Quy trình trồng nấm mối đen – Viện nghiên cứu sinh học ứng dụng

TÓM TẮT QUY TRÌNH NUÔI TRỒNG VÀ PHÒNG BỆNH NẤM MỐI ĐEN TRÊN MÙN CƯA

Nấm mối đen có nhiều công dụng đặc biệt theo Đông Y lẫn Tây Y và là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng. Nấm thực sự là một lá chắn tuyệt vời cho sức khỏe của chúng ta trước những bệnh tật nguy hiểm. Đặc biệt hơn, chúng có độ thơm ngon và luôn khiến người dùng không ngừng bất ngờ về hương vị mà chúng tạo ra: giòn, ngọt và ngon miệng.

Nấm mối đen có tên khoa học là Xerula radicata và thường được biết đến như một thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe. Nấm mối đen có chứa Oudenone có tác dụng điều trị và ức chế các khối u ác tính phát sinh trong mô (như mô liên kết, xương, sụn, hoặc cơ vân) hỗ trợ điều trị ung thư. Bên cạnh đó nấm mối đen chứa canxi, phốt pho, sắt, protein và các chất dinh dưỡng khác đem lại lợi ích cho dạ dày và lá lách của con người, chữa bệnh trĩ, giảm lipid, tác dụng tốt cho việc điều trị tiêu chảy và tiêu hóa kém.

Nấm mối đen với lớp vỏ bên ngoài màu đen nhưng bên trong thịt màu trắng, thường được dùng trong các món lẩu, xào,… như một món ăn kèm thú vị. Nấm mối chỉ xuất hiện tại Việt Nam vào tháng 5 tới tháng 8 khi trời mưa và số lượng giảm dần.

Xem thông tin nấm mối đen

Trước nhu cầu sử dụng nấm mối đen của người tiêu dùng chúng tôi tiến hành chuyển giao công nghệ nuôi trồng nấm mối đen quy mô phòng thí nghiệm và quy mô công nghiệp để sản phẩm chất lượng tốt, giá cả hợp lý có thể đến tay người tiêu dùng và người bệnh.

sơ đồ quy trình trồng nấm mối đen

1.Chuẩn bị phòng nuôi

Để có thể nuôi trồng nấm mối đen thành công thì phòng nuôi trồng phải đảm bảo các yếu tố sau:

– Phòng nuôi là phòng vô trùng, độ sáng, thoáng tự nhiên

– Hệ thống phun sương tạo ẩm tự động

– Hệ thống làm lạnh

– Giàn, giá để phôi bịch

– Hệ thống chiếu sáng

1.1 Thông số phòng nuôi pha tối

Diện tích: 9.6 m2

Hệ thống giá, khoảng cách giữa các giá: 50cm

STT

Chiều rộng  (cm)

Chiều  dài (cm)

Chiều cao (cm)

Số lượng kệ

Diện tích 1 mặt (cm2)

Số lượng phôi bịch/kệ

Số lượng phôi bịch/giá

1

72

1.65

50

5

118.8

39

195

2

72

1.25

50

5

90

30

150

3

72

1.96

50

5

141.12

47

235

4

72

1.22

50

5

87.84

29

145

5

72

2

50

5

144

48

240

Tổng cộng

965

 

Nhiệt độ: Khoảng 250C.

Ánh sáng: Không sử dụng ánh sáng khi nuôi cấy pha tối, toàn bộ phòng thoáng khí và tối.

Khối lượng phôi bịch: 1,3 – 1,5kg/bịch

Tổng khối lượng trong phòng nuôi tối: 1254,5kg – 1447,5kg

Phương pháp để chuyển phôi bịch nấm đã cấy meo và đã hấp khử trùng về phòng nuôi an toàn.

– Khoảng cách: Chuyển từ TP. Hồ Chí Minh đến Hà Nội

– Phương tiện vận chuyển: Đường bộ

– Điều kiện chuyển bịch nấm đã cấy meo:

+ Nhiệt độ: Khoảng 250C.

+ Điều kiện: Tránh va đập, cho trong thùng đậy kín.

Phương pháp vận chuyển bịch nuôi nấm đã khử trùng:

+ Nhiệt độ: Thường

+ Điều kiện: Để trong thùng xốp, khử trùng bằng cồn để tránh nhiễm, tránh va đập.

1.2 Thông số phòng nuôi pha sáng

– Phòng nuôi là phòng có độ sáng, thoáng tự nhiên

– Hệ thống phun sương tạo ẩm tự động

– Nhiệt độ: Khoảng 250C.

– Giàn, giá để phôi bịch, khoảng cách giữ các mặt kệ là 50cm, có ánh sáng đèn trên mỗi kệ.

– Hệ thống chiếu sáng: ánh sáng khoảng 850 lux

2.Các bước nhân giống

Giai đoạn 1: Giống gốc

Môi tường dạng thạch được hấp thanh trùng ở 1210C trong 15 phút, để nguội và cấy giống vào môi trường trong box cấy vô trùng.

Trong giai đoạn này các sợi nấm phát triển trong môi trường rắn và trong tối ở nhiệt độ 250C khoảng 3-5 ngày

Giai đoạn 2: Nhân giống cấp 1

Giống gốc từ phần môi trường rắn lần sẽ được chuyển sang môi trường lỏng để nhân lên với số lượng lớn ở nhiệt độ 250C khoảng 5-7 ngày.

Giai đoạn 3: Nhân giống cấp 2

Giống cấp 1 được cấy chuyển vào môi trường hạt nhân lên với số lượng lớn ở nhiệt độ 250C đến khi sợi nấm lan trắng toàn bộ túi meo giống trong khoảng thời gian 5-7 ngày.

3.Xử lý nguyên liệu

Các nguyên liệu chính trong túi phôi nấm mối đen gồm có: mùn cưa khô, bột dinh dưỡng và đường.

 3.1 Ủ mùn cưa và phối trộn nguyên liệu

Ủ mùn cưa:

Nấm mối đen có thể trồng được trên giá thể mùn cưa của nhiều loại cây gỗ. Nhưng tốt nhất là mùn cưa cao su tươi hoặc bồ đề, mịn và không lẫn tạp chất. không dùng mùn cưa đã bị mốc, mùn cưa các loại cây có tinh dầu hoặc các loại cây gỗ cứng. Mùn cưa mới dùng ngay là tốt nhất. Nếu dùng dần phải phơi khô, tránh để lên men hoặc bị ẩm, mốc gây mùn hóa làm mất chất dinh dưỡng.

Chuẩn bị:

  • Mùn cưa

  • Nước vôi có độ pH = 12 -13 (thử bằng giấy quỳ đo độ pH)

  • Dụng cụ: xẻng, cào

  • Bạt che

  • Hòa nước vôi theo tỷ lệ 0,5% (1 kg vôi/200 lít nước, pH = 7)

Mùn cưa tươi được sàng trước để loại bỏ dăm bào, gỗ vụn, đá sỏi. Sau đó, mùn cưa sẽ được ủ từ 15 – 30 ngày để hoại mục và có độ ẩm, tưới Tưới nước vôi lên mùn cưa sau đó tiếp tục ủ mùn cưa cao su trong vòng 3 – 4 ngày và dùng bạt phủ lại.

Trong thời gian ủ, cách 3 – 4 ngày bạn tưới nước vôi có pH=12-13 lên mùn cưa, đảo trộn đều rồi dùng bạt phủ lại. Giai đoạn đảo này có 2 việc cần làm: kiểm tra nhiệt độ đống ủ và kiểm tra độ ẩm của nguyên liệu

  • Kiểm tra nhiệt độ: Trước khi mở bạt che, dùng nhiệt kế cho sâu vào đống mùn cưa ủ để kiểm tra nhiệt độ 50 – 60 độ C là đạt.

  • Ủ tiếp 3 – 4 ngày sau và tiến hành kiểm tra độ ẩm đống ủ 60 – 65 độ C.

  • Kiểm tra độ ẩm: Nén nguyên liệu trong nắm tay, nước hơi ẩm ở khẽ tay thì độ ẩm khối ủ đã đạt yêu cầu. Độ pH = 7.

Kết thúc quá trình, mùn cưa đạt chuẩn phải có độ ẩm 60 – 65% và pH=7.

Phối trộn nguyên liệu:

Sau khi nguyên liệu được xử lý, phối trộn nguyên liệu đã xử lý với các chất phụ gia khác. Nguyên liệu trộn đều, làm ẩm, trộn nhiều lần với nước để nước ngấm đều trong nguyên liệu. Độ ẩm của nguyên liệu khoảng 65 – 70 độ C, nghĩa là nếu nắm nguyên liệu (sau khi làm ẩm) trong tay bóp lại thì nguyên liệu sẽ kết khối nhưng nước không nhỏ giọt.

