Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt | Môi Trường An Thái Thịnh

I. Tại sao phải xử lý nước thải sinh hoạt- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ đâu?

1. Nguồn phát sinh

Nước thải sinh hoạt cần xử lý phát sinh từ các hoạt động sử dụng nước trong sinh hoạt đời sống của con người. Như hoạt động ăn uống, tắm giặt, vệ sinh, hoạt động nấu ăn từ khu bếp của nhà hàng khách sạn,…

2. Mục đích của quá trình xử lý nước thải sinh hoạt

Mục đích xử lý nước thải sinh hoạt là loại bỏ hợp chất hữu cơ, vô cơ trong nước thải. Những chất này có thể tồn tại ở các dạng khác nhau. Tùy theo tính chất mà chúng có thể chia làm các loại. Có thể phân hủy được bằng phương pháp sinh học và không thể phân hủy được bằng phương pháp sinh học. chất tan và chất rắn lơ lửng…

Tuân thủ theo Quy định của Nhà Nước

Theo Khoản 19 Điều 3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2019.

Điều 37 Nghị định 38/2015/NĐ-CP.

Quy định về công tác thu gom, xử lý nước thải theo quy định mới nhất của pháp luật hiện hành như sau:

– Các khu đô thị, khu dân cư tập trung, tòa nhà cao tầng, tổ hợp công trình dịch vụ, thương mại phải có hệ thống thu gom nước mưa và thu gom, xử lý nước thải theo quy hoạch và tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật.

– Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải có hệ thống thu gom nước mưa và thu gom, xử lý nước thải theo QCVN 14/2008-BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xử lý nước thải sinh hoạt.

II. Quy trình công nghệ áp dụng xử lý nước thải sinh hoạt

1. Thành phần tính chất nước thải trước xử lý

Nước thải sinh hoạt có các đặc tính riêng là hàm lượng Ni tơ cao, để xử lý nước thải sinh hoạt một cách hiệu quả đảm bảo hệ thống xử lý hoạt động ổn định đạt tiêu chuẩn xả thải ra nguồn tiếp nhận cần phải tối ưu về thiết kế, tính toán từ lúc lập dự án.

Nhiều người thường nghĩ nước thải sinh hoạt là loại nước thải dễ xử lý. Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản như vậy. Bởi vì, trong nước thải sinh hoạt là tập hợp đa chất, chứ không phải đơn chất như các loại nước thải công nghiệp, khi xử lý cac chỉ tiêu BOD5, COD, TSS,.. thì lại vướng chỉ tiêu Amoniac hay Ni tơ là một ví dụ. Vì vậy, để thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt mang lại hiệu quả cao, cần phải có kiến thức chuyên môn sâu về các quá trình sinh học diễn ra trong từng quy trình hoạt động của hệ thống xử lý nước thải

Các thành phần ô nhiễm chính của nước thải sinh hoạt gồm: hàm lượng oxi sinh học BOD5, Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), Tổng Nitơ, Tổng Phốt pho, dầu mỡ động thực vật, Coliform. Trong các chỉ tiêu trên thì chỉ tiêu N- NH3 là khó xử lý nhất trong nước thải sinh hoạt.

2. Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay

2.1 Phương pháp xử lý cơ học

Trong phương pháp này, các lực vật lý như lực trọng trường, lực ly tâm, được áp dụng để tách các chất không hòa tan ra khỏi nước thải. Phương pháp xử lý cơ học thường đơn giản, rẻ tiền, hiệu quả xử lý chất lơ lửng cao với các thiết bị cơ khí vận hành thủ công hoặc tự động. Các công trình xử lý cơ học được áp dụng rộng rãi trong xử lý nước thải là:

  • (1) thiết bị tách rác,
  • (2) thiết bị nghiền rác,
  • (3) bể điều hòa,
  • (4) khuấy trộn,
  • (5) lắng,
  • (6) lắng cao tốc,
  • (7) tuyển nổi,
  • (8) lọc,
  • (9) bay hơi và tách khí,

Trong nước thải sinh hoạt thường chứa các chất không tan ở dạng lơ lửng, để tách các chất này ra khỏi nước thải thường sử dụng các phương pháp cơ học như lọc qua song chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của trọng lực và lọc qua nhiều lớp vật liệu lọc. Tùy theo kích thước, tính chất lý hóa, nồng độ chất lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ làm sạch mà lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp.

