Quyết định 3159/QĐ-BYT 2022 tài liệu Chuẩn năng lực cơ bản của Bác sĩ Y học cổ truyền Việt Nam
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT TÀI LIỆU “CHUẨN NĂNG LỰC CƠ BẢN CỦA BÁC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT
NAM”
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày
15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày
18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia
Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 4018/QĐ-BYT ngày
18 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành Kế hoạch hoạt động
triển khai thực hiện Quyết định số 436/QĐ-TTg ngày 30 tháng 03 năm 2020 của Thủ
tướng Chính phủ thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ
của giáo dục đại học thuộc khối ngành sức khỏe, giai đoạn 2020 – 2025;
Căn cứ kết quả thẩm định “Chuẩn năng lực
cơ bản của Bác sĩ Y học cổ truyền Việt Nam” của
Hội đồng thẩm định
theo Quyết định số 5306/QĐ-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2020 của Bộ Y tế tại Biên bản
họp hội đồng ngày 28 tháng 12 năm 2020;
Xét đề xuất của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt
Nam tại công văn số 3082/HVYDHCTVN-ĐTĐH
ngày 03 tháng 11 năm 2022;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khoa học
công nghệ và Đào tạo.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này tài liệu “Chuẩn năng lực
cơ bản của Bác sĩ Y học cổ truyền Việt Nam”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Khoa học
công nghệ và Đào tạo, Cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền, Vụ trưởng, Cục
trưởng các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương; Giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh; Giám đốc Học viện, Hiệu
trưởng các trường đại học đào tạo ngành y học cổ truyền; Thủ trưởng các đơn vị
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
CHUẨN
NĂNG LỰC CƠ BẢN CỦA BÁC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
(Ban hành kèm
theo Quyết định số: 3159/QĐ-BYT ngày 23 tháng 11 năm 2022 của Bộ Y tế)
I. VAI TRÒ XÂY DỰNG
CHUẨN NĂNG LỰC CƠ BẢN CỦA BÁC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
Việt Nam là một nước có nền Y Dược cổ
truyền lâu đời, được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của dân tộc
Việt Nam. Y Dược học cổ truyền là thành phần cấu thành nền Y học Việt Nam.
Ngày nay, Y Dược học cổ truyền đang giữ
vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe người dân, được người dân lựa chọn. Đảng,
Nhà nước, Chính phủ luôn luôn đánh giá cao vai trò và tiềm năng phát triển của
Y Dược cổ truyền, đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, luật, pháp lệnh,
nghị định và các văn bản quy phạm pháp luật khác để hướng dẫn và chỉ đạo triển
khai công tác kế thừa, bảo tồn, phát huy, phát triển y học cổ truyền kết hợp
với y học hiện đại.
Hệ thống khám chữa bệnh y học cổ truyền được hình
thành và phát triển từ tuyến trung ương đến địa phương,
công tác đào tạo nhân lực chất lượng cao được chú trọng.
Y học cổ truyền là một ngành thuộc khối
ngành sức khỏe, hiện tại các bệnh viện y học cổ truyền đều phát triển theo định
hướng bệnh viện đa khoa y học cổ truyền, đòi hỏi nguồn nhân lực y học cổ truyền
phải chuyên môn hóa sâu. Hiện nay các cơ sở đào tạo bác sĩ y học cổ truyền
ngày càng tăng, trong đó có cơ sở công lập và ngoài công lập, tuy
nhiên chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ giảng viên, chất
lượng đầu vào của sinh viên, đặc biệt cách thức triển khai chương trình
đào tạo, năng lực tổ chức đào tạo của các cơ sở chưa đồng nhất, vì vậy
năng lực bác sĩ y học cổ truyền tốt nghiệp cũng khác nhau.
Do đó, cần ban hành chuẩn năng lực cơ bản cho bác sĩ y học cổ truyền Việt Nam.
Mặt khác, trước nhu cầu hội nhập theo
thông lệ quốc tế, các nhà quản lý, người sử dụng bác sĩ y học cổ truyền cần
có một công cụ để kiểm soát, đánh giá, chuẩn hóa nguồn nhân lực
y học cổ truyền. Do đó việc xây dựng và ban hành chuẩn năng lực cơ bản của bác
sĩ y học cổ truyền có ý
nghĩa và tầm quan trọng:
1. Đối với xã hội
– Đáp ứng kịp thời nhu cầu khám chữa bệnh
của người dân cũng như nhu cầu của nhà tuyển dụng nhân lực bác sĩ y học cổ truyền.
– Tăng cường sự giám sát của người
dân, người bệnh, cộng đồng về việc thực hiện những cam kết của nhà trường với
xã hội về chất lượng đào tạo.
– Hạn chế và khắc phục tình trạng cung
cấp dịch vụ y tế không đạt chất lượng hay sai lầm do thiếu năng lực chuyên môn.
2. Đối với cơ sở đào tạo
– Là căn cứ để xây dựng chuẩn đầu ra,
xây dựng chương trình,
phương pháp và nội dung học phù hợp cho chương trình đào tạo bác sĩ y học cổ
truyền đúng và đủ.
– Làm cơ sở cho sinh viên ngành y học
cổ truyền trình độ đại học xây dựng kế hoạch học tập, phấn đấu và tự đánh giá
năng lực nghề nghiệp của bản thân trong quá trình học tập và sau khi ra trường.
3. Đối với cơ sở sử dụng và
quản lý nhân lực bác sĩ y học cổ truyền
– Xác định phạm vi hành nghề, lĩnh vực
chuyên môn và danh mục kỹ thuật cho bác sĩ y học cổ truyền đảm bảo
tính an toàn và hiệu quả.
– Là cơ sở để các nhà quản lý có kế hoạch
phát triển nguồn nhân lực bác sĩ y học cổ truyền, đào tạo nâng cao chuyên môn
nghề nghiệp, đào tạo kết hợp với các chuyên khoa y học hiện đại khác.
4. Đối với hội nhập quốc tế
Là cơ sở để so sánh năng lực cơ bản của
bác sĩ y học cổ truyền Việt Nam với bác sĩ y học cổ truyền các nước và trong
khu vực, thúc đẩy quá trình hội nhập, công nhận trình độ đào tạo và
hành nghề giữa các nước trong khu vực và trên thế giới.
5. Đối với bác sĩ y học cổ truyền
Là căn cứ để các bác sĩ y học cổ truyền
tự hoàn thiện và phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa
bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân an toàn, hiệu quả.
II. CƠ SỞ XÂY DỰNG
CHUẨN NĂNG LỰC CƠ BẢN CỦA BÁC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN
1. Cơ sở pháp lý
– Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng
10 năm 2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam về tăng cường
công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình
hình mới.
– Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 4 tháng 7
năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam về phát triển nền đông y Việt
Nam và hội đông y Việt Nam
trong tình hình mới.
– Luật Khám bệnh, Chữa bệnh số
40/2009/QH12 của Quốc hội ngày 23 tháng 11 năm 2009.
– Quyết định số 1982/QĐ-TTg của Thủ tướng
chính phủ ngày 18 tháng 10 năm 2016 về Phê duyệt khung trình độ quốc gia.
– Quyết định số 1893/QĐ-TTg của Thủ tướng
chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2019 Ban hành Chương trình phát triển y dược cổ
truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại đến năm 2030.
– Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV
ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Bộ Y tế – Bộ Nội vụ về Quy định mã số, tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ.
– Thông tư số 37/2011/TT-BYT ngày 26
tháng 10 năm 2011 của Bộ y tế về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ
chức bộ máy của bệnh viện y học cổ truyền tuyến tỉnh.
– Thông tư số 01/2014/TT-BYT ngày 10
tháng 01 năm 2014 của Bộ y tế quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động
của khoa y, dược cổ truyền trong bệnh viện nhà nước.
2. Tài liệu tham khảo
– World Health Organization (2002),
“WHO Traditional Medicine Strategies 2014-2023”. (Tổ chức y tế thế giới – Chiến
lược Y học cổ truyền 2014 – 2023).
