Research Paradigm
Nội Dung Chính
Research Paradigm
Estimated reading time: 3 minutes
Trường phái nghiên cứu (research paradigm) gồm có 3 trường phái chính:
-
Positivism = naturalistic hoặc objectivist
-
Interpretive = impressionist = subjectivist
-
Constructionist = post modern.
3 yếu tố quyết định sự khác nhau giữa các trường phái
-
Bản thể luận (
Ontology
), quan niệm chủ quan của nhà nghiên cứu về thực tế, hiện tượng; -
Khoa học luận hoặc nhận thức luận (
Epistemology
) quan điểm về việc làm sao có thể hiểu biết về các hiện tượng cần nghiên cứu; -
Phương pháp luận (
Methodology
) kế hoạch về con đường cụ thể dẫn mình đến câu trả lời hoặc giải pháp cần có.
2 quan điểm đối lập
Đại diện cho 2 lãnh vực khoa học ở hai cực đối lập với nhau là khoa học (science
) và nghệ thuật (art
) là:
-
Thực chứng luận, hay chủ nghĩa thực chứng (
Positivism
): Cốt lõi tư tưởng có thể tóm tắt trong một câu là “ngoài kia có một thế giới khách quan, độc lập với kinh nghiệm của con người, và ta có thể nhận thức ra nó bằng cách quan sát, đo đạc, hoặc sờ vào nó”. -
Phi thực chứng luận và kiến tạo luận, hay thuyết kiến tạo (
anti-positivism
hoặcconstructivism
): Cốt lõi tư tưởng có thể tóm tắt trong một câu là “sự vật không tồn tại khách quan mà phụ thuộc vào sự trải nghiệm và tư duy của con người, theo kiểu “con người tạo ra thượng đế” (vì mình nghĩ là có thượng đế, nên mới có cái gọi là thượng đế).”
Từ hai quan điểm trên, ta có hai cách tiếp cận nghiên cứu (research approach
) chính là:
-
Định lượng (quan điểm thực chứng) và
-
Định tính (quan điểm phi thực chứng, hay quan điểm kiến tạo).
Do đó, mỗi cách tiếp cận nói trên sẽ có nhiều phương pháp cụ thể (methods) khác nhau.
Ví dụ: Định lượng thì sẽ làm điều tra (survey), thực nghiệm (experimental), hoặc phương pháp tương quan (correlational). Còn làm định tính thì thường là case study
, phương pháp dân tộc học (ethnographic
) – tức cùng ăn cùng ở cùng làm, quan sát, trao đổi tuơng tác, ghi chép rồi sau đó diễn giải ra các ý nghĩa.
Riêng khoa học xã hội (social sciences) thì nó nằm giữa art và science, nên nó có khi sử dụng trường phái này, có khi sử dụng trường phái kia. Ngày nay người ta có khuynh hướng kết hợp cả hai trường phái trong nghiên cứu khoa học chứ không còn sử dụng đơn thuần một trường phái nào. Và khoa học xã hội bao gồm: kinh tế, giáo dục, xã hội học (sociology), và một số ngành khác. Khoa học nhân văn, hay là art, bao gồm triết học, văn chương, ngôn ngữ, mỹ thuật, vv.
Mời bạn chọn phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu hỗn hợp