Quy Trình Bán Hàng Của Doanh Nghiệp 5 Bước Hiệu Quả 2023

Khi doanh nghiệp có được một quy trình bán hàng chuẩn, vận hành trơn tru thì sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí, ghi điểm trong mắt khách hàng. Tuy nhiên, việc xây dựng quy trình bán hàng của doanh nghiệp như thế nào là tốt nhất vẫn còn là điều khó khăn. Hãy cùng tham khảo 5 bước dưới đây để giúp công ty tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Quy trình bán hàng của doanh nghiệp là gì?

Quy trình là trình tự, các thức hoạt động đã được quy định và mang tính bắt buộc, đáp ứng những mục tiêu cụ thể của hoạt động quản lý. Bán hàng là quá trình liên hệ với khách hàng tiềm năng để tìm hiểu nhu cầu khách hàng, trình bày sản phẩm và đàm phán mua bán.

Quy trình bán hàng của doanh nghiệp là rất cần thiết và quan trọng

Vậy quy trình bán hàng của doanh nghiệp là các bước thực hiện bán hàng được doanh nghiệp quy định, mang tính bắt buộc nhằm đáp ứng mục tiêu kinh doanh, mục tiêu trong bán hàng.

5 bước xây dựng quy trình bán hàng của doanh nghiệp

Xây dựng quy trình bán hàng bản chất là xây dựng các bước thực hiện bán hàng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Các bước thực hiện sẽ quyết định được câu chuyện công ty có bán hàng được hàng không và có tạo được sức cạnh tranh không. Vậy nên việc tuân thủ bán hàng rất quan trọng, tạo ra sự chuyên nghiệp cho doanh nghiệp của bạn.

Hãy cùng theo dõi 5 bước trong quy trình bán hàng của doanh nghiệp sau đây:

Liên kế hoạch cụ thể

Để bán được hàng, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị và lên kế hoạch cụ thể, kỹ lưỡng. Doanh nghiệp càng cẩn thận ở giai đoạn đầu thì các công đoạn sau này sẽ càng tránh được những rủi ro, sai sót không đáng có.

Khi lên kế hoạch và xác định mục tiêu của doanh nghiệp, cần chú ý những điểm sau đây:

  • Chú trọng đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ bởi doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại nếu sản phẩm thực sự chất lượng. Ngoài ra, bạn cũng hãy quan tâm đến hình thức, bao bì để ghi điểm trong mắt khách hàng.

  • Xác định khách hàng tiềm năng thông qua việc hiểu rõ tính năng, ưu điểm của sản phẩm, xác định đối tượng hướng đến.

  • Chú trọng đến việc lên giá bán, chính sách khuyến mãi và hình ảnh, quảng cáo, tiếp thị….

Xem thêm

  • Kỹ Năng Xử Lý Từ Chối Ai Cũng Cần Biết Để Bán Được Hàng

Bạn cần lên một kế hoạch cụ thể và chi tiết để thực hiện

Tiếp cận khách hàng

Sau khi đã chuẩn bị về sản phẩm, có ngân sách, lên được kế hoạch cụ thể cho việc bán hàng, bạn hãy bắt tay vào việc tiếp cận các khách hàng. Khi ra mắt một sản phẩm, đừng vội vàng tìm kiếm khách hàng mới, hãy tiếp cận những khách hàng thân quen của doanh nghiệp.

Khách hàng trung thành sẽ mang đến lượng khách hàng tiềm năng trong tương lại bởi mỗi khách hài lòng sẽ giới thiệu sản phẩm cho những người thân thiết. Do vậy bạn có thể có thêm nhiều khách hàng tiềm năng từ những khách hàng cũ.

Tuy nhiên, cũng phải khẳng định rằng khách hàng lần đầu, mới mua hàng cũng rất quan trọng trong bán hàng. Vậy nên doanh nghiệp cũng cần đưa ra những chính sách khuyến mại cho các đối tượng này để thu về nhiều tệp khách hàng hơn.

Giới thiệu sản phẩm và thuyết phục mua hàng

Giới thiệu sản phẩm là việc bạn cho khách hàng biết đến những sản phẩm, dịch vụ của mình. Vậy nên buổi giới thiệu không nên là một buổi thuyết trình từ phía doanh nghiệp. Bạn hãy lắng nghe vấn đề của khách hàng nhiều hơn là việc trình bày về sản phẩm của mình.

Nhân viên bán hàng – những người am hiểu nhất về sản phẩm cần lắng nghe và giải quyết vấn đề của khách hàng, đừng nói vòng vo quá nhiều. Việc thuyết phục mua hàng chưa bao giờ là dễ bởi trước khi biết đến doanh nghiệp của bạn, họ cũng đã tìm hiểu và nắm rõ giá cả, tính năng sản phẩm.

Vậy nên bạn không nên “múa rìu qua mắt thợ”, hãy đi sâu vào việc giải quyết khó khăn thay vì nói lòng vòng. Ngoài ra, bạn cũng không nên “thần thánh hóa” sản phẩm, chỉ nói những gì sản phẩm đáp ứng được.

Tư vấn và chốt đơn

Theo tâm lý thông thường, khi khách hàng đã đưa ra những ý kiến về sản phẩm tức là họ đã có ý định mua hàng. Nếu một khách hàng muốn giảm giá sản phẩm, hãy tìm cách cho khách hàng thấy lợi ích của sản phẩm nhiều hơn số tiền mà khách hàng bỏ ra.

Đừng bỏ qua

  • Gợi Ý Kịch Bản Bán Hàng Giúp Tỷ Lệ Chốt Đơn Lên 99%

Quy trình bán hàng của doanh nghiệp

Sau đó, hãy hỏi khách hàng về những vấn đề còn khúc mắc và chủ động giải quyết. Đây là điều tưởng chừng như không quan trọng nhưng lại là điểm cộng trong lòng khách hàng bởi bạn tạo cảm giác họ được quan tâm. 

Khi đi đến bước này thì bạn hãy khéo léo gợi ý khách hàng mua hàng, sử dụng dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp. Hãy nhớ là đừng vồ vập mà cần tư vấn nhẹ nhàng.

Chăm sóc khách hàng sau bán

Sau khi đã tư vấn và chốt đơn thì bạn hãy chăm sóc khách hàng sau bán. Nhiều doanh nghiệp thường bỏ qua bước này nhưng chỉ khi khách hàng sử dụng sản phẩm thì họ mới đưa ra được những trải nghiệm chính xác nhất về chất lượng. 

Ngoài ra, việc quan tâm, chia sẻ với khách hàng, giải đáp các vấn đề sau bán sẽ tạo cảm giác họ được quan tâm. Những ý kiến của khách hàng cũng chính là cơ sở để doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm, dịch vụ chất lượng hơn.

Có thể nói, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và bền vững sẽ tạo ra niềm tin bền vững và lâu dài từ phía khách hàng.

Trên đây là 5 bước cơ bản giúp xây dựng một quy trình bán hàng của doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp. Tùy vào tình hình kinh doanh, loại hình kinh doanh của công ty mà bạn có thể tạo ra hệ thống bán hàng phù hợp nhất, giúp việc kinh doanh chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.