Quyền thành lập doanh nghiệp –

Quyền thành lập doanh nghiệp được hiểu là quyền của cá nhân, tổ chức trong việc thành lập doanh nghiệp nhằm mục đích hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

– Tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch, nếu không thuộc đối tượng không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp năm 2005, đều có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.

– Mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc một hộ kinh doanh hoặc làm thành viên hợp danh của một công ty hợp danh, trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại có thỏa thuận khác. Cá nhân chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh hoặc cá nhân thành viên hợp danh có quyền thành lập, tham gia thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần.

– Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài lần đầu thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trong trường hợp này doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại ViệtNamdự định thành lập doanh nghiệp mới tại ViệtNamthực hiện theo quy định sau đây:

+ Trường hợp doanh nghiệp mới do doanh nghiệp có trên 49% vốn điều lệ là sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập hoặc tham gia thành lập thì phải có dự án đầu tư và thực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trong trường hợp này, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

+ Trường hợp doanh nghiệp mới do doanh nghiệp có không quá 49% vốn điều lệ là sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập, tham gia thành lập thì việc thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc đăng ký đầu tư trong trường hợp này áp dụng theo quy định tương ứng đối với dự án đầu tư trong nước.

Trên đây là những thông tin hữu ích nhằm giúp bạn hiểu rõ về quyền thành lập doanh nghiệp. Nếu còn bất cứ thắc mắc cần trợ giúp, hãy liên hệ với công ty A&S Law chúng tôi để được hỗ trợ.

{loadposition hotro}