Quy Trình Bộ Phận Bếp Và Quy Trình Chế Biến Thực Phẩm
Bộ phận bếp là nơi các món ăn được chế biến, đưa tới thực khách và là bộ phận cốt lõi quyết định nhà hàng đó kinh doanh có thành công hay không. Vì vậy, bộ phận bếp đòi hỏi một quy trình làm việc chung hợp lý, chuyên nghiệp và đảm bảo. Vậy quy trình làm việc của bộ phận bếp là gì? Mời bạn đọc cùng Trường dạy nấu ăn tìm hiểu các thông tin trong bài viết bên dưới nhé!
Nội Dung Chính
Quy trình làm việc của bộ phận bếp là gì?
Quy trình làm việc của bộ phận bếp có thể được hiểu là những hướng dẫn, quy định về các bước thực hiện của một công việc cụ thể theo những tiêu chuẩn sẵn có để đạt được mục đích của bản thân công việc đó. Ngoài ra, quy trình làm việc có thể được thay đổi và tối ưu hóa theo từng giai đoạn để thích ứng với các yêu cầu, công việc mới phát sinh.
Do đó, quy trình làm việc của bộ phận bếp chính là tập hợp những nhiệm vụ, công việc và các quy định được thực hiện theo một thứ tự cố định để chế biến, cung ứng các món ăn tới thực khách. Trong quá trình đào tạo và dạy nấu ăn tai nhà trường các đầu bếp đã được học và nghi nhớ quy trình này.
Quy trình làm việc của bộ phận bếp
Vậy, quy trình làm việc của bộ phận bếp gồm những nhiệm vụ, công việc và quy định gì?
Quy trình bộ phận bếp gồm những nhiệm vụ, công việc gì?
Đối với nghề kỹ thuật chế biến món ăn quy trình làm việc bộ phận bếp được chia làm 3 phần theo tiến trình thực hiện công việc:
Trước khi vào ca
- Tất cả nhân viên đều phải có mặt trước trong bếp trước giờ quy định 10-15 phút.
- Tất cả nhân viên phải thực hiện việc mặc đồng phục đúng quy định.
- Bộ phận nhân viên bên dưới phải đảm bảo tuân theo mệnh lệnh của cấp trên (như bếp phó hay bếp trưởng…).
- Cá nhân hay nhóm nhân viên được giao nhiệm vụ chuẩn bị các vận dụng, thiết bị hay nguyên vật liệu…thì phải đảm bảo mình nắm rõ tất cả thông tin và số món, thực đơn các món ăn và khung giờ phục vụ đặt sẵn (nếu có)…
- Đặc biệt, các bếp phó, bếp trưởng có nhiệm vụ kiểm tra điều kiện làm việc của bộ phận bếp; đưa ra các chỉ thị cũng như phân công các công việc cụ thể cho mỗi nhân viên hay nhóm nhân viên vào đầu ca làm việc.
Khi đã vào ca làm việc
- Tất cả nhân viên bộ phận bếp phải đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ tuyệt đối trong suốt thời gian làm việc.
- Các nhân viên bộ phận bếp phải luôn có tác phong nhanh nhẹn, tư thế sẵn sàng phục vụ cũng như giữ thái độ niềm nở, lịch sự hay nhiệt tình, bình tĩnh và kiên nhẫn trong cả ca làm việc.
- Đảm bảo luôn thực hiện các động tác, kỹ thuật đúng tiêu chuẩn, đúng trình tự và nỗ lực tự học hỏi, tự phát triển, nâng cao tay nghề cá nhân.
- Luôn chắc chắn các dụng cụ, thiết bị chế biến đã được tẩy rửa sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Không để người lạ hay người không có phận sự đi vào bên trong khu vực bếp; Đảm bảo trật tự, mỹ quan cũng như hiệu quả trong suốt quá trình làm việc.
- Đảm bảo các loại nguyên vật liệu, thực phẩm trước khi chế biến đạt tiêu chuẩn về số lượng, chất lượng cũng như vệ sinh, an toàn. Trong trường hợp có thực phẩm kém chất lượng, không đạt yêu cầu thì ngay lập tức điền giấy tờ kê khai và báo cáo lên lãnh đạo trực tiếp.
- Luôn luôn mang các đồ bảo hộ trong suốt quá trình chế biến thực phẩm. Ví dụ như găng tay, khẩu trang, mũ đầu bếp, tạp đề…
- Các nhân viên bộ phận bếp phải nghiêm túc chấp hành quy trình chế biến đã được phổ biến từ trước.
- Đảm bảo các món ăn ra khỏi khu vực bếp đã đạt số lượng và chất lượng theo quy định.
- Tiến hành công tác bảo quản thức ăn, thực phẩm, đồ dùng và dụng cụ chế biến theo đúng quy định.
- Trong trường hợp có yêu cầu đột xuất từ phía khách hàng hay các bộ phận khác thì lập tức báo cáo với cấp trên.