Công thức trộn:

Công thức 1: Trộn thật đều các phụ gia (bột dinh dưỡng, đường) với mùn cưa theo hàm lượng: 100kg mùn cưa + 3kg bột dinh dưỡng + 3kg đường. Điều chỉnh độ ẩm của hỗn hợp bằng nước sao cho độ pH=7 và độ ẩm 65 – 70%. Nếu bóp chặt nguyên liệu trong tay thì nguyên liệu sẽ kết khối và không bị nhỏ giọt nước.

Công thức 2: Trộn cơ chất mùn cưa cao su với các chất phụ gia như bột ngô 8%, cám gạo 8%, bột nhẹ 1,2% lại với nhau, độ pH = 7 và độ ẩm 65 – 70%. Điều chỉnh độ ẩm của hỗn hợp bằng nước sao cho độ pH=7 và độ ẩm 65 – 70%. Nếu bóp chặt nguyên liệu trong tay thì nguyên liệu sẽ kết khối và không bị nhỏ giọt nước.

Túi phôi chuyên dụng là loại túi PE, dày khoảng 0,5mm và kích thước 19 × 37cm, dây chun, bông. Đóng hỗn hợp trên vào túi, nén chặt vừa phải và gắn nắp nút cổ. Mỗi túi phôi sau khi đóng phải cân nặng khoảng 1,3 – 1,5kg mới là phù hợp.

4. Đóng túi mùn cưa

Nguyên liệu sau khi đã được ủ trộn với các phụ gia khác theo tỷ lệ sau đó sẽ được đảo đều và kiểm tra độ ẩm lần nữa trước khi đưa vào đóng bịch.

– Dụng cụ để đóng bịch bao gồm: túi PE, cổ nút, nắp đậy, giây chun, bông.

– Bịch PE dày khoảng 0,5 mm và có kích thước 19 x 37 cm. Dùng bịch cho nguyên liệu đã tạo ẩm Cho mùn cưa vào dần, vào đến đâu dồn chặt đến đấy (chừa phía trên 5 – 7cm để luồn cổ bịch).  Nên đóng bịch đồng loạt cho hết nguyên liệu, không nên để nguyên liệu thừa qua đêm. Nguyên liệu đã được đóng vào bịch dùng nút cổ nhựa hở hai đầu bẻ túi ra lấy giây chun buộc lại để làm cổ
6 bịch, rồi nhét bông thật chặt ở miệng bịch sau đó lấy nắp đậy lại. Một túi bịch như vậy có cân nặng từ 1,3 – 1,5 kg.

Ủ đống mùn cưa và phôi bịch

Ủ đống mùn cưa và phôi bịch

3.Hấp khử trùng túi mùn cưa

Xếp các phôi vào rọ hoặc kệ hấp. Với mẻ hấp nhỏ hơn 20 túi, thời gian hấp tiệt trùng là 8 tiếng ở nhiệt độ 121 độ C. Nếu mẻ hấp dưới 100 túi thì thời gian hấp tiệt trùng là 10 tiếng và nhiệt độ cũng là 121 độ C.

Sau khi hấp, bịch chín có mùi thơm bạn lấy túi phôi ra ngoài và để nguội sản phẩm. Ở nhiệt độ phòng, thời gian nguội thường là sau 24 – 40h. Nếu bạn để nguội trong phòng có điều hòa (khoảng 18 độ) thì thời gian nguội sẽ rút ngắn nhiều, chỉ còn 3 tiếng. Bịch hấp xong để nguội trong phòng cấy giống

4.Cấy giống

Trước khi cấy, bạn cần kiểm tra kỹ giống nấm mối đen, đảm bảo không bị nhiễm khuẩn. Giống nấm mối đen phải đúng độ tuổi, không quá già hoặc không quá non, giống nấm mối đen có mùi thơm đặc trưng của nấm. Ngoài ra, môi trường cấy giống đảm bảo kín, không gió và sạch sẽ.

– Chuẩn bị: Gồm có khay inox, que cấy, đèn cồn 97 độ, bông không thấm nước.