2.2 Phương pháp xử lý sinh học

Phương pháp sinh học được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải cũng như một số chất vô cơ như  H2S, sunfit, ammonia, nitơ, … dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển. Một cách tổng quát, phương pháp xử lý sinh học có thể phân chia thành 2 loại:

Phương pháp kị khí:  Sử dụng nhóm vi sinh vật kị khí, hoạt động trong điều  kiện không có oxy;

Phương pháp hiếu khí: Sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục.

2.3 Phương pháp xử lý hóa học

Xử lí nước thải bằng phương pháp hóa học là quá trình sử dụng một số hóa chất và bể phản ứng nhằm nâng cao chất lượng nước thải để đáp ứng hiệu quả xử lý của các công đoạn sau:

Dùng axit hay vôi để trung hòa và điều chỉnh pH của nước thải, hoặc dùng 2 nguồn nước thải có tính acid và kiềm để trung hòa lại với nhau.

Dùng than hoạt tính, clo ozone để khử các chất hữu cơ khó oxy hóa, khử màu, mùi, khử trùng

Dùng bể lọc trao đổi ion để khử kim loại nặng

Hệ thống xử lý nước thải Chung Cư Felixhomes CC1

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chung cư Felixhomes-CC1Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chung cư Felixhomes-CC1Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chung cư Felixhomes-CC1Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chung cư Felixhomes-CC1Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chung cư Felixhomes-CC1Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chung cư Felixhomes-CC1Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chung cư Felixhomes-CC1Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chung cư Felixhomes-CC1Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chung cư Felixhomes-CC1Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chung cư Felixhomes-CC1Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chung cư Felixhomes-CC1

3. Lựa chọn quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt vì có tính chất đặc trưng khác nhau từ nguồn thải nên việc lựa chọn giải pháp công nghệ được chú ý hơn:

  • Nước thải từ trung tâm thương mại, hoạt động nhà hàng, khách sạn hàm lượng ô nhiễm dầu mỡ rất cao.
  • Nước thải sinh hoạt từ tòa nhà văn phòng, công ty không có căn teen thì hàm lượng ô nhiễm dầu mỡ rất thấp ngược lại hàm lượng Amoni rất cao.

Sau đây là công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt của trung tâm thương mại

3.1 Sơ đồ công nghệ

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải siêu thị

3.2 Thuyết minh công nghệ

3.2.1 Hố thu gom nước thải

Hố thu có nhiệm vụ thu gom toàn bộ nước thải từ hệ thống thu gom nước thải của siêu thị. Tại đây có đặt giỏ lược rác nhằm tách rác, thức ăn thừa, vật có kích thước lớn ra khỏi nước thải, bảo vệ hệ thống bơm phía sau. Sau đó nước thải được 2 bơm nhúng chìm bơm và bể TD-DAF.

3.2.2 Bể TD-DAF

Trong quá trình hoạt động nấu nướng thức ăn, các nhà ăn… điều phát sinh ra một lượng lớn dầu mỡ động thực vật. Lượng dầu mỡ này cần phải tách ra khỏi nước thải trước khi đưa nước thải vào các hạng mục xử lý tiếp theo.

Do các chất dầu mỡ sẽ có khả năng phá hủy cấu trúc bùn hoạt tính trong bể xử lý vi sinh, gây khó khăn cho việc lên men cặn. Và theo tiêu chuẩn xả thải, không cho phép xả nước thải chứa dầu, mỡ vào nguồn tiếp nhận vì sẽ tạo thành một lớp màng trên mặt nước cản trở việc hấp thụ oxy vào trong nước, làm cho quá trình tự làm sạch của nước bị suy giảm.

3.2.3 Bể điều hòa

Lưu lượng và nồng độ nước thải của nước thải phát sinh thường không ổn định Vì phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Thời gian thải, lưu lượng nước thải và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải.

Điều này ảnh hưởng đến hệ số không điều hòa rất lớn. Vì vậy bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa sự không ổn định đó về lưu lượng cũng như nồng độ các chất ô nhiễm, giúp cho các thiết bị và hệ vi sinh trong bể xử lý hiếu khí hoạt động ổn định và liên tục đảm bảo hệ thống hoạt động dài lâu.

Từ bể điều hòa nước thải được bơm với lưu lượng ổn định vào bể xử lý sinh học Bio – Reactor.

3.2.4 Bể xử lý sinh học Bio – Reactor

Công nghệ xử lý sinh học Bio – Reactor là công nghệ kết hợp các điều kiện thuận lợi của quá trình xử lý nước thải bằng vi sinh. Bể xử lý sinh học Bio – Reactor phát triển từ bể xử lý sinh học Anoxic với tải trọng cao.

Kết hợp các quá trình xử lý ô nhiễm hữu cơ bằng công nghệ vi sinh hoạt động với mật độ vi sinh rất cao, xử lý với hàm lượng ô nhiễm Nito cao. Tại đây, vi sinh vật sử dụng các hợp chất hữu cơ trong nước thải như là nguồn thức ăn cung cấp hàng ngày và chuyển hóa chúng thành các tế bào vi sinh vật, CO2 và nước.

Tại bể xử lý sinh học Bio – Reactor, nước được phân phối từ trên máng phân phối được dẫn trực tiếp xuống dưới bể qua hệ thống ống phân phối, phân phối đều trên toàn bộ tiết diện bể. Từ đó nước thải đi từ dưới lên qua tầng vi sinh lơ lững, qua vật liệu dính bám vi sinh, cuối cùng đi lên qua máng thu nước phía trên bể.

Bùn vi sinh được tuần hoàn về từ bể lắng 2. Trong bể Bio – Reactor, lắp đặt Mixer đảo trộn đều vi sinh với nước thải làm tăng hệ số tiếp xúc pha giữa chất ô nhiễm và vi sinh vật, làm tăng hiệu quả xử lý Nito của hệ vi sinh.

Từ bể Bio – Reactor, nước thải từ máng thu nước tự chảy sang bể sinh học MBBR.

3.2.5 Bể xử lý sinh học MBBR

Bể xử lý sinh học MBBR (Moving Bed Biological Reactor)

Công nghệ xử lý MBBR là công nghệ kết hợp giữa các điều kiện thuận lợi của quá trình xử lý bùn hoạt tính hiếu khí và bể lọc sinh học để loại bỏ các thành phần ô nhiễm hữu cơ có trong nước thải. Bể MBBR hoạt động giống như quá trình xử lý bùn hoạt tính hiếu khí trong toàn bộ thể tích bể.

Đây là quá trình xử lý bằng lớp màng biofilm với sinh khối phát triển trên giá thể mà những giá thể này lại di chuyển tự do trong bể phản ứng và được giữ bên trong bể phản ứng, vì vậy nó tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật tiếp xúc trực tiếp với nước thải.

Bể sinh học MBBR được thiết kế để tiếp tục thực hiện quá trình loại bỏ các chất hữu cơ trong nước thải bằng quá trình sục khí bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính là tập đoàn những vi sinh hiếu khí gồm vi khuẩn, protozoa, mold, vi khuẩn lên men, tảo….

Phương pháp bùn hoạt tính là quá trình làm sạch nước thông qua việc sử dụng hoạt động sống của bùn hoạt tính. Nói 1 cách khác bùn hoạt tính trong nước thải bám dính và lấy các chất hữu cơ có trong nước thải. Dưới đây là cách mà chất hữu cơ được loại bỏ trong quá trình đồng hóa và dị hóa của vi sinh.

Xử lý nước thải sinh hoạt

Theo phương trình ở trên, sự thích nghi của vi khuẩn để chúng tạo ra các enzyme để phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải là khá quan trọng. Chức năng của enzyme được kiểm soát bởi nhiệt độ của nước thải, độ pH, hàm lượng của các chất hữu cơ, kim loại nặng…. Việc cân bằng các dưỡng chất tốt là rất quan trọng cho vi khuẩn phát triển trong nước thải. Sự phát triển của vi khuẩn sẽ được nâng lên khi chúng được cung cấp đúng liều lượng.

Nhân tố quan trọng của bể sinh học MBBR này là các giá thể động có lớp màng biofilm dính bám trên bề mặt. Những giá thể này được thiết kế với diện tích bề mặt hiệu dụng lớn để lớp màng biofim dính bám trên bề mặt của giá thể và tạo điều kiện tối ưu cho hoạt động của vi sinh vật khi những giá thể này lơ lững trong nước.

Ưu điểm của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp MBBR

–   Mật độ vi sinh vật xử lý trên một đơn vị thể tích cao: Mật độ vi sinh vật xử lý trên một đơn vị thể tích cao hơn so với hệ thống xử lý bằng phương pháp bùn hoạt tính lơ lửng, vì vậy tải trọng hữu cơ của bể MBBR cao hơn.

–   Chủng loại vi sinh vật xử lý đặc trưng: Lớp màng biofilm phát triển tùy thuộc vào loại chất hữu cơ và tải trọng hữu cơ trong bể xử lý.

–   Hiệu quả xử lý cao.

–   Tiết kiệm diện tích xây dựng.

–   Dễ dàng vận hành.

–   Điều kiện tải trọng cao: Mật độ vi sinh vật trong lớp màng biofilm rất cao, do đó tải trọng hữu cơ trong bể MBBR rất cao.

Sau đó nước thải tự chảy sang bể lắng sinh học.

3.2.6 Bể lắng sinh học – Bể lắng 2

Nước thải từ bể sinh học chảy qua bể lắng 2 mang theo bùn hoạt tính, vì vậy bể lắng có nhiệm vụ tách bùn sinh học và nước, lượng bùn sẽ được tuần hoàn lại bể xử lý sinh học, phần bùn dư được hút bỏ sang bể chứa bùn.

Nước từ bể lắng chảy vào bể trung gian – khử trùng.

 3.2.7 Bể trung gian – khử trùng

Bể trung gian chứa nước từ bể lắng 2 phục vụ cho hệ thống bơm lọc áp lực. Tại đây, nước thải được trộn với chất khử trùng để tiêu diệt các sinh vật gây bệnh. Sau đó nước thải được bơm vào bể lọc áp lực.

3.2.8 Bể lọc áp lực

Nhiệm vụ của bể lọc áp lực là tách hoàn toàn lượng cặn còn lại trong nước. Nâng cao chất lượng xử lý. Sau khi nước thải qua bể lọc được thải ra nguồn tiếp nhận. Nước đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14: 2008

3.2.9 Bể chứa bùn

Bể chứa bùn có nhiệm vụ chứa bùn dư và tách một phần nước ra khỏi bùn và chứa bùn. Phần nước tách ra được đưa qua bể điều hoà. Phần bùn giữ lại trong bể theo định kỳ sẽ được hút bỏ và đem chôn lấp.

“Trao cho bạn niềm tin & sự an toàn thân thiện”

CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ MÔI TRƯỜNG

AN THÁI THỊNH

  •  Trụ sở: 62/16K, Ấp 3, Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, Hồ Chí Minh
  •  Văn Phòng: 756A/3 QL1A, Bình Hưng Hoà B, Bình Tân, Hồ Chí Minh
  •  Hotline: 093.773.22.97
  •  Email: [email protected]
    [email protected]
  • Mã số thuế: 0315191975

Điểm: 4.8 (5 bình chọn)

{{#error}}

{{error}}

{{/error}}
{{^error}}

Cảm ơn sự bình chọn của Bạn!

{{/error}}

Error! Please check your network and try again.