Quy trình bộ phần bếp
Khi kết thúc ca, giao cao
- Các nhân viên bộ phận bếp phải tiến hành vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng toàn bộ khu vực bếp; Thu gom cũng như xử lý rác thải đúng quy định.
- Trước khi ra về, nhân viên phải đảm bảo tắt hết các thiết bị điện, khóa các chốt gas và trang bị tốt công việc phòng cháy, chữa cháy để phòng ngừa các tai nạn có thể xảy ra.
- Trước khi giao ca, nhân viên bộ phận bếp phải kiểm tra, rà soát và đối chứng tất cả hàng hóa có ghi trong biên bản ghi chép cụ thể cũng như ký tên để xác nhận hoàn thành công việc này. Trong trường hợp thừa, thiếu hàng hóa, ngay lập tức báo cáo lên cấp trên.
Trong quy trình làm việc của bộ phận bếp có rất nhiệm vụ, công việc cụ thể. Vì vậy, xin mời bạn đọc tìm hiểu mẫu nội quy nhà bếp để dễ dàng khái quát và hình dung quy trình bộ phận bếp nhé!
Mẫu nội quy bộ phận bếp
- Tất cả các nhân biên thuộc bộ phận bếp phải tuyệt đối tuân thủ tất cả các quy định đã được phổ biến từ trước. Nghiêm túc chấp hành các quy định về đồng phục.
- Các nhân viên phải trung thực, thật thà, luôn luôn hết lòng vì công việc và nâng cao tinh thần tự giác cũng như đảm bảo không tự ý rời bỏ vị trí trong thời gian làm việc.
- Tuyệt đối chấp hành tất cả các quy định về vệ sinh cá nhân và vệ sinh trong công việc cũng như vệ sinh chung trong khu vực bếp: giữ gìn vệ sinh, đảm bảo gọn gàng tại khu vực làm việc; lau dọn các vật dụng ngay khi làm xong; luôn luôn giữ gìn tay sạch sẽ; đảm bảo các vật dụng được sử dụng để chế biến đều đã được lau rửa sạch sẽ; không bao giờ sử dụng các nguyên vật liệu, thực phẩm bẩn, ôi thiu, kém chất lượng để chế biến thức ăn; không sử dụng các loại hương liệu nặng mùi như dầu gió, dầu xanh… trong khu vực bếp.
- Đảm bảo thực hiện các kỹ năng nghề nghiệp một cách chuyên nghiệp từ khâu chuẩn bị nguyên vật liệu tới khâu chế biến thức ăn hay khâu hoàn thiện, trang trí thức ăn. Không bao giờ tự ý thay đổi quy trình hay công thức chế biến khi chưa có sự đồng ý của bếp trưởng. Luôn luôn thực hiện tiết kiệm, sử dụng hiệu quả khi tiến hành thực hiện công việc. Áp dụng quy tắc hàng nhập trước- sử dụng trước.
Cùng bếp trưởng đảm bảo quy trình, công thức nấu ăn
- Thường xuyên tiến hành kiểm tra, rà soát hệ thống gas, điện, nước, Trong trường hợp có hư hỏng, ngay lập tức báo cáo cho cấp trên.
- Không được phép lạm dụng chức vụ để tự ý sử dụng các loại nguyên vật liệu, thực phẩm trong khu vực chế biến dưới bất kỳ hình thức.
- Chủ động, tích cực đóng góp các ý kiến có tính chất xây dựng để làm cho công việc hiệu quả hơn.
- Tự nâng cao tinh thần trách nghiệm đối với mọi tài sản trong khu vực bếp. Vận dụng các máy móc, thiết bị một cách chuẩn mức; có ý thức bảo quản các vật dụng, tài sản chung được dùng để tiến hành công việc. Trong trường hợp phát hiện ra hư hỏng thì ngay lập tức ghi chép và báo cáo cho cấp trên.
- Có trách nhiệm lên kế hoạch gọi hàng cho nhân viên làm việc tại ca kế tiếp theo sự phân công, chỉ đạo của trưởng bộ phận. Tiến hành nhận hàng theo các đơn đặt hàng, kiểm tra số lượng và chất lượng hàng hóa,…trước khi ký xác nhận.
- Phối hợp và hỗ trợ cấp trên, trưởng bộ phận thực hiện các công việc kiểm kê định kỳ (hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng) nếu được phân công.
- Nắm tốt các quy định trong công tác phòng cháy chữa cháy, luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác để kịp thời phát hiện các nguy cơ cháy. Đồng thời, học nghề bếp, thực hành nghiêm túc các cách xử lý khi có các tai nạn cháy nổ xảy ra.
Tóm lại quy trình này là những điều sinh viên nấu ăn cần biết, quy trình làm việc bộ phận bếp thực sự là kiến thức quan trọng và cần thiết cho các bạn trẻ đang có mong muốn theo đuổi ngành Bếp. Hy vọng với bài viết này, Trường trung cấp nghề nấu ăn có thể giúp bạn đọc hiểu thêm các nhiệm vụ, trách nhiệm cũng như nội quy làm việc cho nhân viên bộ phận bếp.