Bắt đầu, bạn hơ lửa tiệt trùng chai meo thiệt kỹ bằng cách xoay đều miệng chai meo giống trên ngon lửa đèn cồn trong 2 – 3 phút. Sau đó, bạn tháo nắp cho miệng chai meo. Lưu ý lúc làm phải nghiêng chai meo ở góc 45 độ. Với muỗng cấy cũng phải được tiệt trùng kỹ trên lửa đèn cồn, để nguội rồi mới tiến hành thao tác lấy meo.

Mỗi túi phôi, bạn cấy 10-15 gram giống (tương đương 2 muỗng nhỏ) meo hạt ở miệng phôi, lưu ý không được cho ra ngoài mà chỉ cấy trong tủ an toàn sinh học.

Lưu ý: muỗng cấy cần được tiệt trùng lại sau mỗi túi phôi.

Lắc đều túi phôi để meo giống phân bố đều khắp bề mặt.

– Ghi lại ngày giờ cấy giống.

– Chuyển các túi giá thể sang nhà nuôi sợi, bố trí trên hệ thống giàn kệ, các túi cách nhau: 3 – 5cm.

5.Chăm sóc tơ nấm

Đầu tiên là giai đoạn ủ tối. Các túi phôi đã được cấy giống nấm mối đen phải được để ở nơi thoáng khí, tránh ẩm tối đa, càng tối càng tốt. Nhiệt độ tối ưu là 25 độ C. Thời gian để tơ ăn đáy bịch phôi là 60 – 70 ngày. Tơ nấm mối đen có màu trắng như bông. Ngoại trừ màu đen là màu của tơ già, các màu sắc khác thường là nhiễm khuẩn, cần loại bỏ.

Tiếp theo là giai đoạn ủ sáng. Sau khi tơ nấm ăn khoảng 80% túi phôi thì bạn tháo nắp cổ và để vậy cho đến khi đen xạm đầu bịch phôi. Quá trình này kéo dài khoảng 10 – 20 ngày, trong điều kiện nhiệt độ 25 – 27 độ C, ánh sáng vừa phải và không kích ẩm. Sau khi thấy bề mặt phôi đen xạm, bạn tiến hành kích ẩm ở độ ẩm 80 – 90% và chờ ra nấm. Dự tính thời gian ra nấm là 15 – 30 ngày tính từ lúc kích ẩm.

Cuối cùng là giai đoạn thu hoạch nấm. Sau 15 – 30 ngày từ lúc kích ẩm thì quả thể nấm mối đen được hình thành. 2 – 3 ngày sau thì nấm phát triển thành nấm búp và đủ tiêu chuẩn thu hoạch lứa đầu tiên. Tùy vào môi trường nhà trồng (nhiệt độ, độ ẩm), mỗi lần thu hoạch nấm cách nhau 2 – 3 ngày. Mỗi túi phôi nấm mối đen có thể thu hoạch được nhiều lần trước khi thay túi phôi mới.

6.Thu hoạch

Chuẩn bị: dao sắt, dụng cụ chứa nấm, nước vôi đặc có nồng độ 3 – 5%.

–  Lựa chọn nấm mối đen đúng độ tuổi, nấm mối đen chi đến tuổi thu hái khi

Thấy có các đặc điểm sau:

+ Viền trắng nấm không còn nữa

+ Màu cánh nấm chuyển sang màu đen

+ Phát tán bào tử màu đen

-Cố định phần cổ và dùng dao sắc  cắt sát phần chân, tránh làm gãy chân gốc nấm hoặc long gốc.

– Bôi nước vôi đặc lên vết cắt để sát trùng gốc nấm.

– Rửa sạch nấm sau khi thu hái sau đó chuyển nấm ra phơi hoặc sấy.

*Bước 4: Chăm sóc nấm đợt 2

–  Từ 2-3 ngày đầu sau khi thu hái xong, không được tưới nước trực tiếp trên vết cắt, chúng ta có thể giữ ẩm bằng cách xả nước xuống nền nhà.

– Khi quả thể nấm bắt đầu hình thành tại vết cắt chúng ta tiến hành chế độ tưới nước và chăm sóc giống đợt 1.

