Quy tắc quan trọng của văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp – Domain Name

Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là tiền đề tạo nên mối liên kết bền chặt giữa các cá nhân trong mỗi tổ chức, góp phần thúc đẩy sự thành công trong mọi lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Việc hiểu rõ về định nghĩa cùng những quy tắc quan trọng trong văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp giúp bạn thiết lập nên một môi trường làm việc thân thiện, đoàn kết, và hoàn thành mục tiêu kinh doanh như kỳ vọng.

1. Khái niệm văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp

Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là những mối quan hệ xử sự giữa các cấp trong cùng một tổ chức kinh doanh như việc giao tiếp, đối xử giữa lãnh đạo và nhân viên, quan hệ giữa nhân viên đồng cấp với nhau, hay sự qua lại giữa con người với công việc. Văn hóa ứng xử được hình thành dựa trên văn hóa doanh nghiệp và văn hóa ứng xử của cộng đồng.

Lý do phải xây dựng văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp?

Văn hóa ứng xử sẽ quyết định đến quá trình tạo dựng hình ảnh, bản sắc và thậm chí là vòng đời hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Bởi trong mỗi tổ chức, các cá nhân đều mang những nét tính cách riêng biệt, do vậy để hòa hợp và gắn kết giữa họ không phải là điều dễ dàng. Hơn nữa, hiệu suất công việc cũng chịu tác động rất lớn từ văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp.

Cho nên, xây dựng một bộ quy tắc về cách ứng xử là cần thiết để hỗ trợ các thành viên tự động điều chỉnh hành vi và cách thức giao tiếp chốn công sở sao cho đúng đắn và hợp lý. Từ đó, mọi người sẽ cảm thấy được tôn trọng và nhanh chóng tạo dựng mối quan hệ đồng nghiệp thân thiết, gắn bó hơn trong công việc. Suy rộng ra, nó còn mang đến sự hào hứng và nguồn động lực to lớn để tất cả thành viên hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

2. Một vài quy tắc ứng xử quan trọng trong doanh nghiệp

Ứng xử khéo léo với cấp trên

Khi giao tiếp với cấp trên, những người giữ chức vụ cao hơn, bạn cần giữ thái độ lịch sự, tôn trọng; luôn tỏ ra bình tĩnh, tự tin khi trình bày ý kiến cá nhân của mình, và nhớ thực hiện nó một cách trung thực, thẳng thắn. Trường hợp xảy ra bất đồng trong quan điểm, hay phát hiện lỗi sai của nhà quản lý, thay vì cố gắng tranh cãi hoặc chỉ trích thì bạn có thể dẫn chứng bằng chứng thuyết phục bảo vệ quan điểm của mình, và góp ý nhẹ nhàng, tế nhị với cấp trên.

Xây dựng quan hệ bền vững với cấp dưới

Trong vai trò là một nhà lãnh đạo, việc tạo dựng mối quan hệ bền chặt với nhân sự dưới quyền quản lý của mình là vô cùng cần thiết. Chính vì thế, hãy tìm cách xây dựng niềm tin và tình cảm đối với nhân viên, họ sẽ tận lực làm việc cho bạn để bạn có thể hoàn thành tốt mọi mục tiêu đã đề ra.

Tôn trọng những người đồng cấp

Nếu ví doanh nghiệp là nhà, thì đồng nghiệp cũng chính là những người thân của bạn. Họ cùng bạn trải qua những thăng trầm trong công việc, do vậy, bạn nên thể hiện sự tôn trọng, thái độ cởi mở, chân thành và không vụ lợi khi giao tiếp và làm việc cùng họ.

Hơn nữa, việc tương trợ đồng nghiệp khi gặp vấn đề khó khăn cũng thể hiện cho họ thấy bạn là đối tác đáng tin cậy và xứng đáng có được sự yêu mến của những người xung quanh.

Giải quyết mâu thuẫn trong hòa bình

Xung đột là điều không thể tránh khỏi trong quá trình hoạt động của một tổ chức. Có nhiều lúc bạn sẽ cảm thấy không đồng tình, hoặc khó chịu với cách hành xử của một cá nhân bất kỳ. Trong tình huống đó, bạn nên lựa chọn góp ý với họ thật lịch sự, chân thành và tuyệt đối không nên nói xấu sau lưng. Việc tạo bè phái để hướng sự chỉ trích vào cá nhân bất kỳ sẽ chẳng đem lại lợi ích gì cho bạn, trái lại nó còn mang đến nhiều hệ lụy xấu cho những mối quan hệ trong công ty của bạn.

Duy trì văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là điều cần thiết nếu doanh nghiệp muốn hoạt động ổn định và phát triển bền vững. Việc xây dựng và tạo nên một môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại là cách duy nhất để doanh nghiệp hướng tới các mục tiêu phát triển lâu dài.

>>> Tham khảo: Phần mềm quản lý doanh nghiệp tổng thể