Quy trình setup siêu thị mini, các bước mở cửa hàng tạp hóa
Quy trình setup siêu thị mini; các bước mở cửa hàng tạp hóa nếu được thực hiện một cách có kế hoạch cụ thể và chi tiết; chắc chắn sẽ đảm bảo được deadline lịch khai trương. Tuy nhiên hầu hết các cửa hàng khi tiến setup do chưa có kinh nghiệm nên thường hay mắc nhiều lỗi và dễ phát sinh nhiều vấn đề.
Nội Dung Chính
QUY TRÌNH SETUP SIÊU THỊ VÀ CÁC BƯỚC MỞ CỬA HÀNG TẠP HÓA
Bước 1: Tìm kiếm mặt bằng
Đầu tiên để kinh doanh mô hình siêu thị mini; cửa hàng tạp hóa việc đầu tiên chúng ta bắt buộc phải có được một mặt bằng phù hợp để chuẩn bị cho việc kinh doanh mô hình siêu thị của mình.
Trường hợp 1: Mặt bằng sẵn có
Xin chúc mừng. Bạn đang có một lợi thế rất lớn đối với mô hình kinh doanh này. Không chỉ bạn đang chủ động được mặt bằng kinh doanh của mình; mà bên cạnh đó bạn đang có trong tay một lợi thế vô cùng lớn đó chính là quản trị rủi ro liên quan tới mặt bằng kinh doanh. Bạn không phải lo lắng về giá thuê mặt bằng; chi phí hàng tháng cho chủ nhà, bên cạnh đó là chi phí về cơ hội; thay vì bạn phải còng lưng tích lũy lãi và phải chích một phần lớn cho việc đóng tiền nhà hàng tháng thì bạn có thể dùng nó để tái đầu tư cho hàng hóa; hoặc cơ hội kinh doanh khác.
Trường hợp 2: Mặt bằng đi thuê
Không dễ gì ai cũng có sẵn mặt bằng của nhà mình để đầu tư kinh doanh siêu thị, tạp hóa. Nhưng bạn cũng không phải quá bận tâm; bởi việc đi thuê mặt bằng cũng có những mặt tích cực của nó; mấu chốt là việc bạn cần phải có kiến thức và kinh nghiệm để lên kế hoạch và vốn đầu tư kinh doanh siêu thị của mình sao cho hợp lý là được.
Thuê mặt bằng kinh doanh siêu thị có lợi thế lớn là bạn được phép lựa chọn mặt bằng kinh doanh phù hợp với ý tưởng kinh doanh của mình; tất nhiên trước đó bạn cần phải có kiến thức về kinh nghiệm lựa chọn mặt bằng kinh doanh siêu thị.
Thời gian phổ biến để có được mặt bằng mở siêu thị mini phù hợp ít nhất cũng phải mất một tới hai tháng; nên trước khi có kế hoạch thực hiện ý tưởng và setup siêu thị mini; cửa hàng tạp hóa của mình bạn cần phải tính trước dành thời gian tương ứng cho việc tìm kiếm mặt bằng.
Bước 2: Sửa sang mặt bằng kinh doanh doanh siêu thị
Bước tiếp theo trong quy trình setup siêu thị mini; các bước mở cửa hàng tạp hóa đó chính là việc phải sửa sang mặt bằng kinh doanh cửa hàng của mình phù hợp với mô hình kinh doanh; bất kể trong trường hợp mặt bằng sẵn có của nhà hay phải đi thuê.
Kinh nghiệm cho những người đi thuê mặt bằng kinh doanh siêu thị đó chính là việc lựa chọn mặt bằng kinh doanh sao cho ít phải sửa sang nhất có thể; bởi khác với những người có mặt bằng sẵn có; việc đầu tư cho sửa sang này gần như là sau này phải chuyển mặt bằng kinh doanh (khi hết hạn hoặc lý do nào đó) bạn sẽ không tận dụng lại được nhiều.
Để tối ưu cho việc thời gian sửa sang mặt bằng kinh doanh siêu thị này thì bạn nên lên kế hoạch làm nhiều hạng mục trong cùng một thời điểm; hoặc thuê trọn gói một đơn vị và ra chỉ tiêu về thời gian hoàn thành để tiết kiệm thời gian; đặc biệt đối với các bạn phải thuê mặt bằng; càng tiết kiệm được thời gian bao nhiêu thì bạn tối ưu chi phí và vốn được ngần đó.
Một số hạng mục thường phải sửa sang mặt bằng như:
- Tháo dỡ tường dư thừa, hoặc xây dựng bổ sung
- Đường điện
- Đường nước
- Sơn tường
- Làm trần thạch cao
- Làm cửa kính hoặc cửa cuốn
- ….
Bước 3: Danh sách nhà cung cấp hàng tạp hóa, siêu thị mini
Đây cũng là nhiệm vụ tuy rất phức tạp và khó khăn; tuy nhiên để chủ động và làm tốt trong việc thực hiện các bước mở cửa hàng tạp hóa; và setup siêu thị mini bài bản đúng tiến độ thì người kinh doanh cũng cần phải thực hiện sớm và chủ động.
Nhiều người lầm tưởng là chỉ cần treo cái biển lên là các bạn sale; nhà phân phối hàng hóa sẽ tới chào hàng và giới thiệu sản phẩm. Nhưng đa phần họ đã lầm và thường hay ăn quả đắng.
Những cửa hàng mở mới thường là con mồi ngon cho các nhóm lừa đảo; bán hàng giả; hàng nhái, kém chất lượng tới lừa lọc và chăn gà; phổ biên nhất là các mặt hàng bán chậm, mặt hàng có tốc độ quay vòng chậm ghé thăm; bởi các nhãn hàng này đặc thù sale rất chăm chỉ đi thị trường (không phải lừa đảo ở nhóm này; mà do hàng họ bán chậm nên họ phải chịu khó đi hơn); còn các mặt hàng thương hiệu lớn và bán tốt như: Sữa Vinamilk, Unilver, dầu ăn Cái Lân… chắc chắn kiểu gì cửa hàng của bạn cũng phải nhập của họ.
Và đặc thù các bạn sale nhóm này thường có độ “kiêu” không hề nhẹ; bởi lợi thế hàng chất lượng, thương hiệu nên cửa hàng bắt buộc phải nhập; chính vậy mà họ không cần phải đến sớm làm gì khi chưa có kế hoạch nhập hàng cụ thể.
Bước 4: Thiết kế siêu thị mini, cửa hàng
3 bước phía trên là các công việc phần nào đó thuộc khâu chuẩn bị chúng ta càng chủ động được bao nhiêu thì sẽ tối ưu quy trình setup siêu thị mini; và thực hiện các bước cửa hàng tạp hóa tốt bấy nhiêu. Tiếp theo là vào các bước thực hiện chi tiết công việc mở cửa hàng, siêu thị. Bước tiếp theo là cần phải thiết kế cửa hàng; siêu thị mini sao cho chuyên nghiệp.
Phổ biến các cửa hàng tạp hóa; siêu thị mini kinh doanh đơn lẻ tại Việt Nam thường không có hình ảnh bắt mắt; khoa học; cũng chính bởi việc tự lên ý tưởng và tự thực hiện; nên kết quả hình hài cửa hàng sau khi hoàn thiện nó cũng chỉ tương xứng với ý tưởng; kinh nghiệm của người lên và thực hiện nó. Nên phổ biến các cửa hàng sau khi lên hình rất lem nhem và xấu xí; không bắt mắt chuyên nghiệp.
Chi phí cho dịch vụ thiết kế siêu thị mini không đáng bao nhiêu so với vốn đầu tư tùy theo quy mô của cửa hàng. Bạn hãy nên tìm đơn vị nào đó thiết kế; bởi ít nhất bạn cũng có thể hình dung được cửa hàng mình trông như thế nào trước khi nó được thi công với bản 3D hoàn thiện.
Bước 5: Thi công biển bảng, nhận diện thương hiệu
Sau khi có bản thiết kế cửa hàng; siêu thị của mình thì chúng ta nên tiến hành cho thi công các hạng mục biển bảng; nhận diện thương hiệu sớm. Việc có biển bảng sớm sẽ giúp cho các nhà cung cấp nhanh chóng nhận diện được việc ở đây sắp có cửa hàng chuẩn bị setup.
Tất nhiên thời gian để thi công tại cửa hàng chỉ mất 2-3 ngày thôi; tuy nhiên chúng ta cần phải chủ động được thông tin đơn vị thi công trước đó; tức là khi chúng ta có bản thiết kế là chiến đấu thi công luôn.
Bước 6: Lắp đặt giá kệ siêu thị
Cũng xuất phát từ việc sau khi có bản thiết kế (ở trường hợp thuê dịch vụ thiết kế); còn nếu chúng ta tự setup siêu thị của mình thì chắc chắn các đơn vị cung cấp giá kệ siêu thị sẽ lên Layout cho bạn rồi. Vì có nhiều đơn vị bán giá kệ họ cũng hỗ trợ thiết kế layout bản 2D giúp cho khách hàng; tất nhiên tối ưu hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
Bước 7: Lắp đặt Camera và thiết bị an ninh
Chúng ta nên lắp đặt camera sau khi đã lắp đặt giá kệ; bởi các bên thi công camera sẽ có căn cứ điều chỉnh mắt camera theo thực tế ở cửa hàng. Trong trường hợp có bản thiết kế 2D mà chuẩn thì có thể thi công trước cũng được; nhưng mặt bằng chung thì nên thi công sau sẽ tối ưu hơn.
