Quy trình và thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định mới nhất hiện hành – Bravo
Hiện nay, tỷ lệ doanh nghiệp mới được thành lập ngày một tăng cao. Đây là bước đầu tiên để đặt nền móng cho việc phát triển kinh doanh, cũng như mở rộng quy mô sau này cho doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ được quy trình và thủ tục để thành lập doanh nghiệp. Dưới đây là 4 quy trình để hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định mới nhất hiện hành.
1. Đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì?
Đăng ký thành lập doanh nghiệp thường được hiểu theo 2 hướng:
– Xét theo góc độ kinh tế: Đăng ký doanh nghiệp là việc tạo lập nên một tổ chức kinh doanh. Trong đó, cá nhân hay tổ chức đứng ra thành lập phải đáp ứng đủ các tiêu chí về cơ sở vật chất như nguồn vốn, trụ sở công ty, nguồn nhân lực, thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất, nhà xưởng,…
– Xét theo góc độ pháp lý: Đăng ký doanh nghiệp là một thủ tục hành chính do người đại diện thành lập đứng ra thực hiện tại cơ quan đăng ký kinh doanh, nhằm sở hữu giấy đăng ký doanh nghiệp hợp pháp theo pháp luật Việt Nam.
2. Tổng hợp 4 quy trình để hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp
Giờ đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành rất nhiều các cải cách về thủ tục. Vì vậy, quy trình để đăng ký doanh nghiệp cũng được đơn giản hóa hơn nhiều, bao gồm 4 bước như sau:
2.1. Cần chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp
- Bước đầu tiên trong các bước thành lập doanh nghiệp thành công đó chính là lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp. Chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ tính đặc thù của từng mô hình doanh nghiệp, từ đó lựa chọn mô hình theo đúng mục tiêu phát triển của công ty. Một số mô hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam như: Công ty TNHH (1 thành viên), Công ty TNHH, Công ty Cổ phần,…
- Chuẩn bị bản sao của Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu của chủ doanh nghiệp, hoặc các cổ đông (nếu có). Tuy nhiên, mỗi một mô hình doanh nghiệp sẽ có quy định về số lượng thành viên và cổ đông khác nhau. Vì vậy, chủ doanh nghiệp cần nghiên cứu rõ điều khoản này trước khi thành lập cổ đông cho công ty.
Lưu ý: Bản sao Chứng minh nhân dân phải có dấu công chứng không quá 3 tháng và thời hạn CMND chưa quá 15 năm.
- Chủ doanh nghiệp chọn tên công ty, lựa chọn tên ngắn gọn, ý nghĩa và dễ nhớ. Đặc biệt, tránh tình trạng tên doanh nghiệp bị trùng lặp, đạo nhái. Chủ doanh nghiệp có thể truy cập vào “Cổng thông tin quốc gia” để biết được tên công ty của mình có bị trùng với công ty khác trên thị trường không.
- Cập nhật đầy đủ thông tin địa chỉ của trụ sở hoạt động, bao gồm: số nhà, ngõ, ngách, hẻm, đường, phường, xã, quận, huyện, số hotline, số fax,…
- Đăng ký vốn điều lệ phù hợp thông qua ngành nghề kinh doanh. Tuy vốn điều lệ không ảnh hưởng gì đến kết quả đăng ký thành lập doanh nghiệp nhưng nó lại ảnh hưởng đến việc đóng lệ phí môn bài hàng năm của doanh nghiệp. Vì vậy, các chủ doanh nghiệp và cổ đông nên đưa ra con số chính xác nhất.
- Cập nhật chức danh người đại diện cho doanh nghiệp theo pháp luật. Thông thường, người đại diện sẽ là Tổng Giám Đốc.
- Xác định lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, ngành nghề phải được mã hóa và đăng ký theo mã ngành cấp 4 theo quy định 27/2018/QĐ-TTg.
>>> Xem thêm: Những điều cần lưu ý về điều lệ công ty năm 2021
2.2. Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo đúng quy trình
- Soạn thảo đầy đủ hồ sơ của công ty và các giấy tờ cần thiết theo quy định mới hiện hành tại Điều 20 Nghị định 43.
- Hoàn thiện và nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, nơi mà công ty đặt trụ sở chính (Điều 25 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010). Tại đây, người đại diện pháp luật của công ty có thể tự nộp hồ sơ hoặc ủy quyền cho người khác đi nộp thay mình. Nếu áp dụng ủy quyền cho người khác thì doanh nghiệp cần tuân thủ theo điều lệ của giấy ủy quyền tại Điều 9 – Thông tư số 01/20213/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Nếu hồ sơ hợp lệ, chủ doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau 3 ngày. Và nếu hồ sơ không hợp lệ, chủ doanh nghiệp sẽ nhận được thông tin cần bổ sung hoặc chỉnh sửa thông tin cần thiết.
2.3. Hoàn thiện làm con dấu pháp nhân
Con dấu pháp nhân có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với mô hình doanh nghiệp, nó thể hiện giá trị, sự tin tưởng và chất lượng của doanh nghiệp với đối tác và khách hàng. Để hoàn thiện thủ tục làm con dấu pháp nhân, chủ doanh nghiệp cần tuân thủ 2 bước dưới đây:
Bước 1: Doanh nghiệp cần có 01 bản Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao) mang đến cơ sở có chức năng khắc dấu.
Bước 2: Sau khi được thông báo về việc đến nhận con dấu pháp nhân đã hoàn thành. Chủ doanh nghiệp cần mang theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) để hoàn thành thủ tục nhận con dấu. Ngoài ra, nếu người đại diện hợp pháp không thể trực tiếp đi nhận con dấu thì có thể ủy quyền cho người khác đi nhận thay mình.
2.4. Hoàn thiện thủ tục sau khi thành lập công ty
Theo quy định tại Điều 8 của Luật Doanh Nghiệp, các doanh nghiệp sau khi đã hoàn thiện thủ tục đăng ký kinh doanh và có con dấu pháp nhân thì có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn cần hoàn thiện một số thủ tục sau để đảm bảo quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra tốt đẹp.
- Khai báo thuế ban đầu với cơ quan thuế nơi đăng ký kinh doanh trong khoảng thời gian quy định.
- Thực hiện đăng ký kê khai thuế thông qua dịch vụ chữ ký số theo quy định số 21/2012QH13 về việc sửa đổi và bổ sung của Luật Quản lý thuế.
- Thực hiện đăng bố cáo theo Điều 28 Luật Doanh Nghiệp.
- Trình tờ khai và nộp thuế môn bài theo Mẫu số 01/MBAI ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính.
- Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo Mẫu số 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính).
- Triển khai thực hiện thủ tục mua, tự in hóa đơn theo thông tư 39/2014/TT-BTC hóa đơn chứng từ có hiệu lực từ 01/06/2014. Từ ngày 01/09/2014 các doanh nghiệp mới thành lập sẽ được đăng ký tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Treo “hóa đơn mẫu liên 2” tại trụ sở của công ty (yêu cầu bắt buộc)
- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
3. Những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp
Sau khi được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp vẫn nên lưu ý một vài thủ tục sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp mới, cụ thể:
- Công bố nội dung đăng ký kinh doanh lên trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (không quá 30 ngày cấp phép).
- Gắn tên doanh nghiệp hoặc tên chi nhánh tại trụ sở công ty.
- Thông báo thời gian hoạt động kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Thực hiện đăng ký thuế và đóng thuế đúng thời gian (không quá 10 ngày sau khi nhận được giấy đăng ký kinh doanh).
- Đăng ký giấy phép con theo ngành nghề kinh doanh (nếu cần).
- Đảm bảo thực hiện góp vốn theo cam kết.
- Cập nhật tiến độ góp vốn và xin giấy chứng nhận góp vốn.
- Thực hiện đăng ký tài khoản ngân hàng và mua chữ ký số cho doanh nghiệp.
- Triển khai thành lập ban kiểm soát (từ 11 thành viên trở lên).
- Thông báo phát hành hóa đơn GTGT trước khi chính thức phát hành.
Trên đây là những thông tin về quy trình và thủ tục để thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định mới nhất hiện hành. Hy vọng rằng, qua bài viết này các doanh nghiệp sẽ áp dụng thành công các thủ tục pháp lý để sớm đưa công ty vào hoạt động.
>>> Tìm hiểu thêm: