Quyết định 2830/QĐ-UBND phê duyệt phát triển đô thị Ngọc Lặc Thanh Hóa đạt loại IV 2016

ỦY BAN NHÂN DÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 2830/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 29 tháng 7 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ NGỌC LẶC, HUYỆN NGỌC LẶC, TỈNH THANH HÓA ĐẠT TIÊU CHUẨN ĐÔ THỊ LOẠI IV VÀ TRỞ THÀNH THỊ XÃ TRƯỚC NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đôthị; Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị; Thông tư số 12/2014/TT-BXD ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị;

Căn cứ Quyết định số 3975/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2014 của UBND tỉnh phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 1252/QĐ-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2016 của UBND tỉnh phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thanh Hóa giai đoạn đến năm 2020 và giai đoạn 2021 – 2030;

Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 3030/SXD-PTĐT ngày 16 tháng 6 năm 2016 về việc phê duyệt Chương trìnhphát triển đô thị Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV và trở thành thị xã trước năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1 . Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV và trở thành thị xã trước năm 2020, với nội dung chính sau;

1. Phạm vi lập chương trình phát triển đô thị

a) Phạm vi không gian: Phạm vi nghiên cứu trên ranh giới hành chính đô thị Ngọc Lặc (Theo đồ án quy hoạch chung đô thị được duyệt), huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, gồm;

– Khu vực đô thị hóa: Thị trấn Ngọc Lặc, các xã: Ngọc Khê, Quang Trung;

– Khu vực ngoại thị: Các xã Ngọc Liên,Thúy Sơn, Ngọc Sơn, Mỹ Tân, Minh Sơn;

– Diện tích tự nhiên trong phạm vi nghiên cứu phát triển đô thị đợt 1 là 1.436,97 ha, gồm thị trấn và một phần đất đã và đang đô thị hóa của 7 xã nói trên.

b) Phạm vi thời gian: Tập trung chủ yếu vào nghiên cứu chương trình cho giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020.

2. Quan điểm và mục tiêu phát triển đô thị huyện Ngọc Lặc

2.1. Quan điểm

– Về phát triển kinh tế: Tạo các cơ chế chính sách, khuyến khích đầu tư tập trung phát triển công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ trên địa bàn đô thị. Nghiên cứu biện pháp hiện đại hóa nông, lâm nghiệp khai thác hiệu quả diện tích đất nông, lâm nghiệp, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp.

– Về phát triển dân số: Tạo sức hút cho đô thị, nâng cao tỷ lệ tăng dân số cơ học.

– Về phát triển hạ tầng đô thị:

+ Khu vực nội thị (các phường của thị xã trong tương lai): Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị Ngọc Lặc đồng bộ, đầu tư xây dựng khắc phục, hoàn thiện những tiêu chí về hạ tầng đô thị còn yếu, còn thiếu đạt mức yêu cầu tối thiểu đối với đô thị loại IV. Đầu tư xây dựng nâng cao những tiêu chí về hạ tầng còn yếu đạt mức thấp so với quy định của đô thị loại IV. Đối với nhũng chỉ tiêu khác cần tiếp tục giữ vững, hoàn thiện.

+ Khu vực ngoại thị: cần có những giải pháp và đầu tư xây dựng hạ tầng các xã thuộc thị xã theo tiêu chí xây dựng Nông thôn mới, kéo gần khoảng cách giữa nội thị và ngoại thị.

– Về kiến trúc cảnh quan đô thị: Đầu tư xây dựng, cải tạo chỉnh trang nâng cao bộ mặt kiến trúc cảnh quan đô thị, cải tạo môi trường đô thị, xây dựng những tuyến phố văn minh đô thị. Xây dựng các công trình tiêu biểu, điểm nhấn cho đô thị.

2.2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng hợp:

– Cụ thể hóa định hướng phát triển kinh tế xã hội và định hướng phát triển đô thị và điểm dân cư nông thôn của Tỉnh Thanh Hóa. Kiểm soát quá trình phát triển đô thị phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và hợp lý theo vị trí tính chất chức năng của mình, đồng thời phát huy đầy đủ các thế mạnh và vai trò hạt nhân trong phát triển các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh;

– Xác định yêu cầu và chỉ tiêu phát triển đô thị cần đạt được làm cơ sở đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo, chỉnh trang đô thị và và quản lý thực hiện các quy hoạch theo các chương trình kế hoạch phát triển đô thị cụ thể trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 góp phần nâng cao chất lượng sống, diện mạo kiến trúc cảnh quan đô thị theo hướng văn minh hiện đại và giữ gìn những giá trị tinh hoa, bản sắc văn hóa của đô thị, tăng cường sức cạnh tranh với các đô thị trong tỉnh.