Số lần thu hái cho 1 đợt nuôi trồng nấm khoảng 2  –  3 lần, năng suất tập

Trung chủ yếu ở đợt 1.

phôi bịch nấm mối đen

Phôi bịch nấm mối đen sau thu hoạch

9.Một số bệnh hại nấm mối đen thường gặp và cách khắc phục

9.1. Bệnh chết sợi giống

– Biểu hiện: Sau một thời gian nuôi sợi chúng ta không thấy các túi nấm có hiện tượng bung sợi hoặc sợi mọc nhưng không bám vào cơ chất. Nếu kéo dài thời gian hạt có sợi giống sẽ bị mốc xanh hoặc nhũn nát, không còn màu trắng của sợi giống nấm ban đầu.

– Biện pháp khắc phục:

 + Kiểm tra nguồn nguyên liệu và quá trình chế biến

+ Thực hiện đúng quy trình hấp khử trùng túi giá thể

+ Thực hiện che chắn khu vực ươm sợi nếu nhiệt độ quá lạnh hoặc thông thoáng nếu nhiệt độ quá nóng.

9.2. Bệnh sợi nấm mọc yếu, nhanh chóng lão hóa

– Biểu hiện: Sợi giống nấm phát triển nhanh, hệ sợi mảnh, mờ nhạt, không mọc sâu vào cơ chất.

– Biện pháp khắc phục:

+ Kiểm tra độ ẩm nguyên liệu cẩn thận trước khi đóng túi

+ Xử lý nguyên liệu đúng quy trình kỹ thuật

+ Chọn giống tốt, đảm bảo yêu cầu chất lượng

9.3. Bệnh sợi nấm bị co

– Biểu hiện: Ban đầu sợi giống bung sợi và sinh trưởng bình thường, nhưng khi sợi mọc gần đến đáy túi thì dừng lại, không mọc tiếp và chuyển sang màu trắng thạch cao.

– Biện pháp khắc phục: Chúng ta có thể lật ngược túi nấm hoặc dùng kim chọc túi tại chỗ đọng nước để nước chảy ra ngoài.

9.4. Bệnh sinh lý do ảnh hưởng của nhiệt độ

Nhiệt độ ảnh hưởng lớn tới sự hình thành và phát triển của quả thể nấm mối đen. Trong giai đoạn nấm ra quả thể dạng san hô, nếu nhiệt độ thay đổi lạnh đột ngột thì toàn bộ quả thể sẽ ngừng phát triển, teo đầu và trở nên khô cứng. Biện pháp khắc phục: dùng bạt nilon che chắn cẩn thẩn khu vực nhà trồng khi thời tiết thay đổi đột ngột.

9.5 Bệnh sinh lý do ảnh hưởng của nồng độ CO2

Khi nhà trồng nấm sò thiếu oxy, nồng độ CO2 quá cao thì ảnh hưởng rõ rệt đến sự kéo dài của cuống nấm. Trong trường hợp này nấm sò có cuống dài, chia nhánh ốm và mãnh, không có mũ hoặc có mũ rất nhỏ.

Biện pháp khắc phục: tăng độ thông thoáng bằng cách dùng lưới che chắn hoặc dùng quạt để thông khí hằng ngày. Chúng ta không nên để quá nhiều túi nấm trong nhà trồng.

9.6  Bệnh sinh lý do ảnh hưởng của độ ẩm

Độ ẩm không khí ảnh hưởng đặc biệt đến giai đoạn phát triển của quả thể. Nấm sò hình thành quả thể tốt nhất ở độ ẩm không khí 80 – 95%. Ở độ ẩm không khí thấp (khoảng 50%) nấm sò sẽ ngừng phát triển và chết, nếu nấm ở dạng phễu lệch và dạng lá thì quả thể sẽ bị khô bìa mép và cuốn lại, chuyển thành màu vàng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp độ ẩm không khí cao chưa hẳn là tốt đối với nấm sò. Quả thể nấm sò sẽ mềm nhũn và rũ xuống ở độ ẩm lớn hơn 95%.

9.7. Nấm mốc trứng cá

– Biểu hiện:

+ Loại mốc này thường nhiễm trên các túi nấm sò trồng trên rơm, bông hạt. Sợi nấm mốc trứng cá rất mảnh, có màu trắng nhạt gần giống như sợi nấm rơm.

+ Sợi nấm mốc phát triển liên kết với sợi nấm sò tạo thành những hạt có màu trắng đục hoặc nâu nhạt như trứng cá, rất cứng.

– Cách phòng trừ:

+ Khi ủ rơm phải đảm bảo nhiệt độ đống ủ đạt 75 – 80 độ C.

+ Cách ly những túi nấm bị nhiễm bệnh ra xa khu vực nuôi trồng, dùng nước vôi 0,5- 1% tưới lên vết bệnh.

9.8. Nấm mốc cam

– Biểu hiện: Bệnh mốc cam thường gặp ở những túi nấm sò trồng trên mùn cưa, nếu nút bông bị ướt hoặc ở những túi nấm bị rách hay bị vỡ. Chúng mọc dày trên bề mặt nút bông và các chỗ bị rách túi, sinh ra các bào tử màu cam.

– Cách khắc phục:

+ Không để nút bông bị ướt sau khi hấp.

+ Không làm rách hay vỡ túi nấm.

+ Vệ sinh nhà cấy giống sạch sẽ.

+ Cách ly các túi nấm bị nhiễm bệnh ra xa khu vực nuôi trồng, quét thuốc tím lên các điểm bị nhiễm bệnh.

9.9. Nấm mốc xanh

– Biểu hiện:

+ Mốc xanh có hệ sợi mảnh, mọc sát vào cơ chất. Vết bệnh trải rộng nhanh, bào tử tạo thành dề, mịn, ban đầu có màu trắng, sau chuyển sang màu xanh lục hoặc xanh lam.

+ Chúng cạnh tranh dinh dưỡng với nấm sò, đồng thời tiết ra độc tố ức chế và tiêu diệt sợi nấm sò.

– Cách khắc phục:

+ Thực hiện hấp thanh trùng các túi giá thể đúng yêu cầu .

+ Kiểm tra độ ẩm cơ chất cẩn thẩn trước khi đóng túi.

+ Vệ sinh nhà cấy giống sạch sẽ, che chắn để tránh gió. + Kiểm tra lại điều kiện của nhà nuôi sợi nấm.

+ Cách ly các túi nấm bị nhiễm bệnh ra xa khu vực nuôi trồng.

9.10. Nấm mốc đen

– Biểu hiện:

+ Giống như mốc xanh, hệ sợi mốc đen mọc sát vào cơ chất. Bào tử ban đầu có màu trắng, sau chuyển sang màu đen hoặc màu nâu.

+ Chúng cạnh tranh dinh dưỡng và nguồn oxy với nấm sò, đồng thời tiết ra độc tố ức chế và tiêu diệt sợi nấm mối đen.

– Cách khắc phục:

+ Thực hiện hấp thanh trùng các túi giá thể đúng yêu cầu.

+ Kiểm tra độ ẩm cơ chất cẩn thẩn trước khi đóng túi.

+ Vệ sinh nhà cấy giống sạch sẽ, che chắn để tránh gió.

+ Kiểm tra lại điều kiện của nhà nuôi sợi nấm.

+ Cách ly các túi nấm bị nhiễm bệnh ra xa khu vực nuôi trồng.

9.11. Bệnh nhiễm do vi khuẩn

– Vi khuẩn nhiễm vào quả thể thường ở chân hoặc mũ nấm, chúng hút dinh dưỡng làm quả thể bị khô xác, mũ nấm bị vết thâm đen, thối nhũn hoặc gây những vết nâu ở mũ nấm.

– Cách phòng bệnh: Tuân thủ đúng quy trình khử trùng giá thể và vệ sinh sạch sẽ khu vực nuôi trồng nấm.

9.12. Bệnh nhiễm do virus

– Virus lây nhiễm vào nấm thường làm ức chế sự phát triển của quả thể, mũ nhỏ, cuống dài, thậm chí gây chết nấm.

– Bệnh virus không có thuốc đặc trị, chỉ dùng biện pháp phòng bệnh như đốt khử trùng hoặc dùng nhiệt độ cao để xử lý môi trường nuôi trồng nấm và khu vực nấm bị bệnh.

 9.13. Bệnh nhiễm các loại nấm dại

*Nấm mực – Nấm mực hay còn gọi là nấm gió. Nấm mực khi còn nhỏ có hình như đầu đũa, mũ màu xám, cuống màu trắng mọc sâu từ cơ chất ra ngoài. Sau 2 – 3 ngày, nấm xòe ô, mũ nấm chuyển sang màu đen và nhũn nát. Chúng cạnh tranh dinh dưỡng với nấm sò, đôi khi cản trở sự phát triển của quả thể nấm sò làm giảm sản lượng nấm thu hoạch.

– Cách phòng trừ:

+ Quá trình ủ rơm hoặc hấp khử trùng cơ chất phải đảm bảo nhiệt độ và thời gian yêu cầu.

+ Nếu cơ chất quá ẩm chúng ta phải phơi lại rồi bổ sung nước vôi 1- 2% hoặc vôi bột 0,3 – 0,5%.

* Nấm chân chim

– Nấm chân chim còn có tên gọi khác là nấm nấm vảy quạt.

– Nấm chân chim có hình thái giống như nấm sò, không có cuống, mũ dạng quạt hay vỏ hến, đường kính 1 – 3cm, phủ lớp lông mịn màu trắng ngà, mép mũ hơi cuộn vào trong. – Thịt nấm mầu trắng, mặt dưới là những phiến nấm, khi non có màu trắng, khi già chuyển sang màu hồng thịt, rất dai.

– Cách phòng trừ:

+ Chọn khu vực cấy giống sạch sẽ, kín gió.

+ Nếu phát hiện có nấm dại mọc xung quanh khu vực nuôi trồng nấm phải nhặt bỏ, tưới nước vôi để hạn chế bào tử.

+ Cách ly các túi nấm bị nhiễm để chống lây lan.

9.14. Bệnh do động vật hại và cách phòng trừ

 * Chuột, kiến, gián, ốc:

– Chúng thường ăn hạt thóc có giống nấm, sợi giống và nấm mối đen non.

– Thiệt hại chính do chúng gây ra là việc lây truyền mầm bệnh (nhiễm khuẩn hặc nấm mốc) cho nấm sò.

– Để phòng trừ các tác nhân gây trên chúng ta thực hiện đánh bẫy, bả chuột hoặc rắc hóa chất để xua đuổi chúng.

* Nhện nấm

– Nhện nấm sinh sản nhanh và có vòng đời ngắn (17 – 24 ngày) nên chúng là đối tượng nguy hiểm cho nấm. Nhện cắn sợi nấm, hại nụ nấm và quả thể non.

– Cách phòng trừ:

+ Chọn nơi nuôi trồng tốt, xa nơi chứa nguyên liệu.

+ Giá thể phải được khử trùng triệt để bằng hơi nước hoặc ủ có nhiệt độ lớn hơn 75°C.

+ Khử trùng phòng nuôi bằng formalin 0,5% hoặc xông hơi diêm sinh.

+ Dùng hóa chất dẫn dụ để diệt.

* Rệp (Bọ mạt)

 – Rệp có kích thước rất nhỏ như hạt bụi có màu trắng nhạt, chúng sinh sản rất nhanh theo kiểu bọc ấu trùng. Chúng cắn nát sợi nấm sò và đẻ trứng tại miệng vết cắn.

– Trứng rệp có khả năng tự hút dinh dưỡng từ sợi nấm và lớn dần như trứng ốc, trứng cá và chuyển màu từ trắng ngà sang vàng. Bọc trứng tạo ấu trùng sau 10 – 15 ngày hình thành hàng ngàn cá thể mới.

– Với kích thước rất nhỏ, lây truyền nhờ gió và kiểu sinh sản bọc ấu trùng nên rệp phát triển rất nhanh và gây tác hại lớn. Ban đầu rệp kí sinh ở nút bông hay vỏ túi nấm. Sau đó chúng tìm cách chui vào trong túi hoặc xâm nhiễm qua các vết rạch. Các túi bị nhiễm rệp có các hạt như trứng cá ở bề mặt hoặc tại các vết rạch, xung quanh sợi nấm bị hư hại có màu nâu, khô xác.

– Biện pháp phòng trừ rệp:

+ Nuôi trồng nấm xa các chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.

+ Vệ sinh bằng hóa chất khu vực ươm sợi và nhà trồng.

+ Rắc vôi bột toàn bộ nền nhà xưởng nơi sản xuất.

* Tuyến trùng

– Tuyến trùng là một loại giun chỉ rất nhỏ, dài khoảng 1mm, thường sống trong đất ẩm hoặc nước bẩn. Có 2 loại tuyến trùng: tuyến trùng ký sinh trên hệ sợi nấm và tuyến trùng gây thối nhũn quả thể nấm.

– Chúng dùng đầu chích hút thức ăn từ quả thể nấm, cắn nát làm cho quả thể nấm sò bị nhũn, vữa và có mùi hôi tanh.

– Cách phòng trừ:

+ Quá trình hấp khử trùng các túi giá thể phải đúng kỹ thuật sẽ diệt được 100% tuyến trùng.

+ Khi chăm sóc thu hái phải dùng nước sạch để tưới nấm.

+ Trời nắng nóng phải thông thoáng nhà nuôi trồng, quét nước đọng ở nền nhà và có thể rắc vôi bột hoặc tưới nước vôi rồi để khô nền 1- 2 ngày.

10.Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

Chọn 20 bịch cấy giống trồng bịch và 20 bịch cấy giống và theo dõi

10.1. Theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của nấm mối đen được trồng trên cơ chất mùn cưa cao su ở các công thức

-Theo dõi tốc độ lan tơ nấm mối đen trên cơ chất mùn cưa

– Dụng cụ: thước đo (mm), bút, sổ ghi chép

– Cách tiến hành: ta bắt đầu theo dõi sự lan tơ của nấm mối đen (mm) từ khi đưa bịch nấm vào nhà ươm bịch. Đến ngày thứ 10 ta tiến hành đo chiều dài của sợi nấm. Cứ như thế ta tiếp tục theo dõi và đo chiều dài sợi nấm vào ngày thứ 18, 26, 33, 40, 46, 51, 54, 58, 60 đến khi sợi nấm lan kín bịch.
-Theo dõi thời gian xuất hiện quả thể và quá trình thu hoạch

-Khi tơ đã lan kín bịch nấm mối đen, ta chuyển bịch ra nhà nuôi trồng.

-Rạch bịch xếp sát nhau rồi phủ đất tạo luống.

-Tiến hành theo dõi thời gian quả thể xuất hiện (ngày) ở cả hai công thức: CT1 và CT2.

-Thời gian thu hái tính từ lúc quả thể xuất hiện đến khi nấm trưởng thành. Hái nấm phải hái vào sáng sớm hoặc chiều tối, vì đây là thời gian nấm ngon và không bị già.
-Theo dõi đặc điểm hình thái sinh trưởng của nấm mối đen

– Trong thời gian nấm phát triển ta tiến hành theo dõi đặc điểm hình thái sinh trưởng của nấm qua các chỉ tiêu:

+ Chiều dài thân nấm (mm).

+ Đường kính mũ nấm (mm).

+ Đường kính gốc nấm (mm).

– Cách tiến hành: Theo dõi số nấm từng ngày kể từ khi nấm xuất hiện đến khi nấm trưởng thành. Dùng thước đo mm đo chiều dài thân, đường kính mũ và đường kính gốc của từng cây nấm. Số liệu được thu thập hàng ngày và xử lý kết quả trung bình.

– Tiến hành theo dõi 16 ngày (mỗi đợt) đối với cả 2 CT.

10.2. Đánh giá về năng suất

Đánh giá năng suất trên cả hai công thức: CT1 và CT2 với các chỉ tiêu:

– Số lượng cây trung bình/ bịch (cây): đếm số lượng cây sau 16 ngày thu hoạch của 20 bịch thí nghiệm ở mỗi công thức.

– Khối lượng nấm trung bình/bịch (kg): khối lượng nấm thu hoạch sau 16 ngày của 20 bịch thí nghiệm ở mỗi công thức.

– Tổng số cây/kg (cây): đếm số cây trên 1 kg nấm ở mỗi công thức.

10.3. Theo dõi tình hình bệnh hại của nấm mối đen

Theo dõi bệnh nào gây hại nấm ở CT1 và CT2. Tỷ lệ nhiễm bệnh được xác định bằng số bịch bị bệnh trên tổng số bịch thí nghiệm ở mỗi công thức.

Để được tư vấn mua sản phẩm tốt nhất mời quý khách liên hệ theo địa chỉ:

Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng
Địa chỉ: Số 39, Ngõ 189/61, Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Quận Ba Đình, TP Hà Nội
ĐT: (+84) 2422 118 008 – (+84)962 567 869
Website: https://vbio.vn/
Email: [email protected]