– World Health Organization (2010),
Benchmarks for training in traditional/ complementary and alternative medicine:
benchmarks for training in traditional Chinese medicine. (Tổ chức y tế thế giới
– Các chuẩn về đào tạo Y học cổ truyền/Thay thế và bổ
sung: Chuẩn cho đào tạo Trung y).
– (Cục quản lý Trung Y Trung
Quốc – Luật về hành nghề bác sĩ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa).
– Korean Ministry of Health and
Welfare (2016), “Competency standards for Doctor of Korean Medicine”. (Bộ Y tế
và phúc lợi Hàn Quốc – Năng lực cơ bản cho bác sĩ Hàn Y).
– Entry-Level Occupational
Competencies for the Doctor of Traditional Chinese Medicine Practitioners and
Acupuncturists of British Columbia (2014). (Đánh giá năng lực hành nghề bác sĩ
Trung Y và Châm cứu của Đại học British Columbia).
– Australia – Chinese Medicine Board
(2020) “Professional
capabilities for Chinese Medicine practitioners”, (Úc – Hiệp
hội Trung Y – Năng lực chuyên nghiệp cho người hành nghề Trung Y).
– Singapore Traditional Chinese
Medicine Practitioners Board (2006), “Ethic Code and
ethical guidelines for TCM practitioners”, (Ủy ban về
người hành nghề Trung Y Singapore – Bộ luật về đạo đức và hướng dẫn hành nghề
đúng cho người thực hành Trung Y).
III. CƠ CẤU KHUNG
NĂNG LỰC CƠ BẢN CỦA BÁC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
Gồm 5 lĩnh vực, 27 tiêu chuẩn, 106
tiêu chí.
– Năng lực Hành nghề chuyên nghiệp và đạo đức.
– Năng lực Ứng dụng kiến thức cơ bản về
y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại.
– Năng lực Chăm sóc y học cổ truyền kết
hợp y học hiện đại.
– Năng lực Giao tiếp và cộng tác.
– Năng lực Tổ chức và quản lý y tế.
IV. NỘI DUNG CHUẨN
NĂNG LỰC CƠ BẢN CỦA BÁC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
LĨNH
VỰC 1. NĂNG LỰC HÀNH NGHỀ CHUYÊN NGHIỆP VÀ ĐẠO ĐỨC
Bác sĩ y học cổ truyền
hành nghề chuyên nghiệp theo những chuẩn mực đạo đức, pháp luật và tôn trọng
các giá trị văn hóa đa dạng.
LĨNH
VỰC 2. NĂNG LỰC ỨNG DỤNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ Y HỌC CỔ TRUYỀN KẾT HỢP Y HỌC HIỆN
ĐẠI
Bác sĩ y học cổ truyền có khả năng ứng
dụng kiến thức y học cổ truyền, kết hợp
với kiến thức y học hiện đại về khoa học cơ bản, khoa học y sinh, bệnh học và điều
trị học, y học xã hội, y học gia đình để nhận biết,
giải thích, giải quyết các vấn đề và truyền đạt
cho cá nhân, cộng đồng về tình trạng sức khỏe, bệnh tật.
LĨNH
VỰC 3. NĂNG LỰC CHĂM SÓC Y HỌC CỔ TRUYỀN KẾT HỢP Y HỌC HIỆN ĐẠI
Bác sĩ y học cổ truyền
có khả năng giải quyết các nhu cầu chăm sóc sức khỏe cơ bản một cách an toàn, kịp
thời, chi phí – hiệu quả dựa vào bằng chứng khoa học
và phù hợp với điều kiện thực tế.
Tiêu chuẩn
Tiêu chí
1. Lập kế hoạch điều trị
Xác định các vấn đề sức khỏe ưu tiên
nhằm đánh giá và lập kế hoạch chăm sóc toàn diện phù hợp với người bệnh bằng phương
pháp y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại.
2. Đánh giá người bệnh
và
phân
tích thông
tin
đánh giá
1. Thu thập thông tin về tiền sử người
bệnh và gia đình người bệnh liên quan đến vấn đề sức khỏe hiện tại.
2. Thực hiện khám y học hiện đại, chỉ
định và đánh giá kết quả xét nghiệm cận lâm sàng của các bệnh thường gặp.
3. Thực hiện khám y học cổ truyền
theo tứ chẩn: Vọng
– Văn – Vấn – Thiết. Quy nạp và biện chứng luận trị thông tin thu thập
theo bát cương, tạng phủ, khí
huyết tân dịch, kinh lạc, nguyên nhân gây bệnh.
4. Đưa ra chẩn đoán xác định và chẩn
đoán phân biệt
các bệnh
thường
gặp theo y học
hiện đại và y học cổ truyền dựa theo phân loại bệnh tật
quốc tế ICD và danh
pháp y học cổ truyền của tổ chức y tế thế giới.
5. Phát hiện những trường hợp người
bệnh vượt quá khả năng chuyên môn và tiến hành chuyển người bệnh đến đúng
nơi, đúng tuyến, đúng thời điểm theo quy định về chuyên môn.
6. Lập hồ sơ bệnh án cho người bệnh
theo nguyên tắc lấy người bệnh làm trung tâm, đảm bảo bí mật, trung thực,
khách quan, khoa học và chính xác.
3. Xây dựng kế hoạch điều trị dựa
trên chẩn đoán các vấn đề sức khỏe thường gặp
1. Xây dựng kế hoạch kết hợp điều trị
bằng y học hiện đại dựa trên: chẩn đoán, nguyên tắc
điều trị, mục tiêu điều
trị và phương thức điều trị; Thiết lập liệu trình điều trị phù hợp người bệnh
theo quy định hiện hành về chuyên môn.
2. Xây dựng kế hoạch điều trị bằng y
học cổ truyền trên nguyên tắc lý –
pháp – phương – dược và lý – pháp – phương – huyệt dựa trên chẩn
đoán, mục tiêu điều trị, phòng bệnh, phục hồi sức khỏe theo quy định hiện
hành về chuyên môn.
3. Xây dựng kế hoạch điều trị kết hợp y học
cổ truyền với y học
hiện đại phù hợp
và hiệu quả.
4. Điều trị bằng các phương pháp không
dùng thuốc (Châm, cứu, xoa bóp bấm huyệt, khí công dưỡng sinh…) và
các
phương
pháp dùng thuốc ngoài (chườm, ngâm thuốc, xông hơi, tắm thuốc, giác hơi, cạo gió…)
1. Giải thích các chỉ định và các
tác dụng không mong muốn cho người bệnh khi điều trị bằng phương
pháp không dùng thuốc và thuốc dùng ngoài.
2. Đánh giá nguy cơ, tai biến
của người bệnh khi sử dụng các kỹ thuật điều trị không dùng thuốc và thuốc
dùng ngoài.
3. Lựa chọn tư thế người bệnh, tạo
môi trường an toàn, thoải mái cho người bệnh.
4. Xác định phương pháp điều trị
không dùng thuốc hoặc phương pháp dùng thuốc ngoài phù hợp với chẩn đoán và
thực hiện các thủ thuật, động tác kỹ thuật theo quy trình kỹ thuật quy định của
Bộ Y tế.
5. Theo dõi thường xuyên, phát hiện
và xử lý kịp thời các tai biến trong quá trình chăm sóc điều trị.
5. Điều trị bằng thuốc y học cổ truyền,
thuốc hóa dược an toàn, hợp lý và hiệu quả
1. Tuân thủ nguyên tắc và quy chế kê
đơn thuốc y học cổ truyền, thuốc hóa dược trên nguyên tắc an toàn, hợp
lý, hiệu quả; giải thích và trao đổi với người bệnh,
người nhà và đồng nghiệp.
2. Thực hiện những nguyên tắc trong
sử dụng kháng sinh và thuốc hóa dược cho người bệnh, hạn chế tình trạng kháng
thuốc.
3. Lựa chọn phương pháp sử dụng thuốc
Y học cổ truyền, thuốc hóa dược an toàn, hợp
lý
và
hiệu quả theo hướng dẫn của Bộ Y tế và cơ quan quản lý cấp tỉnh và thành phố
ban hành.
