Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia được lập ra nhằm mục tiêu gì? Có địa vị pháp lý, chức năng như thế nào?


Cho hỏi Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia được lập ra nhằm mục tiêu gì? Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia hỗ trợ các cá nhân, tổ chức thông qua các hình thức nào? – Câu hỏi của anh Chiến tại Hà Nội.

Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia được lập ra nhằm mục tiêu gì? Có địa vị pháp lý, chức năng như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 38 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia thành lập nhằm thực hiện mục đích sau đây:

– Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ được khuyến khích chuyển giao quy định tại Điều 9 của Luật này;

– Thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp ở vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;

– Hỗ trợ ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, giải mã công nghệ;

– Hỗ trợ đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ việc chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ.

Về địa vị pháp lý, chức năng, căn cứ Điều 1 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 04/2021/QĐ-TTg quy định:

– Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện chức năng cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh để vay vốn và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao, đổi mới và hoàn thiện công nghệ.

– Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia được lập ra nhằm mục tiêu gì? Có địa vị pháp lý, chức năng như thế nào?

Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia được lập ra nhằm mục tiêu gì? Có địa vị pháp lý, chức năng như thế nào? (Hình từ Internet)

Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia hỗ trợ các cá nhân, tổ chức thông qua các hình thức nào?

Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 38 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 để thực hiện những mục tiêu này, quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia hỗ trợ các cá nhân, tổ chức thông qua các hình thức như:

– Cho vay ưu đãi;

– Hỗ trợ lãi suất vay;

– Bảo lãnh để vay vốn;

– Hỗ trợ vốn.

Cụ thể về các hình thức cho vay này:

– Trong đó, hình thức cho vay ưu đãi bao gồm cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp, cụ thể:

+ Cho vay trực tiếp là việc Quỹ trực tiếp cho doanh nghiệp vay vốn để thực hiện các dự án chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ, căn cứ khoản 2 Điều 4 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 04/2021/QĐ-TTg.

+ Cho vay gián tiếp là việc Quỹ giao vốn cho ngân hàng thương mại được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để cho doanh nghiệp vay vốn thực hiện các dự án chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ, căn cứ khoản 3 Điều 4 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 04/2021/QĐ-TTg.

– Hỗ trợ lãi suất vay là việc Quỹ hỗ trợ không hoàn lại một phần lãi suất cho doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đã vay vốn từ các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam thực hiện các dự án nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ, căn cứ khoản 4 Điều 4 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 04/2021/QĐ-TTg.

– Hỗ trợ vốn là việc Quỹ tài trợ không hoàn lại một phần hoặc toàn phần cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ, dự án nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao, đổi mới và hoàn thiện công nghệ, căn cứ khoản 5 Điều 4 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 04/2021/QĐ-TTg.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?

Căn cứ Điều 5 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 04/2021/QĐ-TTg, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia được quy định có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

– Tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, các nguồn tài trợ hợp pháp, các khoản đóng góp tự nguyện của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

– Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch hoạt động hàng năm, kế hoạch trung hạn của Quỹ; ban hành các quy định cụ thể phục vụ cho hoạt động của Quỹ.

– Tổ chức xét chọn nhiệm vụ, dự án để Quỹ hỗ trợ tài chính. Xây dựng quy định về hỗ trợ tài chính và quyết định mức hỗ trợ tài chính một cách minh bạch; thẩm định tài chính; kiểm tra, quản lý quá trình thực hiện nhiệm vụ, dự án và tổ chức đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, dự án được Quỹ hỗ trợ tài chính.

– Đình chỉ việc hỗ trợ tài chính hoặc thu hồi kinh phí đã hỗ trợ khi phát hiện doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ, dự án vi phạm các quy định về sử dụng vốn của Quỹ; giải quyết các khiếu nại; khởi kiện đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vi phạm hợp đồng và cam kết với Quỹ theo quy định của pháp luật.

– Quản lý, sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước giao và các nguồn lực khác theo Điều lệ này và quy định của pháp luật.

– Công tác tổ chức của Quỹ thực hiện theo các quy định của Điều lệ này. Quỹ được lựa chọn áp dụng cơ chế tài chính, tiền lương, quản lý tài sản công như Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định của pháp luật.

– Hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế về các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Quỹ theo quy định của pháp luật.

– Được sử dụng vốn nhàn rỗi của Quỹ để gửi tại các ngân hàng thương mại.

– Hỗ trợ vốn đối với các nhiệm vụ do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân…