R&D là gì? Muốn trở thành kỹ sư R&D cần những gì?
Để hình thành và phát triển, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần sở hữu sản phẩm, dịch vụ hữu ích, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và duy trì vị thế trên thị trường. Do đó, R&D có vai trò rất quan trọng trong việc hiểu người tiêu dùng cần gì và phát triển sản phẩm đáp ứng những nhu cầu này. Khi hiểu được trách nhiệm bộ phận R&D là gì sẽ giúp bạn xác định sự phù hợp của bản thân và định hướng phát triển với nghề R&D. Ở bài viết này của Việc Làm 24h, hãy cùng khám phá mọi thông tin liên quan đến R&D là gì trong kinh doanh.
R&D là viết tắt của từ Research and Development, nghĩa là nghiên cứu và phát triển. R&D bao gồm nhiều nhiệm vụ để phát minh và giới thiệu các sản phẩm/dịch vụ mới cho khách hàng. Hầu hết các nhiệm vụ này liên quan đến việc nghiên cứu, phân tích sản phẩm/dịch vụ cụ thể nào được người tiêu dùng mong đợi nhất, hữu ích nhất và có thể tiêu thụ được. Những nhiệm vụ này thường bao gồm:
Khi đề cập đến phát triển, đổi mới sản phẩm hay cải tiến quy trình sản xuất, vai trò của phòng R&D là rất quan trọng. Nghiên cứu và phát triển là phương tiện để các công ty đạt được sự tăng trưởng trong tương lai và duy trì sự phù hợp trong thị trường mà họ đã chọn. Điều này liên quan đến các hoạt động như hỗ trợ phát triển sản phẩm, quy trình sản xuất hiện có. Đồng thời còn nghiên cứu, thử nghiệm để phát triển sản phẩm mới. Vậy trách nhiệm cụ thể của phòng R&D là gì? Một số công việc của hầu hết các bộ phận R&D sẽ là:
Các công việc của nghiên cứu sản phẩm có thể là thực hiện các thử nghiệm, khảo sát nhằm xác định thông số sản phẩm, chi phí và thời gian sản xuất dự kiến.
Vai trò của R&D là gì? Đó là phương tiện để các công ty đạt được sự tăng trưởng thông qua việc phát triển, cải thiện sản phẩm và quy trình
Phát triển sản phẩm sẽ sử dụng dữ liệu từ giai đoạn nghiên cứu của một dự án, biến chúng trở nên hữu ích nhất để thiết kế, tạo ra một sản phẩm mới. Ví dụ, khi công ty phát triển mẫu điện thoại di động mới, bộ phận R&D có thể tìm hiểu về kích thước bao nhiêu để người dùng cầm thoải mái, nên đặt các nút ở đâu để dễ truy cập, độ phân giải màn hình bao nhiêu… Bộ phận R&D thường sẽ tạo ra nhiều thiết kế và tạo một số sản phẩm mẫu để thử nghiệm.
Phòng R&D cũng kiểm tra và phân tích các sản phẩm hiện tại để khám phá cách cải thiện nhằm phục vụ nhu cầu người dùng. Các hoạt động này thường là khảo sát để tìm hiểu insight khách hàng về sản phẩm, tiếp theo là thử nghiệm các thiết kế mới, triển khai giải pháp được đề xuất…
R&D thường bao gồm giai đoạn thử nghiệm nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Để thực hiện việc này, họ có thể tự thử nghiệm sản phẩm hoặc tiến hành thử nghiệm trên một nhóm người nhất định và lấy ý kiến phản hồi. Phòng R&D sẽ sử dụng những dữ liệu này để cải thiện thiết kế sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất đại trà.
R&D không chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm mà còn tham gia vào các quy trình công nghiệp và sản xuất. Ví dụ phát triển các giải pháp quản lý nhiệt để cải thiện sự an toàn và hiệu suất trong các ngành sản xuất yêu cầu nhiều quy trình liên tục khác nhau.
Nghiên cứu và phát triển là hoạt động quan trọng để xác định những gì khách hàng cần. Khi hiểu vấn đề này, các doanh nghiệp có thể phát triển chiến lược sản phẩm phù hợp, chẳng hạn như cải tiến sản phẩm hiện tại hay phát triển sản phẩm mới hoàn toàn. Ví dụ như điều khiển bằng giọng nói trên điện thoại di động đã mang đến sự tiện lợi cho người dùng.
Thông qua quá trình nghiên cứu và phát triển, bộ phận R&D thường sẽ tìm ra giải pháp tốt nhất để xây dựng sản phẩm. Đồng thời cần phải trải qua quá trình thử nghiệm, đảm bảo chất lượng trước khi đưa ra thị trường.
Nghiên cứu và phát triển thường nhằm mang đến những tính năng, giải pháp, trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Nếu doanh nghiệp làm tốt điều này sẽ thu hút sự quan tâm của khách hàng, tăng mức độ hài lòng, từ đó góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận.
Các doanh nghiệp thường sử dụng dữ liệu do bộ phận R&D thực hiện để tìm kiếm các nhà đầu tư hỗ trợ tài chính cho việc sản xuất sản phẩm mới.
Kỹ sư R&D là gì?