Quy trình công nghệ là gì? Một quy trình công nghệ gồm có mấy bước?
Chúng tôi rất vui khi bạn đọc bài viết này. Nếu thấy bài viết hay và đầy đủ thông tin, hãy tặng chúng tôi 1 like. Nếu thấy bài viết chưa ổn, cần chỉnh sửa bổ sung thêm. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để ShunDeng bổ sung kịp thời. Rất cám ơn bạn đã dành thời gian đóng góp ý kiến để Website được tốt hơn nữa.
Quy trình công nghệ là gì? Một quy trình công nghệ gồm có mấy bước?
Bước sang năm 2021 – năm khởi nguyên của thời đại 4.0 với những bước tiến vượt bậc của khoa học kỹ thuật công nghệ. Các dây chuyền sản xuất dường như được nâng cấp tân tiến, hiện đại hơn rất nhiều so với trước đây, nhằm cho ra đời những sản phẩm (dịch vụ) có chất lượng tốt nhất.
Với tốc độ phát triển không ngừng nghỉ của khoa học kỹ thuật trên toàn thế giới, các doanh nghiệp (tổ chức) có hoạt động sản xuất kinh doanh buộc phải chuyển mình để hòa nhập với xu hướng mới. Sự thay đổi rõ nét nhất đó là quy trình công nghệ đại diện cho mỗi doanh nghiệp (tổ chức) riêng biệt. Đây được xem là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong bất kỳ lĩnh vực (ngành nghề) nào có mặt trên thị trường.
Quy trình công nghệ có tốt, hiện đại và phù hợp lĩnh vực hoạt động mới mong tạo ra sản phẩm (dịch vụ) có chất lượng vượt trội, qua đó làm thỏa mãn tối đa nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của quy trình công nghệ như vậy, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ quy trình công nghệ là gì, hay một quy trình công nghệ gồm có mấy bước. Bài viết dưới đây, Shun Deng sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến quy trình công nghệ của doanh nghiệp (tổ chức) xác định, qua đó vạch rõ hướng đi cho những thay đổi và cải tiến quy trình công nghiệp trong tương lai.
Quy trình công nghệ là gì?
Quy trình công nghệ là một phần (hoặc một công đoạn) của quá trình sản xuất có tác dụng làm thay đổi trực tiếp trạng thái của sản phẩm (dịch vụ) theo phương thức bắt buộc nào đó. Trong quá trình diễn ra sự thay đổi này, bắt buộc phải sử dụng đến yếu tố kỹ thuật công nghệ để tác động vào hình thức, chất lượng của sản phẩm (dịch vụ) theo một quy tắc nhất định.
Quy trình công nghệ tiếng anh là gì?
Quy trình công nghệ dịch ra tiếng Anh là: Technological process. Process có nghĩa là quy trình (quá trình) nói chung; Còn Technological là một tính từ thuộc về yếu tố công nghệ.
Một quy trình công nghệ gồm có mấy bước?
Quy trình sản xuất ở các doanh nghiệp (tổ chức) luôn có sự khác biệt lớn, nói đúng hơn là thể hiện những đặc trưng riêng biệt của lĩnh vực (ngành nghề). Sản phẩm (dịch vụ) trên thị trường là vô cùng đa dạng, thậm chí mang trong mình sự khác biệt hóa với những thứ đã có trên thị trường.
Để làm được điều đó, doanh nghiệp buộc phải sở hữu cho mình quy trình sản xuất đặc trưng, sao cho có thể tạo ra sản phẩm (dịch vụ) có chất lượng tốt nhất, không những làm hài lòng người tiêu dùng mà còn phải phân biệt được với các sản phẩm (dịch vụ) đã có trên thị trường.
Quy trình công nghệ hiện nay nhiều vô kể, dường như mỗi lĩnh vực (ngành nghề) lại sở hữu cho mình một quy trình riêng. Chính điều này đã quy định những tính chất riêng có của sản phẩm (dịch vụ), góp phần xây dựng thương hiệu vững chắc cho doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản như sau: quy trình công nghệ sản xuất bia sẽ hoàn toàn khác biệt với quy trình công nghệ sản xuất nước ngọt hay các loại nước giải khát khác. Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi sẽ không có các bước thực hiện giống với quy trình công nghệ sản xuất giấy. Quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò sẽ không giống với quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào.
Mỗi quy trình sản xuất sẽ có các bước thực hiện khác nhau, trong đó yêu cầu phải tuân thủ chặt chẽ các công thức, quy định, quy ước hay công thức nào đó đã được lên kế hoạch từ trước. Quy trình sản xuất công nghệ là yếu tố làm nên sự thay đổi của sản phẩm (dịch vụ) theo các hướng khác nhau. Ví như: thay đổi về diện mạo, chất lượng, số lượng, năng suất lao động, khả năng đáp ứng khách hàng,…
Rất nhiều người băn khoăn không biết quy trình công nghệ gồm mấy bước. Trên thực tế sẽ không bao giờ có câu trả lời chính xác cho vấn đề này. Bởi lẽ quy trình công nghệ sản xuất của mỗi lĩnh vực (ngành nghề) là hoàn toàn khác nhau. Có quy trình chỉ có 4-5 bước thực hiện, nhưng cũng có quy trình gồm hàng chục bước phức tạp. Dưới đây là ví dụ về một số quy trình công nghệ sản xuất điển hình nhất hiện nay.
