Quy định về chuyển lỗ thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào?

Thuế TNDN là một loại thuế trực thu, tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp (tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ) trong kỳ tính thuế. Khi tính thuế TNDN tạm tính quý hay làm tờ khai quyết toán thuế TNDN năm, cần xác định lãi/lỗ của doanh nghiệp và thực hiện kết chuyển lỗ (nếu có). Để hiểu hơn về vấn đề này, trong bài viết bên dưới, ACC sẽ hướng dẫn doanh nghiệp chuyển lỗ trong trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp khi bị lỗ.

Nen mua co phieu truoc hay sau khi chia co tuc Moi 2022

Quy định về chuyển lỗ thuế TNDN

Nội Dung Chính

1. Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, được thu dựa vào kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp.

Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội; góp phần khuyến khích, thúc đẩy đầu tư theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước.

– Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp: Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:

  • Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Văn phòng Luật sư, Văn phòng công chứng tư; Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, Xí nghiệp liên doanh dầu khí, Công ty điều hành chung.
  • Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế trong tất cả các lĩnh vực.
  • Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại Việt Nam.

2. Chuyển lỗ thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

  • Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang.
  • Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

3. Quy định về chuyển lỗ thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo điều 9 chương II thông tư 78/2014/TT-BTC ( có hiệu lực ngày 02/08/2014) và Thông tư 96/2015/TT-BTC (22/06/2015) quy định:

  • Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang.
  • DN sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 05 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
  • DN tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm.
  • Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập các năm tiếp sau.

Như vậy, nguyên tắc chuyển lỗ:

  • Doanh nghiệp chỉ được chuyển lỗ khi phát sinh số lãi trong kỳ.
  • Số lỗ được chuyển tối đa bằng số lãi kỳ hiện tại.
  • Chuyển lỗ liên tục và thời gian chuyển tối đa trong vòng 5 năm.

Lưu ý:

– Đối với chuyển lỗ khi tính thuế TNDN giữa các quý trong năm:

  • Thông tư 151/2014/TT-BTC thì từ quý 04/2014 Doanh nghiệp không phải lập tờ khai thuế TNDN tạm tính quý mà chỉ cần tạm xác định thuế TNDN và tạm nộp và NSNN.

Như vậy, khi tạm tính thuế TNDN của quý này thì DN được phép chuyển lỗ của quý trước sang. Nhưng chỉ được chuyển lỗ giữa các quý trong năm. Hoặc số lỗ theo quyết toán của năm trước sang Quý I của năm sau.

– Đối với chuyển lỗ giữa các năm khi tính thuế TNDN:

  • Trường hợp chuyển lỗ một lần: Thực hiện khi số lỗ của năm trước nhỏ hơn số lãi của năm hiện tại.
  • Trường hợp chuyển lỗ dần: Thực hiện khi số lãi năm trước lớn hơn số lãi năm hiện tại và thực hiện chuyển liên tục, tối đa trong 5 năm.

4. Câu hỏi có liên quan

Câu 1: Doanh nghiệp quý I, quý II, quý III trong năm không phát sinh thuế TNDN và quý IV có phát sinh thuế TNDN, nhưng khi quyết toán năm thì không phải nộp thuế TNDN (năm nay có lãi nhưng do kết chuyển lỗ năm trước sang), vậy DN có phải nộp thuế TNDN tạm tính quý IV không?

Trả lời: Theo quy định hiện hành, trường hợp sau khi chuyển lỗ vào thu nhập các quý của năm, DN không phát sinh số thuế TNDN phải nộp thì không phải tạm nộp thuế TNDN quý.

Câu 2: Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, trong năm 2020, DN ký hợp đồng lao động với chuyên gia nước ngoài có cam kết trong hợp đồng là chi trả chi phí cách ly tại khách sạn và chi phí điều trị (nếu có) khi vào Việt Nam làm việc nhưng chi phí thuê nhà hàng tháng người lao động tự chi trả. Xin hỏi chi phí cách ly có được tính vào chi phí được trừ của DN không?

Trả lời: Về vấn đề này, Tổng cục Thuế đã có công văn số 5032/TCT-CS ngày 26-11-2020 hướng dẫn về chính sách thuế đối với chi phí cách ly phòng chống dịch bệnh COVID-19 của chuyên gia nước ngoài. Căn cứ tại Điều 4, Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22-6-2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập DN, thì: Đối với chi phí cách ly tại khách sạn và chi phí điều trị cho chuyên gia nước ngoài mà DN ký hợp đồng lao động với người lao động, trong đó có ghi khoản chi về tiền nhà do DN trả cho người lao động thì khoản chi phí trả cho cơ sở cách ly được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và thanh toán theo quy định.

Câu 3: Hưởng ứng công văn kêu gọi từ Liên đoàn lao động tỉnh Bình Dương, DN chi hỗ trợ 300 triệu đồng cho công nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương phải ở lại ăn tết Nguyên Đán do dịch bệnh COVID-19, xin hỏi khoản chi phí nêu trên có được ghi nhận là chi phí hợp lý?

Trả lời: Về việc tính khoản hỗ trợ, tài trợ của DN cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh COVID-19 vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2021/NĐ-CP, ngày 31-3-2021 quy định cụ thể vấn đề nêu trên. Đề nghị DN căn cứ thực hiện.

Câu 4:

Chi phí năm 2019 nhưng các bộ phận quên đưa chứng từ, cuối năm 2020 kế toán mới nhận được các chứng từ này, vậy các chi phí trên được tính vào chi phí hợp lệ của 2020 không?

Lương hiệu quả công việc năm 2020 dự định trả vào Tết Nguyên đán năm 2021 nhưng do khó khăn kinh tế, DN chưa trả được cho nhân viên mà trả vào tháng 4 hoặc tháng 5-2021. Vậy DN có được tính ghi nhận vào chi phí hợp lệ của năm 2021 không? Nếu không, DN được ghi nhận chi phí hợp lệ của khoản chi trả này vào kỳ thuế năm nào?

Trả lời:

1. Theo quy định của pháp luật thuế TNDN hiện hành, các khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong kỳ tính thuế phải liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và có đầy đủ hóa đơn chứng từ theo quy định. Các hóa đơn, chứng từ năm 2019 nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định để được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN của năm 2019 thì DN thực hiện kê khai điều chỉnh, bổ sung hồ sơ khai thuế TNDN năm 2019 theo đúng quy định pháp luật thuế TNDN và quản lý thuế.

2. Theo quy định của pháp luật thuế TNDN hiện hành, chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi thì không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Hằng năm, DN được trích lập quỹ dự phòng tiền lương không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện. Trường hợp, năm trước DN có trích lập quỹ dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính, DN chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì DN phải tính giảm chi phí của năm sau.

Do vậy, các khoản chi trả tiền lương sau thời điểm quyết toán thuế thì DN có thể chi từ quỹ dự phòng tiền lương theo quy định nêu trên.

Trên đây là những kiến thức về thuế thu nhập doanh nghiệp khi bị lỗ mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Mong rằng bài viết có nhiều thông tin hữu ích giúp cho doanh nghiệp hạch toán điều chỉnh thuận lợi và giúp người làm kế toán nắm vững các kiến thức về vấn đề này, đảm bảo hiệu quả trong nghiệp vụ quản lý thuế của doanh nghiệp.

Đánh giá post

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin