Quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp quốc phòng

Quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của 17 doanh nghiệp quân đội 100% vốn nhà nước? Tham khảo quy định về các nguyên tắc quản lý người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước?

Hiện nay như chúng ta đã biết thì theo chủ trương của Đảng đề ra theo đó với các doanh nghiệp nhà nước phải được sắp xếp lại để nâng cao hiệu quả hoạt động, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng chủ trương rà soát toàn bộ các doanh nghiệp để sắp xếp, thu hẹp và đã đề ra các quyết định đó là giảm dần từ 88 doanh nghiệp quân đội xuống còn 17 doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước. Với các doanh nghiệp này cần phải đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của 17 doanh nghiệp quân đội 100% vốn nhà nước.

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của 17 doanh nghiệp quân đội 100% vốn nhà nước:

Hiện nay theo như Nhà nước đa đề ra cơ cấu thì tại 17 doanh nghiệp quân đội này có nghĩa vụ quân sự, quốc phòng kết hợp với lao động sản xuất. Bên canh đó trong đề án sắp xếp lại doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng còn có 12 doanh nghiệp sẽ cổ phần với trên 50% vốn do Nhà nước nắm giữ. Các này vừa sản xuất, kinh doanh nhưng có nhiệm vụ sẵn sàng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng hay chịu sự điều động của Bộ khi có yêu cầu, hoặc khi xảy ra chiến tranh.

Để lãnh đạo thực hiện thắng lợi Đề án cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp quân đội đến năm 2020, ngày 18-5-2017, Quân ủy Trung ương ban hành Nghị quyết số 425-NQ/QUTW về sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp quân đội đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Ngày 4-10-2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp quân đội đến năm 2020”.

Theo đó, Bộ Quốc phòng tiếp tục duy trì doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đối với 17 doanh nghiệp, trong đó giữ nguyên 12 doanh nghiệp đang thực hiện các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đề án hình thành 5 tổng công ty có nhiệm vụ sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị kỹ thuật đặc chủng, trên cơ sở cơ cấu lại các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng. Thực hiện cổ phần hóa (CPH) 29 doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chủ yếu là thương mại, xây dựng, dịch vụ. Thực hiện thoái vốn nhà nước tại 20 công ty cổ phần (thuộc danh mục doanh nghiệp, Nhà nước không cần nắm giữ vốn điều lệ). Một số doanh nghiệp có quy mô nhỏ sẽ được sáp nhập, hợp nhất.

Bộ Quốc phòng sẽ duy trì tỷ lệ vốn nhà nước từ 51% vốn điều lệ đến hết năm 2019 tại 12 doanh nghiệp sau khi CPH, gồm các tổng công ty: Đông Bắc, Xăng dầu Quân đội, Xây dựng Lũng Lô, Xây dựng Trường Sơn, Thành An, Đầu tư phát triển nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng, Xây dựng công trình hàng không (ACC), 28, và các công ty X20, Ứng dụng kỹ thuật và sản xuất (Tecapro), In Quân đội 1, In Quân đội 2. Năm 2020, điều chỉnh tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ tại các doanh nghiệp này theo tiêu chí, phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước hiện hành.

Theo đề án, đối với Tổng công ty, công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con tổ chức thành Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên; Ban Tổng giám đốc, Tổng giám đốc, Kiểm soát viên. Trong đó: Chủ tịch Hội đồng thành viên cơ cấu là Bí thư Đảng ủy; Thành viên Hội đồng thành viên cơ cấu là Đảng ủy viên; Tổng giám đốc là thành viên Hội đồng thành viên, cơ cấu là Phó bí thư Đảng ủy, là người đại diện theo pháp luật. Các chức danh này đều do Thường vụ Quân ủy Trung ương quyết định và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm.

Đối với các công ty độc lập, tổ chức thành Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kiểm soát viên. Trong đó: Chủ tịch Công ty cơ cấu là Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc (Giám đốc) cơ cấu là Phó bí thư Đảng ủy, là người đại diện theo pháp luật. Các chức danh này do Thường vụ Đảng ủy trực thuộc Quân ủy Trung ương đề nghị và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm.

Đối với các công ty cổ phần nhà nước nắm giữ hơn 50% vốn điều lệ, tổ chức thành Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, Ban kiểm soát và trong đó có chủ tịch Hội đồng quản trị cơ cấu là Bí thư Đảng ủy; Tổng giám đốc (Giám đốc) cơ cấu là Phó bí thư Đảng ủy, là người đại diện theo pháp luật. Các chức danh này do Bộ Quốc phòng giới thiệu và Hội đồng quản trị doanh nghiệp bầu.

Đối với các doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa, sáp nhập, hợp nhất để hình thành các tổng công ty, giải thể pháp nhân doanh nghiệp giữ nguyên mô hình tổ chức như hiện tại để thuận lợi triển khai nhiệm vụ sắp xếp, tránh gây xáo trộn về tổ chức, biên chế. Việc bổ nhiệm cán bộ cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp quân đội được thực hiện theo Nghị định 97/2015/NĐ-CP về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Nghị định 106/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý người đại diện phần vốn Nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ hơn 50% vốn điều lệ.

Doanh nghiệp quân đội ở Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước được quản lý trực tiếp bởi Bộ Quốc phòng. Doanh nghiệp quân đội gồm có doanh nghiệp quốc phòng an ninh; doanh nghiệp thuần kinh tế. Hiện các doanh nghiệp này đang hoạt động đa dạng ở nhiều lĩnh vực như ngân hàng, dệt may, dược phẩm, bất động sản, viễn phông…tham gia bố trí dân cư, hình thành cụm làng xã ở khu vực biên giới, xóa đói giảm nghèo, phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp, vận động đường lối chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước.

2. Tham khảo quy định về các nguyên tắc quản lý người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước:

Căn cứ theo quy định tại điều 4. Nguyên tắc quản lý người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước Nghị định Số: 159/2020/NĐ-CP về quản lý người giữ chức danh chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại Doanh Nghiệp quy định cụ thể như sau:

1. Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng trong công tác quản lý, sử dụng người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

2. Bảo đảm tuân thủ đúng quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.

3. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, phân định rõ trách nhiệm của tập thể và trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ.

4. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp kiêm nhiệm nhiều chức danh, chức vụ khác nhau phải bảo đảm không được xung đột lợi ích.

5. Trường hợp luật có quy định khác về quản lý, sử dụng người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật đó.

Theo như quy định này ta thấy pháp luật đã quy định rõ về nguyên tắc quản lý người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, Ngoài ra thì việc bổ nhiệm cán bộ cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp quân đội được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và các quy định khác Chính phủ về quản lý người đại diện phần vốn Nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ hơn 50% vốn điều lệ. Việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý, người đại diện phải tuân thủ nghiêm các quy định về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Quốc phòng quản lý và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ hơn 50% vốn điều lệ do Bộ Quốc phòng làm chủ sở hữu.

Tren thực tế ta thấy Bộ Quốc phòng cũng đã đề ra các yêu cầu đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, định hướng tư tưởng để cán bộ, đảng viên và người lao động tại các doanh nghiệp thuộc diện cơ cấu lại, sáp nhập, cổ phần hóa, thoái vốn và giải thể nhận thức đầy đủ, thực hiện đúng quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước và Quân ủy Trung ương; kiên quyết đấu tranh với những tư tưởng ngại đổi mới, né tránh cổ phần hóa.