Rau mùi – loại gia vị ngày Tết tốt từ rễ tới ngọn

Theo ThS. BS Trần Thu Nguyệt – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS. Đỗ Tất Lợi đã khẳng định tất cả các bộ phận của rau mùi từ lá, thân, rễ và quả (hạt mùi) đều có tác dụng tốt với sức khỏe. Đặc biệt, hạt mùi khô là vị thuốc chữa bệnh.

Rau mùi có mùi thơm dễ chịu, hay được dùng ăn sống hoặc trong các món nộm, salad. Rau mùi tươi được dùng để làm gia vị và trang trí trên các món ăn trong mâm cỗ ngày Tết.

Rau mùi - loại gia vị ngày Tết tốt từ rễ tới ngọn  - Ảnh 2.

ThS.BS Trần Thu Nguyệt – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Rau mùi chứa nhiều chất dinh dưỡng như phốt pho, canxi, magiê, kali, natri, vitamin A, B, C và K… Tây y dùng quả mùi làm thuốc trung tiện, kích thích và giúp tiêu hóa. Trong công nghiệp dùng làm nước hoa, hương liệu và rượu mùi…

Dưới đây là những thông tin và cách sử dụng rau mùi của ThS.BS Trần Thu Nguyệt – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam.

1. Tác dụng của thân, lá rau mùi

Rau mùi có tác dụng chống viêm: rau mùi chứa hàm lượng cao axit béo omega 3 và omega 6 do vậy có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh viêm, ngoài ra còn nhiều lợi ích sức khỏe khác, như hỗ trợ sự phát triển trí não ở trẻ em.

Rau mùi bảo vệ mắt, giúp mắt sáng: do có chứa hàm lượng beta carotene cao cùng với rất nhiều chất chống oxy hóa, rau mùi được xem là thảo dược giúp giảm các bệnh liên quan đến mắt và cải thiện thị lực rất tốt. Không chỉ thế, rau mùi còn có công dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.

Rau mùi - loại gia vị ngày Tết tốt từ rễ tới ngọn  - Ảnh 3.

Rau mùi

Rau mùi tăng cường hệ miễn dịch: vitamin A, C có trong rau mùi có tác dụng hỗ trợ và thúc đẩy hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Rau mùi cũng chứa nhiều chất diệp lục chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm gây ra.

Rau mùi hỗ trợ quá trình tiêu hóa: Lá rau mùi rất giàu chất xơ và chất chống oxy hóa. Điều đó giúp tăng cường tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất và giúp bạn kiểm soát chứng đầy hơi và táo bón. Cung cấp chất xơ, rau mùi giúp bạn cảm thấy no hơn và ngăn ăn quá nhiều, đồng thời giữ cho đường ruột của bạn khỏe mạnh.

Rau mùi hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu: một nghiên cứu dựa trên kết quả những người mắc bệnh đái tháo đường tiêu thụ rau mùi trong khoảng vài tháng cho thấy, lượng đường trong máu của họ giảm mạnh và ổn định hơn. Điều này gợi ý cho việc rau mùi có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu ổn định và giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường.

Rau mùi - loại gia vị ngày Tết tốt từ rễ tới ngọn  - Ảnh 4.

Với hương vị thơm dịu nhẹ, màu xanh mướt, rau mùi vừa là gia vị vừa là chi tiết để trang trí cho món ăn hằng ngày.

Rau mùi hỗ trợ giúp xương chắc khỏe: rau mùi được xem là một nguồn cung cấp canxi tuyệt vời, giúp cho quá trình hình thành và duy trì xương khỏe mạnh.

Rau mùi hỗ trợ bảo vệ tim mạch: rau mùi giúp thanh lọc máu và loại bỏ homocysteine, một loại axit amin gây thiệt hại cho các mạch máu và hệ thống tim mạch. Folate có nhiều trong rau mùi làm giảm lượng enzyme có hại cho cơ thể, từ đó ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ.

Rau mùi hỗ trợ chữa mất ngủ: rau mùi được sử dụng như một loại thảo mộc thiên nhiên có tác dụng làm dịu thần kinh, hỗ trợ giấc ngủ sâu và an toàn.

Rau mùi hỗ trợ phòng chống ung thư: các chất chống oxy hóa trong rau mùi bao gồm beta carotene, vitamin C, vitamin E, ferulic, axit caffeic, kaempferol và quercetin được chứng minh là những chất chống oxy hóa có tác dụng làm giảm nguy cơ mất cân bằng oxy hóa trong các tế bào, do vậy có thể phòng chống bệnh ung thư.

Rau mùi hỗ trợ loại bỏ kim loại nặng trong cơ thể: rau mùi là một trong số ít những loại thảo dược được sử dụng để hỗ trợ loại bỏ lượng kim loại nặng, khử độc thủy ngân, nhôm và những chất hại khác.

Rau mùi hỗ trợ làm đẹp: không chỉ tốt cho sức khỏe, rau mùi còn là một loại “mỹ phẩm” từ tự nhiên rất tuyệt.

Giúp hỗ trợ giảm khô da, da có mụn: giã nát rau mùi lấy nước cốt khoảng 1 thìa cà phê trộn 1 chút bột nghệ, rửa mặt thật sạch rồi bôi hỗn hợp này lên mặt mỗi tối trước khi đi ngủ, sẽ giúp da mặt hồng hào, giảm mụn.

Rau mùi hỗ trợ trị mụn bọc và mụn trứng cá: 1 muỗng nước ép rau mùi trộn chung 1 nhúm bột nghệ, rửa mặt thật sạch rồi bôi hỗn hợp này lên mặt mỗi tối trước khi đi ngủ, giúp tươi nhuận da, giảm mụn trứng cá.

2. Tác dụng của hạt mùi

Hạt mùi có màu nâu sậm, nhẹ, có mùi thơm đặc trưng, rất nhỏ, chỉ khoảng 3- 4mm. Hạt mùi thực chất là phần quả chín đã sấy khô của cây rau mùi, tuy là quả nhưng vẫn hay được gọi với cái tên hạt mùi. Trong hạt mùi có chứa tinh dầu từ 0,8 đến 1,8%, các loại dầu béo từ 20 – 22% đặc biệt, mùi trồng ở Việt Nam quả có chứa 0,79 – 1,17% tinh dầu và hàm lượng lanalol trong tinh dầu thường cao hơn tài liệu thế giới, đạt từ 86,1 – 96,3%.

Tinh dầu hạt mùi là chất lỏng màu vàng nhạt, mùi thơm. Thành phần chính của tinh dầu mùi là linalol 63,1 – 75,5%. Tinh dầu hạt mùi được dùng làm chất thơm trong kỹ nghệ thực phẩm, các sản phẩm thuốc, kỹ nghệ hương liệu.

Rau mùi - loại gia vị ngày Tết tốt từ rễ tới ngọn  - Ảnh 6.

Mùi trồng ở Việt Nam hạt có chứa 0,79 – 1,17% tinh dầu và hàm lượng lanalol trong tinh dầu thường cao hơn tài liệu thế giới, đạt từ 86,1 – 96,3%

Theo kết quả một nghiên cứu cho thấy hạt mùi chứa tinh dầu, chủ yếu là linalol (58,22%), dùng ngoài da có tác dụng kháng nấm. Dịch chiết cây mùi có tác dụng hạ đường huyết và chống gốc tự do. Tác dụng lợi tiểu và hạ huyết áp từ dịch chiết hạt mùi cũng được ghi nhận.

Tác dụng chính của hạt mùi là có công dụng kháng khuẩn, làm sạch, đặc biệt thích hợp với việc tắm làm sạch da, tránh một số bệnh truyền nhiễm, thích hợp cho rất nhiều đối tượng khác nhau, từ người lớn cho đến trẻ em.

Thành phần hoạt chất của hạt mùi phần lớn là các tinh dầu, vitamin A, B, và sắt. Hạt mùi có vị cay, tính ấm. Đông y dùng làm thuốc bổ tì vị, kích thích tiêu hóa, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, lợi tiểu, hạ sốt, giải cảm, chữa ho, ngạt mũi.

