Quy Định Mới Nhất Của Luật Pháp Về Đối Tượng Được Phép Thành Lập Doanh Nghiệp

Hằng năm con số cá nhân, tổ chức đăng ký thành lập doanh nghiệp rất nhiều. Nhưng không phải đối tượng nào cũng được tự do tạo lập doanh nghiệp cho chính mình. Nhà nước thắt chặt và quy định rất chặt chẽ về vấn đề này. Thành lập doanh nghiệp cho riêng mình cần phải chuẩn bị những gì? Liệu có những hạn chế gì về chủ sở hữu doanh nghiêp? Đăng kí ở đâu, hồ sơ ra sao cho những người mới bắt đầu muốn tạo công ty cho riêng mình? Dưới đây là bài tư vấn của chúng tôi, ngoại trừ các trường hợp bị cấm thì các trường hợp còn lại đều được phép thành lập doanh nghiệp. Các bạn theo dõi để biết thêm thông tin cho doanh nghiệp mình.

Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam

 

– Căn cứ và Khoản 2, Điều 18 Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 thì những đối tượng sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
– Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.”

Các trường hợp hạn chế quyền thành lập doanh nghiệp

 

– Quyền thành lập doanh nghiệp của cá nhân, tổ chức còn bị hạn chế theo quy định tại khoản 3 Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: “Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh”.
– Và khoản 1 Điều 175 Luật Doanh nghiệp 2014: “Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.”
– Căn cứ vào các quy định của pháp luật dẫn chiếu ở trên, nếu Anh/chị cũng như các cá nhân, tổ chức khác không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp tại khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp, không thuộc trường hợp bị hạn chế quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân tại khoản 3 Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014, Anh/chị cũng như các tổ chức, cá nhân khác đều có quyền thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn để thành lập doanh nghiệp.

Hồ sơ cần chuẩn bị khi thành lập doanh nghiệp

 

– Sau khi đối chiếu các trường hợp trên, nếu Anh/chị không thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp hay hạn chế quyền thành lập. Anh/chị chuẩn bị những giấy tờ sau để chúng tôi tư vấn và thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất tại Việt Nam cho anh chị:

  • Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tưnước ngoài là cá nhân.

  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác củangười đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

  • Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháphóa lãnh sự.

  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
     

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về quy định mới nhất của pháp luật đối với đối tượng được phép thành lập doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết này các quý bạn sẽ nắm và biết cách vận dụng chính xác về đối tượng được thành lập doanh nghiệp cho công ty của mình. Chúng tôi sẽ tiếp tục và thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất liên quan đến doanh nghiệp để quý bạn tiện theo dõi. Chúc các bạn sức khỏe và thành công!