Bước 8: Mua phần mềm quản lý bán hàng và thiết bị
Cũng như một số hạng mục khác; trước sau gì chúng ta cũng phải mua phần mềm quản lý và thiết bị bán hàng thì chúng ta cũng nên chủ động mua sớm; mua sớm biết sớm học và thực hành sớm.
Khi mua thì các bên bán phần mềm quản lý bán hàng sẽ hướng dẫn và đào tạo cho cửa hàng các thao tác thực hành cơ bản; hình thức đào tạo có thể là Offline hoặc Online. Vì đa phần các phần mềm bán hàng ngày nay đều khá dễ sử dụng. Việc khó chính là các nghiệp vụ chuyên sâu để sao cho khai thác tính quản trị của phần mềm như: Nguyên tắc đặt tên sản phẩm; phân nhóm hàng hóa… xuất báo cáo và phân tích báo cáo hay nói cách khác là đọc và phân tích dữ liệu.
Bước 9: Nhập hàng từ nhà cung cấp
Tất nhiên trước đó chúng ta cần phải phân bổ hàng hóa và lên đơn đặt hàng; tuy nhiên phổ biến với những người chưa có kinh nghiệm và tự setup cửa hàng của mình thì thường bỏ qua công đoạn phân bổ và lên đơn hàng dự kiến; đơn giản cũng có muốn cũng không biết để tự làm.
Trong trường hợp chúng ta tự triển khai thì đành phải cứ gọi hết các nhà cung cấp đến và chúng ta dựa vào sự tìm hiểu trước đó của mình và nhờ tư vấn từ các bạn sale để nhập hàng.
Bước 10: Trưng bày hàng hóa
Sau khi hàng hóa đã được nhập về cửa hàng là chúng ta tiến hành thực hiện công việc trưng bày hàng hóa; nói công việc này đơn giản thì nó là đơn giản mà phức tạp và khó thì nó là khó. Bởi chỉ cần thoảng qua so sánh giữa các cửa hàng trưng bày chuẩn siêu thị sẽ khác biệt rất nhiều so với các cửa hàng tạp hóa truyền thống; hoặc các cửa hàng tự mình setup.
Bước 11: Nhập dữ liệu vào phần mềm quản lý bán hàng
Đây cũng là công việc mà ở đó ranh giới ở đó rất mong manh giữa việc dễ và phức tạp. Bởi để ùn ùn nhập danh sách hàng hóa vào phần mềm một cách ào ạt và sai; lỗi thì rõ ràng là rất đơn giản. Tuy nhiên không mấy người biết được rằng; để nhập dữ liệu hàng hóa vào phần mềm chúng ta cần phải thực hiện rất nhiều bước và đúng quy trình như:
- Chia giá chương trình từ nhà cung cấp
- Đặt tên sản phẩm đúng nguyên tắc: Tên sản phẩm + thương hiệu (nếu cần) + đặc thù sản phẩm + dung tích/ trọng lượng
- Phân nhóm sản phẩm
- Danh mục nhà cung cấp
- Nhập giá vốn (hay còn gọi là giá nhập)
- Giá bán cho người tiêu dùng
- Đơn vị tính
- Chính sách giá bán số lượng nhiều: Lốc, chục, thùng, nhiều thùng
Đó. Để chúng ta biết được rằng một cửa hàng có diện tích kinh doanh khoảng 100m2 thường kinh doanh từ 2000 – 3000 sản phẩm. Mà chúng ta phải thực hiện đúng và đủ số mã hàng đó quả là điều không hề đơn giản.
Bước 12: Lên kế hoạch và tổ chức khai trương
Công việc lên kế hoạch tổ chức khai trương đương nhiên chúng ta cần phải chủ động trước đó ít nhât 01 tuần; thậm trí 02 tuần; chứ không phải tới sát ngày mới lên kế hoạch.
Sau khi hoàn tất các quy trình setup siêu thị mini; các bước mở cửa hàng tạp hóa rồi thì chúng ta tiến hành tổ chức khai trương siêu thị sao cho đồng bộ và hợp lý. Chính thức đánh dấu bước son chói lọi đưa cửa hàng vào hoạt động và khai thác kinh doanh.
Liên hệ
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ISAAC
VPĐD Hà Nội: Phòng 501, tầng 5, tòa nhà 813 Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội
VPĐD HCM: Lô C27, Đường N7, KCN Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP.HCM
Mail: [email protected]
Web: http://isaacgroup.vn/
Hotline: 0332.218.218 – 0392.218.218