Quy định mới nhất về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp năm 2023

Chào Luật sư,luật sư có thể cung cấp cho tôi thêm thông tin về quy định mới về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp năm 2023 được không ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Lịch tư vấn pháp luật miễn phí

Ad 22

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Năm 2021 -2022 là năm chứng kiến nhiều sự thay đổi trong ngày giáo dục trong đó có sự thay đổi về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Việc thay đổi liên tục này đã khiến cho nhiều giáo viên của thấy hoang mang không biết quy định nào là chính xác nhất.

Để có thể tìm hiểu về quy định mới nhất về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp năm 2022. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Thông tư số 04/2022/TT-BGDĐT

Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là gì?

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp; hay còn được gọi với cái tên chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Quyết định 273/QĐ-BTP thì:

3. “Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch” đối với công chức và “bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp” đối với viên chức là hoạt động trang bị, cập nhật; nâng cao kiến thức, kỹ năng hoạt động theo chương trình quy định cho ngạch công chức; và chức danh nghề nghiệp của viên chức.

Điều kiện để được cấp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

Theo quy định tại Thông tư 01/2018/TT-BNV; thì chứng chỉ chức danh nghề nghiệp được cấp cho những học viên có đủ các điều kiện sau đây:

  • Tham gia học tập đầy đủ theo quy định của chương trình bồi dưỡng;
  • Có đủ các bài kiểm tra, viết thu hoạch, khóa luận; đề án theo quy định của chương trình bồi dưỡng; các bài kiểm tra, viết thu hoạch, khóa luận; đề án phải đạt từ 05 điểm trở lên (chấm theo thang điểm 10);
  • Chấp hành quy chế, nội quy học tập của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu và các quy định của pháp luật về bồi dưỡng cán bộ; công chức, viên chức

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp để làm gì?

– Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đối với cán bộ, công chức, viên chức gồm:

  • Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức;
  • Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý;
  • Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành.

– Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu cấp chứng chỉ các chương trình bồi dưỡng được giao thực hiện.

– Việc sử dụng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp để:

  • Là một trong những điều kiện để cán bộ, công chức; viên chức được đăng ký dự thi nâng ngạch, đăng ký dự thi thăng hạng; xét bổ nhiệm vào ngạch, hạng; và được học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch; chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề;
  • Có giá trị thay thế chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức tương ứng; chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức có giá trị thay thế chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tương ứng. Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức cùng hạng ở các chuyên ngành khác nhau; có giá trị thay thế cho nhau;
  • Là một trong những căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong năm của cán bộ; công chức, viên chức;

Quy định mới về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp năm 2022Quy định mới về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp năm 2022

Quy định mới về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp năm 2022

– Kể từ ngày 19 tháng 4 năm 2022 Thông tư số 04/2022/TT-BGDĐT chính thức có hiệu lực Thông tư này sẽ bỏ yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cho từng hạng như quy định trước đây.

Cụ thể, trước đây:

  • Giảng viên cao đẳng sư phạm hạng III yêu cầu sẽ phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm (hạng III);
  • Giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II) sẽ phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II);
  • Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I) phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I).

Quy định mới về chuyển tiếp việc sử dụng các chứng chỉ chức danh nghề nghiệp:

  • Viên chức đã được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập theo quy định của pháp luật từ trước Thông tư có hiệu lực; được xác định là đáp ứng quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập quy định tại Thông tư 04; tương ứng với chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm.
  • Viên chức đã có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập; hoặc trong các cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định của pháp luật trước ngày 30 tháng 6 năm 2022; được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm; đồng thời được sử dụng khi tham dự kỳ thi; hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm quy định tại Thông tư này.

– Kể từ ngày 20 tháng 3 năm 2021 Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT; chính thức có hiệu lực quy định sẽ không quy định giáo viên tiểu học hạng IV khi chuyển sang hạng III; phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp để giúp giáo viên không phải bồi dưỡng để có chứng chỉ.

Quy định mới về chuyển tiếp việc sử dụng các chứng chỉ bồi dưỡng dành cho giáo viên tiểu học:

  • Giáo viên tiểu học hạng IV (mã số V.07.03.09) chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019; thì giữ nguyên mã số V.07.03.09; và áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (hệ số từ 1,86 đến 4,06) cho đến khi đạt trình độ chuẩn được đào tạo; thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29); hoặc cho đến khi nghỉ hưu; nếu không thuộc đối tượng phải nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non; tiểu học; trung học cơ sở.
  • Giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.08) chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019; thì giữ nguyên mã số V.07.03.08 và áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (hệ số từ 2,10 đến 4,89) cho đến khi đạt trình độ chuẩn được đào tạo; thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29); hoặc cho đến khi nghỉ hưu; nếu không thuộc đối tượng phải nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.
  • Trường hợp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.07) do chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng II (mã số V.07.03.28) nên bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này sau khi đạt các tiêu chuẩn của hạng II (mã số V.07.03.28); thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28;) mà không phải thông qua kỳ thi; hoặc xét thăng hạng.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định mới về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp năm 2022″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; mẫu đơn xin trích lục hồ sơ đất đai; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Xử lý vi phạm trong việc in, cấp, quản lý và sử dụng chứng chỉ chức danh hành nghề như thế nào?

– Chứng chỉ bồi dưỡng bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Có sự gian lận trong việc chiêu sinh, học tập;
b) Cấp cho người không đủ điều kiện; cấp không đúng thẩm quyền;
c) Chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa;
d) Để cho người khác sử dụng.
– Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm trong việc in, cấp; quản lý và sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng, tùy theo tính chất; mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật theo quy định của Luật cán bộ, công chức; Luật viên chức. Những hành vi vi phạm các quy định về việc in, cấp, quản lý và sử dụng chứng chỉ nếu có dấu hiệu của tội phạm; thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Việc cấp chứng chỉ chức danh hành nghề như thế nào?

– Chứng chỉ chức danh hành nghề được cấp 01 lần cho học viên hoàn thành khóa học. Trường hợp chứng chỉ đã cấp cho học viên nhưng phát hiện có sai sót do lỗi của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu; thì các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo; nghiên cứu có trách nhiệm cấp lại cho học viên.
– Trường hợp chứng chỉ bị mất, hư hỏng, người được cấp chứng chỉ đề nghị; thì được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo; nghiên cứu cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học. Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học có giá trị sử dụng như chứng chỉ chức danh hành nghề. Mẫu giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học theo quy định tại Phụ lục 02 Thông tư.

Việc sử dụng chứng chỉ chức danh hành nghề như thế nào?

Việc sử dụng chứng chỉ chức danh hành nghề theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 26 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức áp dụng trong trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được điều động, luân chuyển công tác hoặc thay đổi vị trí công việc.

5/5 – (2 bình chọn)