2.1. Hạt mùi hỗ trợ điều trị bệnh sởi trẻ em

Chủ yếu lúc sởi mới mọc, sởi mọc không đều, hoặc sốt kéo dài mà sởi chưa mọc hoặc mọc quá ít, dùng hạt mùi có tác dụng thúc sởi mọc nhanh và đều, tăng tuần hoàn ngoại vi làm cho độc sởi được phát ra ngoài, trạng thái nhiễm độc được giảm nhẹ. Nước tắm hạt mùi có tác dụng diệt khuẩn nhưng chỉ có tác dụng phòng bệnh sởi phần nào đó. Muốn phòng tránh bệnh sởi ngoài tắm nước hạt mùi còn phải kết hợp với việc tránh tiếp xúc với người nhiễm bệnh và giữ gìn sức khỏe, ăn uống đủ chất tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Dùng ngoài: Hạt rau mùi ( hoặc cả thân lá) 100 – 150g sắc nước sôi độ 5 phút, giã nát để sắc (không sắc lâu) đem xoa ấn vào tay chân và thân mình trẻ (theo thứ tự lưng trước bụng sau, trên trước dưới sau) không để trẻ bị lạnh. Dân gian còn dùng quả mùi để chữa sởi: giã nhỏ quả, ngâm với rượu và xoa khắp cơ thể, sởi sẽ mọc đều.

Uống trong: Hạt mùi 12g sắc nuớc uống ấm trong ngày 1 – 2 lần.

Hạt mùi nấu làm nước tắm sẽ có công dụng diệt khuẩn rất tốt, thường được các mẹ tin tưởng dùng làm nước tắm cho trẻ nhỏ, đặc biệt là để chống nhiễm sởi.

Tắm nước hạt mùi làm sạch da, thơm và mịn màng làn da. Đặc biệt trong những ngày Tết, nước tắm nấu từ hạt mùi hoặc cây mùi già sẽ mang lại hương thơm cổ truyền rất đặc biệt.

Rau mùi - loại gia vị ngày Tết tốt từ rễ tới ngọn  - Ảnh 7.

Hạt mùi

2.2. Hạt mùi hỗ trợ trị bệnh trĩ: Với những người bị trĩ, lòi dom, lấy 100g hạt mùi rang thơm sau đó xay thành bột mịn, hòa với rượu, uống lúc đói.

2.3. Hạt mùi hỗ trợ trị cảm cúm: Hạt mùi sắc lấy nước uống 2 lần một ngày, sẽ làm giảm hiệu quả các triệu chứng nhức đầu, sổ mùi và lại rất an toàn cho bạn.

2.4. Hạt mùi hỗ trợ trị bệnh tiêu chảy, đi ngoài ra máu: Dùng 7g hạt mùi sao thơm, tán nhỏ, pha với nước sôi uống 2 lần trong ngày.

2.5. Hạt mùi hỗ trợ phụ nữ sau đẻ cạn sữa: Quả mùi 6g, nước 100ml, đun sôi 15 phút chia 2 lần uống trong ngày.

2.6. Hạt mùi hỗ trợ trị da mặt có những nốt đen: Quả mùi sắc nước rửa luôn, nốt đen sẽ mất dần.

2.7. Hạt mùi hỗ trợ trị giun kim: Hạt mùi tán mịn trộn với bột trứng gà luộc chín và dầu mè liên tục 3 ngày, mỗi ngày một lần trước lúc ngủ.

Rau mùi - loại gia vị ngày Tết tốt từ rễ tới ngọn  - Ảnh 8.

Khi nấu ăn, chúng ta thường hay bỏ phần rễ rau mùi tuy nhiên, rễ ngò lại chứa nhiều sắt, vitamin và canxi hơn cả phần lá.

3. Tác dụng của rễ rau mùi

Khi nấu ăn, chúng ta thường hay bỏ phần rễ rau mùi tuy nhiên, rễ lại chứa nhiều sắt, vitamin và canxi hơn cả phần lá. Do có mùi thơm nồng dễ chịu, rễ mùi còn có thể dùng để ướp món ăn hay khử mùi hôi từ thịt.

