ROI Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Bí Quyết Tính ROI Đơn Giản, Hiệu Quả
ROI được các doanh nghiệp rất chú trọng bởi nó chính là thước đo mức độ thành công của dự án kinh doanh. Vậy cụ thể ROI là gì? Bí quyết nào có thể giúp bạn tính ROI đơn giản, hiệu quả nhất trong Marketing, SEO, Content? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây của Weup Group để có những thông tin hữu ích.
[Giải đáp] – ROI là gì? Công thức tính ROI
Trên thực tế, có rất nhiều người chưa biết chỉ số ROI là gì, đặc biệt là những người không hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. ROI – Return On Investment chính là tỉ lệ hoàn vốn đầu tư hay tỷ lệ lợi nhuận, tỷ suất hoàn vốn hoặc tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng vốn kinh doanh ban đầu.
Công thức tính tỷ lệ lợi nhuận được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các loại hình kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hiện nay là:
ROI (%) = Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư x 100%
Trong đó:
Lợi nhuận ròng = Doanh thu dự kiến – Chi phí đầu tư
Chú ý: Chỉ số ROI có thể là con số âm khi số vốn đầu tư quá nhiều và các khoản doanh thu không đủ để bù cho các khoản chi.
Tìm hiểu thêm: 11 Công Cụ Marketing Online Hiện Đại Không Thể Bỏ Qua
Tính toán chỉ số ROI nhằm mục đích gì?
Việc tính toán chỉ số ROI nhằm phục vụ 2 mục đích cơ bản sau:
- Phân tích hiệu quả đầu tư: Trong hoạt động đầu tư, ROI được sử dụng để đo lường mức lợi nhuận dự tính mà doanh nghiệp có khả năng thu được so với vốn ban đầu. Như vậy, chỉ số này sẽ giúp đánh giá tính khả thi của một dự án, từ đó giúp cá nhân hoặc doanh nghiệp có được các quyết định đầu tư tối ưu nhất.
- Thực hiện các phép so sánh: Việc so sánh chỉ số ROI với các khoản đầu tư khác nhau sẽ giúp nhà kinh doanh tối ưu chi phí và triển khai chiến lược bán hàng sao cho phù hợp nhất. Một chiến dịch kinh doanh không hiệu quả sẽ có chỉ số ROI âm và doanh nghiệp nên dừng đầu tư. Ngược lại, chiến dịch có chỉ số ROI dương và đạt lợi nhuận tốt doanh nghiệp nên đẩy mạnh đầu tư để tăng doanh thu bán hàng.
Phân tích ưu, nhược điểm của chỉ số ROI
Ngoài ROI là gì, bạn cũng cần nắp được những ưu, nhược điểm của chỉ số này. Theo các chuyên gia kinh tế, ROI là một công cụ hữu ích để doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể đánh giá các quyết định kinh doanh trước đó và dựa vào đó để đưa ra hướng đi tốt nhất cho tương lai. Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm, chỉ số này cũng tồn tại những mặt hạn chế nhất định. Cụ thể:
Ưu điểm:
- ROI là chỉ số dễ tính toán, dễ hiểu đối với cả các nhà đầu tư hoặc dân kinh doanh lâu năm hay mới vào nghề.
- Chỉ số ROI nếu được tính toán chính xác sẽ cho phép doanh nghiệp phân tích, theo dõi các dự án đã thực hiện, sau đó tiến hành so sánh, từ đó đưa ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong tương lai.
- Thông qua chỉ số ROI, các nhà đầu tư hay nhà kinh doanh có thể đánh giá hiệu quả tài chính của công ty thông qua việc xác định công ty đó đã đi đúng hướng hay chưa. Nguyên nhân là do ROI chính là thước đo khả năng sinh lời của một doanh nghiệp.
Xem thêm: Affiliate Marketing Là Gì? Kinh Nghiệm, Bước Tiếp Thị Liên Kết Hiệu Quả
Nhược điểm:
- Tỷ suất hoàn vốn ROI chỉ phù hợp khi nhà đầu tư muốn đánh giá các dự án ngắn hạn.
- Chỉ số ROI hoàn toàn không có tính chính xác tuyệt đối.
- ROI không thể phản ánh được nguyên nhân khiến tỷ suất hoàn vốn thấp hay cao, âm hay dương.
- Các doanh nghiệp có thể áp dụng các công thức tính ROI không giống nhau, điều này sẽ dẫn đến việc so sánh khập khiễng giữa các khoản đầu tư.
- Nhà đầu tư nếu muốn đo lường chính xác mức độ hiệu quả của một công ty thì ngoài ROI, cần phải sử dụng thêm nhiều công cụ hỗ trợ khác nữa.
- Tỷ suất hoàn vốn ROI hoàn toàn không phải là yếu tố duy nhất để bạn quyết định có nên đầu tư vào một công ty nào đó hay không.
Bí quyết tính ROI chính xác, hiệu quả nhất trong Marketing, SEO, Content
Cách tính ROI có sự khác biệt trong cả ba lĩnh vực Marketing, SEO và Content. Cụ thể:
Cách tính ROI trong Marketing
Trên thực tế có rất nhiều cách tính ROI Marketing, trong đó công thức cốt lõi nhất được sử dụng ở cấp độ High – level. Cụ thể:
ROI Marketing = (Lợi nhuận – Chi phí) / Chi phí.
VD: Nếu bạn kiếm được 100.000$ từ 1.000 $, thì chỉ số ROI sẽ bằng (100.000 – 1.000) / 1.000 = 0,99 hay 99%.
Ngoài ra, để có cái nhìn thực tế nhất về chỉ số ROI trong Marketing, bạn nên tính toán thêm doanh số bán hàng tự nhiên trên công thức:
ROI marketing = (Sale Growth Ratio – Organic Growth – Marketing expense) / Marketing expense
Trong đó:
- Sale Growth Ratio tỷ lệ là tăng trưởng doanh số bán.
- Organic Growth là tăng trưởng doanh số bán hàng hữu cơ, tức là tốc độ tăng trưởng mà một doanh nghiệp có được bằng cách tăng sản lượng và doanh thu bán sản phẩm từ bên trong.
- Marketing expense là chi phí tiếp thị, quảng cáo.
Tham khảo: Chiến Lược Marketing: Thành Tố Cơ Bản Và Cách Xây Dựng Hiệu Quả
Cách tính ROI trong SEO Web
Để tính được ROI trong SEO Web, trước tiên, bạn cần thực hiện 3 bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Xem xét tỷ lệ click cho mỗi từ khóa xếp vị trí 20 cho tới vị trí đầu tiên trên bảng kết quả tìm kiếm Google. Điều này sẽ giúp bạn ước tính được sự tăng trưởng Organic Traffic (nguồn truy cập chất lượng cao) vào Website.
- Bước 2: Đo giá trị Organic Traffic từ SEO tạo ra so với chi phí cho AdWords, trong trường hợp bạn muốn kéo cùng một lượng traffic.
- Bước 3: Tính toán ROI của lượng Organic Traffic thu được.
Công thức tính ROI trong SEO:
ROI SEO = (LTV – CAC) / CAC X 100%
Trong đó:
- LTV là Lifetime Value tức giá trị trọn đời của 1 khách hàng mới, giúp ước tính khoản lợi nhuận lâu dài có thể kiếm được từ họ tại thời điểm tại và trong tương lai. LTV = Tổng thời gian mua hàng (năm) x Tổng số lần mua hàng mỗi năm x Số tiền chi tiêu trong mỗi lần mua sắm x % lợi nhuận thu được trên mỗi đơn hàng.
- CAC là Customer Acquisition Cost tức tổng chi phí phải trả để tạo ra được khách hàng mới. CAC = Chi phí SEO / Số lượng khách hàng mới.
Ví dụ tính ROI trong SEO: Trường hợp thu được 1.000.000 đồng với chi phí bỏ ra là 500.000 đồng thì ROI SEO sẽ bằng (1.000.000 – 500.000) / 500.000 = 100%.
Có thể bạn quan tâm: Chăm Sóc Khách Hàng: Mô Tả Chi Tiết Công Việc Và Yêu Cầu Cơ Bản
Cách tính ROI trong Content
Việc đo đạc chỉ số ROI Content Marketing cho biết giá trị lợi nhuận của một doanh nghiệp khi đầu tư vào Content Marketing. Công việc này bao gồm 2 bước cơ bản là tính tổng chi phí đầu tư và lợi nhuận thu được.
Công thức tính ROI Content:
ROI Content Marketing = Lợi nhuận / Chi phí đầu tư
Trong đó:
- Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Chi phí đầu tư. Lợi nhuận trong Content Marketing có thể là tốc độ tăng doanh thu, lượng khách hàng mới, mức độ nhận diện thương hiệu, lượng truy cập vào website,…
- Chi phí đầu tư gồm chi phí viết content, outsource content ngoài, cùng các khoản phí về những phần mềm và công cụ hỗ trợ khác.
Kết quả ROI trong Content Marketing chủ yếu được thể hiện qua 3 chỉ số cơ bản là:
- Chỉ số tiêu thụ Awareness: Gồm lượng truy cập, lượt xem trang, thời gian khách truy cập trang, chỉ số SEO, lượt theo dõi/thích/chia sẻ/bình luận, lượt tải về, tỉ lệ mở email, tỉ lệ click vào email/social media,…
- Chỉ số tương tác Engagement: Gồm khách truy cập lại, tỉ lệ thoát trang, lượng người đăng ký nhận thông báo, lượt người theo dõi/lượt thích/bình luận/chia sẻ trên mạng xã hội.
- Chỉ số chuyển đổi Customers: % cơ hội có được khách hàng, % đơn hàng đã chốt, giá trị đơn hàng đã chốt sale.
Chú ý: Hầu hết các chỉ số nêu trên đều có thể theo dõi qua Google Analytics. Tuy nhiên lượt download, tỷ lệ click cần có phần mềm tự động hóa tiếp thị và công cụ phân tích mạng xã hội thì mới có thể nhận biết. Riêng các chỉ số chuyển đổi, doanh nghiệp cần lấy thông tin từ bộ phận tư vấn hoặc chăm sóc khách hàng để đánh giá.
Có thể bạn quan tâm: 7 Bước Trong Quy Trình Bán Hàng Của Doanh Nghiệp Chi Tiết Nhất
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã nắm được ROI là gì cùng công thức tính ROI hiệu quả nhất trong Marketing, SEO, Content. Có thể thấy việc xác định chỉ số này không hoàn toàn dễ dàng. Tuy nhiên bạn cũng không nên bỏ qua vì nó chính là đo giúp doanh nghiệp có được một cái chính xác nhất về hiệu quả của một khoản đầu tư trong tương lai.