ROI là Gì? Công thức tính, ưu điểm và hạn chế của lợi tức đầu tư – Finhay

ROI là một chỉ số quan trọng trong đầu tư. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về khái niệm này khi tham gia thị trường chứng khoán. Trong bài viết này, Finhay sẽ giúp bạn hiểu thêm về chỉ số ROI là gì, cách tính ROI và các ưu điểm hạn chế của nó.

ROI là gì? 

ROI (Return on Investment) – Lợi tức đầu tư, là một công thức sử dụng để xác định lợi nhuận tài chính trong quá khứ và tiềm năng trong tương lai. ROI được đưa ra để đánh giá mức độ hiệu quả của một khoản đầu tư cụ thể so với những khoản đầu tư khác.

chi-so-roi

Trong kinh doanh, các khoản đầu tư của một công ty là nguồn lực giúp cải thiện hoạt động kinh doanh của mình, chẳng hạn như thời gian và tiền bạc. Lợi tức là lợi nhuận được tạo ra từ kết quả của các khoản đầu tư. ROI thường được định nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận ròng chia cho tổng chi phí đầu tư. Doanh nghiệp có thể sử dụng chỉ số ROI để đánh giá mức độ quản lý của công ty hay đo lường hiệu quả đầu tư đối với các chiến dịch hay dự án quan trọng.

Chỉ số ROI cũng được dùng để mô tả “chi phí cơ hội” hoặc phần lợi tức mà các nhà đầu tư bỏ ra để đầu tư và một công ty. Chẳng hạn, một chủ doanh nghiệp đầu tư vào thị trường chứng khoán, họ kỳ vọng nhận được lợi nhuận hàng năm ít nhất là 10%. Khi đầu tư số tiền tương tự vào một doanh nghiệp, chủ sở hữu cũng mong đợi thấy ROI tương tự hoặc cao hơn.

Ý nghĩa của ROI

y-nghia-cua-roi

Chỉ số ROI cho bạn biết:

  • Tỷ lệ ROI của một doanh nghiệp càng cao cho thấy khả năng sinh lời càng cao. Trong đầu tư, khi doanh nghiệp so sánh hai dự án khác nhau mà chỉ có thể thực hiện một dự án thì bạn nên cân nhắc lựa chọn dự án có ROI cao hơn.

  • Được các doanh nghiệp dùng để đánh giá các khoản đầu tư trước đó để xem xét khoản đầu tư nào là tốt hơn.

Các nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro thấp thường chấp nhận ROI thấp hơn để đổi lại việc đầu tư ít rủi ro hơn. Tương tự, các khoản đầu tư mất nhiều thời gian hơn để thu hồi vốn sẽ yêu cầu ROI cao hơn nhằm thu hút các nhà đầu tư.

Các cá nhân cũng có thể dựa vào ROI để đánh giá các khoản đầu tư cá nhân của mình. Đồng thời sử dụng để so sánh một khoản đầu tư như cổ phiếu đang nắm giữ hay cổ phần trong một công ty nhỏ so với một khoản đầu tư khác trong danh mục đầu tư của mình.

Công thức tính ROI

Chỉ số ROI được tính như sau:

ROI (%) = (Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư) x 100%

Ví dụ thực tế về cách tính ROI:

Anh A sở hữu một tiệm bánh pizza trên một đường phố. Anh ấy nhận thấy rằng hoạt động này đang ở mức thấp và tự hỏi làm thế nào anh ấy có thể tăng thu nhập của mình. Nhận thấy chất lượng những chiếc bánh pizza của mình có thể không đáp ứng được mong đợi của khách hàng, Anh A quyết định thay thế lò nướng bánh pizza cũ của mình bằng một chiếc lò nướng hiện đại nhất.

Chiếc lò mới này có giá 10.000.000 VND. Đến cuối năm, tiệm bánh pizza của anh ấy đã kiếm được nhiều hơn 40.000.000VND đô la so với năm trước.

Lợi tức đầu tư cho năm nay được tính như sau:

ROI = (40.000.000/10.000.000) x 100 = 400%

Ưu điểm và nhược điểm của ROI

uu-diem-va-nhuoc-diem-cua-roi.

Ưu điểm

  • ROI là chỉ số tài chính không quá phức tạp; dễ tính toán, dễ hiểu với cả các nhà đầu tư mới.

  • Chỉ số ROI cho phép doanh nghiệp phân tích, theo dõi các dự án ngắn hạn và dài hạn. Các nhà đầu tư có thể đặt các mục tiêu cho ngắn hạn và cả dài hạn. 

  • Thông qua ROI, các nhà đầu tư có thể đánh giá hiệu quả tài chính của một doanh nghiệp trong việc xác định công ty đi đúng hướng hay chưa. Chỉ số này được xem như là một thước đo tiêu chuẩn, tổng quát về khả năng sinh lời của một doanh nghiệp.

Nhược điểm

ROI là một công cụ hữu ích để đánh giá các quyết định kinh doanh trong quá khứ và dựa vào đó để đưa ra quyết định trong tương lai.Tuy nhiên nó còn có một số hạn chế như:

  • ROI chỉ phù hợp khi đánh giá dự án ngắn hạn, không phù hợp với dự án dài hạn

  • ROI không chính xác tuyệt đối. 

  • ROI không phản ánh được lý do tại sao chỉ số thấp/cao. 

  • Các doanh nghiệp có thể có các cách tính ROI khác nhau dẫn đến việc so sánh giữa các khoản đầu tư không có liên quan.

  • Muốn đo lường chính xác mức độ hiệu quả của một doanh nghiệp phải cần thêm nhiều công cụ hỗ trợ khác nữa. 

  • ROI không phải là chỉ số duy nhất để quyết định có nên đầu tư hay không

Chỉ số ROI trong chứng khoán bao nhiêu là tốt?

Trên thực tế không có mức độ cố định nào để đánh giá ROI bao nhiêu là tốt. Khi ROI dương chứng tỏ hoạt động đầu tư đã sinh lời, chỉ số ROI càng cao, lợi nhuận càng nhiều và ngược lại.

chi-so-roi-trong-chung-khoan-bao-nhieu-la-tot.

ROI hàng năm xấp xỉ 7% hoặc cao hơn được coi là ROI tốt cho một khoản đầu tư vào cổ phiếu. Đây cũng là lợi nhuận trung bình hàng năm của S&P 500, tính đến lạm phát.

Qua bài viết trên đây, hy vọng bạn đã hiểu về chỉ số ROI là gì, ý nghĩa cũng như các ưu điểm và hạn chế của chỉ số này. ROI thể hiện trực quan khả năng sinh lời của một khoản đầu tư. Tuy nhiên trước khi đưa ra quyết định đầu tư bạn không nên chỉ dựa vào chỉ số ROI mà còn cần tìm hiểu về dự án và tính khả thi của doanh nghiệp..