4. Sử dụng thuốc y học cổ truyền
theo nguyên tắc quân – thần – tá – sứ và biện
chứng luận trị.
5. Sử dụng thuốc hóa dược một
cách an toàn và hiệu quả dựa trên kiến thức dược lý, dược động học, dược lực
học, tương tác thuốc và độc tính.
6. Lựa chọn dạng thuốc phù hợp, tính
toán liều lượng hợp lý, phát hiện và xử trí các dấu hiệu của tác dụng không
mong muốn khi sử dụng thuốc y học cổ truyền và thuốc hóa dược.
6. Theo dõi kết quả điều trị và điều
chỉnh khi cần thiết
1. Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh
phương pháp điều trị phù hợp để nâng cao hiệu quả.
2. Xác định và tạo điều kiện để người
bệnh tiếp cận các lựa chọn điều trị phù hợp hơn bao gồm: hội chẩn, phối hợp với
các chuyên khoa khác khi cần thiết.
7. Cấp cứu ban đầu bệnh thông thường
và trong chăm sóc thảm họa
1. Đánh giá đầy đủ, phân loại, ra
quyết định xử trí kịp thời, phù hợp và tiên lượng đối với các trường hợp đe dọa tính
mạng và/hoặc không đe dọa ngay tính mạng nhưng đòi hỏi điều
trị sớm, tích cực.
2. Xử trí các trường hợp cấp cứu cơ
bản (ngừng tuần hoàn, ngừng thở, sốc phản vệ) theo phác đồ chuyên môn của Bộ
Y tế.
3. Giải thích, tư vấn cho người bệnh
và gia đình về hiệu quả điều trị và tiên lượng bệnh.
4. Phối hợp hiệu quả trong nhóm chăm
sóc trong sơ cứu, cấp cứu.
5. Thực hiện được nguyên tắc chuyển
viện an toàn của Bộ Y tế.
8. Chăm sóc giảm nhẹ – kiểm soát đau
cho người bệnh mạn tính lây và không lây nhiễm
1. Kết hợp các chuyên khoa cùng nhân
viên y tế, người bệnh,
người nhà thực hiện chăm sóc giảm nhẹ và kiểm soát đau theo
phác đồ của Bộ Y tế cho người bệnh.
2. Lựa chọn và thực hiện các kỹ thuật
giảm đau bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại một cách
phù hợp theo phác đồ của Bộ Y tế.
3. Nâng cao chất lượng cuộc sống của
người bệnh, giảm đau về thể xác và tinh thần bằng phương pháp y
học cổ truyền kết hợp y học hiện đại giúp người bệnh duy trì cuộc sống độc lập.
4. Sử dụng thuốc, thiết bị hỗ trợ và
những dịch vụ xã hội, vận chuyển phù hợp.
9. Giáo dục, tư vấn tăng cường sức
khỏe và dự phòng bệnh tật
1. Xác định nhu cầu và những nội
dung cần hướng dẫn về ăn uống, sinh hoạt và tập luyện, giáo dục sức khỏe cho
cá nhân, gia đình và cộng đồng bằng y học cổ truyền kết hợp
y học hiện đại.
2. Thực hiện tư vấn, truyền thông
giáo dục sức khỏe nâng cao kiến thức, lối sống lành mạnh như một phương thức
cải thiện, duy trì sức khỏe và phòng bệnh bằng y học cổ truyền và y học hiện
đại.
10. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em
1. Tham gia chăm sóc, quản lý sức khỏe
cho bà mẹ tại cơ sở y tế bằng phương
pháp y học hiện đại kết hợp y học cổ truyền.
2. Tham gia chăm sóc, quản lý sức khỏe
cho trẻ em tại cơ sở y tế bằng phương pháp y học hiện đại kết
hợp y học cổ truyền.
11. Quản lý tử vong
1. Xác định người bệnh đã tử vong.
2. Thực hiện các bước khi người bệnh
tử vong theo quy định của luật Khám bệnh, Chữa bệnh.