Quy trình công nghệ sản xuất bia
Bước 1: Nghiền nhỏ nguyên liệu
Nguyên liệu để sản xuất bia là ngũ cốc, lúa mạch hoặc lúa mì. Các hạt được thu hoạch sẽ được xử lý sấy khô và nghiền nhỏ để làm vỡ cấu trúc hạt.
Bước 2: Phối trộn – Tán nhuyễn
Các hạt sau khi được nghiền nhỏ sẽ trộn lẫn với nước nóng. Bước này nhằm mục đích sử dụng các enzyme tự nhiên trong mạch nha để phá vỡ tinh bột của mạch nha thành các loại đường.
Bước 3: Tách
Sau quá trình tán nhuyễn, hỗn hợp được đưa vào nồi tách, nơi mà hèm bia (các chất ngọt trong lúa mạch, lúa mì) được tách ra khỏi vỏ trấu.
Bước 4: Gia nhiệt
Sau quá trình tách, hèm bia sẽ được đưa vào nồi gia nhiệt, hỗn hợp sẽ được làm nóng trước khi thêm hoa bia.
Bước 5: Tách và làm lạnh
Sau khi gia nhiệt, hỗn hợp mới sẽ được chuyển đến bồn xoáy để tách hỗn hợp mới. Trong quá tình tách này, những phần malt hay hoa bia còn sót lại sẽ bị loại bỏ hoàn toàn để hỗn hợp sẵn sàng làm lạnh và lên men.
Bước 6: Lên men
Để bắt đầu quá trình lên men, men được thêm vào trong quá trình bơm vào tháp. Nấm men chuyển đổi đường có trong hèm bia thành bia.
Bước 7: Ủ
Sau quá trình lên men, bia sẽ cần thời gian để ủ nhằm đạt được đầy đủ hương vị và mùi thơm chuẩn.
Bước 8: Lọc và bơm CO2
Sau khi ủ, bia sẽ được lọc và bơm CO2 rồi sau đó được chuyển vào tháp bia, nơi mà chúng sẽ mất khoảng từ 3 đến 4 tuần để lưu trữ nhằm hòa tan khí CO2 vào trong bia. Sau đó, bia sẽ được đóng chai và xuất xưởng đến tay người tiêu dùng.
Quy trình công nghệ sản xuất nước rửa chén
Quy trình công nghệ sản xuất nước rửa chén bao gồm 6 bước như sau:
Bước 1
Cho LAS (hóa chất công nghiệp có công thức hóa học là C6H5SO3) vào một ít nước và trung hòa bằng dung dịch NaOH.
Bước 2
Cho SLES – một chất tạo bọt có ký hiệu là CH3(CH2)10CH2(OCH2CH2)nOSO3Na vào dung dịch trên.
Bước 3
Cho hỗn hợp các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc từ dầu dừa là CAPB vào và tiếp tục khuấy hỗn hợp.
Bước 4
Tiếp theo là các chất tạo màu, hương liệu và hợp chất HCHO vào.
Bước 5
Sau đó điều chỉnh PH về acid yếu ở mức 6 đến 6,5 bằng Acid Citric và NaOH.
Bước 6
Cuối cùng chỉnh độ nhờn bằng MgSO4 là hoàn thành.
Quy trình công nghệ chế biến tinh bột sắn
Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu đầu vào
Ưu tiên chọn những củ sắn to, vỏ nhẵn, thuôn đều và phải đảm bảo độ tươi mới
Bước 2: Làm sạch
Cạo vỏ củ sắn rồi rửa nhiều lần với nước sạch.
Bước 3: Xay nhuyễn
Củ sắn sẽ được bỏ vào máy xay chuyên nghiệp, sau đó lọc lấy phần bột và loại bỏ phần bã.
Bước 4: Lọc tinh bột
Từ nước bột lọc thô, trải qua nhiều giai đoạn lọc sẽ ra được nước bột lọc tinh.
Bước 5: Lấy bột
Dùng nước bột đã lọc tinh để lắng và chắt đi nước ở bên trên (khoảng 6 đến 8 lượt) sẽ thu được lớp bột trắng, tinh khiết.
Bước 6: Sấy khô
Bột được trải đều vào khay chuyên dụng rồi cho vào lò sấy lạnh ở nhiệt độ thích hợp. Bột sau khi sấy sẽ khô hoàn toàn.
Bước 7: Hoàn thiện
Đóng gói vào bao bì, in hạn sử dụng và chuẩn bị phân phối ra thị trường.
Ngoài ra còn rất nhiều quy trình công nghệ sản xuất khác như: quy trình công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi, quy trình công nghệ sản xuất giấy, quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò, quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào,… Nói chung lĩnh vực (ngành nghề) nào cũng quy trình công nghệ sản xuất của riêng nó. Đây là yếu tố cốt lõi để tạo nên sản phẩm (dịch vụ) có chất lượng tốt, và đáp ứng yêu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất liên quan đến quy trình công nghệ, ví dụ như: quy trình công nghệ là gì, quy trình công nghệ gồm mấy bước,… sau đó đưa ra minh chứng cụ thể của quy trình công nghệ sản xuất bia, quy trình công nghệ sản xuất nước rửa chén,…
Hy vọng, sau bài viết này mọi người sẽ có cái nhìn khách quan và chính xác hơn về quy trình công nghệ hiện nay, đồng thời tự tìm hiểu các quy trình công nghệ sản xuất phổ biến trong xã hội như: quy trình công nghệ chế biến tinh bột, quy trình công nghệ sản xuất giấy, quy trình công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi,…