– Xây dựng chương trình phát triển đô thị Ngọc Lặc lên đô thị loại IV và trở thành thị xã trước năm 2020.

b) Mục tiêu cụ thể:

Rà soát, các chủ trương định hướng lớn của tỉnh về phát triển đô thị Ngọc Lặc và khu vực mở rộng;

Đánh giá thực trạng đầu tư xây dựng và phát triển đô thị của đô thị Ngọc Lặc và khu vực mở rộng theo các tiêu chuẩn phân loại đô thị;

Hoạch định chương trình kế hoạch phát triển đô thị Ngọc Lặc và khu vực mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV giai đoạn 2016-2017 và trở thành thị xã trước năm 2020;

– Xác định nhu cầu đầu tư và nguồn vốn đầu tư phát triển đô thị theo các nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình; Khái toán tổng vốn và phân kỳ đầu tư.

3. Các chỉ tiêu chính về phát triển đô thị của tỉnh đến năm 2020 và giai đoạn 2021 – 2030

3.1. Về chức năng đô thị

– Vị trí và phạm vi ảnh hưởng: Phát huy vai trò là đô thị trực thuộc tỉnh, trung tâm tổng hợp cấp tỉnh;

– Tổng thu ngân sách trên địa bàn ≥ 30 (tỷ đồng/năm);

– Cân đối thu chi ngân sách dư;

– Thu nhập bình quân đầu người năm so với cả nước đạt so với quy định tối đa từ 0,5 – 0,7 (lần);

– Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất ≥ 5,5 (%);

– Tỷ lệ hộ nghèo ≤ 15 (%);

– Tỷ lệ tăng dân số hàng năm 1,3%

3.2. Về quy mô dân số toàn đô thị

– Dân số toàn đô thị đạt 42.000 người;

– Dân số nội thị đạt 30.000 người;

– Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng ≥ 70 %.

3.3. Mật độ dân số: Đến năm 2020 thị trấn xác định mục tiêu mật độ dân số khu vực nội thị đạt khoảng 2.500 người/km2.

3.4. Về tỷ lệ lao động phi nông nghiệp: Thị trấn Ngọc Lặc mở rộng phấn đấu đạt mức thấp so với quy định là 75%.

3.5. Hệ thống công trình hạ tầng đô thị

* Về nhà ở:

– Diện tích sàn nhà ở bình quân cho khu vực nội thị ≥ 15 m2 sàn/người;

– Tỷ lệ nhà ở kiên cố, khá kiên cố, bán kiên cố cho khu vực nội thị ≥ 65%.

* Công trình công cộng đô thị:

– Đất xây dựng CTCC cấp khu ở ≥ 1,5 m2/người;

– Chỉ tiêu đất dân dụng đạt so với quy định 78 m2/người;

– Đất xây dựng các công trình dịch vụ công cộng đô thị 3 m2/người;

– Cơ sở y tế (TT y tế chuyên sâu; bệnh viện đa khoa – chuyên khoa) vượt so với mức quy định tối đa ≥ 2 giường/1000 dân;

– Cơ sở giáo dục, đào tạo (đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề) đạt so với quy định ≥ 4.

* Hệ thống giao thông:

– Đầu mối giao thông (Cảng hàng không, sân bay, ga đường sắt, cảng, đường thủy, bến xe khách): giữ vững vai trò đầu mối giao thông cấp tỉnh;

– Tỷ lệ đất giao thông khu vực nội thị so với đất xây dựng trong khu vực nội thị: đạt mức quy định tối đa 12 – 15%;

– Mật độ đường chính trong khu vực nội thị (đường bê tông, đường nhựa có chiều rộng đường đỏ = 11,5m) khoảng 6km/km2;

– Tỷ lệ phục vụ vận tải hành khách công cộng ≥ 5%;

– Diện tích đất giao thông/dân số nội thị ≥ 9 m2/người.

* Hệ thống cấp nước:

– Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt khu vực nội thị ≥ 100 lít người/ngày đêm;

– Tỷ lệ dân số khu vực nội thị được cấp nước sạch ≥ 65 %.

* Hệ thống thoát nước:

Mật độ đường cống thoát nước chính khu vực nội thị ≥ 3,5 km/km2;

– Tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý 35 %;

– Tỷ lệ các cơ sở sản xuất mới xây dựng có trạm xử lý nước thải đạt mức quy định tối đa 80%.

* Hệ thống cấp điện và chiếu sáng công cộng:

– Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt khu vực nội thị ≥ 500kw/ng/năm;

– Tỷ lệ đường phố chính khu vực nội thị được chiếu sáng đạt ≥ 95%;

– Tỷ lệ ngõ hẻm được chiếu sáng đạt 70%.

* Cây xanh, thu gom xử lý chất thải và nhà tang lễ

– Đất cây xanh toàn đô thị ≥ 5 m2/người;

– Đất cây xanh công cộng khu vực nội thị ≥ 5 m2/người;

– Tỷ lệ chất thải rắn khu vực nội thị được thu gom 80%;

– Tỷ lệ chất thải rắn khu vực nội thị được xử lý ≥ 70%;

– Số nhà tang lễ khu vực nội thị đạt mức quy định tối thiểu 1 nhà.

