Quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp tư nhân

Phá sản là hiện tượng kinh tế khách quan trong nền kinh tế thị trường mà hậu quả của nó là sự xung đột lợi ích của các bên tham gia quan hệ kinh doanh. Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp các quy định của pháp luật và các thủ tục phá sản của doanh nghiệp tư nhân để các bạn phần nào hiểu rõ hơn về phá sản doanh nghiệp.

Thủ tục phá sản doanh nghiệp tư nhân

Luật phá sản doanh nghiệp quy định: ” Luật này áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu được thành lập và hoạt động theo pháp luật nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi lâm vào tình trạng phá sản”.

Doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu trong nền kinh tế nước ta gồm:

•    Doanh nghiệp nhà nước

•    Doanh nghiệp của tổ chức chính trị xã hội

•    Doanh nghiệp tư nhân

•    Công ty TNHH

•    Công ty cổ phần

•    Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

•    Hợp tác xã

Thủ tục phá sản doanh nghiệp tư nhân

Thẩm quyền giải quyết:

Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhận đơn và giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp; Sau khi nhân đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Thẩm phán quyết định mở thủ tục phá sản. Căn cứ vào quy định cụ thể của Luật phá sản, Thẩm phán quyết định áp dụng một trong hai thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc thanh lí tài sản, các khoản nợ; hoặc quyết định chuyển từ áp dung thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sang áp dụng thủ tục thanh lí tài sản, các khoản nợ hoặc tuyên bố doanh nghiệp phá sản

I. Những người có quyền nộp đơn:

– Chủ nợ

– Người lao động trong trường hợp doanh nghiệp không trả được lương, các khoản nợ khác cho người lao động

– Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước

– Các cổ đông công ty cổ phần

– Thành viên hợp danh công ty hợp danh.

II. Những người có nghĩa vụ nộp đơn:

 – Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. 

BAO GỒM:

1. Người nộp đơn là chủ nợ:

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:

a. Ngày, tháng, năm làm đơn;

b. Tên, địa chỉ của người làm đơn;

c. Tên, địa chỉ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản;

d. Các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đến hạn mà không được doanh nghiệp thanh toán;

đ. Quá trình đòi nợ;

e. Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.

2. Người nộp đơn là doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản:

a. Khi nhận thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó.

b. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn;

  • Tên, địa chỉ của doanh nghiệp;

  • Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.

c. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải đ¬ược gửi cho Toà án có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Luật phá sản.

d.Phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản các giấy tờ, tài liệu sau đây:

  • báo cáo tài chính phải đựơc tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận;

    trạng mất khả năng thanh toán; nếu doanh nghiệp là công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải được kiểm toán thìphải đựơc tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận;

  • Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp đã thực hiện, nhưng vẫn không khắc phục đ¬ược tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn;

  • Bảng kê chi tiết tài sản của doanh nghiệp và địa điểm nơi có tài sản nhìn thấy đư¬ợc;

  • Danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của các chủ nợ; ngân hàng mà chủ nợ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ ch¬ưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm;

  • Danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của các thành viên, nếu doanh nghiệp mắc nợ là một công ty có các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh nghiệp;

  •  Những tài liệu khác mà Toà án yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp theo quy định của pháp luật.

III. THỜI HẠN GIẢI QUYẾT:

1. Ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản: 30 ngày kể từ ngày toà án thụ lý hồ sơ.

2. Niêm yết danh sách chủ nợ, người mắc nợ: 60 ngày kể từ ngày toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản.

3. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại danh sách chủ nợ: 15 ngày kể từ ngày niêm yết.

4. Hội nghị chủ nợ: 15 ngày kể từ ngày khoá sổ danh sách chủ nợ.

Tác giả: vntuvanluat.com