúc độc đáo: Ngôi đền được thiết kế và trùng tu lại theo kiểu chữ Nhị gồm gian Tiền Tế và Hậu cung, mỗi nơi 3 gian. Ngoài ra từ chân núi đến lưng chừng núi như còn các công trình chạy dọc lên như Cung đệ tam, cung đệ nhị, cổng tam môn, tiền tế,… Trên mái đền có bức đại tự với dòng chữ Hán đắp nổi: “Chúa Kho từ” tức đền Bà Chúa Kho, hai trụ phần bên trước có câu đối viết bằng chữ Hán, ca tụng công lao của bà “Càn long tốn thuỷ lưu thắng cảnh/ Liệt nữ cao sơn hiển linh từ” .
Nghe thuyết minh về những câu chuyện và bí ẩn tại ngôi đền: Ngay sau đền có một đường hầm bí mật hình mái vòm được đào xuyên qua lòng núi Kho đi ra sông Cầu. Tương truyền đây là đường hầm do Bà Chúa Kho xây dựng phục vụ mục đích quân sự thời Lý với địa hình dễ thủ khó công. Nơi đây một thời từng là điểm tập kết và điều chuyển binh lực, vật lực đi nhiều nơi khác.
Trước đền du khách sẽ bắt gặp một đầm nước rất rộng xung quanh là núi đá. Chỉ có một hướng ra vào lại dễ dàng di chuyển bằng thuyền nhẹ vào trong chân núi Chùa hoặc ra hồ Thủy về thành cổ Bắc Ninh, ngay gần đó lại có con suối Hoa chảy ngang. Với địa hình như vậy thì nhà Lý đã chọn đây là nơi tập trung huấn luyện thủy binh, và cả trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ ta cũng chọn làm nơi đóng quân của tiểu đoàn cầu phà.
Nghi thức “vay vốn” đền Bà Chúa Kho: Đầu năm đi vay cuối năm đi trả, cứ vào đầu năm doanh nhân, người làm ăn, buôn bán lại tìm về đền để vay vốn với quan niệm vốn được vay tại đây sẽ sinh lời đem lại sự giàu sang cho gia chủ. Người vay thành tâm ghi vào sớ những điều mình mong muốn bao gồm số tiền vay, thời gian cụ thể đến trả. Ngôi đền rất linh vì vậy mà người nào hứa tới đền trả nợ mà không đến làm ăn ắt sẽ thất bát nặng nề.
Dâng lễ: Vì là đền nên bạn có thể sắm lễ chay, mặn tùy tâm, sắp xếp chu đáo và cẩn thận. Dâng lễ cũng phải theo tuần tự, đền có 8 ban thờ trong đó có 4 gian chính là Tiền tế, Phủ Công Đồng, Đệ Nhất cung, Đệ nhị Cung. Đầu tiên là đền Trình, bạn sẽ khấn với thổ công, các vị quan cai quản, xin phép đến đền hành lễ dâng hương, tiếp theo là dâng lễ đền Bà Chúa Kho và đọc văn khấn trong quá trình thắp hương. Trong lúc đợi cháy hết một nén hương bạn có thể đi các ban khác đặt lễ, dâng hương.
Hạ lễ: Sau khi dâng lễ và khấn ở các ban thờ xong xuôi bạn phải đợi cháy hết 1 tuần nhang mới hạ lễ. Sau khi thắp hương xong, trước mỗi ban thờ bạn vái 3 vái rồi hạ sớ và hóa vàng, hóa xong thì hạ lễ từ ban ngoài cùng vào ban chính.
Bỏ túi kinh nghiệm đi du lịch đền Bà Chúa Kho có lưu ý gì quan trọng ?
Bỏ túi ngay những kinh nghiệm du lịch hữu ích, lưu ý cần thiết dưới đây nếu bạn đang có dự định vay vốn, trả lễ hay đơn giản là vãn cảnh tham quan đền Bà Chúa Kho trong thời gian tới nhé.
+ Thường khi hạ lễ tại các đền chùa du khách sẽ mang đồ lễ về tuy nhiên tại đền Bà Chúa Kho riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ chứ không nên mang về.
+ Cẩm nang đi du lịch mùa lễ hội, trang phục giản dị, lịch sự màu sắc đơn giản sẽ phù hợp hơn khi đến những nơi trang nghiêm như cửa đền, bạn cũng nên mang giày hoặc dép quai để dễ dàng di chuyển.
+ Kinh nghiệm dọc theo con đường dẫn vào đền có nhiều gian hàng bán đồ lễ từ vàng mã, nén hương, hoa quả… cho những vị khách từ xa tới. Tuy nhiên bạn cũng nên tham khảo và hỏi giá trước để tránh bị chặt chém hay chuẩn bị lễ không đầy đủ.
+ Mẹo hay đi lễ nên để tiền vào hòm công đức thay vì đặt lên ban thờ hay kẹp vào tay tượng thờ gây mất thẩm mỹ và mang tính đổi chác.
+ Lưu ý cần thiết cuối cùng là không quên đi nhẹ, nói chuyện vừa đủ nghe khi vào chùa tránh làm ảnh hưởng đến người khác, đặc biệt bạn nên tắt chuông điện thoại trước khi vào làm lễ.
Trên đây là trọn bộ kinh nghiệm đi đền Bà Chúa Kho được Dulich.Pro.Vn tổng hợp, hy vọng bạn đã có thêm một điểm đến mới cho dịp cuối năm và mùa xuân này. Nếu còn thắc mắc về phương tiện di chuyển hay các bước dâng lễ tại đền đừng ngại liên hệ tới hotline của chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất cũng như tư vấn cho bạn về những điểm tham quan hấp dẫn tại quê hương quan họ Bắc Ninh.