4. Danh mục, lộ trình và kế hoạch cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu đô thị đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV trong giai đoạn 2016-2020

(có phụ lục kèm theo)

5. Vốn và nguồn vốn thực hiện chương trình

– Tổng nhu cầu vốn đầu tư của các dự án phát triển đô thị giai đoạn 2015 – 2030 là khoảng 1.994,6 tỷ đồng. Trong đó:

– Nguồn vốn:

+ Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước;

+ Nguồn vốn ODA;

+ Nguồn vốn đấu giá đất tại huyện Ngọc Lặc;

+ Nguồn vốn từ doanh nghiệp;

+ Nguồn vốn từ nhân dân đóng góp.

6. Giải pháp

6.1. Giải pháp về vốn đầu tư:

– Huy động vốn theo hình thức BOT, BT;

– Chuyển nhượng quyền khai thác công trình hạ tầng: Hình thức này thực hiện trên nguyên tắc, tuyến đường được Nhà nước xây dựng xong, chuyển quyền khai thác cho một doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Doanh nghiệp nhận quyền thu phí thanh toán cho Nhà nước kinh phí xây dựng tuyến đường. Vốn thu được được sử dụng để đầu tư cho dự án khác. Việc lựa chọn doanh nghiệp tiếp nhận quyền thu phí có thể thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu;

– Giải pháp nhà nước và nhân dân cùng làm: Mô hình này cũng đã được triển khai ở một số địa phương và cũng đã có được kết quả nhất định, cần được nhân rộng, đặc biệt là trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong các khu đô thị cải tạo;

– Sử dụng vốn ODA: được ưu tiên sử dụng cho những chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực: Xây dựng hạ tầng kinh tế đồng bộ theo hướng hiện đại; Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội.

6.2. Giải pháp về nguồn nhân lực:

– Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý tại địa phương;

– Đẩy mạnh việc liên kết trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực (trong và ngoài nước), tăng cường mở các lớp tập huấn để đào tạo thường xuyên, nhằm duy trì chất lượng và số lượng cho đội ngũ lao động kế cận, thu hút, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề cho các lao động bị thu hồi đất sang các ngành nghề phi nông nghiệp phù hợp với tính chất phát triển;

– Có chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào đề án thực hiện đào tạo, tái đào tạo đội ngũ lao động.

6.3. Giải pháp về chính sách:

– Rà soát các quy định, chính sách về đầu tư, kinh doanh để sửa đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh;

– Tiếp tục cụ thể hóa các chính sách về các ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực: phát triển đô thị, phát triển hạ tầng kỹ thuật, phát triển nhà ở xã hội và nhà ở cho người có thu nhập thấp; xây dựng công trình phúc lợi cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn;

– Tiếp tục rà soát các dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư, trên cơ sở đó có biện pháp hỗ trợ, tập trung tháo gỡ vướng mắc và tạo điều kiện để dự án sớm triển khai;

– Tiếp tục thực hiện thành công đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính;

– Tiếp tục nâng cao hiệu quả việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các cơ quan quản lý nhà nước của địa phương;

– Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo các đơn vị, các ngành với các nhà đầu tư và với nhân dân để xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách và pháp luật hiện hành, đảm bảo các dự án hoạt động hiệu quả, tạo hiệu ứng lan tỏa và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới, đảm bảo công bằng xã hội cho các tầng lớp nhân dân.

6.4. Kế hoạch phân bổ và huy động vốn: Mục tiêu huy động vốn ngân sách 20%, nguồn vốn thực hiện còn lại huy động từ nguồn vốn xã hội hóa 80%.

7. Tổ chức thực hiện

7.1. UBND huyện Ngọc Lặc có trách nhiệm: Tổ chức thực hiện các nội dung của chương trình theo quy định của pháp luật; phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan để thực hiện các nội dung của chương trình; chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện các nhiệm vụ sau:

– Theo quy hoạch được duyệt chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện chỉnh trang đô thị, lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức vận động nhân dân tham gia cùng với chính quyền thực hiện;

– Tăng cường quản lý đất đai, quản lý xây dựng, tạo điều kiện và hướng dẫn nhân dân xây dựng công trình đảm bảo mỹ quan đô thị;

7.2. Các ngành liên quan: Theo chức năng nhiệm vụ được giao, hướng dẫn, phối hợp và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện; đồng thời giải quyết kịp thời hoặc báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Điều 2 . Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương; Chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc và Thủ trưởng các ngành, các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

– Như điều 2 Quyết định;- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;- CVP Ngô Hoàng Kỳ;- Lưu: VT, CN.H2.(2016)QDPD CTPT do thi Ngoc Lac.doc

KT. CHỦ TỊCHNgô Văn Tuấn