Cách dùng phần rễ rau mùi: Dùng khoảng 10 đến 20 gốc rễ mùi cho từng món (ướp thịt nướng, dùng làm hương thơm cho nồi nước lèo…). Ngoài ra còn dùng để thay thế cho cây sả để làm nước luộc thịt thơm ngon hơn.

Tắm nước lá mùi ngày Tết, chớ bỏ qua những lưu ý của chuyên gia chăm sóc sức khỏe - Ảnh 9.

Mùi giàẢnh: Ecoshare

4. Tại sao lại tắm nước rau mùi trong ngày Tết?

Trong nhiều phong tục người Việt vẫn làm mỗi dịp Tết Nguyên Đán, tắm nước rau mùi già vào ngày 29 hay 30 tháng Chạp được cho là nét đẹp văn hóa vẫn được nhiều gia đình duy trì đến nay. Vậy tại sao lại là lá mùi già mà không phải loại lá nào khác?

Theo quan niệm của người xưa, việc tắm lá mùi già vào ngày cuối năm là để xua tan những chuyện không vui, những bụi trần vướng bận trong suốt một năm qua, từ đó sẵn sàng đón nhận niềm vui trong năm mới.

Cây mùi được chọn để nấu nước tắm phải là loại mùi già đã trổ hoa, kết trái, thân cây đã chuyển từ màu xanh sang nâu tía và khi đun lên, cho mùi thơm ngan ngát, cay cay, rất riêng biệt.

Hương của lá cây mùi tạo cho ta cảm giác tinh khiết, nhẹ nhàng, dễ chịu. Nhiều người lý giải rằng, lý do là bởi lá mùi có vị cay, tính ấm, có tác dụng lưu thông khí huyết, giải tỏa căng thẳng thần kinh phục hồi sức khỏe. Nước lá mùi có công dụng diệt khuẩn rất tốt, làm sạch da, thơm và mịn màng làn da.

Rau mùi - loại gia vị ngày Tết tốt từ rễ tới ngọn  - Ảnh 10.

Cây mùi được bán vào dịp Tết để mang về nấu nước tắm

Những điều lưu ý khi tắm nước rau mùi

Trước khi sử dụng lá mùi tắm chúng ta cần rửa sạch lá đun sôi để tránh nhiễm khuẩn. Những người đang mắc bệnh liên quan đến da như viêm da cơ địa, da trầy xước, bong tróc da, nhiễm trùng da… không nên tắm các loại nước lá nói chung và lá mùi nói riêng.

Việc sử dụng hạt hoặc lá mùi để tắm cho trẻ bị sởi cần được hết sức lưu ý vì một số trẻ cơ địa nhạy cảm, việc làm này vô tình sẽ khiến trẻ mắc thêm bệnh dị ứng. Trước khi tắm lá mùi hay bất cứ loại lá nào, cần tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn.

Không nên tắm nước lá mùi quá đặc và có thể pha loãng chúng ra bằng cách hòa thêm nước nóng lạnh để tắm được thoải mái hơn.

5. Ai hạn chế sử dụng rau mùi và hạt mùi?

Tinh dầu có nhiều trong lá và hạt rau mùi nên có tính gây kích ứng da. Vì vậy những người tiếp xúc thường xuyên với lá và hạt rau mùi cần chú ý mang găng tay khi tiếp xúc.

Hạn chế dùng rau mùi cho các bệnh nhân bị hen phế quản hoặc viêm phổi mạn tính vì có thể gây các phản ứng kích ứng, dị ứng đường thở, đôi khi có thể nguy hiểm đến tính mạng.

DS Đỗ Bảo

https://suckhoedoisong.vn/cong-dung-c…Rau mùi để phòng chữa bệnhRau mùi để phòng chữa bệnh

Tính năng công dụng của mùi trong Đông – Tây y tương tự các cây cỏ có tinh dầu như: gây hưng phấn thần kinh, kích dục, tăng trí nhớ, kích thích ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt hơn, chữa nôn trướng bụng (gây đánh trung tiện), giảm đau răng đau thắt dạ dày ruột.

Video xúc động, đang được quan tâm:

Các thầy thuốc nghẹn ngào khi Tết xa gia đình: